Các loại vũ khí khí tài được Nga tăng cường sức mạnh quân sự trên quần đảo Kuril :

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tầu chiến Mistral :


Tàu chiến Mistral tối tân của Pháp được Nga mua đưa đến quần đảo Kuril tăng cường mặt quân sự:




Thiết kế của tàu Mistral





Tàu sân bay Mistral dài 192m, rộng 32m, có lượng rẽ nước 21,3 nghìn tấn, chạy với tốc độ trung bình 35 km/giờ và tầm hoạt động trên 17 nghìn km. Trọng tải của Mistral là 23 nghìn tấn, có thể chở 60 xe thiết giáp, hoặc 450 lính đặc nhiệm cùng 13 xe tăng. Hay chở 16 trực thăng loại Eurocopter Tiger và 450 lính đặc nhiệm trong thời gian 6 tháng. Thậm chí 700 binh lính trong thời gian ngắn. Đặc biệt, Mistral là loại tàu chiến thiên về khả năng tiến công.

Mistral có hệ thống động lực điều khiển Azipod, gồm một động cơ điện đặt trong vỏ riêng. Hệ thống này gắn ngoài thân tàu bằng cơ cấu khớp bản lề, có thể quay 360 độ quanh trục đứng. Mistral là tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống Azipod, cho phép duy trì vị trí chính xác của tàu khi trực thăng hạ cánh.




Tàu lớp Mistral có kết cấu khoang đáy khá lớn, bao gồm 3 kho chứa đủ sức tiếp nhận 16 máy bay trực thăng, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclert, 100 xe thiết giáp loại nhẹ và 4 xà lan đổ quân CMT hoặc 2 xuồng đổ bộ LCAC của Hải quân Mỹ. Mỗi kho chứa đều được lắp đặt 1 hoặc 2 thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng. Hai bên mạn tàu là khu vực phòng ở và nhà ăn, đủ sức tiếp đón một ban tham mưu cấp sư đoàn và 450 binh sĩ.
Ngoài ra, trên tàu cũng được trang bị một bệnh viện dã chiến với môt phòng mổ, 2hai phòng siêu âm, 69 giường bệnh (trong đó 19 giường phục vụ hồi sức cấp cứu).
Trên boong, tàu lớp Mistral được bố trí một sân bay đủ rộng cho 6 máy bay trực thăng đa nhiệm NH90/Tigre, có thể cất cánh cùng một lúc. Phục vụ cho công tác đổ quân - nhiệm vụ chính của một BPC, Mistral được lắp đặt một trung tâm chỉ huy rộng 850m2, trong đó có 150 trạm công tác tương ứng với 150 kỹ thuật viên.













Một chiến hạm tác chiến thuỷ lục phối hợp thế hệ mới


Sức mạnh của Mistral trong tác chiến thuỷ lục phối hợp nằm ở khả năng đổ quân nhanh với số lượng lớn các xe chiến đấu hạng nặng trên các địa hình bờ biển phức tạp. Đồng thời, các máy bay trực thăng từ Mistral có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp ở khoảng cách xa hay những hoạt động quân sự nằm sâu trong đất liền.
Khả năng tác chiến của Mistral còn được thể hiện ở hệ thống chỉ huy. Với vai trò là một tàu chỉ huy tối tân, Mistral được trang bị hệ thống chỉ huy SENIT9 - phiên bản nâng cấp từ hệ thống chỉ huy SENIT8 dùng trên tàu sân bay Charles de Gaule.
































sân bay trên tầu Mistral





Tất cả các máy bay trực thăng đang được sử dụng trong quân đội Pháp, như NH90, Eurocopter Tiger, Puma, Écureuil, Panther…, đều có thể cất cánh từ các tàu này.

Kích thước sân bay cho phép số lượng máy bay có thể hoạt động được lên tới 30 chiếc.








 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph”







































































Tên lửa của hệ thống S-400 gồm 3 loại là 9M96, 9M96E và 9M96E2.






Tổ hợp S-400 Triumph (NATO đặt tên SA-21 Growler) là phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa S-300. Trước đây, S-400 Triumph được biết đến với cái tên S-300PMU-3 tích hợp nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, hơn hẳn so với các phiên bản S-300 trước đó như S-300PMU1, S-300PMU2. S-300V… với tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot MIM-104 của quân đội Mỹ.


Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 Triumph có thể phát hiện và tiêu diệt được các mục tiêu trên không ở cự ly cách xa 400 km như các loại phi cơ ném bom chiến đấu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, đáng chú ý nhất là S-400 Triumph có thể hạ gục các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km hay một số chủng loại máy bay chiến đấu siêu âm.


S-400 Triumph được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
Sử dụng phương pháp này là giải pháp tối ưu cơ cấu phóng tên lửa, đồng thời giảm được thời gian chuyển hướng bắn của tên lửa, chính vì vậy thời gian chuẩn bị phóng được rút ngắn tới mức tối đa.









Bonus gái Nga :D :






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tổ hợp tên lửa pháo phòng không Pantsir























































































Tên lửa siêu chính xác và pháo tốc độ nhanh của tổ hợp “Chiến bào – S1” có khả năng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào, từ các loại trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa có cánh siêu âm cho đến máy bay của bọn khủng bố hàng không, trong vòng 5-6 giây sau khi phát hiện mục tiêu. “Chiến bào – S1” có thể tiêu diệt thậm chí cả những mục tiêu có bề mặt phản xạ chỉ khoảng 2-3 cm2 bay với tốc độ 1.000 m/s ở tầm xa tối đa 20 km và tầm cao 15 km.


Hệ thống điều khiển bên trong “Chiến bào – S1” có thể tác chiến độc lập hoặc tác trong đội hình chung. Nó có khả năng tự phát hiện, bám và tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên có cũng có khả năng nhận chỉ thị mục tiêu từ sở chỉ huy, các trạm rađa hoặc từ một tổ hợp “Chiến bào – S1” khác và thực hiện nhiệm tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi đảm nhiệm.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của “Chiến bào – S1” gồm hệ thống điều khiển quang điện với máy định vị hồng ngoại và rađa. Hệ thống này cho phép phát hiện, bám và tiêu diệt 2 mục tiêu đồng thời. Tốc độ tối đa là tiêu diệt 10 mục tiêu/phút. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không “Chiến bào – S1” có thể được bố trí trên xe bánh hơi hoặc xe bánh xích. Khi trang bị bánh hơi, tổ hợp này có thể tự hành với tốc độ tối đa lên tới 90 km/h. Trong điều kiện di chuyển bằng bánh xích, tốc độ của nó cũng đạt 70 km/h. Phạm vi hoạt động của tổ hợp này lên tới 500-600 km. Ngoài ra, nó còn được trang bị giáp chống đạn thường và đạn pháo.


Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tự hành “Chiến bào – S1” (phiên bản xuất khẩu) có giá thành lên tới gần 15 triệu USD. Trên thế giới hiện có quân đội của 5 nước được trang bị “Chiến bào – S1”, gồm: Nga, Arập Xêút (50 tổ hợp trị giá 734 triệu USD), Algeria (38 tổ hợp trị giá 500 triệu USD), Syria (36 tổ hợp đã trang bị và 10 tổ hợp đang đặt hàng) và Iran (10 tổ hợp đang đặt hàng thông qua Syria). Tuy nhiên các phiên bản xuất khẩu được lược bớt một số chi tiết và trang bị nhằm giảm giá thành. Do đó, các mẫu “Chiến bào – S1” xuất khẩu cũng không thể có được sức mạnh như nguyên mẫu được trang bị cho quân đội Nga.

Nga cho rằng hiện trên thế giới chưa có nước nào sản xuất được một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tự hành có sức mạnh tương tự “Chiến bào – S1”. Về mặt ý tưởng kỹ thuật, tổ hợp “Chiến bào – S1” được phát triển dựa trên nguyên mẫu tổ hợp tên lửa phòng không “Tunguski” nổi tiếng do Vasily Gryadevyj và Arkady Sipunovyj thiết kế.





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển cơ động Yakhont








































Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa đối hạm Yakhont được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu vận tải trong biên chế các đơn vị xung kích, đổ bộ hay vận tải của địch cũng như các mục tiêu có diện tích phản xạ radar lớn trên đất liền.

