[Funland] Chắc nhiều cụ mợ đã nghe bài hát này

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,370
Động cơ
514,301 Mã lực
Bài hát này rất nổi tiếng và được dùng trong phim Oan hồn...
Có minh họa cảm nhận có lẽ hay hơn :)
Có những giai điệu mà khi chỉ thoáng nghe qua một lần, ta luôn nghĩ tới hình ảnh của một bộ phim. Đó là trường hợp của những bài hát chủ đề như Love Story, Titanic hay là Pretty Woman. Nhưng không có nhạc phim nào lại có đầy ma lực quyến rũ, sức cuốn hút liêu trai như giai điệu Unchained Melody.

Trong lịch sử âm nhạc, đây là tình khúc duy nhất có đến 5 phiên bản đứng đầu thị trường Anh Mỹ qua nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nhạc phẩm Unchained Melody ăn khách lần đầu tiên vào giữa thập niên 1950. Nhưng giới trẻ chủ yếu mê mẫn say đắm với giai điệu này vào đầu những năm 1990 khi bài hát được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost (Hồn Ma) với cặp diễn viên Demi Moore và Patrick Swayze trong vai chính.

Trong nguyên tác, bài hát do tác giả Alex North soạn nhạc và Hy Zaret đặt lời. Hai người cùng viết bài này vào năm 1955 theo đơn đặt hàng cho một bộ phim mang tựa đề là Unchained. Cuộn phim kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị kết án tù giam một cách oan uổng. Trong ngục tối, anh thầm nhung nhớ người yêu, anh toan tính vượt ngục vì chỉ mơ đến ngày được tự do, tìm lại tình nhân để trọn đời hạnh phúc bên nhau.

Phiên bản vượt trội nguyên tác ban đầu

Do vậy trong ca từ mới có câu : hồn ta khao khát sự vuốt ve âu yếm trong chuỗi ngày cô đơn vô tận, nhưng không hiểu sao dòng thời gian lại trôi đi quá chậm. Rốt cuộc, Unchained Melody là Giai điệu của ước mơ được giải thoát nhưng đó lại là cách dịch thoát ý, vì bản nhạc ban đầu không có tựa, và chỉ được ghi là ca khúc chủ đề của bộ phim Unchained (có nghĩa là Cởi trói).

Trong vòng 2 năm liền, bản nhạc này bốn lần đứng đầu bản xếp hạng với nhiều phiên bản ghi âm với những giọng ca khác nhau (The Baxter, Al Hibbler, Roy Hamilton và nhất là Harry Belafonte). Harry Belafonte trình diễn bài này trực tiếp trên sân khấu nhân kỳ trao giải Oscar năm 1956. Nhưng mãi đến 10 năm sau, Unchained Melody mới thật sự trở thành một ca khúc kinh điển qua phần thể hiện tuyệt vời của ban song ca The Righteous Brothers, minh hoạ cho điều được gọi là phiên bản đến sau mà lại hay hơn nguyên tác.

Nét độc đáo của nhóm này là chất giọng của hai thành viên bổ túc cho nhau. Bill Medley có giọng bass trầm ấm mượt mà, ở những đoạn thấp nhất vẫn hát đầy hơi rõ chữ. Còn Bobby Hatfield thì lại có chất giọng tenor cao vút, làn hơi khỏe khoắn đầy đặn, ngoài cách luyến láy thật dài, anh còn thường hay nhảy nốt đến cuối câu. Nhờ vào tầm cữ âm vực sâu và rộng, mà mỗi ca sĩ đều có thể hát solo, song ca theo phân đoạn, tức là khác hẳn với những nhóm thịnh hành vào thời đó, chủ yếu gồm một ca sĩ chính kèm theo nhiều giọng hát phụ họa.

Bài ca khuôn mẫu, thi hát truyền hình

Bên cạnh chất giọng biểu cảm, cả hai thành viên của nhóm The Righteous Brothers còn hát với nhiều ngẫu hứng bất chợt, nên mới được các nhà phê bình mệnh danh là blue eyed soul, hàm ý rằng : trước kia, nhạc soul là sở trường của người Mỹ đa đen. Giờ đây, với ban nhạc The Righteous Brothers, nhạc soul cũng là sở trường của ca sĩ mắt xanh da trắng. Có lẽ cũng vì vậy mà tuy là người hát sau, nhưng nhóm này lại ghi đậm dấu ấn của mình trong ca khúc Unchained Melody.

