[Công nghệ] Các đọc các thông số kỹ thuật quan trọng của xe ô tô

Mr Nobody

Xe đạp
Biển số
OF-319671
Ngày cấp bằng
14/5/14
Số km
42
Động cơ
291,720 Mã lực
Cái này chắc các cụ trên OF biết cả rồi nhưng với những người mới và đang tìm hiểu về ô tô hay đang phân vân lựa chọn các dòng xe cho phù hợp thì việc đọc và nắm bắt được các thông số kỹ thuật quan trọng của xe như kích thước, động cơ, hộp số, dẫn động, các trang bị an toàn... là rất cần thiết.

Mình muốn chia sẻ 1 bài viết khá đầy đủ về vấn đề này trên xe-36o, đây là link bài viết gôc:

http://xe-360.com/cac-thong-so-ky-thuat-cua-xe-o-to.html

Bài biết hơi dài, mình chia sẻ bên dưới, chúc các cụ lái xe cuối tuần an toàn:D

_________________________

Khi bắt đầu tìm hiểu về một dòng xe hay phân vân so sánh giữa các nhiều mẫu xe với nhau, bạn sẽ phải tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của xe như kích thước xe, động cơ, hộp số, các thông số an toàn và nhiều thông số quan trọng khác nữa. Và bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các thông số kỹ thuật quan trọng này.
Vậy những thông số kỹ thuật quan trọng nào cần biết?
Để trả lời câu hỏi này, Xe-360 xin lấy ví dụ thông số kỹ thuật của chiếc sedan phổ biến tại Việt Nam, chiếc Vios phiên bản 2015, hãy xem Toyota cung cấp cho chúng ta những thông số gì:
  • Kích thước xe: Dài x Rộng x Cao: 4.410 x 1.700 x 1.475 (mm); Chiều dài cơ sở: 2.550 (mm)
  • Động cơ 1.5 l, VVT-i, 16 van thẳng hàng DOHC. Công suất: 107/6.000 (hp/rpm), Mô-men xoắn: 141/4.200 (Nm/rpm),
  • Hộp số: số tự động 4 cấp hoặc phiên bản số sàn 5 cấp,
  • Dẫn động: FWD cầu trước
  • Phanh: đĩa 4 bánh có ABS, EBD, BA.

Và bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chi tiết của từng thông số!
Đầu tiên:

1/ Kích thước xe

Kích thước xe

Các thông số mà Toyota đưa ra: 4.410 x 1.700 x 1.475 (mm); và 2.550 (mm) lần lượt là: Chiều dài tổng thể, chiều rộng tổng thể, chiều cao tổng thể, và chiều dài cơ sở của xe.

  • Chiều dài tổng thể tỷ lệ nghịch với khả năng linh hoạt của xe, ví dụ những chiếc xe hạng A cỡ nhỏ có chiều dài ngắn sẽ dễ dàng di chuyển linh hoạt khi đi trong đô thị, ngược lại, những chiếc sedan hạng sang có chiều dài tổng thể lớn vì mục đích là để mang lại sự thoải mái và tiện nghi của chủ nhân.
  • Chiều rộng xe tỷ lệ thuận với độ rộng khoang nội thất.
  • Chiều cao tổng thể càng cao, tính khí động học của xe giảm, điều này giải thích tại sao những mẫu xe thể thao thường có trọng tâm xe thấp, đặc biệt rất thấp ở những mẫu xe đua công thức 1.
  • Chiều dài cơ sở là khoảng cách giữa 2 tâm của bánh trước và sau của ô tô. chiều dài cơ sở càng lớn, khoang nội thất xe càng rộng.
2/ Các thông số động cơ


Minh họa hoạt động của động cơ gồm xi-lanh, bánh đà và trục khuỷu – ảnh Wikipedia


3 thông số quan trọng nhất của động cơ là: dung tích xilanh, công suất và momen xoắn.
Toyota trang bị cho phiên bản G động cơ 1.5 L loại 4 xi-lanh thẳng hàng.

Dung tích xi lanh là phần thể tích xi lanh quét bởi pittong khi đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới của động cơ, thông số 1.5 L Toyota đưa ra là tổng dung tích của tất cả 4 xi-lanh. đơn vị dung tích cho ô tô là Lít (L), xe máy thường là CC hay phân khối (cm3), 1 L = 1000 CC . Chỉ số này càng lớn tức lượng nhiên liệu nạp vào xi lanh trong 1 chu kỳ cháy càng lớn, dẫn đến tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn, đổi lại, công sinh của động cơ sản sinh lớn hơn.

Tuy nhiên điều này chỉ đúng với khi động cơ được thiết kế cùng 1 công nghệ. Công nghệ chế tạo động cơ của mỗi hãng luôn được nâng cấp và cải tiến từng ngày. Ví dụ chiếc Ford sử dụng động cơ 1.0 L phiên bản EcoBoost có thể tạo ra công suất cực đại 125 mã lực, tương đương với các dòng 1.6 L thông thường.

Có 2 cách bố trí xi-lanh phổ biến trong động cơ là đặt các xi-lanh thẳng hàng, được ký hiệu bằng chữ I, và cách thứ 2 là xi-lanh đặt so le nhau hình chữ V, sẽ được ký hiệu bằng chữ V, ví dụ khi 1 động cơ là loại V8, tức là động cơ gồm 8 xi-lanh, đặt so so le nhau chữ V, mỗi bên 4 xi-lanh, nếu 8 xi-lanh được đặt thẳng hàng sẽ ký hiệu là I8.


Cách bố trí xi-lanh động cơ V8

Các thuật ngữ, chữ cái viết tắt đi kèm theo sau thông số động cơ để chỉ các công nghệ riêng mà mỗi hãng phát triển, ví dụ VVT-i (Variable Valve Timing with Intelligence) là hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh được sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis, Vios…, hay công nghệ i-VTEC (inteligent – Variable valve Timing and lift Electronic Control) là hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử được ứng dụng trên các dòng xe của Honda.
Tiếp theo đến 2 khái niện quan trọng nhất của động cơ: Công suất và mô men xoắn.

Đây là hai tham số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng về mặt “sức mạnh” của xe. Hai thông số này có liên quan mật thiết đến nhau và thường dễ gây nhầm lẫn. trước khi đi vào chi tiết 2 thông số này, chúng tôi sẽ giới thiệu 1 công thức kinh điển liên hệ giữa công suất, lực và vận tốc còn được gọi với cái tên: Công thức “hộp số”

P = F * v

  • P là công suất động cơ, sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong xilanh
  • F là lực sinh ra từ chuyển động thẳng của pittong, sau đó được chuyển hóa nhiều dạnh khác nhau, từ chuyển động quay của trục khuỷu, của bánh ô tô, và lực kéo ô tô. một thành phần chính tạo nên momen xoắn động cơ.
  • v là là vận tốc của xe
Công thức trên cho thấy rằng: nếu công suất động cơ không đổi, khi ta tăng lực kéo của động cơ thông qua hộp số – hay tăng momen xoắn – thì vận tốc của xe sẽ giảm. Bộ truyền động nhiều bánh răng hay hộp số, có thể thay đổi vận tốc chuyển động nhưng không thể thay đổi công suất giữa đầu vào và đầu ra. Với mỗi cấp hộp số, sẽ có một vận tốc tối đa giới hạn, số càng nhỏ, vận tốc tối đa càng nhỏ, đổi lại, lực kéo càng lớn.