Cấu hình
• Các ống phóng kiêm container bảo quản tên lửa đối hạm
• Bệ phóng trên tàu nổi hoặc tàu ngầm.
• Hệ thống điều khiển hỏa lực trên tàu
• Các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra trên mặt đất

Đặc điểm
Hệ thống tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ nhờ được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar và hệ thống điều khiển kết hợp giữa bay theo quán tính và đầu dò radar. Sau khi có thông số của mục tiêu, tên lửa được phóng ở chế độ hoàn toàn tự động. Hệ thống Yakhont có thể được lắp trên các tàu nổi, tàu ngầm, bệ phóng cố định trên đất liền hoặc trên xe mang phóng cơ động. Tên lửa có thể được phóng từ các ống phóng thẳng đứng hoặc đặt nghiêng.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Tầm bắn hiệu quả tối đa:
- Ở chế độ bay cao thấp hỗn hợp: tới 300km
- Ở chế độ bay thấp: 120km
Độ cao:
- Pha đầu bay cao theo thông số được nạp khi phóng: tới 14,000m
- Độ cao hành trình ở pha cuối: không quá 10-15m
Tốc độ tối đa:
- Pha đầu: 750m/s
- Ở chế độ bay thấp/pha cuối: 680m/s
Trọng lượng tên lửa:
- Khi phóng: 3.000kg
- Trong ống phóng kiêm container: 3.900kg
Kích thước ống phóng:
- Dài: 8.900mm
- Đường kính: 720mm
Đầu đạn: 200kg
Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2-5 giây
Độ ngiêng của ống phóng: 15-90 độ
Thời gian sẵn sàng phóng trở lại kể từ khi tắt nguồn điện: không quá 4 phút
Cự ly phát hiện mục tiêu của tên lửa bằng radar: 75km
Thời gian phải kiểm tra kể từ khi tên lửa được nạp vào ống phóng: 3 năm
Giá bán ước tính:
- Tên lửa Yakhont: US$ 3 million





Sơ đồ tấn công của tổ hợp tên lửa P-800 Yakhont Bastion





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Máy bay chiến đấu SU-35








































































Kiểu Máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không
Hãng sản xuất Sukhoi
Chuyến bay đầu tiên tháng 5-1988
Tình trạng Đang hoạt động
Hãng sử dụng chính Không quân Nga
Số lượng được sản xuất 15
Chi phí máy bay 65 triệu USD (ước lượng)[2]
Được phát triển từ Sukhoi Su-30

Thiết kế và phát triển

Chương trình thử nghiệm T10-24 đã được xây dựng từ năm 1985. Các chuyến bay kiểm tra đã cất cánh vào năm 1988. Nguyên mẫu đầu tiên đã được trưng bày công khai vào năm 1992 ở Triển lãm hàng không Farnborough. Máy bay có tên gọi ban đầu là Su-27M (T-10S-70), nhưng sau đó đã đổi thành Su-35, dù tên gọi Su-27M vẫn còn tồn tại trong hệ thống tên gọi của quân đội Nga.[1] Mười một nguyên mẫu đã được chế tạo đến năm 1994. Nó bắt đầu phục vụ thử nghiệm trong không quân Nga vào năm 1995. Sau đó một phiên bản cải tiến khác từ Su-35 là Su-37 'Flanker-F' đã được phát triển song song và chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1996. Su-35 hiện nay chỉ được sản xuất cho Không quân Nga. Mới đây Su-35 đã xuất hiện trong triển lãm hàng không MAKS-2007 International Aviation and Space Salon vào tháng 8 năm 2007.
Thiết kế và phát triển

Chương trình thử nghiệm T10-24 đã được xây dựng từ năm 1985. Các chuyến bay kiểm tra đã cất cánh vào năm 1988. Nguyên mẫu đầu tiên đã được trưng bày công khai vào năm 1992 ở Triển lãm hàng không Farnborough. Máy bay có tên gọi ban đầu là Su-27M (T-10S-70), nhưng sau đó đã đổi thành Su-35, dù tên gọi Su-27M vẫn còn tồn tại trong hệ thống tên gọi của quân đội Nga.[1] Mười một nguyên mẫu đã được chế tạo đến năm 1994. Nó bắt đầu phục vụ thử nghiệm trong không quân Nga vào năm 1995. Sau đó một phiên bản cải tiến khác từ Su-35 là Su-37 'Flanker-F' đã được phát triển song song và chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1996. Su-35 hiện nay chỉ được sản xuất cho Không quân Nga. Mới đây Su-35 đã xuất hiện trong triển lãm hàng không MAKS-2007 International Aviation and Space Salon vào tháng 8 năm 2007.


