[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,432 Mã lực
Tuổi
38
Cụ đừng làm ô uế cái danh trường Bách Khoa nhé.
Không phải tự nhiên mà người ta phân bố các nhà máy điện ở đều khắp khu vực đâu. Không phải tự nhiên có câu điện đầu nguồn với điện cuối nguồn đâu nha. Không nói sâu vào vấn đề kỹ thuật điện. Ở đây đang nói chuyện tại sao dân Việt PHẢI mua điện mặt trời giá cao quá mức bằng mệnh lệnh hành chính chứ không phải bằng cơ chế thị trường?
Em nhắc lại, cụ ko biết thì ko nên chém bừa, người biết ngta khinh cho đấy. Cụ có hiểu thế nào là hòa đồng bộ? Tại sao phải hòa đồng bộ ko?

Ngta phân bố đều là để giảm tải cho đường dây 500kV Bắc Nam. Nếu tải ở Nam quá nhiều mà nhà máy điện ít thì điện sẽ phải truyền từ Bắc vào Nam nhiều hơn thông qua đường dây đó.

Nhà nước khuyến khích điện máy trời với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tự sử dụng ở công ty, nhà xưởng của mình. Tức là tự làm tự dùng, thậm chí còn giảm được công suất truyền tải của hệ thống vào buổi trưa. Tuy nhiên, tư nhân họ lại nghĩ khác, chỗ nào nhiều nắng nhất thì ta làm. Điều này dẫn tới quá tải công suất phát tại 1 số điểm như Ninh Thuận do chưa chuẩn bị kịp hệ thống để nhận điện từ các NMĐ mới. Người ngu thì lại bảo gây khó dễ chính sách với làm ra rồi ko mua.

Chuyện điện đầu nguồn cuối nguồn thì tôi phân tích nốt cho cụ thấy độ ngu của cụ nhé. Ở hạ thế, vùng nông thôn, do dân ở thưa thớt, phải truyền tải điện đi xa nên điện ở cuối nguồn thường bị tụt áp. Người ta khắc phục bằng cách tăng áp ở đầu trạm lên, cỡ 240v. Hộ nào xa quá vẫn tụt thì phải mua ổn áp về dùng. Còn ở Trung và Cao áp người ta xây dựng các trạm bù, ngoài bù áp người ta còn bù dung. Dây điện có tính cảm, truyền tải đi xa sẽ làm cos phi thấp đi, bù dung để đảm bảo cos phi cao nhất có thể.

Nhớ nhé, sau dốt thì ngồi phân tích kinh tế thôi. Giá vàng, giá chứng với cổ ấy, sai sót chả chết ai cả. Ngồi chém kỹ thuật người ta cười cho đấy, ko hay đâu.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
em cũng vậy, còn đội nào nói bỏ cái dần cái điện hạt nhân này là sai, bỏ nó giờ xài cái gì, năng lượng gió hay mặt trời á, quá phụ thuộc vào tự nhiên.
Bọn tây nó bỏ một số nhà máy điện hạt nhân và điện than. Nguyên nhân là do:
- Công nghệ quá cũ, hết niên hạn nên bỏ.
- Công nghệ cũ, hiệu quả kinh tế thấp nên bỏ.
- Nhu cầu thị trường thấp hơn so với cách đây vài chục năm:> bắt buộc phải loại bỏ một số nhà máy điện.
Nhưng khi ra truyền thông thì: "Chúng mình từ bỏ năng lượng truyền thông để sử dụng năng lượng xanh". -> Mục đích cuối cùng vẫn là lùa gà ở các nước nghèo mua thiết bị điện xanh. Còn thiết bị điện truyền thống VN và nhiều nước đã làm được với giá rẻ bị gạt ra. Cạnh tranh toàn cầu nó phải đẳng cấp như thế.
 

Demhoangvu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562444
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
727
Động cơ
156,908 Mã lực
Tuổi
34
Lợi ích của điện áp mái rất lớn, doanh nghiệp nên làm.
Cụ phán như thánh, thế nào là ăn cắp.
Em ví dụ 1 cơ sở kinh doanh bị áp điện 3 mức giá. Thời điểm buổi trưa giá điện lên tới hơn 4k 1 số. Tuy nhiên, nếu dùng điện áp mái, thời điểm này lại là lúc nắng nhất, khai thác được nhiều công suất nhất. Riêng phần tự dùng đang từ mức phải mua là hơn 4k, giờ tự mình mua của mình với giá 2k, cái nào lợi hơn?

