- Biển số
- OF-347795
- Ngày cấp bằng
- 23/12/14
- Số km
- 234
- Động cơ
- 271,208 Mã lực
Trồng cây gì, mua con nào? - Bước đầu tiên là đây chứ đâu, đúng không các cụ? Theo tôi bước đầu không phải là mua mã này, công ty kia. Vì nếu cứ chăm chăm mua mua bán bán thì theo tôi giống như đánh võ chỉ có quyền mà không có nội công, dần dần thành múa may, dần dần loạn chưởng. Bài viết này là suy nghĩ, ý kiến riêng của bản thân tôi thôi nhé.
Đầu tư chứng khoán cũng như mọi việc khác, đầu tiên phải xác định mục tiêu rõ ràng. Cũng giống như một công ty bao giờ cũng phải xác định mục tiêu doanh thu, lợi nhuận. Việc đặt ra lợi nhuận giúp chúng ta có thể điều chỉnh kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn tránh việc mua bán loạn xạ.
Mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng thể, từng phần, và các mục tiêu nhỏ.
- Ví dụ: mục tiêu tổng thể là thứ bạn mong muốn có được từ chứng khoán, chẳng hạn như muốn 5 năm nữa có cái nhà tầm 3tỷ. Vậy mục tiêu tổng thể là khoản lãi 3tỷ đạt được trong 5 năm. Mục tiêu từng phần là mỗi năm đạt được khoản lãi khoảng 600triệu. Còn nếu không có kế hoạch thì bạn sẽ mua bán liên tục, lãi lỗ đan xen chả biết đến bao giờ, dần dần dễ thành cờ bạc.
Sau khi xác định mục tiêu xong thì đến đoạn cân nhắc điều chỉnh mục tiêu cho thích hợp. Ví dụ giờ có 1tỷ mà muốn cuối năm mua được xe 40tỷ thì hơi quá sức, nhưng mục tiêu cuối năm mua được xe 300triệu thì hợp lý.
---------
Sau bước 1 xác định mục tiêu tổng thể là đến bước định hình rõ hơn về chứng khoán. Cái đoạn này tôi thấy nhiều người không hiểu nên hay quy chụp chứng khoán với cờ bạc, phát hành cổ phiếu với bán giấy lấy tiền (ngoại trừ một vài trường hợp đúng là như thế - nhưng đừng quy chụp)
Phụ lục:
Lãi kép:
Ví dụ có khoản đầu tư 300 triệu, theo giả thuyết lãi 10% mỗi tháng (30 triệu) và rút số tiền lãi ra, tiếp tục với số vốn ban đầu. Sau 12 tháng số tiền có : 300+30x12 = 300+360=660 (triệu)
Cũng ví dụ trên, theo giả thuyết lãi 10% mỗi tháng nhưng không rút số lãi ra mà gộp vào gốc đầu tư tiếp, sau 12 tháng số tiền có:
Tháng 1: 300+300x10% = 300+300x0.1 (đổi 10% = 0.1) = 300x(1+0.1) = 300x1.1
Tháng 2: 300x1.1x1.1
...
Tháng 12: 300 x 1.1^12 = 940 triệu
Qua ví dụ trên chắc các cụ đã hình dung ra nếu cùng 1 số lợi nhuận/thời kỳ thì lãi kép sẽ đem lại lợi nhuận tổng thể nhiều hơn như nào. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là lãi kép ưu việt hơn hoàn toàn.
Sau bước 1 xác định mục tiêu tổng thể là đến bước định hình rõ hơn về chứng khoán.
(Tạm thời chỉ nhắc đến cổ phiếu). Bài viết này là ý kiến cá nhân của tôi.