Su-35 với vũ khí ở bụng


Su-35 có cánh lớn và động cơ có công suất lớn hơn với các loại khác của dòng Su-27, Su-33 'Flanker-D' và Su-35 có cùng kiểu cánh lớn và động cơ công suất lớn. Các thay đổi khác từ Su-27 và Su-30 là các cánh mũi, mũi máy bay lớn hơn, sử dụng nhiều hơn vật liệu sợi các bon, và hợp kim lithium-nhôm trong cấu trúc thân, đồng thời các cánh đuôi có hình vuông hơn và rộng hơn. Phần đầu có một rada quét mảng pha điện tử bị động cải tiến. Máy bay đã được cập nhật công nghệ điện tử hàng không và các hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và 1 radar tìm kiếm-khóa mục tiêu ở phía sau để bắn các tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động. Nó có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Su-35 có cánh lớn và động cơ có công suất lớn hơn với các loại khác của dòng Su-27, Su-33 'Flanker-D' và Su-35 có cùng kiểu cánh lớn và động cơ công suất lớn. Các thay đổi khác từ Su-27 và Su-30 là các cánh mũi, mũi máy bay lớn hơn, sử dụng nhiều hơn vật liệu sợi các bon, và hợp kim lithium-nhôm trong cấu trúc thân, đồng thời các cánh đuôi có hình vuông hơn và rộng hơn. Phần đầu có một rada quét mảng pha điện tử bị động cải tiến. Máy bay đã được cập nhật công nghệ điện tử hàng không và các hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và 1 radar tìm kiếm-khóa mục tiêu ở phía sau để bắn các tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động. Nó có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Hiện đại hóa

Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa Su-35 thành một máy bay tiêm kích thế hệ 4.5 hiện đại, tận dụng các công nghệ hiện tại đã có. Su-35 hiện đại hóa sẽ đựoc thiết kế tạm thời cho đến khi máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA (T-50) được đưa vào hoạt động.Chiếc Su-35 hiện đại hóa đầu tiên mới đây đã được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-2007 vào tháng 8-2007. Phiên bản Su-35 mới bay lần đầu vào ngày 19 thán 2-2008. Phiên bản này bay giờ đang được sản xuất để cung cấp cho khách hàng bắt đầu vào năm 2009.Su-35 hiện đại hóa được gọi là "Su-35BM" (Bolshaya Modernizatsiya - Hiện đại hóa lớn) bởi một số nguồn, nhưng Sukhoi đơn giản chỉ đề cập nó là một máy bay tiêm kích như "Su-35".


Su-35 mới bỏ đi cánh mũi và cánh tà hãm tốc độ từ thiết kế ban đầu của Su-35. Thiết kế mới có một khung máy bay gia cố nhằm tăng tuổi thọ và có một radar nhỏ hơn ở phía trước.Su-35 hiện đại hóa có phần múi mới, trong đó chứa một radar quét mảng pha điện tử bị động cải tiến và máy bay cũng được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và các hệ thống điện khác, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và radar quét sau để điều khiển tên lửa SARH. Hệ thống đẩy véc tơ 2 chiều không đối xứng đã được thử nghiệm trên Su-35 và có vẻ như sẽ làm cơ sở để phát triển Su-37. Động cơ đẩy véc tơ 2D mới có tên gọi 117S, đã được phát triển và thay thế các động cơ AL-35 hay AL-31F hiện có.



Các phiên bản
Sukhoi Su-35UB tại MAKS 2001.

Su-35
Máy bay tiêm kích một chỗ.
Su-35UB
Máy bay tiêm kích và huấn luyện hai chỗ.
Su-35BM
Máy bay tiêm kích một chỗ với hệ thống điện tử nâng cấp và những cải tiến khác ở thân máy bay.

Quốc gia sử dụng:
* Không quân Nga

Đặc điểm riêng

* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 21.9 m (72.9 ft)
* Sải cánh: 15.3 m (50.2 ft)
* Chiều cao: 5.90 m (19.4 ft)
* Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 17.500 kg (38.600 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 25.300 kg (56.660 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.060 lb)
* Động cơ: 2× Lyulka AL-35F
o Lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc
o Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

* Vận tốc cực đại: Mach 2.25 (2.500 km/h, 1.550 mph)
* Tầm bay: 3.600 km (1.940 nmi)
* Tầm bay tuần tiễu: 4.500 km (2.430 nmi) với thùng nhiên liệu phụ
* Trần bay: 18.000 m (59.100 ft)
* Vận tốc lên cao: >280 m/s (>55.100 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 408 kg/m² (84.9 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 1.1

Vũ khí

* 1× pháo 30 mm GSh-30 với 150 viên đạn
* 2× giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73 (AA-11 "Archer") hoặc thiết bị ECM
* 12× giá treo ở cánh và thân cho 8.000 kg (17.630 lb) vũ khí, bao gồm:
o Tên lửa không đối không
+ AA-12 Adder (R-77)
+ AA-11 Archer (R-73)
+ AA-10 Alamo (R-27)
o Tên lửa không đối đất và đối hải
+ AS-17 Krypton (Kh-31)
+ AS-16 Kickback (Kh-15)
+ AS-10 Karen (Kh-25ML)
+ AS-14 Kedge (Kh-29)
+ AS-15 Kent (Kh-55)
+ AS-13 Kingbolt (Kh-59)
o Bom
+ KAB-500L
+ KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV
+ FAB-100/250/500/750/1000
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Các loại máy bay chống tàu ngầm như :




Illyushin -Il 38











Kamov Ka-25









Ka-28

















 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Mà cái S400 nó là Triumf chứ không phải Triumph đâu mợ 9 nhá :))
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,823
Động cơ
572,101 Mã lực
Ước j e có quả đầu kéo của hệ thống S400 nhỉ, quả đấy vận chuyển gỗ lậu thì tuyệt :-bd
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,428
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Các loại tầu hộ tống như :




tầu hộ tống Steregushchy










Tàu hộ tống tàng hình thế hệ mới Soobrazitelny






Tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard








 

dbp

Xe tải
Biển số
OF-1627
Ngày cấp bằng
1/9/06
Số km
206
Động cơ
574,530 Mã lực

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,239
Động cơ
276,515 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về quốc phòng VN mình vẫn được cấu tạo như Liên Xô (trước đây) và Nga (bây giờ) ... :-bd
Để bảo vệ được Tổ quốc, nếu QĐNDVN được trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại (của Nga và các nước khác) thì tuyệt vời %%-
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
58,394
Động cơ
5,674,581 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Về quốc phòng VN mình vẫn được cấu tạo như Liên Xô (trước đây) và Nga (bây giờ) ... :-bd
Để bảo vệ được Tổ quốc, nếu QĐNDVN được trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại (của Nga và các nước khác) thì tuyệt vời %%-
Cứ nghe như là nếu LIV được tăng cường lực lượng thì chiến chả sợ đội nào ý cụ nhờ ?
 

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,239
Động cơ
276,515 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cứ nghe như là nếu LIV được tăng cường lực lượng thì chiến chả sợ đội nào ý cụ nhờ ?
Hic ... đi đâu cũng gặp cụ 8->
Bóng đá là vui chơi giải trí, còn bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ và quyền lợi (2 phạm trù khác nhau mà) @};-
 

TieuCai

Xe đạp
Biển số
OF-32597
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
36
Động cơ
478,880 Mã lực
Chỗ Bonus của cụ Cửu là hay nhất:x, Lương Mỹ, vợ Nga :x. Trong số này em quan tâm đặc biệt đến S400 và dàn tên lửa phòng không. Sức mạnh , độ cơ động. Hi vọng tương lai gần Vn mình sẽ có những mặt hàng như vậy.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Để bảo vệ được Tổ quốc, nếu QĐNDVN được trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại (của Nga và các nước khác) thì tuyệt vời %%-
Nếu các cụ cứ tăng cường nộp Thuế thì sẽ có nhiều hàng hịn ngay thôi, he2
Chỗ Bonus của cụ Cửu là hay nhất:x, Lương Mỹ, vợ Nga :x. Trong số này em quan tâm đặc biệt đến S400 và dàn tên lửa phòng không. Sức mạnh , độ cơ động. Hi vọng tương lai gần Vn mình sẽ có những mặt hàng như vậy.
S400 thì bây giờ VN mình thừa sức mua nhưng vấn đề ở chỗ là vẫn còn cái cấm vận vũ khí sát thương trên 300km :D
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,392
Động cơ
641,331 Mã lực
Nói chung chân lý thuộc về kẻ mạnh, Nga cũng thế, Nhật cũng vậy. Đế chế Nga hùng mạnh đến giờ là kết quả của cả 1 quá trình xâm lược mở rộng lãnh thổ không ngừng, thế nên bây giờ mới có lắm khủng bố đến thế. Đời vẫn vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top