Cũng từ đó mà Unchained Melody cũng như All by Myself trở thành những ca khúc tiêu chuẩn trong các cuộc thi hát truyền hình Âu Mỹ. Tính cho đến cuối thế kỷ 20, bài hát này có đến hơn 500 phiên bản khác biệt ghi âm trong hàng chục thứ tiếng. Nhưng khi bạn hỏi : bài này do ai hát ? Mọi người xung quanh đều trả lời rằng : Unchained Melody độc nhất vô nhị qua phần thể hiện của nhóm The Righteous Brothers.

Không phải ngẫu nhiên mà bản nhạc Unchained Melody được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost do đạo diễn Jerry Zucker thực hiện vào năm 1990. Số là diễn viên chính của phim này là Patrick Swayze. Anh từng nổi danh 3 năm về trước nhờ bộ phim ca nhạc Dirty Dancing. Ca khúc chính của bộ phim này là nhạc phẩm (I've Had) The Time Of My Life, do Jennifer Warnes song ca với Bill Medley, không ai nào khác ngoài thành viên của nhóm The Righteous Brothers. Vì vậy cho nên, khi bắt đầu quay cuộn phim Ghost, nam diễn viên người Mỹ mới thuyết phục đoàn làm phim chọn bài Unchained Melody thay vì chọn một sáng tác mới làm ca khúc chủ đề.

Nhờ vào sự thành công của bộ phim mà giai điệu Unchained Melody một lần nữa lại nhảy vọt lên hạng đầu thị trường Anh Mỹ. Ban song ca The Righteous Brothers sau một thời gian vắng bóng, tìm lại một hơi thở thứ nhì vì hầy hết các ca khúc nổi tiếng của họ đều được tái bản nhân dịp này, trong đó có các bài hát tủ như Ebb Tide, You've Lost That Lovin' Feeling cũng như (You're My) Soul and Inspiration.

Giai điệu miên man, thần chú dịu dàng

Được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Nhật, nhạc phẩm Unchained Melody đã đi vòng quanh thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã từng hát bài này : Tom Jones và Elvis Presley chuyên hát bài này trực tiếp trên sân khấu, các nhóm The Platters hay The Drifters phối theo điệu phúc âm gospel, Al Green hay Sam Cooke thì phá cách theo điệu soul, ban nhạc U2 hát theo điệu slow rock. Còn trong tiếng Việt, bài này từng được các ca sĩ như Khánh Hà hay Tuấn Ngọc trình bày.

Mỗi lần điệu nhạc trổi lên, người nghe lại thấy hiện về trong tâm trí hình ảnh của bộ phim Ghost (Hồn Ma). Diễn viên chính của bộ phim Patrick Swayze qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu năm 2009. Một trong hai tác giả của bản nhạc là Hy Zaret từ trần vào năm 2007. Trước đó vài năm, ca sĩ Bobby Hatfield đột ngột qua đời vì dùng thuốc quá liều tại bang Michigan (tháng 11 năm 2003) trong khi anh chuẩn bị lên sân khấu trình diễn với nhóm The Righteous Brothers.

Rốt cuộc, tất cả những gương mặt đã làm nên tên tuổi của bài hát đều cùng về bên kia thế giới. Những chuỗi ngày cô đơn hoang mang không còn bàng hoàng vô tận. Giai điệu miên man của bài Unchained Melody giải thoát linh hồn tựa như câu thần chú dịu dàng, để rồi nhẹ nhàng sống mãi với thời gian.

Tuấn Thảo

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr
 

ChuCuoiCayDa

Xe tải
Biển số
OF-709105
Ngày cấp bằng
1/12/19
Số km
432
Động cơ
11,494 Mã lực
Tựa bài hát thì nghe nhiều lần rồi nhưng ko hợp gu, em thích bài donna donna hơn
 

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,426
Động cơ
605,850 Mã lực
Ngày xưa các cụ như cụ Phạm Duy thường dịch lời bài hát sang tiếng Việt cố tìm từ khá sát bản gốc, không như sau này nhiều ông dịch khác hẳn cmn luôn, điển hình là bài Say tình dịch từ L'Italiano của thằng bóng DVH
Cụ ngược lại với em. Nhờ có cái bài đấy mà em được cứu bao lần đấy.

Hồi xưa có cái phong trào tiếp đối tác xong là phải đi nhậu rồi karaoke. Em thì chả biết hát, mà không làm 1 bài thì bị đánh giá kém hòa đồng, cán bộ trẻ mà. Em lần nào cũng "Say tình" vì chỉ cần gào lên chứ cần hát mie đâu.
 

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,426
Động cơ
605,850 Mã lực
Có minh họa cảm nhận có lẽ hay hơn :)
Có những giai điệu mà khi chỉ thoáng nghe qua một lần, ta luôn nghĩ tới hình ảnh của một bộ phim. Đó là trường hợp của những bài hát chủ đề như Love Story, Titanic hay là Pretty Woman. Nhưng không có nhạc phim nào lại có đầy ma lực quyến rũ, sức cuốn hút liêu trai như giai điệu Unchained Melody.

Trong lịch sử âm nhạc, đây là tình khúc duy nhất có đến 5 phiên bản đứng đầu thị trường Anh Mỹ qua nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nhạc phẩm Unchained Melody ăn khách lần đầu tiên vào giữa thập niên 1950. Nhưng giới trẻ chủ yếu mê mẫn say đắm với giai điệu này vào đầu những năm 1990 khi bài hát được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost (Hồn Ma) với cặp diễn viên Demi Moore và Patrick Swayze trong vai chính.

Trong nguyên tác, bài hát do tác giả Alex North soạn nhạc và Hy Zaret đặt lời. Hai người cùng viết bài này vào năm 1955 theo đơn đặt hàng cho một bộ phim mang tựa đề là Unchained. Cuộn phim kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị kết án tù giam một cách oan uổng. Trong ngục tối, anh thầm nhung nhớ người yêu, anh toan tính vượt ngục vì chỉ mơ đến ngày được tự do, tìm lại tình nhân để trọn đời hạnh phúc bên nhau.

Phiên bản vượt trội nguyên tác ban đầu

Do vậy trong ca từ mới có câu : hồn ta khao khát sự vuốt ve âu yếm trong chuỗi ngày cô đơn vô tận, nhưng không hiểu sao dòng thời gian lại trôi đi quá chậm. Rốt cuộc, Unchained Melody là Giai điệu của ước mơ được giải thoát nhưng đó lại là cách dịch thoát ý, vì bản nhạc ban đầu không có tựa, và chỉ được ghi là ca khúc chủ đề của bộ phim Unchained (có nghĩa là Cởi trói).

Trong vòng 2 năm liền, bản nhạc này bốn lần đứng đầu bản xếp hạng với nhiều phiên bản ghi âm với những giọng ca khác nhau (The Baxter, Al Hibbler, Roy Hamilton và nhất là Harry Belafonte). Harry Belafonte trình diễn bài này trực tiếp trên sân khấu nhân kỳ trao giải Oscar năm 1956. Nhưng mãi đến 10 năm sau, Unchained Melody mới thật sự trở thành một ca khúc kinh điển qua phần thể hiện tuyệt vời của ban song ca The Righteous Brothers, minh hoạ cho điều được gọi là phiên bản đến sau mà lại hay hơn nguyên tác.

Nét độc đáo của nhóm này là chất giọng của hai thành viên bổ túc cho nhau. Bill Medley có giọng bass trầm ấm mượt mà, ở những đoạn thấp nhất vẫn hát đầy hơi rõ chữ. Còn Bobby Hatfield thì lại có chất giọng tenor cao vút, làn hơi khỏe khoắn đầy đặn, ngoài cách luyến láy thật dài, anh còn thường hay nhảy nốt đến cuối câu. Nhờ vào tầm cữ âm vực sâu và rộng, mà mỗi ca sĩ đều có thể hát solo, song ca theo phân đoạn, tức là khác hẳn với những nhóm thịnh hành vào thời đó, chủ yếu gồm một ca sĩ chính kèm theo nhiều giọng hát phụ họa.

Bài ca khuôn mẫu, thi hát truyền hình

Bên cạnh chất giọng biểu cảm, cả hai thành viên của nhóm The Righteous Brothers còn hát với nhiều ngẫu hứng bất chợt, nên mới được các nhà phê bình mệnh danh là blue eyed soul, hàm ý rằng : trước kia, nhạc soul là sở trường của người Mỹ đa đen. Giờ đây, với ban nhạc The Righteous Brothers, nhạc soul cũng là sở trường của ca sĩ mắt xanh da trắng. Có lẽ cũng vì vậy mà tuy là người hát sau, nhưng nhóm này lại ghi đậm dấu ấn của mình trong ca khúc Unchained Melody.

Cũng từ đó mà Unchained Melody cũng như All by Myself trở thành những ca khúc tiêu chuẩn trong các cuộc thi hát truyền hình Âu Mỹ. Tính cho đến cuối thế kỷ 20, bài hát này có đến hơn 500 phiên bản khác biệt ghi âm trong hàng chục thứ tiếng. Nhưng khi bạn hỏi : bài này do ai hát ? Mọi người xung quanh đều trả lời rằng : Unchained Melody độc nhất vô nhị qua phần thể hiện của nhóm The Righteous Brothers.