Khi xe khởi động, vận tốc bằng 0, lúc này cần 1 lực kéo lớn kéo xe về phía trước, do đó, ta phải tăng công suất => tăng số vòng tua máy và phải để số 1 để tạo ra lực kéo lớn nhất hay momen xoắn lớn nhất. Khi xe đã chuyển động, lúc này muốn tăng tốc độ xe mà vẫn giữ nguyên công suất, lúc này phải giảm sức kéo bằng cách chuyển sang số cao hơn. Công suất xe càng lớn, vận tốc tối đa của xe càng lớn.

Vì lý do trên, người ta còn gọi công thức này là công thức hộp số.

Trở lại 2 khái niệm Công suất và momen xoắn:

Theo định nghĩa: công suất là công mà một vật thực hiện trong 1 đơn vị thời gian. Như vậy, công suất động cơ là “sức mạnh” mà động cơ này tạo ra trong 1 đơn vị thời gian. Thông số mà nhà sản xuất đưa ra là công suất cực đại của động cơ đạt được tại số vòng tua máy nhất định. Công suất càng lớn, vận tốc tối đa của xe càng cao, công suất này đạt được ở số vòng tua máy càng thấp thì khả năng tăng tốc của xe càng nhanh.

Có nhiều đơn vị đo công suất như: HP (mã lực) hay KW.

1 mã lực được tính bằng công mà một chú ngựa bỏ ra để kéo một vật nặng 1 pound (0,454kg) lên cao 1 foot (0,3048m) trong thời gian 1 phút.

1 HP = 0.7355 KW.

Momen xoắn là lực sinh ra bởi động cơ, có tác dụng làm quay trục khuỷu động cơ, có đơn vị N x m hay Nm. thông số mà nhà sản xuất đưa ra là momen xoắn cực đại của động cơ tại số vòng tua máy nhất định, momen xoắn được thay đổi bằng cơ cấu hộp số. Xe có momen xoắn cực đại càng lớn, đạt được tai số vòng tua thấp thì sức kéo càng khỏe. Trở lại với chiếc Vios 2015, thông số Mô-men xoắn: 141/4.200 (Nm/rpm), tức là xe đại momen xoắn cực đại là 141 Nm tại thời điểm trục khuỷu động cơ đạt số vòng quay 4200 vòng trên 1 phút.

3/ Hộp số

Hộp số ô tô
Hộp số là hệ thống gồm nhiều cặp các bộ các bánh răng khớp với nhau, được sử dụng để truyền mô-men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ôtô. Chức năng của hộp số là thay đổi momen và tốc độ của động cơ, giúp xe chuyển động và hoạt động linh hoạt.

Chiếc Vios 2015 được trang bị 2 phiên bản số sàn (MT) và số tự động (AT), ngoài ra còn có 2 công nghệ hộp số phổ biến khác là hộp số vô cấp (CVT) và hộp số ly hợp kép (DCT).

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết của từng loại hộp số:

Đầu tiên:

1/ Hộp số sàn: MT (Manual Transmissin)
Là loại hộp số phổ biến nhất và đã có mặt từ những ngày đầu tiên của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Hộp số sàn chuyển số bằng chân côn (li hợp) và cần số trên sàn xe. Thành phần chính gồm một trục bánh răng trung gian, hoạt động nhờ kết nối với trục xoay của động cơ, một trục bánh răng chốt (splined shaft) nối trực tiếp với trục dẫn động thông qua vi-sai đến các bánh xe.

Hộp số sàn là giá thành (rẻ hơn hộp số tự động khoảng 1.000USD), bảo dưỡng đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. Nếu được sử dụng thích hợp, có thể hoạt động hàng trăm nghìn km mà không trục trặc. Việc thay dầu định kỳ cũng không thường xuyên như hộp số tự động. Trên đường trường, số sàn tiết kiệm từ 5-15% nhiên liệu so với số tự động.

Tuy nhiên, với điều kiện giao thông như ở Việt Nam, sử dụng số sàn nhiều khi là một trải nghiệm “tra tấn” khi bị tắc đường trong thành phố.

2/ Hộp số tự động: AT (Automatic Transmission)
Với ưu điểm tự động thay đổi tỷ số truyền động bằng cách sử dụng áp suất dầu tác động tới từng li hợp hay đai bên trong. Khác biệt dễ thấy nhất là xe lắp số tự động không có chân côn. Trên hộp số tự động không có bàn đạp ly hợp, không có cần chuyển số 1, 2, 3, 4.. Bạn chỉ cần thao tác duy nhất là đưa cần chọn số vào nấc D (drive), sau đó mọi thứ đều tự động.

Ưu điểm chính của số tự động là giải phóng cho người lái khỏi chân côn và cần số, tạo sự thoải mái khi xe hoạt động trong đô thị thường xuyên tắc đường. Hộp số tự động vẫn bị coi là tiêu hao nhiều nhiên liệu Tuy nhiên, cùng với những cải tiến kỹ thuật, hộp số tự động ngày càng hiệu quả hơn và trở thành xu hướng mới tại các nước đang phát triển.

Nhược điểm của số tự động là chóng mòn hơn nên cần được bảo hành nhiều hơn, tốn kém hơn. Giá thành cũng cao hơn so với phiên bản xe số sàn tường đương.

3/ Hộp số vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission)
Không có các cặp bánh răng tạo tỷ số truyền. CVT hoạt động trên một hệ thống puli (ròng rọc) và dây đai truyền cho phép thay đổi vô cấp và liên tục, không tách biệt riêng rẽ các số.

Ưu điểm của CVT là giảm những cú sốc khi chuyển số qua đó tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, dây đai cũng có thể bị trượt và kéo giãn, làm giảm hiệu suất hoạt động.

Điểm yếu lớn nhất của CVT là không chịu được mô-men xoắn cao, do đó không ứng dụng được với xe thể thao. Song sự đơn giản của CVT đã biến chúng trở thành lý tưởng cho xe máy. Xe hybrid lắp CVT cũng đang phổ biến và hộp số này đang được sử dụng cho chiếc Toyota Prius danh tiếng.

4/ Hộp số ly hợp kép: DCT (Dual-Clutch Transmission)
Hay còn gọi là hộp số bán tự động, giúp giải phóng người lái khỏi pê-đan côn li hợp khi chuyển số. Về cơ bản, có thể mô tả DCT như sự kết hợp giữa hai bộ số sàn, gồm ly hợp, các bánh răng nhưng không có chân côn hay biến mô. Ly hợp thứ nhất điều khiển các dãy số 1-3-5. Ly hợp còn lại điều khiển dãy 2-4-6.