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, mua cổ phiếu của một công ty nào đó tức là góp một phần vốn vào công ty đó, nếu công ty làm ăn tốt, công ty phát triển thì mình được hưởng lợi theo. Và trường phái đầu tiên (theo ý kiến cá nhân) là trường phái đầu tư. (Hiểu một cách đơn giản là thu lợi nhờ sự phát triển của cổ phiếu)
Nhiều người tôi thấy cứ cầm một cổ phiếu lâu dài thì tự gọi đấy là đang "đầu tư dài hạn". Thật ra về mặt hình thức khá là giống nhau, cùng là nắm giữ một cổ phiếu thời gian dài. Nhưng giống như người ta vẫn hay nói: "tiền là giấy (đầu tư là dài hạn) nhưng không có nghĩa giấy cũng là tiền (cứ giữ lâu thì gọi là đầu tư dài hạn).
Tuy nhiên, khi cổ phiếu được giao dịch thì lại xuất hiện các biến động giá, và vì thế có thêm trường phái nữa, mọi người gọi là đầu cơ. Đầu cơ là việc thu lợi giữa chênh lệch giá mua - bán cổ phiếu (hiểu đơn giản là thu lợi từ biến động giá).
Và lại bắt đầu câu chuyện cứ mua mua bán bán rồi tự nghĩ mình đang đầu cơ
Nếu theo đầu tư hoặc đầu cơ, tôi xin được gọi đấy là nhà đầu tư chứng khoán, để phân biệt với trường phái thứ ba (theo ý kiến riêng) - trường phái chơi chứng khoán, hay gọi là đánh bạc chứng khoán cho dễ hiểu.
Trường phái này có lẽ khác biệt cơ bản với 2 trường phái trên ở việc có đầu tư tư duy, thời gian nghiên cứu và một điều giá trị hay không. Đơn giản theo trường phái này có vài cách:
- Mua rồi cầu mong hoặc tin tưởng nó lên, mua xong mãi không thấy lên thì trách sao con này nặng mông thế, chờ mãi không chạy, và chuyển qua đoạn bán.
- Xin phím hàng nào, anh em nào có hàng ngon phím với
- Đánh một trận sống mái với nhà cái thôi
v.v... nhiều quá kể sợ không hết.
Vậy là cơ bản có ba trường phái, chọn trường phái nào là do rất nhiều yếu tố cá nhân của nhà đầu tư tạo nên, và tôi xin khẳng định cả 3 trường phái trên đều có người lãi, người lỗ. Vấn đề nằm ở nội tại môĩ cá nhân.
Phụ lục 2:
"Chơi chứng khoán Việt Nam như đánh bạc" - Theo tôi câu này không sai
Chả rõ cụm từ "chơi chứng khoán" từ đâu mà xuất hiện, thậm chí nó còn phổ biến hơn cả cụm từ "đầu tư chứng khoán". Cần phải nói rõ rằng, đầu tư ở đây không phải ám chỉ "đầu tư dài hạn", mà theo tôi nó chỉ việc bỏ tư duy, bỏ trí óc, thời gian, công sức, tiền bạc vào thị trường chứng khoán để đạt được lợi nhuận.
Tôi nghe mọi người nói nhiều về "chơi chứng khoán", nhưng cá nhân tôi không thích dùng từ chơi. Khi dùng từ chơi, dần dần một là sẽ trở thành đánh bạc (chơi mà lại), hai là sẽ hời hợt (chơi thôi mà, cần gì phải để tâm nhiều quá). Tuy chỉ là một từ đơn giản, nhưng mà nói nhiều rồi nó tự ám ảnh tư duy.
Khi đã là "chơi" rồi, thì việc thấy thị trường như cái sòng bạc cũng chả có gì là lạ. Mọi sự việc đều đổ tội cho "nhà cái", cho "tay to", cho cái gì gì đấy mà chưa bao giờ thật sự thấy. Nhưng mà thôi, thà thế còn có cái để đổ lỗi, chứ chả lẽ lỗi lại là do mình sai, mình làm sao mà sai được, chỉ có thị trường mới sai.
Vậy chốt lại, nếu nói chứng khoán Việt Nam như đánh bạc thì tôi còn có thể phản bác, chứ thêm chữ chơi vào thì ...