Cụ nên định nghĩa lại cái áp mái. Áp mái tức là tự mình sản xuất rồi tự mình mua của mình. Đồng hồ đo là đồng hồ 2 chiều, thiếu thì vay của evn, thừa đem trả.
Vâng ạ, cám ơn cụ đã chỉ dạy, Em là người lập ra tầm vài chục bộ hồ sơ đầu tư điện mặt trời áp mái ~1mwp như thế này. Cũng thi công , ký hợp đồng mua bán điện với điện lực tầm chục công trình rồi cụ ạ. Cụ nhiều tiền, muốn dùng điện mặt trời thì mời cụ tiến hành thôi.
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,432 Mã lực
Tuổi
38
Nếu tất cả các hộ dân, các doanh nghiệp trong các khu vực nhiều nắng (từ miền Trung hất vào) cùng đầu tư điện mặt trời thì cực kỳ lợi thế cho cả nhà nước lẫn người dân.

1. Người dân tự mua điện của mình sản xuất ra. Nhất là thời điểm buổi trưa, giá điện kinh doanh lúc này lên tới trên 4k 1 số.
2. Ko mất tiền thuê mặt bằng vì tận dụng mái.
3. Sản xuất ra ko lo ế, vì tự mình bán cho mình. Bán được giá cao nhất nữa, vì mình chính là khách hàng mua lẻ. Cũng chả lo nhà nước ko mua hoặc mua giá thấp, vì nhà nước tự khấu trừ phần chênh lệch.
4. Giảm áp lực truyền tải vào giờ cao điểm buổi trưa cho toàn hệ thống. Vì người dân tự sản xuất ra để dùng được tương đối rồi.
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,432 Mã lực
Tuổi
38
Đây chưa chém về kỹ thuật. Và cũng ko rảnh để chém về kỹ thuật.
Chỉ nói vấn đề nhỏ mà to: tại sao nước ít bức xạ và giàu có như Anh mua điện mặt trời với giá 5.92 cent, còn nước có bức xạ nhiều như VN lại mua điện với giá 9.35 cent?
Để khuyến khích dân đầu tư, tự cung tự cấp cho mình. Lợi ích thì em phân tích rồi mời cụ đọc.
Nếu tất cả các hộ dân, các doanh nghiệp trong các khu vực nhiều nắng (từ miền Trung hất vào) cùng đầu tư điện mặt trời thì cực kỳ lợi thế cho cả nhà nước lẫn người dân.