Ví dụ như trên hộp số PowerShift của Ford, khi người lái chuyển về chế độ D, PowerShift ở số 1, ly hợp dãy lẻ được kích hoạt. Ly hợp dãy chẵn nhả nhưng bánh răng số 2 đã sẵn sàng. Khi đạp ga, tốc độ và vòng tua máy tăng lên. Máy tính tính toán và đến thời điểm phù hợp, ly hợp dãy lẻ nhả. Ly hợp dãy chẵn kích hoạt. Xe lên số 2. Tuần tự như vậy, xe sẽ ở các cấp số phù hợp với tốc độ. Nhả chân ga giảm tốc, máy tính cũng sẽ tính toán về cấp thích hợp để khi nhấn ga trở lại, xe ở trạng thái tăng tốc tốt nhất.

Nhờ đó, việc chuyển số hoàn toàn do hệ thống điện tử điều khiển đóng-nhả hai ly hợp. Thời gian chuyển số nhanh hơn. Đồng nghĩa với việc quá trình tăng tốc êm, không bị trễ như số tự động AT thông thường.

Ưu điểm của DCt là thời gian di chuyển giữa các cặp bánh răng nhanh mất ít hơn 0,42 giây, nhanh hơn 60% với tự động thông thường, linh hoạt, liên tục, tiết kiệm nhiên liệu. Một hộp số li hợp kép 6 cấp có thể cải thiện 10% hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu so với hộp số tự động 5 cấp truyền thống.

Tuy nhiên, chi phí phụ trội để ứng dụng hộp số này không nhỏ, chương trình điều khiển phải thật chính xác, khi hỏng cũng khó sửa chữa hơn.

Với các ưu điểm trên, bộ truyền động ly hợp kép đang là trào lưu của các dòng xe hạng sang như Porsche, Audi. Còn Ford có cách đi khác khi biến hộp số ly hợp kép này trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Tiếp theo mà một thông số kỹ thuật quan trọng khác:

4/ Hệ thống dẫn động trên xe
Là bộ phận có nhiệm vụ truyền động lực từ động cơ đến các bánh xe chủ động của xe.


Hệ thống dẫn động trên xe
Toyota trang bị cho chiếc Vios 2015 hệ thống dẫn động cầu trước FWD, ngoài ra còn có 3 phương pháp dẫn động khác là: hệ dẫn động cầu sau RWD, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD, và hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD hay 4×4.
Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết ưu nhược điểm của từng loại:


Đầu tiên:
1/ FWD (Front-Wheel Drive) – hệ thống dẫn động cầu trước:

2 bánh trước sẽ trực tiếp nhận được “lực” truyền từ động cơ, chủ động quay và “kéo” 2 bánh sau lăn theo. Công nghệ này thường được trang bị cho các loại sedan cỡ nhỏ, cỡ trung, xe mini, xe điện… thậm chí là cả những chiếc sedan cỡ lớn, Crossover hay SUV.
Ưu điểm của FWD là khoảng cách từ động cơ tới bánh chủ động ngắn lại đồng nghĩa với việc động năng tiêu hao sẽ ít hơn. Các chi tiết hệ dẫn động ít và tập trung ở phía trước xe giúp tăng không gian sử dụng của xe, giảm trọng lượng cũng như khả năng tiêu thụ nhiên liệu cho xe, giảm giá thành sản xuất.

Nhược điểm của FWD là trọng lượng dồn về phía trước khiến phần đuôi nhẹ hẳn nên việc điều khiển dễ bị hiện tượng “oversteer” hay mất lái khi vào cua, bánh sau sẽ dễ bị trượt và không còn ma sát với mặt đường, nhất là trong điều kiện mặt đường trơn trượt. cùng với đó, các lực ma sát sinh ra do dẫn động, định hướng, giảm tốc và chịu tải đều dồn lên các bánh trước dẫn đến mòn nhanh, làm suy giảm hiệu suất hoạt động và tính an toàn.


2/ RWD (Rear-Wheel Drive) – hệ dẫn động cầu sau
Hoạt động của hệ thống này ngược lại FWD: 2 bánh sau quay và “đẩy” 2 bánh trước lăn theo. RWD thường được áp dụng cho những cho những chiếc xe thể thao hay xe đua tốc độ do sở hữu nhiều ưu điểm giúp năng cao rõ rệt trải nghiệm lái xe của người lái.
Do nhiều kết cấu cơ khí được chuyển từ phía trước ra đằng sau, chiếc xe sẽ có được sự cân bằng trọng lượng tốt hơn, dẫn đến khả năng vận hành ổn định hơn. Các bánh trước được giải phóng khỏi hệ truyền động giúp nó tự do trong nhiệm vụ dẫn hướng , góc “bẻ lái” rộng hơn. Cảm giác điều khiển vô-lăng của tài xế cũng sẽ êm dịu, “thật tay” và đầm hơn. Thiết kế chủ động “quay” của bánh sau sẽ cung cấp lực “đẩy” thay vì lực “kéo”, vì vậy khi xe tăng tốc thì quán tính nghỉ sẽ dồn năng lượng của nó về phía sau nhiều hơn, do đó nó sẽ làm tăng khả năng bám đường của các bánh dẫn động.

Hạn chế của hệ thống RWD là chi phí sản xuất & lắp ráp cao hơn, hệ truyền động khá phức tạp dẫn đến không gian nội thất xe bị thu hẹp, trọng lượng xe tăng theo, làm gia tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ.

3/ AWD (All-Wheel Drive) – hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian
Ở hệ dẫn động này, cả 4 bánh xe luôn luôn nhận được “lực” truyền từ động cơ xe và có thể phân phối một cách linh hoạt lượng mô-men xoắn đến từng bánh xe riêng lẻ qua đó tăng độ bám đường và đem lại khả năng vận hành ổn định cho chiếc xe.
AWD thường được trang bị trên cho các loại sedan cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng như Porsche, Subaru, BMW, Audi, Mercedes-Benz, Jaguar và Volvo với các công nghệ như:

Audi – Quattro
Acura – SH AWD
BMW – xDrive
Mercedes – 4Matic
Subaru – AWD
Volkswagen – 4Motion

4/ 4WD (4-Wheels Drive) hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian
Xe trang bị hệ thống dẫn động này có thể “quay” được cả 4 bánh cùng lúc hoặc chỉ 2 bánh thông qua một cơ cấu “gài cầu” bên trong xe. Các hệ thống 4WD khi hoạt động ở chế độ dẫn động 2 bánh (ký hiệu là 2H) thường truyền mô-men xoắn tới bánh sau như RWD. Riêng chế độ dẫn động bằng 4 bánh được ký hiệu là 4H với các cấp độ “High” và “Low” khác nhau tùy vào hãng sản xuất. Chế độ “High” thì mục đích sử dụng là để đi trên các đoạn đường trơn trượt như điều kiện trời mưa, đường tuyết. Ở chế độ “Low”, hệ truyền động sẽ cung cấp nhiều mô-men xoắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề, dốc cao hay sình lầy, sụp lún.
Công nghệ 4WD chủ yếu dùng cho các loại xe thể thao đa dụng SUV như Mitsubishi Pajero, Toyota Land Cruiser… xe địa hình Jeep Wrangler, Land Rover Defender hoặc các loại xe quân sự do có thể thay đổi momen linh hoạt giữa 4 bánh, giúp xe có thể vượt qua các địa hình khó khăn, gồ ghề, một các linh hoạt.