---------
Trường phái đầu cơ
Nhắc đến đầu cơ, thường là nhắc kèm với phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật hiểu đơn giản là các "thuật toán", các biểu đồ do các bậc tiền bối đã thành danh "để lại", bây giờ các nhà đầu tư sử dụng để mua bán dựa trên các tín hiệu. Nhưng vấn đề nảy sinh là các bậc tiền bối thì kiếm nhiều tiền nhờ những phân tích kỹ thuật này, nhưng đến lượt các nhà đầu tư khác sử dụng thì đa phần lại bị thua lỗ. Vậy hóa ra phân tích kỹ thuật sai toét, thế sao mấy ông ngày xưa lại kiếm được tiền từ nó?
Thật ra để trả lời cho vấn đề này thì tôi cũng chỉ đưa ra ý kiến của bản thân như sau:
- Các phương pháp này không sai hoàn toàn, nhưng thời gian đã trôi qua khá lâu, mọi thứ cũng không còn giống hệt nên các phương pháp cũng có những độ sai lệch tăng lên. Và có thể dễ thấy là có những lúc phân tích kỹ thuật đúng, có những lúc lại sai.
- Lòng tham của nhà đầu tư, sự vội vàng và vài yếu tố con người khác tác động, các nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật đôi lúc làm "một trận sống mái với nhà cái" full margin, và câu truyện thua lỗ bắt đầu. Thật ra full margin không có tội, vấn đề nằm ở người sử dụng.
- Các thứ chúng ta biết bây giờ cũng không hoàn toàn là bản gốc, có những thứ chỉ được tổng hợp lại qua tìm hiểu các giao dịch thời xưa, qua lời kể, qua các ghi chép không hoàn chỉnh, nói chung là không phải hàng "chuẩn". Thành thử ra có sai lệch cũng không lấy làm lạ.
- Các nhà đầu tư phối hợp nhiều phương pháp quá, thành ra có những lúc cái thì cho tín hiệu mua, cái thì lại cho tín hiệu bán. Nên nhớ là các phương pháp do những người khác nhau nghĩ ra, đường hướng suy nghĩ của chúng khác nhau nên trộn lại không khéo lại thành hỏng (mà mỗi nhà đầu tư lại trộn một kiểu, thành ra có người đúng, có người sai).
- Và vấn đề ảnh hưởng khá quan trọng là chúng ta đang đầu tư ở ttck Việt Nam, nơi đây rất khác với chỗ mà các phương pháp kia áp dụng, chúng ta khác ở T+3, khác ở biên độ cho phép, khác ở thiếu sót nhiều kiểu giao dịch, và nói chung là khác. Có thể khi áp dụng phân tích kỹ thuật, mua ở t-0 đến t-1 là có lãi, nhưng đến t-3 thì lại lỗ nặng, vậy công bằng mà nói thì phân tích kỹ thuật đã có lúc đúng ở trường hợp này, nhưng lúc đó chúng ta không thể bán chốt lời được.
- Một vài điểm nữa, những điểm quan trọng hơn tôi dành cho bài viết khác.
Qua những lời trên, tôi có thể khẳng định phân tích kỹ thuật không hoàn toàn sai, nhưng để sử dụng hợp lý đem lại lợi nhuận thì là một câu truyện khác, và sẽ nói trong những bài tiếp theo.
Phụ lục 3:
Đánh một trận sống mái với nhà cái, nhưng ... chứng khoán là một câu truyện dài.
Tôi thấy rất nhiều người hay nói liều một trận sống chết với nhà cái, một là cuộc đời nở hoa, không thì cuộc sống bế tắc. Tôi thấy đây là biểu hiện rất rõ nét của tính ăn xổi, cờ bạc.
Khi đặt mình vào tình huống này, một là sẽ nhân 9 nhân 10 tài khoản, hoặc bét ra cũng đem về một khỏan lợi nhuận lớn, và tình huống thứ 2 là cháy tài khoản. Cứ cho là lần đầu thắng, lần hai thắng, nhưng lòng tham không dừng lại sẽ có lúc cháy tài khoản, mà cháy rồi thì còn làm ăn được gì nữa. "Còn tiền là còn cơ hội"- câu này mọi người vẫn nói với nhau thường xuyên, nhưng mà ... vẫn nhiều người liều sống chết.