1. Người dân tự mua điện của mình sản xuất ra. Nhất là thời điểm buổi trưa, giá điện kinh doanh lúc này lên tới trên 4k 1 số.
2. Ko mất tiền thuê mặt bằng vì tận dụng mái.
3. Sản xuất ra ko lo ế, vì tự mình bán cho mình. Bán được giá cao nhất nữa, vì mình chính là khách hàng mua lẻ. Cũng chả lo nhà nước ko mua hoặc mua giá thấp, vì nhà nước tự khấu trừ phần chênh lệch.
4. Giảm áp lực truyền tải vào giờ cao điểm buổi trưa cho toàn hệ thống. Vì người dân tự sản xuất ra để dùng được tương đối rồi.
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,370
Động cơ
256,547 Mã lực
Thủy điện ở VN thấy bảo ko còn tiềm năng pt mới do ko có địa điểm nào đặt nữa. Đêt đảm bảo an ninh năng lượng thì phải làm vậy thôi cụ
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,432 Mã lực
Tuổi
38
Vâng ạ, cám ơn cụ đã chỉ dạy, Em là người lập ra tầm vài chục bộ hồ sơ đầu tư điện mặt trời áp mái ~1mwp như thế này. Cũng thi công , ký hợp đồng mua bán điện với điện lực tầm chục công trình rồi cụ ạ. Cụ nhiều tiền, muốn dùng điện mặt trời thì mời cụ tiến hành thôi.
Nếu em sống trong khu nhiều nắng.
Nếu em có sẵn diện tích mái, ko phải thuê.
Đương nhiên em sẽ đầu tư, tự cung tự cấp cho gia đình, doanh nghiệp mình.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
Các cơ quan cần phân biệt khác nhau:
A0 hay (NLDC/National Load Dispach Center), điều độ A0 vận hành hệ thống điện quốc gia trên toàn quốc bao gồm hệ thống đường dây điện 500kV/220kV các trạm biến áp 500kV/220kV, dưới A0 có A1 miền bắc, A2 miền nam và A3 miền trung. Còn bên mua bán điện là do Công ty mua bán điện EPTC (của EVN), công ty EPTC hợp đồng mua bán điện với tất cả các nguồn điện có công suất 30MW trở lên.
Vâng, em ko muốn đi sâu vào kỹ thuật.
Nhưng đại khái A0, A1, A2,A3 sẽ phải tính toán giữa hộ tiêu thụ điện và các nhà cung cấp, làm sao để đảm bảo cân bằng giữa nguồn cung và cầu là bằng nhau. Vì nếu cung lớn, tức là các nhà máy phát công suất lớn hơn tiêu thụ thì phần điện dư thừa sẽ phải đổ bỏ (hao phí). Dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Nhưng nguồn điện mặt trời trồi sụt theo thời tiết, đang năng chang chang bông có đám mây đen là nguồn điện mất 7-80% trong 10-20 phút là chuyện bình thường.
Nếu tỷ trọng điện mặt trời lớn lên trong A0, khi sụt nguồn thì bắt buộc phải có nguồn khác bù đắp, việc huy động nguồn khác bù đắp trong 10-20 phút là không khả thi. Để giải quyết bài toán bù đắp sụt công suất do điện mặt trời thì A0 phải cho một số nhà máy chạy không tải để bù ngay khi ĐMT sụt nguồn. -> Hao phí nguồn điện.
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,370
Động cơ
256,547 Mã lực
Thủy điện hòa bình và sơn là phụ thuộc nc sông Đà, mà sông này bắt nguồn từ tQ. Cứ nhìn cái mê kông là biết vì sao chúng ta phải đề phòng sông Đà
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,039
Động cơ
288,249 Mã lực
Em ủng hộ tất cả các loại điện, kể cả điện mặt trời. Nhưng nó phải hợp lý.
Cụ thể là mua điện mặt trời bằng giá 5.2 cent/kWh ở Thái Lan thôi cũng được. Chứ chưa cần 1.335 cent như ở UAE.
Cái đáng nói ở đây không phải vấn đề không nên đầu tư điện mặt trời, mà vấn cần làm rõ xem tại sao lại phải mua giá 9.35 cent?
Tình huống thực tế: Nhà đầu tư Việt xin dự án được hỗ trợ chính phủ xong rồi bán lại cho nước ngoài, người nước ngoài ăn cái hỗ trợ chính phủ bằng cách lách luật dễ dàng, và người hỗ trợ ở đây chính là dân. Rõ ràng là đang có chuyện thằng béo nuôi thằng nghiện.
Em nhắc lại: Em không phản đối điện mặt trời, em chỉ muốn tìm hiểu tại sao nước ngoài họ bán điện với giá từ 1.53 - 7 cent trong khi VN mua tới 9.35 cent?
sao nói mãi mà bác không hiểu là giờ không còn giá 9.35 vậy? Có tính thì bác tính giùm là solar farm giá 7.8c và áp mái 8.36c.

Bác so với Thái thì càng nực cười, chứng tỏ bác chẳng hiểu gì mà chỉ thích chê.

Thứ nhất là giá 5.2c của THái không phải giá mua ĐMT (FIT), mà là giá net metering. Tức là dân Thái sản xuất bao nhiêu ĐMT thì được hạ từng đó số điện trong bill (bất kể có xài hay không), nếu sx dư mới bán giá 5.2c. Với cách tính này thì giá DMT áp mái thực tế cao hơn VN rất nhiều. Tui lấy VD nhà tui:
- mỗi tháng xài 1000kwh
- đmt sản xuất ra đúng 1000kwh
- tui xài trực tiếp được 500kwh, tiết kiệm được 3220d x 500. Còn lại 500kwh bán giá 2160 (9.35c) ==> giá trung bình 2690d/kwh
- Nếu tui được net metering thì EVN sẽ trừ toàn bộ 1000kwh điện tui sản xuất ra vào bill của tui ==> toàn bộ 1000kwh đó coi như tui bán được giá 2990d ==> giá trung bình 2990

Nước nào đang mua ĐMT giá cao hơn? Thực tế hiện nay rất ít nước còn làm net metering, vì cơ chế đó giá quá hời cho điện áp mái, khiến giá mua điện bị đội lên. VN hồi 2017 dự thảo luật là net metering, sau phải bỏ vì biết không kham nổi.