Thông số quan trọng cuối cùng của chiếc Vios 2015 là hệ thống phanh: Xe sử dụng phanh đĩa 4 bánh có tích hợp ABS, EBD, BA.


Các tên gọi này có thể gọi bằng một thuật ngữ khác:
5/ Các trang bị an toàn cho xe ô tô

Các trang bị an toàn cho ô tô

Trong đó, ABS, EBD, BA là những công nghệ an toàn không thể thiếu trong các mẫu xe hiện đại ngày này, hỗ trợ người lái trong những trường hợp khẩn cấp, giúp việc lái xe thực sự trở lên an toàn hơn. Chúng ta sẽ điểm qua lần lượt từng trang bị quan trọng này.
1/ Công nghệ phân bổ lực phanh điện tử EBD (Electronic Brake-force Distribution)
EBD có tác dụng phân bổ lực phanh tới các bánh để đảm bảo xe dừng một cách cân bằng nhất, quá trình này hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt.
Với những xe không trang bị EBD, có những tình huống mà lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị lệch, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường.

Ngày nay, EBD xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe giá thấp. Tuy nhiên, dòng thể thao đa dụng SUV mới là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Nguyên nhân là do SUV thường có gầm cao, trọng tải lớn nên rất dễ bị trượt bánh khi không có EBD Thực tế, sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.

2/ BA (Brake Assist) – Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp:
Thường đi cùng với EBD. BA hoạt động dựa trên các cảm biến kiểm soát trạng thái pê-đan phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bởi máy tính trung tâm.
Nếu phát hiện ra tài xế có hành động phanh gấp, BA sẽ tự động trợ giúp để quá trình diễn ra nhanh hơn. Bộ xử lý trung tâm kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp lái xe phanh gấp kịp thời và đủ mạnh. BA sẽ tự động ngừng kích hoạt ngay khi tài xế nhả chân phanh.

Ở tốc độ 100 km/h, với các điều kiện tương đương (mặt đường, kiểu xe, thao tác phanh…), thử nghiệm so sánh cho thấy việc sử dụng BA giúp rút ngắn quãng đường phanh từ 46 m (không hỗ trợ) còn 40 m.

Tuy nhiên, có một lưu ý là độ khuếch đại gần như lập tức đẩy lực phanh đạt tới mức tối đa nên nguy cơ xe bị rê bánh rất cao, do đó BA phải được lắp đặt đồng bộ với hệ thống ABS. Tính năng chống bó cứng phanh sẽ luôn kịp thời phát huy tác dụng chống lết bánh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên những bề mặt trơn trượt.

3/ Công nghệ chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Brake System)
Là một trong số những công nghệ bổ sung cho hệ thống phanh hữu dụng nhất của ngành công nghiệp ôtô thời gian gần đây. Vai trò chủ yếu của ABS, xét một cách tận cùng là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp.
Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).

Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Ngoài ra, còn một trang thiết bị khác đang trở thanh tiêu chuẩn tối thiểu cho một mẫu xe cao cấp ngày nay là:

4/ Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program)
Công dụng của hệ thống này là trong quá trình điều khiển xe, nếu đột nhiên có hiện tượng bất thường xảy ra như xe đi chệch quỹ đạo ở tốc độ cao hay vào cua bị phanh gấp (được phát hiên thông qua hệ thống cảm biến và truyền về liên tục cho hệ thống điều khiển trung tâm ) thì ngay lập tức hệ thống ESP sẽ hoạt động theo những chương trình đã được cài đặt. Lúc này cơ cấu điều khiển thủy lực trong hệ thống sẽ thông qua chương trình điện tử can thiệp vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhằm điều chỉnh góc xoay và tốc độ của từng bánh xe sao cho cân bằng với góc trượt quán tính của xe. Ngoài ra cơ cấu này sẽ tự động giảm công suất tức thời động cơ điều khiển giảm tốc độ vòng quay tại các bánh đến khi bánh xe đủ độ bám đường cần thiết, đưa xe về vùng làm việc an toàn. Nhờ vậy mà xe không thể bị chệch hướng đột ngột hay lật xe.

Theo Ủy ban an toan giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), ESP giúp giảm 35% số vụ va chạm. Nguy cơ gây tử vong của xe SUV được trang bị hệ thống cân bằng điện tử thấp hơn 67% so với trường hợp xe không có. Nghiên cứu của viện bảo hiểm an toàn đường bộ của nước này (IIHS) công bố tháng 6/2006 chỉ ra rằng nước Mỹ sẽ không mất đi 10.000 người nếu tất cả các xe đều được trang bị hệ thống cân bằng điện tử.

Ở Việt Nam, nếu cắt đi hệ thống cân bằng điện tử ESP, giá thành của một xe nhập về có thể giảm 1000 USD trở lên,tính tại thời điểm năm 2007.

Bởi vai trò không thể thay thế của hệ thống này, các hãng sản xuất xe dành khá nhiều ưu ái cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống cân bằng điện tử cho riêng mình. Mỗi hãng đều có những tên gọi khác nhau như nguyên lý hoạt động về cơ ban không có nhiều khác biệt.

_______________

Bài viết gốc: http://xe-360.com/cac-thong-so-ky-thuat-cua-xe-o-to.html

Chúc các cụ cuối tuần lái xe an toàn:D
 

Mr Nobody

Xe đạp
Biển số
OF-319671
Ngày cấp bằng
14/5/14
Số km
42
Động cơ
291,720 Mã lực
Mod sửa hộ tiêu đề "các" thành "cách" nhé :D
 

nihon82

Xe máy
Biển số
OF-315197
Ngày cấp bằng
9/4/14
Số km
53
Động cơ
295,330 Mã lực
Nơi ở
Long Biên, Hà Lội.
Em đọc xong bớt ngu được nhiều ak, thanks chủ thớt có bài viết thiết thực cho người mới tìm hiểu về xe.
 

DonanD

Xe đạp
Biển số
OF-387260
Ngày cấp bằng
15/10/15
Số km
13
Động cơ
239,530 Mã lực
bài viết rất đầy đủ và chi tiết, thanks cụ nhiều, tiện cho em hỏi, hệ thống cân bằng điện tử nếu lắp thêm thì tổng thiệt hại bn các cụ nhỉ, BA, ABS và EBD thì em thấy nhiều xe có rồi
 

Mr Nobody

Xe đạp
Biển số
OF-319671
Ngày cấp bằng
14/5/14
Số km
42
Động cơ
291,720 Mã lực
bài viết rất đầy đủ và chi tiết, thanks cụ nhiều, tiện cho em hỏi, hệ thống cân bằng điện tử nếu lắp thêm thì tổng thiệt hại bn các cụ nhỉ, BA, ABS và EBD thì em thấy nhiều xe có rồi
Cái này em cũng ko rõ lắm cụ ạ, nhưng nghe ngóng thấy khoảng tầm 20 củ gì đó, chắc nhiều cụ trên OF biết, các cụ nào đã có kinh nghiệm về ESP cho thêm vài ý kiến ạ!
 