Chứng khoán là một câu truyện dài, không phải ở một hai lần liều sống chết.
Đầu tư chứng khoán cũng như mọi việc khác, đầu tiên phải xác định mục tiêu rõ ràng. Cũng giống như một công ty bao giờ cũng phải xác định mục tiêu doanh thu, lợi nhuận. Việc đặt ra lợi nhuận giúp chúng ta có thể điều chỉnh kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn tránh việc mua bán loạn xạ.
Mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng thể, từng phần, và các mục tiêu nhỏ.
- Ví dụ: mục tiêu tổng thể là thứ bạn mong muốn có được từ chứng khoán, chẳng hạn như muốn 5 năm nữa có cái nhà tầm 3tỷ. Vậy mục tiêu tổng thể là khoản lãi 3tỷ đạt được trong 5 năm. Mục tiêu từng phần là mỗi năm đạt được khoản lãi khoảng 600triệu. Còn nếu không có kế hoạch thì bạn sẽ mua bán liên tục, lãi lỗ đan xen chả biết đến bao giờ, dần dần dễ thành cờ bạc.
Sau khi xác định mục tiêu xong thì đến đoạn cân nhắc điều chỉnh mục tiêu cho thích hợp. Ví dụ giờ có 1tỷ mà muốn cuối năm mua được xe 40tỷ thì hơi quá sức, nhưng mục tiêu cuối năm mua được xe 300triệu thì hợp lý.
---------
Sau bước 1 xác định mục tiêu tổng thể là đến bước định hình rõ hơn về chứng khoán. Cái đoạn này tôi thấy nhiều người không hiểu nên hay quy chụp chứng khoán với cờ bạc, phát hành cổ phiếu với bán giấy lấy tiền (ngoại trừ một vài trường hợp đúng là như thế - nhưng đừng quy chụp)
Phụ lục:
Lãi kép:
Ví dụ có khoản đầu tư 300 triệu, theo giả thuyết lãi 10% mỗi tháng (30 triệu) và rút số tiền lãi ra, tiếp tục với số vốn ban đầu. Sau 12 tháng số tiền có : 300+30x12 = 300+360=660 (triệu)
Cũng ví dụ trên, theo giả thuyết lãi 10% mỗi tháng nhưng không rút số lãi ra mà gộp vào gốc đầu tư tiếp, sau 12 tháng số tiền có:
Tháng 1: 300+300x10% = 300+300x0.1 (đổi 10% = 0.1) = 300x(1+0.1) = 300x1.1
Tháng 2: 300x1.1x1.1
...
Tháng 12: 300 x 1.1^12 = 940 triệu
Qua ví dụ trên chắc các cụ đã hình dung ra nếu cùng 1 số lợi nhuận/thời kỳ thì lãi kép sẽ đem lại lợi nhuận tổng thể nhiều hơn như nào. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là lãi kép ưu việt hơn hoàn toàn.
Sau bước 1 xác định mục tiêu tổng thể là đến bước định hình rõ hơn về chứng khoán.
(Tạm thời chỉ nhắc đến cổ phiếu). Bài viết này là ý kiến cá nhân của tôi.
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, mua cổ phiếu của một công ty nào đó tức là góp một phần vốn vào công ty đó, nếu công ty làm ăn tốt, công ty phát triển thì mình được hưởng lợi theo. Và trường phái đầu tiên (theo ý kiến cá nhân) là trường phái đầu tư. (Hiểu một cách đơn giản là thu lợi nhờ sự phát triển của cổ phiếu)
Nhiều người tôi thấy cứ cầm một cổ phiếu lâu dài thì tự gọi đấy là đang "đầu tư dài hạn". Thật ra về mặt hình thức khá là giống nhau, cùng là nắm giữ một cổ phiếu thời gian dài. Nhưng giống như người ta vẫn hay nói: "tiền là giấy (đầu tư là dài hạn) nhưng không có nghĩa giấy cũng là tiền (cứ giữ lâu thì gọi là đầu tư dài hạn).