Không phải ngẫu nhiên mà bản nhạc Unchained Melody được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost do đạo diễn Jerry Zucker thực hiện vào năm 1990. Số là diễn viên chính của phim này là Patrick Swayze. Anh từng nổi danh 3 năm về trước nhờ bộ phim ca nhạc Dirty Dancing. Ca khúc chính của bộ phim này là nhạc phẩm (I've Had) The Time Of My Life, do Jennifer Warnes song ca với Bill Medley, không ai nào khác ngoài thành viên của nhóm The Righteous Brothers. Vì vậy cho nên, khi bắt đầu quay cuộn phim Ghost, nam diễn viên người Mỹ mới thuyết phục đoàn làm phim chọn bài Unchained Melody thay vì chọn một sáng tác mới làm ca khúc chủ đề.

Nhờ vào sự thành công của bộ phim mà giai điệu Unchained Melody một lần nữa lại nhảy vọt lên hạng đầu thị trường Anh Mỹ. Ban song ca The Righteous Brothers sau một thời gian vắng bóng, tìm lại một hơi thở thứ nhì vì hầy hết các ca khúc nổi tiếng của họ đều được tái bản nhân dịp này, trong đó có các bài hát tủ như Ebb Tide, You've Lost That Lovin' Feeling cũng như (You're My) Soul and Inspiration.

Giai điệu miên man, thần chú dịu dàng

Được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Nhật, nhạc phẩm Unchained Melody đã đi vòng quanh thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã từng hát bài này : Tom Jones và Elvis Presley chuyên hát bài này trực tiếp trên sân khấu, các nhóm The Platters hay The Drifters phối theo điệu phúc âm gospel, Al Green hay Sam Cooke thì phá cách theo điệu soul, ban nhạc U2 hát theo điệu slow rock. Còn trong tiếng Việt, bài này từng được các ca sĩ như Khánh Hà hay Tuấn Ngọc trình bày.

Mỗi lần điệu nhạc trổi lên, người nghe lại thấy hiện về trong tâm trí hình ảnh của bộ phim Ghost (Hồn Ma). Diễn viên chính của bộ phim Patrick Swayze qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu năm 2009. Một trong hai tác giả của bản nhạc là Hy Zaret từ trần vào năm 2007. Trước đó vài năm, ca sĩ Bobby Hatfield đột ngột qua đời vì dùng thuốc quá liều tại bang Michigan (tháng 11 năm 2003) trong khi anh chuẩn bị lên sân khấu trình diễn với nhóm The Righteous Brothers.

Rốt cuộc, tất cả những gương mặt đã làm nên tên tuổi của bài hát đều cùng về bên kia thế giới. Những chuỗi ngày cô đơn hoang mang không còn bàng hoàng vô tận. Giai điệu miên man của bài Unchained Melody giải thoát linh hồn tựa như câu thần chú dịu dàng, để rồi nhẹ nhàng sống mãi với thời gian.

Tuấn Thảo

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr
Em lại thích bài cũng "unchained" nhưng là "Unchain my heart".
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,832 Mã lực
Em lại thích bài " Khi xưa ta bé "( Bang Ban-My Baby Shot Me Down). Có nhiều phiên bản nhưng em kết nhất là soundtrack cho hai bộ phim dưới đây :


 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,370
Động cơ
514,301 Mã lực
Em lại thích bài " Khi xưa ta bé "( Bang Ban-My Baby Shot Me Down). Có nhiều phiên bản nhưng em kết nhất là soundtrack cho hai bộ phim dưới đây :


Ngày xưa xem Kill Bill phê lòi dù oánh nhau hơi ảo :))
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,832 Mã lực
Ngày xưa xem Kill Bill phê lòi dù oánh nhau hơi ảo :))
Em còn nhớ lúc đó phải gọi phone , đặt trước để thuê được đĩa phim Kill Bill- về xem sướng trợn mắt he he.

Nhạc độc , võ thuật rất khác bọt một chút cao bồi mỹ , pha lẫn samurai Nhật , lại mang hơi huớng Hongkong.. nói chung rất lạ và đã.

Em kết Quentin Tarantino từ dạo đó hì hì
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,106
Động cơ
970,155 Mã lực
Thu âm đúng với tâm trạng. Chắc sau này hát cũng ko được như thế nữa :D
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,370
Động cơ
514,301 Mã lực

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,374
Động cơ
322,245 Mã lực
Tuổi
58
Mặn mòi, thần thái. Cổ thì cổ thật nhưng vẫn mỏi cổ lác cả mắt ạ.
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
20,762
Động cơ
695,409 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
-Hồi còn sv e hay đi dạ hội của mấy trường như Đh Ngoại ngữ HN và Đh Sư phạm NN nên hay đc nghe những bài hát tiếng Nga, Anh, Pháp do chính các ce sv thể hiện, cũng vui phết? 8->
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top