Quang Quyết

Xe hơi
Biển số
OF-310184
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
106
Động cơ
299,660 Mã lực
Cái này chắc các cụ trên OF biết cả rồi nhưng với những người mới và đang tìm hiểu về ô tô hay đang phân vân lựa chọn các dòng xe cho phù hợp thì việc đọc và nắm bắt được các thông số kỹ thuật quan trọng của xe như kích thước, động cơ, hộp số, dẫn động, các trang bị an toàn... là rất cần thiết.

Mình muốn chia sẻ 1 bài viết khá đầy đủ về vấn đề này trên xe-36o, đây là link bài viết gôc:

http://xe-360.com/cac-thong-so-ky-thuat-cua-xe-o-to.html

Bài biết hơi dài, mình chia sẻ bên dưới, chúc các cụ lái xe cuối tuần an toàn:D

_________________________

Khi bắt đầu tìm hiểu về một dòng xe hay phân vân so sánh giữa các nhiều mẫu xe với nhau, bạn sẽ phải tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của xe như kích thước xe, động cơ, hộp số, các thông số an toàn và nhiều thông số quan trọng khác nữa. Và bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các thông số kỹ thuật quan trọng này.
Vậy những thông số kỹ thuật quan trọng nào cần biết?
Để trả lời câu hỏi này, Xe-360 xin lấy ví dụ thông số kỹ thuật của chiếc sedan phổ biến tại Việt Nam, chiếc Vios phiên bản 2015, hãy xem Toyota cung cấp cho chúng ta những thông số gì:
  • Kích thước xe: Dài x Rộng x Cao: 4.410 x 1.700 x 1.475 (mm); Chiều dài cơ sở: 2.550 (mm)
  • Động cơ 1.5 l, VVT-i, 16 van thẳng hàng DOHC. Công suất: 107/6.000 (hp/rpm), Mô-men xoắn: 141/4.200 (Nm/rpm),
  • Hộp số: số tự động 4 cấp hoặc phiên bản số sàn 5 cấp,
  • Dẫn động: FWD cầu trước
  • Phanh: đĩa 4 bánh có ABS, EBD, BA.

Và bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chi tiết của từng thông số!
Đầu tiên:

1/ Kích thước xe

Kích thước xe

Các thông số mà Toyota đưa ra: 4.410 x 1.700 x 1.475 (mm); và 2.550 (mm) lần lượt là: Chiều dài tổng thể, chiều rộng tổng thể, chiều cao tổng thể, và chiều dài cơ sở của xe.

  • Chiều dài tổng thể tỷ lệ nghịch với khả năng linh hoạt của xe, ví dụ những chiếc xe hạng A cỡ nhỏ có chiều dài ngắn sẽ dễ dàng di chuyển linh hoạt khi đi trong đô thị, ngược lại, những chiếc sedan hạng sang có chiều dài tổng thể lớn vì mục đích là để mang lại sự thoải mái và tiện nghi của chủ nhân.
  • Chiều rộng xe tỷ lệ thuận với độ rộng khoang nội thất.
  • Chiều cao tổng thể càng cao, tính khí động học của xe giảm, điều này giải thích tại sao những mẫu xe thể thao thường có trọng tâm xe thấp, đặc biệt rất thấp ở những mẫu xe đua công thức 1.
  • Chiều dài cơ sở là khoảng cách giữa 2 tâm của bánh trước và sau của ô tô. chiều dài cơ sở càng lớn, khoang nội thất xe càng rộng.
2/ Các thông số động cơ


Minh họa hoạt động của động cơ gồm xi-lanh, bánh đà và trục khuỷu – ảnh Wikipedia


3 thông số quan trọng nhất của động cơ là: dung tích xilanh, công suất và momen xoắn.
Toyota trang bị cho phiên bản G động cơ 1.5 L loại 4 xi-lanh thẳng hàng.

Dung tích xi lanh là phần thể tích xi lanh quét bởi pittong khi đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới của động cơ, thông số 1.5 L Toyota đưa ra là tổng dung tích của tất cả 4 xi-lanh. đơn vị dung tích cho ô tô là Lít (L), xe máy thường là CC hay phân khối (cm3), 1 L = 1000 CC . Chỉ số này càng lớn tức lượng nhiên liệu nạp vào xi lanh trong 1 chu kỳ cháy càng lớn, dẫn đến tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn, đổi lại, công sinh của động cơ sản sinh lớn hơn.

Tuy nhiên điều này chỉ đúng với khi động cơ được thiết kế cùng 1 công nghệ. Công nghệ chế tạo động cơ của mỗi hãng luôn được nâng cấp và cải tiến từng ngày. Ví dụ chiếc Ford sử dụng động cơ 1.0 L phiên bản EcoBoost có thể tạo ra công suất cực đại 125 mã lực, tương đương với các dòng 1.6 L thông thường.

Có 2 cách bố trí xi-lanh phổ biến trong động cơ là đặt các xi-lanh thẳng hàng, được ký hiệu bằng chữ I, và cách thứ 2 là xi-lanh đặt so le nhau hình chữ V, sẽ được ký hiệu bằng chữ V, ví dụ khi 1 động cơ là loại V8, tức là động cơ gồm 8 xi-lanh, đặt so so le nhau chữ V, mỗi bên 4 xi-lanh, nếu 8 xi-lanh được đặt thẳng hàng sẽ ký hiệu là I8.


Cách bố trí xi-lanh động cơ V8

Các thuật ngữ, chữ cái viết tắt đi kèm theo sau thông số động cơ để chỉ các công nghệ riêng mà mỗi hãng phát triển, ví dụ VVT-i (Variable Valve Timing with Intelligence) là hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh được sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis, Vios…, hay công nghệ i-VTEC (inteligent – Variable valve Timing and lift Electronic Control) là hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử được ứng dụng trên các dòng xe của Honda.
Tiếp theo đến 2 khái niện quan trọng nhất của động cơ: Công suất và mô men xoắn.