Tuy nhiên, khi cổ phiếu được giao dịch thì lại xuất hiện các biến động giá, và vì thế có thêm trường phái nữa, mọi người gọi là đầu cơ. Đầu cơ là việc thu lợi giữa chênh lệch giá mua - bán cổ phiếu (hiểu đơn giản là thu lợi từ biến động giá).
Và lại bắt đầu câu chuyện cứ mua mua bán bán rồi tự nghĩ mình đang đầu cơ

Nếu theo đầu tư hoặc đầu cơ, tôi xin được gọi đấy là nhà đầu tư chứng khoán, để phân biệt với trường phái thứ ba (theo ý kiến riêng) - trường phái chơi chứng khoán, hay gọi là đánh bạc chứng khoán cho dễ hiểu.
Trường phái này có lẽ khác biệt cơ bản với 2 trường phái trên ở việc có đầu tư tư duy, thời gian nghiên cứu và một điều giá trị hay không. Đơn giản theo trường phái này có vài cách:
- Mua rồi cầu mong hoặc tin tưởng nó lên, mua xong mãi không thấy lên thì trách sao con này nặng mông thế, chờ mãi không chạy, và chuyển qua đoạn bán.
- Xin phím hàng nào, anh em nào có hàng ngon phím với

- Đánh một trận sống mái với nhà cái thôi

Vậy là cơ bản có ba trường phái, chọn trường phái nào là do rất nhiều yếu tố cá nhân của nhà đầu tư tạo nên, và tôi xin khẳng định cả 3 trường phái trên đều có người lãi, người lỗ. Vấn đề nằm ở nội tại môĩ cá nhân.
Phụ lục 2:
"Chơi chứng khoán Việt Nam như đánh bạc" - Theo tôi câu này không sai
Chả rõ cụm từ "chơi chứng khoán" từ đâu mà xuất hiện, thậm chí nó còn phổ biến hơn cả cụm từ "đầu tư chứng khoán". Cần phải nói rõ rằng, đầu tư ở đây không phải ám chỉ "đầu tư dài hạn", mà theo tôi nó chỉ việc bỏ tư duy, bỏ trí óc, thời gian, công sức, tiền bạc vào thị trường chứng khoán để đạt được lợi nhuận.
Tôi nghe mọi người nói nhiều về "chơi chứng khoán", nhưng cá nhân tôi không thích dùng từ chơi. Khi dùng từ chơi, dần dần một là sẽ trở thành đánh bạc (chơi mà lại), hai là sẽ hời hợt (chơi thôi mà, cần gì phải để tâm nhiều quá). Tuy chỉ là một từ đơn giản, nhưng mà nói nhiều rồi nó tự ám ảnh tư duy.
Khi đã là "chơi" rồi, thì việc thấy thị trường như cái sòng bạc cũng chả có gì là lạ. Mọi sự việc đều đổ tội cho "nhà cái", cho "tay to", cho cái gì gì đấy mà chưa bao giờ thật sự thấy. Nhưng mà thôi, thà thế còn có cái để đổ lỗi, chứ chả lẽ lỗi lại là do mình sai, mình làm sao mà sai được, chỉ có thị trường mới sai.

Vậy chốt lại, nếu nói chứng khoán Việt Nam như đánh bạc thì tôi còn có thể phản bác, chứ thêm chữ chơi vào thì ...
---------
Trường phái đầu cơ
Nhắc đến đầu cơ, thường là nhắc kèm với phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật hiểu đơn giản là các "thuật toán", các biểu đồ do các bậc tiền bối đã thành danh "để lại", bây giờ các nhà đầu tư sử dụng để mua bán dựa trên các tín hiệu. Nhưng vấn đề nảy sinh là các bậc tiền bối thì kiếm nhiều tiền nhờ những phân tích kỹ thuật này, nhưng đến lượt các nhà đầu tư khác sử dụng thì đa phần lại bị thua lỗ. Vậy hóa ra phân tích kỹ thuật sai toét, thế sao mấy ông ngày xưa lại kiếm được tiền từ nó?
