Trong khi loạt dự án điện gió báo lỗ, Công ty Điện gió Phong Liệu vừa công bố thông tin định kỳ về chỉ tiêu tài chính cơ bản. Theo đó, năm 2022, Phong Liệu ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỉ đồng, tăng 2,7 lần so với mức 46 tỉ đồng năm 2021.
Lợi nhuận giúp vốn chủ sở hữu của Phong Liệu tăng tương ứng, lên 675 tỉ đồng, qua đó giúp các chỉ số nợ trên vốn của doanh nghiệp giảm xuống. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Phong Liệu thời điểm cuối năm 2022 là 1,68 lần, giảm so với mức 2,26 lần cuối năm 2021.
Điện gió Phong Liệu là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Phong Liệu tại xã Tân Thành và Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Dự án này có công suất 48 MW, tổng mức đầu tư 1.600 tỉ đồng. Dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2021.
Tương tự, Công ty TNHH Điện gió REE Trà Vinh (REE Trà Vinh WindPower) trong năm 2022 ghi nhận doanh thu 328 tỉ đồng và lợi nhuận 107 tỉ đồng ngay sau năm đầu tiên đi vào vận hành thương mại.
Dự án điện gió của REE bắt đầu triển khai thi công từ quý II/2020, quy mô đầu tư hơn 2.100 tỉ đồng. Theo REE, dự án đưa vào vận hành thương mại từ ngày 27/10/2021 và đã đủ tiêu chí để được áp dụng giá điện ưu đãi trong thời hạn 20 năm đối với điện gió gần bờ theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy có thể khẳng định rằng, các dự án điện gió thua lỗ là sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, dẫn đến chi phí lãi vay tăng mạnh, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất tăng cao như thời gian qua. Đây là vấn đề quản trị tài chính của doanh nghiệp, không liên quan đến các chính sách của Việt Nam đối với điện gió nói riêng và phát triển năng lượng tái tạo nói chung.
Vừa qua, Công ty Điện gió Phong Liệu công bố thông tin tài chính năm 2022 với lợi nhuận sau thuế tới 124 tỉ đồng đã làm dư luận khá “hoang mang”.
petrovietnam.petrotimes.vn