Đây là hai tham số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng về mặt “sức mạnh” của xe. Hai thông số này có liên quan mật thiết đến nhau và thường dễ gây nhầm lẫn. trước khi đi vào chi tiết 2 thông số này, chúng tôi sẽ giới thiệu 1 công thức kinh điển liên hệ giữa công suất, lực và vận tốc còn được gọi với cái tên: Công thức “hộp số”

P = F * v

  • P là công suất động cơ, sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong xilanh
  • F là lực sinh ra từ chuyển động thẳng của pittong, sau đó được chuyển hóa nhiều dạnh khác nhau, từ chuyển động quay của trục khuỷu, của bánh ô tô, và lực kéo ô tô. một thành phần chính tạo nên momen xoắn động cơ.
  • v là là vận tốc của xe
Công thức trên cho thấy rằng: nếu công suất động cơ không đổi, khi ta tăng lực kéo của động cơ thông qua hộp số – hay tăng momen xoắn – thì vận tốc của xe sẽ giảm. Bộ truyền động nhiều bánh răng hay hộp số, có thể thay đổi vận tốc chuyển động nhưng không thể thay đổi công suất giữa đầu vào và đầu ra. Với mỗi cấp hộp số, sẽ có một vận tốc tối đa giới hạn, số càng nhỏ, vận tốc tối đa càng nhỏ, đổi lại, lực kéo càng lớn.

Khi xe khởi động, vận tốc bằng 0, lúc này cần 1 lực kéo lớn kéo xe về phía trước, do đó, ta phải tăng công suất => tăng số vòng tua máy và phải để số 1 để tạo ra lực kéo lớn nhất hay momen xoắn lớn nhất. Khi xe đã chuyển động, lúc này muốn tăng tốc độ xe mà vẫn giữ nguyên công suất, lúc này phải giảm sức kéo bằng cách chuyển sang số cao hơn. Công suất xe càng lớn, vận tốc tối đa của xe càng lớn.

Vì lý do trên, người ta còn gọi công thức này là công thức hộp số.

Trở lại 2 khái niệm Công suất và momen xoắn:

Theo định nghĩa: công suất là công mà một vật thực hiện trong 1 đơn vị thời gian. Như vậy, công suất động cơ là “sức mạnh” mà động cơ này tạo ra trong 1 đơn vị thời gian. Thông số mà nhà sản xuất đưa ra là công suất cực đại của động cơ đạt được tại số vòng tua máy nhất định. Công suất càng lớn, vận tốc tối đa của xe càng cao, công suất này đạt được ở số vòng tua máy càng thấp thì khả năng tăng tốc của xe càng nhanh.

Có nhiều đơn vị đo công suất như: HP (mã lực) hay KW.

1 mã lực được tính bằng công mà một chú ngựa bỏ ra để kéo một vật nặng 1 pound (0,454kg) lên cao 1 foot (0,3048m) trong thời gian 1 phút.

1 HP = 0.7355 KW.

Momen xoắn là lực sinh ra bởi động cơ, có tác dụng làm quay trục khuỷu động cơ, có đơn vị N x m hay Nm. thông số mà nhà sản xuất đưa ra là momen xoắn cực đại của động cơ tại số vòng tua máy nhất định, momen xoắn được thay đổi bằng cơ cấu hộp số. Xe có momen xoắn cực đại càng lớn, đạt được tai số vòng tua thấp thì sức kéo càng khỏe. Trở lại với chiếc Vios 2015, thông số Mô-men xoắn: 141/4.200 (Nm/rpm), tức là xe đại momen xoắn cực đại là 141 Nm tại thời điểm trục khuỷu động cơ đạt số vòng quay 4200 vòng trên 1 phút.

3/ Hộp số

Hộp số ô tô
Hộp số là hệ thống gồm nhiều cặp các bộ các bánh răng khớp với nhau, được sử dụng để truyền mô-men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ôtô. Chức năng của hộp số là thay đổi momen và tốc độ của động cơ, giúp xe chuyển động và hoạt động linh hoạt.

Chiếc Vios 2015 được trang bị 2 phiên bản số sàn (MT) và số tự động (AT), ngoài ra còn có 2 công nghệ hộp số phổ biến khác là hộp số vô cấp (CVT) và hộp số ly hợp kép (DCT).

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết của từng loại hộp số:

Đầu tiên:

1/ Hộp số sàn: MT (Manual Transmissin)
Là loại hộp số phổ biến nhất và đã có mặt từ những ngày đầu tiên của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Hộp số sàn chuyển số bằng chân côn (li hợp) và cần số trên sàn xe. Thành phần chính gồm một trục bánh răng trung gian, hoạt động nhờ kết nối với trục xoay của động cơ, một trục bánh răng chốt (splined shaft) nối trực tiếp với trục dẫn động thông qua vi-sai đến các bánh xe.

Hộp số sàn là giá thành (rẻ hơn hộp số tự động khoảng 1.000USD), bảo dưỡng đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. Nếu được sử dụng thích hợp, có thể hoạt động hàng trăm nghìn km mà không trục trặc. Việc thay dầu định kỳ cũng không thường xuyên như hộp số tự động. Trên đường trường, số sàn tiết kiệm từ 5-15% nhiên liệu so với số tự động.

Tuy nhiên, với điều kiện giao thông như ở Việt Nam, sử dụng số sàn nhiều khi là một trải nghiệm “tra tấn” khi bị tắc đường trong thành phố.

2/ Hộp số tự động: AT (Automatic Transmission)
Với ưu điểm tự động thay đổi tỷ số truyền động bằng cách sử dụng áp suất dầu tác động tới từng li hợp hay đai bên trong. Khác biệt dễ thấy nhất là xe lắp số tự động không có chân côn. Trên hộp số tự động không có bàn đạp ly hợp, không có cần chuyển số 1, 2, 3, 4.. Bạn chỉ cần thao tác duy nhất là đưa cần chọn số vào nấc D (drive), sau đó mọi thứ đều tự động.

Ưu điểm chính của số tự động là giải phóng cho người lái khỏi chân côn và cần số, tạo sự thoải mái khi xe hoạt động trong đô thị thường xuyên tắc đường. Hộp số tự động vẫn bị coi là tiêu hao nhiều nhiên liệu Tuy nhiên, cùng với những cải tiến kỹ thuật, hộp số tự động ngày càng hiệu quả hơn và trở thành xu hướng mới tại các nước đang phát triển.

Nhược điểm của số tự động là chóng mòn hơn nên cần được bảo hành nhiều hơn, tốn kém hơn. Giá thành cũng cao hơn so với phiên bản xe số sàn tường đương.

3/ Hộp số vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission)
Không có các cặp bánh răng tạo tỷ số truyền. CVT hoạt động trên một hệ thống puli (ròng rọc) và dây đai truyền cho phép thay đổi vô cấp và liên tục, không tách biệt riêng rẽ các số.

Ưu điểm của CVT là giảm những cú sốc khi chuyển số qua đó tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, dây đai cũng có thể bị trượt và kéo giãn, làm giảm hiệu suất hoạt động.

Điểm yếu lớn nhất của CVT là không chịu được mô-men xoắn cao, do đó không ứng dụng được với xe thể thao. Song sự đơn giản của CVT đã biến chúng trở thành lý tưởng cho xe máy. Xe hybrid lắp CVT cũng đang phổ biến và hộp số này đang được sử dụng cho chiếc Toyota Prius danh tiếng.