Thật ra để trả lời cho vấn đề này thì tôi cũng chỉ đưa ra ý kiến của bản thân như sau:
- Các phương pháp này không sai hoàn toàn, nhưng thời gian đã trôi qua khá lâu, mọi thứ cũng không còn giống hệt nên các phương pháp cũng có những độ sai lệch tăng lên. Và có thể dễ thấy là có những lúc phân tích kỹ thuật đúng, có những lúc lại sai.
- Lòng tham của nhà đầu tư, sự vội vàng và vài yếu tố con người khác tác động, các nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật đôi lúc làm "một trận sống mái với nhà cái" full margin, và câu truyện thua lỗ bắt đầu. Thật ra full margin không có tội, vấn đề nằm ở người sử dụng.
- Các thứ chúng ta biết bây giờ cũng không hoàn toàn là bản gốc, có những thứ chỉ được tổng hợp lại qua tìm hiểu các giao dịch thời xưa, qua lời kể, qua các ghi chép không hoàn chỉnh, nói chung là không phải hàng "chuẩn". Thành thử ra có sai lệch cũng không lấy làm lạ.
- Các nhà đầu tư phối hợp nhiều phương pháp quá, thành ra có những lúc cái thì cho tín hiệu mua, cái thì lại cho tín hiệu bán. Nên nhớ là các phương pháp do những người khác nhau nghĩ ra, đường hướng suy nghĩ của chúng khác nhau nên trộn lại không khéo lại thành hỏng (mà mỗi nhà đầu tư lại trộn một kiểu, thành ra có người đúng, có người sai).
- Và vấn đề ảnh hưởng khá quan trọng là chúng ta đang đầu tư ở ttck Việt Nam, nơi đây rất khác với chỗ mà các phương pháp kia áp dụng, chúng ta khác ở T+3, khác ở biên độ cho phép, khác ở thiếu sót nhiều kiểu giao dịch, và nói chung là khác. Có thể khi áp dụng phân tích kỹ thuật, mua ở t-0 đến t-1 là có lãi, nhưng đến t-3 thì lại lỗ nặng, vậy công bằng mà nói thì phân tích kỹ thuật đã có lúc đúng ở trường hợp này, nhưng lúc đó chúng ta không thể bán chốt lời được.
- Một vài điểm nữa, những điểm quan trọng hơn tôi dành cho bài viết khác.
Qua những lời trên, tôi có thể khẳng định phân tích kỹ thuật không hoàn toàn sai, nhưng để sử dụng hợp lý đem lại lợi nhuận thì là một câu truyện khác, và sẽ nói trong những bài tiếp theo.
Phụ lục 3:
Đánh một trận sống mái với nhà cái, nhưng ... chứng khoán là một câu truyện dài.
Tôi thấy rất nhiều người hay nói liều một trận sống chết với nhà cái, một là cuộc đời nở hoa, không thì cuộc sống bế tắc. Tôi thấy đây là biểu hiện rất rõ nét của tính ăn xổi, cờ bạc.
Khi đặt mình vào tình huống này, một là sẽ nhân 9 nhân 10 tài khoản, hoặc bét ra cũng đem về một khỏan lợi nhuận lớn, và tình huống thứ 2 là cháy tài khoản. Cứ cho là lần đầu thắng, lần hai thắng, nhưng lòng tham không dừng lại sẽ có lúc cháy tài khoản, mà cháy rồi thì còn làm ăn được gì nữa. "Còn tiền là còn cơ hội"- câu này mọi người vẫn nói với nhau thường xuyên, nhưng mà ... vẫn nhiều người liều sống chết.
Chứng khoán là một câu truyện dài, không phải ở một hai lần liều sống chết.
Chỉnh sửa cuối: