[CCCĐ] Câu chuyện một dòng sông, Mê Kông ký sự phiên bản Chuot_ngo

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Hôm qua có đọc một đoạn rất hay xin được thuật lại cho các bác
Tùng Tán Cán Bố là vị vua vĩ đại nhất của Tây Tạng bởi những thành quả chính trị văn hoá. Ông được coi là hiện thân của phật quan thế âm vì có màng ở tay. Theo quan điểm của em ông này bị đột biến nên có cái loại màng tay như mấy con vịt í ạ, là do trong quá trình hình thành phôi không hoàn chỉnh. Thế nhưng vua chúa mà lại, lịch sử do mình viết, mình thần thành hoá bản thân thì hiệu quả chính trị cao hơn đặc biệt đó là thời kì đầu Phật giáo được truyền vào Tây Tạng.
Như đã nói ở trên Tùng Tán Cán Bố lấy công chúa Văn Thành của nhà Đường. Nhưng quá trình cầu hôn nghe đâu rất gian nan, em đọc thì mất cỡ mấy năm. Lần đầu cầu hôn bị Lý Thế Dân từ chối thẳng thừng. Nặng không nghe thì dùng nắm đấm, Tùng Tán Cán Bố đã xua quân đánh vào Tứ Xuyên ngày nay để ép cưới, mặc dù quân của Tùng Tán Cán Bố thua nhưng mà cuối cùng Thái Tông cũng quyết định gả công chúa cho Tùng Tán Cán Bố. Nhưng có một phiên bản khác cái này mang tính truyền thuyết, ngoài Tùng Tán Cán Bố thì có 5 sứ giả cũng đến cầu hôn công chúa. Nhà vua đành chơi trò đốvui đó là đưa ra "cửu khúc minh châu" và một sợi tơ bắt xuyên qua viên minh châu. Cái trò này ngày xưa đố được chứ giờ mà đố thì bọn trẻ con nó cũng làm được. Buộc tơ vào bụng kiến đầu bên kia bôi mật cho kiến bò sang kéo sợi tơ sang. Ngoài ra Đường Thái Tông còn vài trò đố vui nữa để hành hạ sứ giả. Cuối cùng thì vẫn gả công chúa cho Tùng Tán Cán Bố.

Nói chung theo quan điểm cá nhân thì chính sức mạng của Tây Tạng thời đó khiến nhà Đường buộc phải gả công cháu đi. Công chúa Văn Thành theo lịch sử Trung Quốc thì rất có công với dân Tạng như kiểu khuyến nông, mang hạt giống, dệt tơ... Nhưng mà lịch sử Tây Tạng thì không có ghi chép cái này, chỉ nói về việc công chúa mang đạo Phật đến cùng với công chúa Nepal thui ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Ngày tiếp theo của hành trình đó là Tu viện Drepung, ở Tibet có 3 tu viện lớn đó là Drepung, Sera và Gaden. Số bọn em khá đen đủi vì hôm đó đi thì Sera các sư không ở nhà debate mà đi tắm suối hết. Nýma kể là vừa có lễ hội lớn và có một cái lễ là tắm ở sông suối thiêng để gột rửa linh hồn. Trời thì lạnh mà rủ nhau đi tắm suối.
Thôi không lan man nữa ạ, quay lại với cái Drepung, các đây tầm 80 năm thì đây là tu viện lớn nhất có thời điểm lên đến 10 ngàn sư nhưng ngày nay chỉ còn 300 thui ạ, được bao nuôi bởi chính phủ Trung Quốc. Drepung nằm trên núi Gambo Utse cách Lasa 5km và được xây dựng bởi một trong 2 học trò chính của Tshongkhapa, Jamyang Choge vào năm 1416, giá vé thăm quan là 60Y ạ, đây là cái vé rất có tính lừa đảo



Các bác có nhìn thấy cái hinh tu viện trên vé không, em thề là bọn em đã có gắng tìm chỗ để chụp như cái vé, hoá ra là thành quả của PTS.
Drepung, Sera và Gaden từ những năm 50 đã mất đi sự độc lập cũng như thiêng liêng trong con mắt của dân Tây Tạng vì thân với Trung ạ.Và cá nhân em thì đúng là chỗ này bị tàu hoá quá đáng, ở đây bán vé cho máy ảnh ạ, 10Y/ lần. Em thề là em chưa thấy chỗ nào quá đáng như vậy ở các nước khác nó cũng bán vé cho máy ảnh nhưng nó phát một cái phiếu gắn vào máy đi đâu chụp đó mua một lần thôi. Nhưng ở đây thì không, cứ vào một toà nhà là bị thu một lần, về sau cáu quá bọn em chụp trộm, nhưng vì chụp trộm nên cũng chẳng có mấy, mỗi tên chắc chỉ có 1-2 cái ảnh. Đây là cái ảnh em chụp trộm ở nhà ăn, xa xa là bạn đoàn em đấy ạ
DSC_7256 by pinklotussummer, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Niềm đam mê mới của tụi em là đi săn sư, nhưng sư ở đây chả thân thiện gì cả cứ thấy máy là che mặt hoặc đi ngõ khác cho nên toàn ảnh chụp lưng thui ạ




Nhân dịp có sư bắt đầu nói một chút về Phật giáo, trước kia những kiến thức về phật giáo của em được thu lượm qua bộ chuyện ngôn tình "Đức Phật và nàng, bất phụ Như Lai, bất phụ nàng". Vừa tu hành nhưng không quên chuyện tình cảm !!!!!!!!!!!!!!
Phật giáo chia làm Đại thừa( mahayana) và tiểu thừa (hynayana), Đại thừa là tu luyện phổ độ chúng sinh còn tiều thừa cơ bản là tu thân mình để đạt tới canhr giới giác ngộ (cái này nói theo kiểu hiểu của em).
Mật tông Tây Tạng là thuộc đại thừa vì vậy không ăn thịt còn tiểu thừa mới có thể ăn ạ, cái bác không phụ phật tổ và tình iu í là theo tiểu thừa cho nên chả ảnh hưởng.
Mật tông Tây Tạng chia làm các dòng tu khác nhau:
Đầu tiên là Tông phái Nyingmapa được khai sáng do Ngài Padmasambhava -Liên Sinh Hoa là vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Ngài Padmasambhava đem theo tất cả Kinh Mật Tông bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các Kinh Mật Tông. Ngài Padmasambhava đã dịch rất nhiều Kinh Mật Tông từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.
Tông phái Kagyupa Do Marpa Chokyi Lodoe Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 10.
Tông phái Kadampa Do Ngài Atisa khai sáng vào giữa thế kỷ thứ 9.
Tông phái Sakya Do Ngài Khon Konchok Gyelpo Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 11.Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
Cuối cùng là tông pháI Guelugpa, do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó Phật giáo bị mê mờ vì nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tấn tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh. Tsongkhapa em đã nhắc ở trên chính là cái ông sư phụ của ông xây dựng Drepung đấy ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

didonghan.vn

Xe buýt
Biển số
OF-378440
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
583
Động cơ
251,040 Mã lực
Tuổi
36
Đẹp quá cụ ơi
Dạ cám ơn các bác, em xin tiếp tục câu chuyện

Bọn em mua vé máy bay bằng cách là vào trang skyscanner cho nó gửi báo giá hàng ngày, cách ngày đi tầm 2 tuần sau khi có permit đầy đủ, ngày nào cũng check vé. Có rất nhiều hãng cung cấp vé khác nhau nhưng nếu không có ID Trung Quốc các bác không thể đặt vé Tibet trực tiếp online. Mặc dù nhìn thấy vé khuyến mại khá rẻ nhưng chả làm được gì cả. Định nhờ công ty tour đặt hộ vé nhưng vào ngày đẹp trời skyscanner báo vé rẻ hơn bình thường khoảng 1tr. Hớn hở đi vào nhưng phải đặt vé qua một trang web - đại lý vé máy bay chinatraveldepot. Thường thì mấy trang nổi tiếng đặt vé Trung Quốc là elong hay ctrip... Cái trang này em chưa nghe bao giờ, search tripadvisor, cũng không có lời khuyên hữu ích thôi thì đặt liều. Như đã nói ở trên từ lúc thanh toán đến lúc nhận được vé là một cuộc chiến căng thẳng (em không được chứng kiến). Vé có rồi cũng không thể check in online chả hiểu tính khá thi thế nào.
Hãng hàng không bọn em đi là air china ---> tiếp viên xấu, đồng phục xấu, máy bay tạm ổn, giá rổ đắt đó 8t4 2 chiều cho một chiến bay 2h đồng hồ.
Bữa sáng được phục vụ là cháo, trứng muối, bánh mỳ nước uống. Nước uống thoải mái .... phục vụ vài lượt


Một lời khuyên cho các bác nên chọn bay chuyến bình minh hoặc hoàng hôn, tận dụng được ngày và hơn nữa lại có thể lưu lại những bức ảnh núi tuyết đẹp


Biển mây bao la nhìn thích quá ạ :D
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Lại nói thêm một chút về tàu hoá, khi lên chùa nhà mình cũng thường dải tiền lẻ khắp nơi, e thì không thích kiểu này, em là e cho thẳng 10k,20k vào hòm công đức ở cổng chính. Vì thích sử dụng tiền lẻ nên các bạn thường kèm theo dịch vụ đổi tiền lẻ, ở nhà mình lịch sự chán các sư tuồn tiền lẻ ra ngoài cho các bác dịch vụ. Đây không cần thế, trực tiếp luôn, bước vào cổng một ngôi đền bác sẽ thấy một vị sư đang thực hiện dịch vụ đổi tiền lẻ cho các thí chủ, trông xôi thịt lắm ạ. Rất phản cảm luôn !!!!!!!
Bọn em đến Tây Tạng đầu tháng 9 cuối mùa mưa, thực ra dự định lúc đầu là đi cuối tháng cơ nhưng không đặt được vé Hà Nội -Thành Đô nên phải đi đầu tháng, chính thế mà dính vụ kỉ niệm 50 năm. Hơn nữa vì đi đầu tháng nên vẫn còn mưa, cứ sáng là trời mây đen kìn kịt đến tầm 10 giờ mới hửng được tý nắng.


Gaden Podand trong Drepung là phủ của các Dalai Lama cho đến khi Dala Lama thứ 5 xây Potala. Đây chính là Gaden Podang ạ được xây bởi Dalai Lama thứ 2


Hồi trước thì Drepung chia làm 4 học viện theo nguồn gốc khu vực của các nhà sư, còn ngày nay thì bao gồm 7 học viện. Vào năm 1951 khi quân Tàu tấn công thì 40% kiếm trúc đã bị phá huỷ nhưng may mắn là toà nhà chính của 4 học viện và Gaden Podang vẫn nguyên vẹn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Đẹp quá cụ ơi

Biển mây bao la nhìn thích quá ạ :D
Bác nhắc lại vụ biển mây em khá akay, chả là bọn em check in muộn chỉ có 3 mống ngồi cạnh nhau, 2 mống bị tách ra, chúng nó ngồi cạnh cửa sổ. Em ngồi giữa, mà đoàn em toàn dân chụp ảnh đợi đấy mà được nhường, đợi ông anh trong đoàn chụp xong lại chĩa cái máy ra. Lúc về em quyết chí phục thù, bảo em check in là chị muốn ngồi cạnh cửa sổ. Nó cho mình ngồi cạnh cửa sổ thật nhưng mà đúng cánh báy bay con boeing các cụ ạ. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng không thắng được định mệnh
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,319
Động cơ
437,109 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Oánh dấu hóng Tây tạng.
Ghét khựa nhưng rất thích ảnh về Tây Tạng.
=D>
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Thôi hôm nay em kết thúc cái tu viện Drepung này cho nó gọn nào. Khi đi vào Gaden podang em phát hiện thấy để rất nhiều bát nước ở chỗ bàn thờ các phật. Em có hỏi thì Nýma giair thích là sô bát nước phải là 7 hoặc bội số của 7, về sau đi đến tu viện nào lúc rảnh rảnh em lại đếm và có lúc phát hiện ra nó không phải là bội số của 7 hỏi Ný ma bạn ấy lắc đầu. Về sau em tìm hiểu thì 5 hay 7 đều được nhưng thường người ta lấy 7 vì nó đại diện cho 7 khía cạnh của sự cầu nguyện: lễ bái đức phật, cung tiến cho đức phật, xám hối những lỗi lầm, vui mừng với những điều tốt đẹp của bản thân và người khác, nguyện cầu đức phật ở lại thế giới, khẩn cầu đức phật hướng dẫn người khác, cống hiến công đức của mình và những người xung quanh để chúng sinh có thể hạnh phúc và bình yên.


Ảnh minh hoạ chả liên quan đến nội dung vì em đã nói em không trả 10y để chụp ảnh ở bên trong.
Tại sao lại dùng nước để để cúng vì nước tượng trưng cho sự sung túc, trong sạch tự do và một điểm quan trọng nước không mất tiền nên có thể dễ dàng sử dụng như đồ cúng hàng ngày. Vào mỗi sáng dân Tạng sẽ rót nước lần lượt vào các bát từ trái qua phải vừa rót họ vừa đọc "ám ba ni bát mi hồng" í ạ, nước sẽ được thu lại vào cuối buổi chiều, không được phép uống (vì đã cúng cho đức phật rùi, khác nhà mình quá, hồi bé đi chùa em chỉ đợi hạ lễ thôi) hay đổ vào chỗ bẩn, thường dùng tưới cây ạ. Sau đó bát sẽ được úp xuống, không được phép để bát nươc đến tối vì ngạ quỳ, ... có thể tưởng nhầm là máu làm chúng sợ là có tội. Em thề chứ quỷ mà còn sợ máu thì cái loại quỷ này thua mấy em gái.


Sau khi kết thúc việc lẩn quẩn ở Drepung đáng nhẽ sẽ di chuyển sang Sera nhưng bọn em yêu cầu về khách sạn để đón thành viên còn lại, người thứ 6. Mai em sẽ kể cho các bác về cô gái dũng cảm này ạ, giờ thì hơi sớm nhưng chúc các bác ngủ ngon :))
 
Chỉnh sửa cuối:

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,076
Động cơ
479,071 Mã lực
Đẹp quá ! ước gì mình dc như mợ ấy:D
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Em đã nói là đoàn em có 6 người nhưng chỉ có 5 bay Hà Nội - Thành Đô, một bạn còn lại đi đường khác. Lúc đầu mua vé HN-TĐ em và hai người nữa định mua xong để quyết định ngày đi rồi mới báo cho bạn í nhưng cuối cùng là tự nhiên lòi thêm hai đồng chí nữa, chưa kịp báo thì đã hết vé. Bọn em đợi từ ngày này sang tháng khác, hết đợt khuyến mại này đến đợt khuyến mại khác mà vẫn không có vé. Nản toàn tập....
Cuối cùng bạn í đã phải chọn phương án đi đường bộ Hà Nội - Côn Minh, sau đó bay Côn Minh - Lasa. Thế là permit của bọn em phải tách làm hai, 5 chú HN-TĐ-LS, còn 1 chú đi HN-CM-LS, permit của bạn í được gửi về Bằng Tường cho người quen sau đó gửi về Hà Nội. Bạn gái của bọn em một chữ bẻ đôi tiếng Trung không biết, tiếng Anh thì nói chung tàm tạm. Bắt đầu từ Hà Nội sang Lasa một mình, được cái nàng ta nhanh nhảu, vừa xuống bến xe từ Hà Khẩu đi Côn Minh tóm ngay được mấy em du học sinh thế là đi theo rồi em í cũng dẫn đường ra cái trạm tàu điện ngầm lúc ở Côn Minh để ra sân bay. Đến sân bay thì cũng tạm yên tâm, ... lúc 12g Thành Đô cả lũ quay ra quán ăn và đợi bạn í, nhận được tin bạn í đã xuống máy bay và cầm theo một đống đồ lỉnh kỉnh của cả đoàn gửi sang. Cái chặng máy bay Côn Minh Lasa hoá ra quá cảnh ở Lệ Giang.
Tầm 1 giờ cả lũ gặp nhau ở trước cổng cái ngõ đi vào khách sạn mừng mừng tủi tủi, thương nàng thân gái dặm trường cả lũ tranh nhua kéo vali cho nàng. Cả đội quyết định về cho nàng nghỉ ngơi và 3 giờ bắt đầu cho Sera.
Sera em chả có gì để nói nhiều vì bọn em có được vào trong đâu cơ chứ, các sư đi tắm rùi ạ. Sera được xây dựng bởi người học trò còn lại của Tsongkhapa, Jamchen Choijey gồm có một Hội trường lớn và 3 học viện vào năm 1419. Bọn em đến nơi sau khi nghe tin các sư đi vắng không có ai debate thế là cả lũ quyết định chụp ảnh check in và về nhà khoanh chân (khoang chân là bài bạc :))).
Đây là mấy vị sư sót lại không đi tắm suối





Đây là nơi ẩn cư có tên Sera Utse
Vào năm 1959, khi bắt đầu cuộc nổi dậy của dân Tây Tạng Sera đã bị phá huỷ bom, hành trăm các kinh thư, các bảo vật vô giá bị phá huỷ đau lòng nhất là nhiều nhà sư bị giết. Hàng ngàn nhà sư đã bảo vệ Dalai Lama thứ 14 sang tị nạn tại Ấn Độ, và các nhà sư cũng dân Tây Tạng giữa mùa đông lạnh giá họ đã vượt qua dãy Hymalaya để tìm sự sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

dunhill.lighter

Xe hơi
Biển số
OF-391060
Ngày cấp bằng
8/11/15
Số km
167
Động cơ
238,888 Mã lực
Nơi ở
Công trường
Phong cảnh đã vốn sẵn hùng vỹ và tuyệt đẹp rồi...nhưng qua tay máy của mợ thì thực sự nó nhân lên mấy lần.
Chúc mợ có chuyến đi vui vẻ.
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
2,953
Động cơ
352,615 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Ui là mợ à? Mợ chụp ảnh đẹp thế này thì quá bằng giết người ko dao rồi. Cái ảnh chụp cung điện Potala mợ chụp kiểu gì mà cây xanh mướt thế. Nhìn đầy sức sống. Thực tế thì nhìn nó khô cằn hơn.
Xem ảnh mợ này lại nhớ cụ @Chuot lang bác nhỉ :)

sau khi thăm thú Jokhang cả đội quyết định quay về khách sạn thăm đồng đội còn vật vờ và mang thuốc shock độ cao về. Mặc dù mang thuốc shock độ cao (thuốc tây) ở nhà đi nhưng mà cả lũ quyết định mua thêm thuốc tạng để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối


Về đến khách sạn đồng đội đã bình thường và lượn lờ ra ngoài được 30 phút, cả đội quyết định sẽ ăn trưa ngay tại khách sạn, vì các bạn khách sạn nói tiếng anh tốt việc gọi món sẽ dễ dàng hơn và các bác í hay dùng nấu đồ cho các bạn khoai tây chắc là dễ ăn hơn. Nhưng sau khi nhìn xong thực đơn cả đội lại phát hiện ra một điều đau lòng ngoài bò yak ra không có một loại thịt nào khác, may có mấy món salad và khoai chiên, thôi thì cố mà ăn.
Sau bữa trưa cả đội quyết định khoanh chân và nghỉ ngơi để đợi trời nắng rồi kéo quân ra Potala, chả biết các đoàn khác thế nào chứ đoàn em mấy ngày ở Lasa là quần thảo Potala đến chán chê. Bốn giờ chiều cả lũ kéo quân ra Potala trời vẫn trong và xanh, chụp một lô ảnh rồi ngồi đợi phơi sáng. Công cuộc giành chỗ phơi sáng ở Potala có vẻ rất gian nan, chân máy kê sẵn ngồi đợi cả tiếng đồng hồ mà tý lại có các bác có ý định chen vào chiếm chỗ. Các bác Trung Quốc xếp một dàn máy làm em phát sợ 5D mark III, D810.. len thì toàn L với N, nhưng mà chụp đếch ra gì, chỉ to và khủng là giỏi. Đứng cạnh em là một bác gái người Tung của, bác ấy thân thiện lắm, bọn em giao tiếp bằng cử chỉ. Đến lúc bác ý chụp lên ảnh phơi sáng tối om, em chỉ muốn giúp bác í nhưng bất đồng về ngôn ngữ, hơn nữa máy bác í set bằng tiếng Bông nên em chịu chả làm được gì cả, lực bất tòng tâm




Mợ này thuộc quân đoàn "hiếp ảnh" nào rồi,ảnh of mợ màu sắc sống động nhể..đẹp mợ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Buổi chiều trong lòng thầm nghĩ chả nhẽ sang đây để ngồi khoanh chân thế là cả lũ lại kéo quân ra Potala
Lần đầu tiến hành Time lap khá tiếc shot nhưng thấy khá vui ạ
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Ngày tiếp theo của hành trình là Potala, cung điện mua đông của các Dalai lama được xây dựng vào thế kỷ thứ 17 bời Daila lama thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên để trở thành lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng.
Để thăm quan Potala bạn phải book vé từ hôm trước, đây là booking vé ạ, gồm hộ chiếu và thời gian thăm quan. Giá thăm quan của Potala là 200Y quá đắt để thăm quan trong 2 giờ đồng hồ, các bác sẽ phải đi qua 2 cửa kiểm tra hành lý và soát vé, bọn em đến vào sáng trời vẫn đang mưa bay bay, nếu bác nào tinh mắt thì xa xa là núi tuyết (ảnh của đồng đội)
LR-6839 by pinklotussummer, on Flickr
LR-6835 by pinklotussummer, on Flickr
Sau khi qua 2 cửa soát cái booking trước khi vào phần cung thất các bác sẽ nhận được cái vé như thế này ợ
LR-6862 by pinklotussummer, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Oánh dấu hóng Tây tạng.
Ghét khựa nhưng rất thích ảnh về Tây Tạng.
=D>
Em cũng không khoái nhưng mà nó toàn cảnh đẹp


Phong cảnh đã vốn sẵn hùng vỹ và tuyệt đẹp rồi...nhưng qua tay máy của mợ thì thực sự nó nhân lên mấy lần.
Chúc mợ có chuyến đi vui vẻ.
Cám ơn bác ạ

Xem ảnh mợ này lại nhớ cụ @Chuot lang bác nhỉ :)


Mợ này thuộc quân đoàn "hiếp ảnh" nào rồi,ảnh of mợ màu sắc sống động nhể..đẹp mợ ạ.
Dạ em dân nghiệp dư thôi nghề nghiệp của em chả liên quan gì đến ảnh ọt
 

signoristore

Xe hơi
Biển số
OF-389570
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
105
Động cơ
239,050 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đẹp quá vậy trời
hôm trước có 1 cụ trên FB chia sẻ kinh nghiệm đi cửu trại câu ở TQ hay lên cả Nga mi TQ nữa hay sao ấy đẹp lắm các cụ ạ
 

nhimlove

Xe tải
Biển số
OF-370856
Ngày cấp bằng
19/6/15
Số km
284
Động cơ
254,197 Mã lực
Nơi ở
Central Asia
Đọc bài của mợ em biết thêm về phật giáo, cám ơn mợ mợ tiếp tục đi
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Trước khi Dalai lama thứ 5 chào đời, trường phái Gelug rơi vào khủng hoảng. Một vài năm trước đó trung tâm Tây Tạng đã chia thành hai vương quốc nhỏ, U và Tsang. Các nhà lãnh đạo của U được bảo trợ của Gelugpa, nhưng các nhà lãnh đạo của Tsang hỗ trợ một tông phái phật giáo khác, Kagyu. Các xung đột leo thang thành chiến đấu giữa các tu sĩ của hai trường phái. Trong thời gian ngắn ngủi của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 4, vị vua của Tsang đánh bại vua U và xưng vua của trung tâm Tây Tạng. Tông phái Gelugpa đã bị mất bảo trợ, Vua Tsang thậm chí bị cấm tông phái Gelugpa tấn phong Dalai Lama thứ 5. Dalai lama sinh năm 1617 trong một gia đình quý tộc, để tránh vua Tsang danh tính của ông vị Dalai Lama đã bị dấu đi, mặc dù ông được một học trò của Dalai Lama thứ 4 xác nhận đó là sự tái sinh của thầy của mình.
Vào thời Dalai Lama thứ 3 đã có sự liên minh giữa Gelugpa và Khan của Mông Cổ, Khan Altan của Mông Cổ chính là người gọi những người đứng đầu tông phái Gelugpa là "Dalai Lama" có nghĩa là "Đại dương của sự khôn ngoan". Vị Dalai Lama thứ 4 để cúng cố mối liên minh này, chính là một đứa trẻ Mông Cổ và Dalai Lama thứ 5 tiếp tục nhận sự bảo trợ chính trị của Khan. Với sự cho phép của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Gushi Khan di chuyển vào miền đông Tây Tạng và bảo vệ lãnh thổ cho Gelugpa chống lại đạo Bon (là tôn giáo cuả dân Tây Tạng trước khi phật giáo du nhập vào). Nhưng Gushi Khan đã không dừng lại ở đó. Ông và quân đội của ông vẫn tiếp tục về phía đông vào trung tâm của Tây Tạng, tấn công và cuối cùng truất vua Tsang.
Vào mùa xuân 1645, Dalai Lama đã xây dựng Potala trên nền cung điện của Tùng Tán Cán Bố
DSC_7191 by pinklotussummer, on Flickr
DSC_7434 by pinklotussummer, on Flickr
DSC_7396 by pinklotussummer, on Flickr
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,319
Động cơ
437,109 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mợ có biết về Đức pháp vương Drukpa hay sang VN ko. Ko biết dòng tu này bên đấy ntn. Mợ có đến khu tu viện này ko
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top