Ngoài ra thì gửi bác lịch sử giá FIT của Thái solar farm: https://pugnatorius.com/solar/
2013 giá 6.68 baht. 2018 (giá cuối cùng) 2.44 baht.
1 USD hiện nay ăn 31.7 baht. 6.68 baht = 22 cent và 2.44 baht = 7.6 cent. Cho ông khỏi bảo Thái mua ĐMT giá rẻ nữa. Chưa kể là nó làm trước VN xa, thị trường mở rộng trước bao giờ cũng đẩy giá thành xuống thấp hơn (nhiều người mua kẻ bán) ==> giá nó lẽ ra phải rẻ hơn VN nhiều mới đúng.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,239
Động cơ
14,648 Mã lực
Em ủng hộ tất cả các loại điện, kể cả điện mặt trời. Nhưng nó phải hợp lý.
Cụ thể là mua điện mặt trời bằng giá 5.2 cent/kWh ở Thái Lan thôi cũng được. Chứ chưa cần 1.335 cent như ở UAE.
Cái đáng nói ở đây không phải vấn đề không nên đầu tư điện mặt trời, mà vấn cần làm rõ xem tại sao lại phải mua giá 9.35 cent?
Tình huống thực tế: Nhà đầu tư Việt xin dự án được hỗ trợ chính phủ xong rồi bán lại cho nước ngoài, người nước ngoài ăn cái hỗ trợ chính phủ bằng cách lách luật dễ dàng, và người hỗ trợ ở đây chính là dân. Rõ ràng là đang có chuyện thằng béo nuôi thằng nghiện.
Em nhắc lại: Em không phản đối điện mặt trời, em chỉ muốn tìm hiểu tại sao nước ngoài họ bán điện với giá từ 1.53 - 7 cent trong khi VN mua tới 9.35 cent?
Thế cụ phải cụ chủ thớt xem Thái nó mua với giá 5.2 cent/kWh thì Thái phải làm gì cho nhà đâu tư không?
Vd miễn thuế, miễn tiền thuê đất...xây dựng hạ tầng. Mà cái này là lấy từ tiền thuế của dân Thái thì phải?
:P:P:P:P
 

Demhoangvu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562444
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
727
Động cơ
156,908 Mã lực
Tuổi
34
Nếu em sống trong khu nhiều nắng.
Nếu em có sẵn diện tích mái, ko phải thuê.
Đương nhiên em sẽ đầu tư, tự cung tự cấp cho gia đình, doanh nghiệp mình.
Điện áp mái chỉ là một phần nhỏ của điện mặt trời, nó ít tính ăn cắp nhất. Cụ lấy điện mặt trời áp mái để đánh giá toàn bộ điện mặt trời là thầy bói xem voi rồi.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
sao nói mãi mà bác không hiểu là giờ không còn giá 9.35 vậy? Có tính thì bác tính giùm là solar farm giá 7.8c và áp mái 8.36c.

Bác so với Thái thì càng nực cười, chứng tỏ bác chẳng hiểu gì mà chỉ thích chê.

Thứ nhất là giá 5.2c của THái không phải giá mua ĐMT (FIT), mà là giá net metering. Tức là dân Thái sản xuất bao nhiêu ĐMT thì được hạ từng đó số điện trong bill (bất kể có xài hay không), nếu sx dư mới bán giá 5.2c. Với cách tính này thì giá DMT áp mái thực tế cao hơn VN rất nhiều. Tui lấy VD nhà tui:
- mỗi tháng xài 1000kwh
- đmt sản xuất ra đúng 1000kwh
- tui xài trực tiếp được 500kwh, tiết kiệm được 3220d x 500. Còn lại 500kwh bán giá 2160 (9.35c) ==> giá trung bình 2690d/kwh
- Nếu tui được net metering thì EVN sẽ trừ toàn bộ 1000kwh điện tui sản xuất ra vào bill của tui ==> toàn bộ 1000kwh đó coi như tui bán được giá 2990d ==> giá trung bình 2990

Nước nào đang mua ĐMT giá cao hơn? Thực tế hiện nay rất ít nước còn làm net metering, vì cơ chế đó giá quá hời cho điện áp mái, khiến giá mua điện bị đội lên. VN hồi 2017 dự thảo luật là net metering, sau phải bỏ vì biết không kham nổi.