4/ Hộp số ly hợp kép: DCT (Dual-Clutch Transmission)
Hay còn gọi là hộp số bán tự động, giúp giải phóng người lái khỏi pê-đan côn li hợp khi chuyển số. Về cơ bản, có thể mô tả DCT như sự kết hợp giữa hai bộ số sàn, gồm ly hợp, các bánh răng nhưng không có chân côn hay biến mô. Ly hợp thứ nhất điều khiển các dãy số 1-3-5. Ly hợp còn lại điều khiển dãy 2-4-6.

Ví dụ như trên hộp số PowerShift của Ford, khi người lái chuyển về chế độ D, PowerShift ở số 1, ly hợp dãy lẻ được kích hoạt. Ly hợp dãy chẵn nhả nhưng bánh răng số 2 đã sẵn sàng. Khi đạp ga, tốc độ và vòng tua máy tăng lên. Máy tính tính toán và đến thời điểm phù hợp, ly hợp dãy lẻ nhả. Ly hợp dãy chẵn kích hoạt. Xe lên số 2. Tuần tự như vậy, xe sẽ ở các cấp số phù hợp với tốc độ. Nhả chân ga giảm tốc, máy tính cũng sẽ tính toán về cấp thích hợp để khi nhấn ga trở lại, xe ở trạng thái tăng tốc tốt nhất.

Nhờ đó, việc chuyển số hoàn toàn do hệ thống điện tử điều khiển đóng-nhả hai ly hợp. Thời gian chuyển số nhanh hơn. Đồng nghĩa với việc quá trình tăng tốc êm, không bị trễ như số tự động AT thông thường.

Ưu điểm của DCt là thời gian di chuyển giữa các cặp bánh răng nhanh mất ít hơn 0,42 giây, nhanh hơn 60% với tự động thông thường, linh hoạt, liên tục, tiết kiệm nhiên liệu. Một hộp số li hợp kép 6 cấp có thể cải thiện 10% hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu so với hộp số tự động 5 cấp truyền thống.

Tuy nhiên, chi phí phụ trội để ứng dụng hộp số này không nhỏ, chương trình điều khiển phải thật chính xác, khi hỏng cũng khó sửa chữa hơn.

Với các ưu điểm trên, bộ truyền động ly hợp kép đang là trào lưu của các dòng xe hạng sang như Porsche, Audi. Còn Ford có cách đi khác khi biến hộp số ly hợp kép này trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Tiếp theo mà một thông số kỹ thuật quan trọng khác:

4/ Hệ thống dẫn động trên xe
Là bộ phận có nhiệm vụ truyền động lực từ động cơ đến các bánh xe chủ động của xe.


Hệ thống dẫn động trên xe
Toyota trang bị cho chiếc Vios 2015 hệ thống dẫn động cầu trước FWD, ngoài ra còn có 3 phương pháp dẫn động khác là: hệ dẫn động cầu sau RWD, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD, và hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD hay 4×4.
Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết ưu nhược điểm của từng loại:


Đầu tiên:
1/ FWD (Front-Wheel Drive) – hệ thống dẫn động cầu trước:

2 bánh trước sẽ trực tiếp nhận được “lực” truyền từ động cơ, chủ động quay và “kéo” 2 bánh sau lăn theo. Công nghệ này thường được trang bị cho các loại sedan cỡ nhỏ, cỡ trung, xe mini, xe điện… thậm chí là cả những chiếc sedan cỡ lớn, Crossover hay SUV.
Ưu điểm của FWD là khoảng cách từ động cơ tới bánh chủ động ngắn lại đồng nghĩa với việc động năng tiêu hao sẽ ít hơn. Các chi tiết hệ dẫn động ít và tập trung ở phía trước xe giúp tăng không gian sử dụng của xe, giảm trọng lượng cũng như khả năng tiêu thụ nhiên liệu cho xe, giảm giá thành sản xuất.

Nhược điểm của FWD là trọng lượng dồn về phía trước khiến phần đuôi nhẹ hẳn nên việc điều khiển dễ bị hiện tượng “oversteer” hay mất lái khi vào cua, bánh sau sẽ dễ bị trượt và không còn ma sát với mặt đường, nhất là trong điều kiện mặt đường trơn trượt. cùng với đó, các lực ma sát sinh ra do dẫn động, định hướng, giảm tốc và chịu tải đều dồn lên các bánh trước dẫn đến mòn nhanh, làm suy giảm hiệu suất hoạt động và tính an toàn.


2/ RWD (Rear-Wheel Drive) – hệ dẫn động cầu sau
Hoạt động của hệ thống này ngược lại FWD: 2 bánh sau quay và “đẩy” 2 bánh trước lăn theo. RWD thường được áp dụng cho những cho những chiếc xe thể thao hay xe đua tốc độ do sở hữu nhiều ưu điểm giúp năng cao rõ rệt trải nghiệm lái xe của người lái.
Do nhiều kết cấu cơ khí được chuyển từ phía trước ra đằng sau, chiếc xe sẽ có được sự cân bằng trọng lượng tốt hơn, dẫn đến khả năng vận hành ổn định hơn. Các bánh trước được giải phóng khỏi hệ truyền động giúp nó tự do trong nhiệm vụ dẫn hướng , góc “bẻ lái” rộng hơn. Cảm giác điều khiển vô-lăng của tài xế cũng sẽ êm dịu, “thật tay” và đầm hơn. Thiết kế chủ động “quay” của bánh sau sẽ cung cấp lực “đẩy” thay vì lực “kéo”, vì vậy khi xe tăng tốc thì quán tính nghỉ sẽ dồn năng lượng của nó về phía sau nhiều hơn, do đó nó sẽ làm tăng khả năng bám đường của các bánh dẫn động.

Hạn chế của hệ thống RWD là chi phí sản xuất & lắp ráp cao hơn, hệ truyền động khá phức tạp dẫn đến không gian nội thất xe bị thu hẹp, trọng lượng xe tăng theo, làm gia tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ.

3/ AWD (All-Wheel Drive) – hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian
Ở hệ dẫn động này, cả 4 bánh xe luôn luôn nhận được “lực” truyền từ động cơ xe và có thể phân phối một cách linh hoạt lượng mô-men xoắn đến từng bánh xe riêng lẻ qua đó tăng độ bám đường và đem lại khả năng vận hành ổn định cho chiếc xe.
AWD thường được trang bị trên cho các loại sedan cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng như Porsche, Subaru, BMW, Audi, Mercedes-Benz, Jaguar và Volvo với các công nghệ như:

Audi – Quattro
Acura – SH AWD
BMW – xDrive
Mercedes – 4Matic
Subaru – AWD
Volkswagen – 4Motion

4/ 4WD (4-Wheels Drive) hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian
Xe trang bị hệ thống dẫn động này có thể “quay” được cả 4 bánh cùng lúc hoặc chỉ 2 bánh thông qua một cơ cấu “gài cầu” bên trong xe. Các hệ thống 4WD khi hoạt động ở chế độ dẫn động 2 bánh (ký hiệu là 2H) thường truyền mô-men xoắn tới bánh sau như RWD. Riêng chế độ dẫn động bằng 4 bánh được ký hiệu là 4H với các cấp độ “High” và “Low” khác nhau tùy vào hãng sản xuất. Chế độ “High” thì mục đích sử dụng là để đi trên các đoạn đường trơn trượt như điều kiện trời mưa, đường tuyết. Ở chế độ “Low”, hệ truyền động sẽ cung cấp nhiều mô-men xoắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề, dốc cao hay sình lầy, sụp lún.
Công nghệ 4WD chủ yếu dùng cho các loại xe thể thao đa dụng SUV như Mitsubishi Pajero, Toyota Land Cruiser… xe địa hình Jeep Wrangler, Land Rover Defender hoặc các loại xe quân sự do có thể thay đổi momen linh hoạt giữa 4 bánh, giúp xe có thể vượt qua các địa hình khó khăn, gồ ghề, một các linh hoạt.

Thông số quan trọng cuối cùng của chiếc Vios 2015 là hệ thống phanh: Xe sử dụng phanh đĩa 4 bánh có tích hợp ABS, EBD, BA.


Các tên gọi này có thể gọi bằng một thuật ngữ khác:
5/ Các trang bị an toàn cho xe ô tô

Các trang bị an toàn cho ô tô

Trong đó, ABS, EBD, BA là những công nghệ an toàn không thể thiếu trong các mẫu xe hiện đại ngày này, hỗ trợ người lái trong những trường hợp khẩn cấp, giúp việc lái xe thực sự trở lên an toàn hơn. Chúng ta sẽ điểm qua lần lượt từng trang bị quan trọng này.
1/ Công nghệ phân bổ lực phanh điện tử EBD (Electronic Brake-force Distribution)
EBD có tác dụng phân bổ lực phanh tới các bánh để đảm bảo xe dừng một cách cân bằng nhất, quá trình này hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt.
Với những xe không trang bị EBD, có những tình huống mà lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị lệch, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường.

Ngày nay, EBD xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe giá thấp. Tuy nhiên, dòng thể thao đa dụng SUV mới là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Nguyên nhân là do SUV thường có gầm cao, trọng tải lớn nên rất dễ bị trượt bánh khi không có EBD Thực tế, sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.

2/ BA (Brake Assist) – Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp:
Thường đi cùng với EBD. BA hoạt động dựa trên các cảm biến kiểm soát trạng thái pê-đan phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bởi máy tính trung tâm.
Nếu phát hiện ra tài xế có hành động phanh gấp, BA sẽ tự động trợ giúp để quá trình diễn ra nhanh hơn. Bộ xử lý trung tâm kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp lái xe phanh gấp kịp thời và đủ mạnh. BA sẽ tự động ngừng kích hoạt ngay khi tài xế nhả chân phanh.

Ở tốc độ 100 km/h, với các điều kiện tương đương (mặt đường, kiểu xe, thao tác phanh…), thử nghiệm so sánh cho thấy việc sử dụng BA giúp rút ngắn quãng đường phanh từ 46 m (không hỗ trợ) còn 40 m.

Tuy nhiên, có một lưu ý là độ khuếch đại gần như lập tức đẩy lực phanh đạt tới mức tối đa nên nguy cơ xe bị rê bánh rất cao, do đó BA phải được lắp đặt đồng bộ với hệ thống ABS. Tính năng chống bó cứng phanh sẽ luôn kịp thời phát huy tác dụng chống lết bánh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên những bề mặt trơn trượt.

3/ Công nghệ chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Brake System)
Là một trong số những công nghệ bổ sung cho hệ thống phanh hữu dụng nhất của ngành công nghiệp ôtô thời gian gần đây. Vai trò chủ yếu của ABS, xét một cách tận cùng là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp.
Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).

Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Ngoài ra, còn một trang thiết bị khác đang trở thanh tiêu chuẩn tối thiểu cho một mẫu xe cao cấp ngày nay là:

4/ Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program)
Công dụng của hệ thống này là trong quá trình điều khiển xe, nếu đột nhiên có hiện tượng bất thường xảy ra như xe đi chệch quỹ đạo ở tốc độ cao hay vào cua bị phanh gấp (được phát hiên thông qua hệ thống cảm biến và truyền về liên tục cho hệ thống điều khiển trung tâm ) thì ngay lập tức hệ thống ESP sẽ hoạt động theo những chương trình đã được cài đặt. Lúc này cơ cấu điều khiển thủy lực trong hệ thống sẽ thông qua chương trình điện tử can thiệp vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhằm điều chỉnh góc xoay và tốc độ của từng bánh xe sao cho cân bằng với góc trượt quán tính của xe. Ngoài ra cơ cấu này sẽ tự động giảm công suất tức thời động cơ điều khiển giảm tốc độ vòng quay tại các bánh đến khi bánh xe đủ độ bám đường cần thiết, đưa xe về vùng làm việc an toàn. Nhờ vậy mà xe không thể bị chệch hướng đột ngột hay lật xe.

Theo Ủy ban an toan giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), ESP giúp giảm 35% số vụ va chạm. Nguy cơ gây tử vong của xe SUV được trang bị hệ thống cân bằng điện tử thấp hơn 67% so với trường hợp xe không có. Nghiên cứu của viện bảo hiểm an toàn đường bộ của nước này (IIHS) công bố tháng 6/2006 chỉ ra rằng nước Mỹ sẽ không mất đi 10.000 người nếu tất cả các xe đều được trang bị hệ thống cân bằng điện tử.

Ở Việt Nam, nếu cắt đi hệ thống cân bằng điện tử ESP, giá thành của một xe nhập về có thể giảm 1000 USD trở lên,tính tại thời điểm năm 2007.

Bởi vai trò không thể thay thế của hệ thống này, các hãng sản xuất xe dành khá nhiều ưu ái cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống cân bằng điện tử cho riêng mình. Mỗi hãng đều có những tên gọi khác nhau như nguyên lý hoạt động về cơ ban không có nhiều khác biệt.

_______________

Bài viết gốc: http://xe-360.com/cac-thong-so-ky-thuat-cua-xe-o-to.html

Chúc các cụ cuối tuần lái xe an toàn:D
Em lưu lại để nghiền ngẫm ạ!
 

DonanD

Xe đạp
Biển số
OF-387260
Ngày cấp bằng
15/10/15
Số km
13
Động cơ
239,530 Mã lực
Cái này em cũng ko rõ lắm cụ ạ, nhưng nghe ngóng thấy khoảng tầm 20 củ gì đó, chắc nhiều cụ trên OF biết, các cụ nào đã có kinh nghiệm về ESP cho thêm vài ý kiến ạ!
Thank cụ nhiều:)
 

Phantomas

Đi bộ
Biển số
OF-397150
Ngày cấp bằng
17/12/15
Số km
6
Động cơ
233,260 Mã lực
Tuổi
39
Các cụ cho hỏi tí?độ được cả ESP (nhiều hãng còn gọi với tên VSC) cho xe hơi cơ à!các cụ cho địa chỉ đi?cho e hóng tí...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top