Ngoài ra thì gửi bác lịch sử giá FIT của Thái solar farm: https://pugnatorius.com/solar/
2013 giá 6.68 baht. 2018 (giá cuối cùng) 2.44 baht.
1 USD hiện nay ăn 31.7 baht. 6.68 baht = 22 cent và 2.44 baht = 7.6 cent. Cho ông khỏi bảo Thái mua ĐMT giá rẻ nữa. Chưa kể là nó làm trước VN xa, thị trường mở rộng trước bao giờ cũng đẩy giá thành xuống thấp hơn (nhiều người mua kẻ bán) ==> giá nó lẽ ra phải rẻ hơn VN nhiều mới đúng.
Cụ cố gắng lấp liếm về giá mua điện làm gì?
Giá 9.35c là giá đã được ký kết với hàng chục nhà đầu tư, và duy trì mức giá tối thiểu đó trong hơn 20 năm. Có nghĩa là hiện tại dân VN đang mua điện nguồn mặt trời với giá 9.35c. Còn các dự án thấp hơn 9.35c đã triển khai được bao nhiêu cái?
So với các nước, rõ ràng là VN đang phải mua đắt cho sản phẩm chất lượng thấp. Điện mặt trời ở VN đang đắt nhất nhì thế giới, trong khi các nước kém tài nguyên bức xạ mặt trời hơn VN nhiều cũng có giá rẻ hơn. Vấn đề ở đây là dân đang bị hút máu thông qua tiêu thụ điện mặt trời.
Còn nếu đấu sòng phẳng thì đâu ai nói gì?
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,071
Động cơ
393,311 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Vâng, em ko muốn đi sâu vào kỹ thuật.
Nhưng đại khái A0, A1, A2,A3 sẽ phải tính toán giữa hộ tiêu thụ điện và các nhà cung cấp, làm sao để đảm bảo cân bằng giữa nguồn cung và cầu là bằng nhau. Vì nếu cung lớn, tức là các nhà máy phát công suất lớn hơn tiêu thụ thì phần điện dư thừa sẽ phải đổ bỏ (hao phí). Dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Nhưng nguồn điện mặt trời trồi sụt theo thời tiết, đang năng chang chang bông có đám mây đen là nguồn điện mất 7-80% trong 10-20 phút là chuyện bình thường.
Nếu tỷ trọng điện mặt trời lớn lên trong A0, khi sụt nguồn thì bắt buộc phải có nguồn khác bù đắp, việc huy động nguồn khác bù đắp trong 10-20 phút là không khả thi. Để giải quyết bài toán bù đắp sụt công suất do điện mặt trời thì A0 phải cho một số nhà máy chạy không tải để bù ngay khi ĐMT sụt nguồn. -> Hao phí nguồn điện.
Cùng thắc mắc vấn đề cụ nêu. Thực tế có phải vậy không, hay họ làm thế nào? Chứ điện làm sao cất đi dùng dần được, kiểu này càng phát triển điện xanh càng phí phạm năng lượng khác không chừng
 

IP man

Tháo bánh
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,293
Động cơ
73,556 Mã lực
Cụ đừng làm ô uế cái danh trường Bách Khoa nhé.
Không phải tự nhiên mà người ta phân bố các nhà máy điện ở đều khắp khu vực đâu. Không phải tự nhiên có câu điện đầu nguồn với điện cuối nguồn đâu nha. Không nói sâu vào vấn đề kỹ thuật điện. Ở đây đang nói chuyện tại sao dân Việt PHẢI mua điện mặt trời giá cao quá mức bằng mệnh lệnh hành chính chứ không phải bằng cơ chế thị trường?
Cụ nhầm, cả về kinh tế lẫn thị trường.
- Thứ nhất, chẳng có mệnh lệnh nào ở đây. Nhà nước muốn kêu gọi đầu tư thì trả giá 9 cent, còn nếu chỉ trả 7-8 cent thì nhà đầu tư nó đi chỗ khác. Đơn giản, dễ hiểu, fair, kinh tế thị trường.
- Thứ hai, giá 9 cent là giá của EVN mua của các nhà máy phát điện, ko phải dân Việt mua. EVN mua về trộn với 1 loạt các nguồn khác mới ra giá bán cho dân. Mà không phải cứ giá mua điện mặt trời cao là giá bán lẻ sẽ cao tương ứng, vì lúc đó các nguồn khác sẽ phải hạ giá để được huy động vì đã tham gia vào thị trường cạnh tranh.
- Thứ ba, đối với nhà máy điện thì giá không phải là tất cả, quan trọng là sản lượng được huy động vì điện là hàng hoá đặc biệt sản xuất nhưng không có tồn kho. Thế nên cụ chỉ so sánh về giá là sai hoàn toàn. 1 thằng giá 9 cent nhưng chỉ được huy động 80% thì còn kém hiệu quả hơn thằng 8 cent mà được huy động 100%. Như cụ trên đã nói, để mà điều phối việc huy động còn có A0, còn cả 1 cục là cục điều tiết điện lực nữa chứ không đơn giản.
Vài khái niệm cơ bản góp ý cho cụ.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
Cùng thắc mắc vấn đề cụ nêu. Thực tế có phải vậy không, hay họ làm thế nào? Chứ điện làm sao cất đi dùng dần được, kiểu này càng phát triển điện xanh càng phí phạm năng lượng khác không chừng
Thì đúng thế đấy cụ. Tỷ trọng điện mặt trời tăng lên thì phải có 1 thằng chạy kèm mà không phục vụ sản xuất. Để khi điện mặt trời sụt áp thì thằng chạy kèm nhảy vào. Nên tỷ lệ hao phí điện điều độ sẽ tăng lên, mà thực chất, thằng chạy kèm phải là thằng khỏe, thằng có chất lượng. Dân Việt mua điện mặt trời giá 9.35c xong rồi còn phải thanh toán thêm 1 phần nữa cho thằng chạy kèm để chờ bù sụt áp, sụt công suất của điện mặt trời. Nói chung là thiệt đơn thiệt kép.
Ở nước ngoài, khi công suất nguồn dư thừa thì có sụt áp cũng có sẵn để bù ngay, không đáng ngại về mặt kỹ thuật và kinh tế. Ở VN thì khác.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,043
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
50
Bỏ dần rồi cụ.

Ông mặt trời từng giây cấp hàng Gygawatt cho con người, nên tận dụng, cần gì đến hột nhân.
1 ngày ông mặt giời mở mắt được mấy tiếng ???
Có biết giời sợ ai ???
Riêng cái “cần gì đến hột nhân” đã thể hiện trong đầu cụ có cái gì :)) :)) :))
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,653
Động cơ
198,063 Mã lực
Cụ thấy than chưa khai thác, quặng chưa khai thác có độc hại không?
Xỉ đốt lò thì cũng như than với quặng thôi, nếu ăn vào người thì chết người, nhưng nếu chôn xuống đất chỗ hợp lý thì nó là tài nguyên, là vật liệu xây dựng.
Còn việc dân biểu tình thì thiếu gì lý do. Có thể dân ở quá gần nhà máy, trong phạm vi ảnh hưởng của nhà máy. Nếu vậy thì giải tỏa dân đến nơi cách nhà máy ở khoảng cách hợp lý là được. Cũng có thể biểu tình vì lý do khác. (Ví dụ như có người thuê biểu tình, biểu tình để gây áp lực với chính quyền..)
Cụ miệng lưỡi ghê gớm quá, ngụy biện ghê gớm quá. Cụ đánh đồng tro bay với quặng than. Than quặng thì nó to , nó bự, nó không bay trên trời, không gây ô nhiễm không khí, không làm tổn thương phổi. Tro bay thì nó bé li ti tầm vài Phần ngàn của mili mét thôi. thổi đầy trời thì biết nó gây hại như nào.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,071
Động cơ
393,311 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Thì đúng thế đấy cụ. Tỷ trọng điện mặt trời tăng lên thì phải có 1 thằng chạy kèm mà không phục vụ sản xuất. Để khi điện mặt trời sụt áp thì thằng chạy kèm nhảy vào. Nên tỷ lệ hao phí điện điều độ sẽ tăng lên, mà thực chất, thằng chạy kèm phải là thằng khỏe, thằng có chất lượng. Dân Việt mua điện mặt trời giá 9.35c xong rồi còn phải thanh toán thêm 1 phần nữa cho thằng chạy kèm để chờ bù sụt áp, sụt công suất của điện mặt trời. Nói chung là thiệt đơn thiệt kép.
Ở nước ngoài, khi công suất nguồn dư thừa thì có sụt áp cũng có sẵn để bù ngay, không đáng ngại về mặt kỹ thuật và kinh tế. Ở VN thì khác.
Ra vậy, thank cụ. Cụ cho hỏi luôn, giá điện hột nhơn thế giới nhiêu cent, hồi trước mình định xây thì ước giá nhiêu cent ạ.
Cứ nói rẻ, hẳn là có số liệu, ta đem dán vào mồm bọn cuồng chơi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top