CHELSEA FC - Lịch sử hình thành và phát triển CLB.

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Những tài liệu này được trích từ trang www.chelseafc.com.vn.
Đây là trang web chính thức của Hội Cổ động viên Chelsea tại Việt Nam, đã được CLB Chelsea công nhận và được đánh dấu trên bản đồ thế giới.

Bài 1: THEO DÒNG LỊCH SỬ LOGO CHELSEA


We are the champions​

CFCVN - Chelsea đã trải qua tổng cộng 5 lần thay đổi logo. Mỗi lần đều có nhiều sự khác biệt so với những lần trước đó.

Biểu tượng đầu tiên đại diện cho Chelsea vào giai đoạn mới thành lập này là hình ảnh của một trong những người cựu chiến binh nổi tiếng (cụm từ Chelsea Pensioners dùng để chỉ những người lính già, các thương binh an dưỡng tại bệnh viện Hoàng Gia Chelsea). Điều này đã dẫn đến sự ra đời của cái tên thân mật đầu tiên của CLB - The Pensioners - Những người lính già. Tuy nhiên biểu tượng này chưa từng xuất hiện trên áo đấu của Chelsea mà nó mới chỉ có mặt trong các buổi lễ kỷ niệm sau đó.




1952-1953

Khi Ted Drake trở thành HLV trưởng của Chelsea vào năm 1952, ông đã kêu gọi thay đổi biểu tượng người lính già và muốn có một hình ảnh mới cho CLB, và nickname mới - The Blues cũng ra đời từ đó. Trong khi logo mới vẫn đang được thiết kế thì biểu tượng này đã được sử dụng như một sự thay thế tạm thời.




1953-1986




Đây là một biểu tượng rất nổi tiếng trong lịch sử Chelsea. Nó đã được sử dụng trong 33 năm. Thiết kế này được dựa trên phù hiệu của các công dân Metropolitan Borough của Chelsea. Hình ảnh con sư tử tượng trưng cho quyền lực của Bá tước Cadogan, người từng là chủ tịch CLB và từng có tước hiệu là Viscount Chelsea. Cây gậy biểu trưng cho cha xứ của khu Westminster và các vị huân tước của Chelsea. Những bông hồng đại diện cho nước Anh và những quả bóng đá dĩ nhiên để thể hiện môn thể thao này.

Chelsea vẫn chưa dùng logo trên áo đấu cho đến năm 1960, như vậy đây là logo đầu tiên xuất hiện trên áo các cầu thủ Chelsea. Do thiết kế khá phức tạp nên trong những năm 60 - 70, một số chi tiết đã được đơn giản hoá để khâu trên áo đấu, cho dù logo đầy đủ với hình tròn vẫn là logo chính thức của CLB.

Với việc giành được một số danh hiệu vào đầu những năm 70, hình ảnh chiếc cup FA cùng những ngôi sao đã được thêm vào biểu tượng của Chelsea.

1986-2005


Vào năm 1986, CLB một lần nữa thay đổi logo của mình, nhằm tạo ra những cơ hội phát triển kinh doanh trong bóng đá. Hình ảnh con sư tử cùng các chữ cái C.F.C xuất hiện, màu sắc được kết hợp hài hoà. Logo này đã được sử dụng nhiều lần với hình tròn hoặc hình khiên bao bên ngoài.

Biểu tượng này đã gắn liền với Chelsea trong gần 19 năm. Cùng với sự xuất hiện của một chủ sở hữu mới, và Chelsea lại chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập, các CĐV đã yêu cầu ban lãnh đạo CLB khôi phục lại biểu tượng truyền thống của Chelsea. Do đó, logo một lần nữa lại được thay đổi vào năm 2004.

2005 đến nay

Logo mới chính thức đại diện cho Chelsea từ tháng 11/2004, và có tác động mạnh mẽ từ tháng 5/2005. Một mẫu logo đặc biệt sẽ được sử dụng trong suốt mùa giải năm đó để kỷ niệm 100 năm thành lập CLB.



Hình ảnh con sư tử xanh nắm cây quyền trượng trong tư thế ngoái đầu đã trở lại, nhưng với sự kết hợp của nhiều màu sắc hơn.

Sự xuất hiện của biểu tượng mới sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử CLB.
Trong buổi giới thiệu logo mới, GĐĐH Peter Kenyon đã phát biểu: "Chúng ta tự hào về truyền thống của Chelsea. Mẫu thiết kế mới này được dựa trên mẫu logo từ những năm 1950 và sự thay đổi này là một quyết định sáng suốt. Khi chúng ta đang tiến tới lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, và CLB đang tiến đến một kỷ nguyên mới tốt đẹp, thì việc chúng ta có một biểu tượng mới phản ánh truyền thống của chúng ta và đại diện cho chúng ta trong 100 năm nữa là điều hoàn toàn thích đáng"

Chelseafc.com.vn​
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài 2: Những thế hệ cầu thủ Chelsea qua các thời kỳ

DANH SÁCH CẦU THỦ CHELSEA MỌI THỜI ĐẠI



We are the champions CFCVN - Chelsea - cái tên gắn với lịch sử hào hùng và đầy những hào quang, thử thách. Gắn bó với Câu lạc bộ là hàng loạt những tên tuổi lớn, những con người đã cống hiến một phần công sức để chúng ta có một Chelsea tuyệt vời như ngày hôm nay. CFCVN trân trọng giới thiệu Danh sách cầu thủ Chelsea xưa và nay.

Sau đây là danh sách cụ thể 612 cầu thủ (tính đến mùa bóng 2003/04):

Laurence ABRAMS (1914-20)
Rati ALEKSIDZE (2000-2002)
David ALEXANDER (1939-45)
Les ALLEN (1954-59)
Clive ALLEN (1991-92)
Jack ALLISTER (1949-52)
Joe ALLON (1991-92)
Leonard ALLUM (1932-39)
Gabriele AMBROSETTI (1999-2003)
Marco AMBROSIO (2003-04)
George ANDERSON (1927-29)
Sylvan ANDERTON (1959-62)
Jimmy ARGUE (1933-47)
James ARMSTRONG (1922-28)
Ken ARMSTRONG (1946-57)
James ASHFORD (1920-25)
Trevor AYLOTT (1975-79)
Celestine BABAYARO (1997-05)
Jimmy BAIN (1945-47)
Tommy BALDWIN (1966-74)
Joe BAMBRICK (1934-38)
Eamonn BANNON (1979)
George BARBER (1930-41)
Ned BARKAS (1937-39)
Darren BARNARD (1990-95)
Anthony BARNESS (1992-96)
William BARRACLOUGH (1934-37)
Fred BARRETT (1920-27)
Jim BARRON (1965-66)
Brian BASON (1972-77)
Sid BATHGATE (1946-53)
Thomas BAXTER (1919-20)
Henry BEARRYMAN (1941-44)
Dave BEASANT (1989-93)
OrJohn BELL (1920-23)
Walter BELLETT (1954-58)
Walter BENNETT (1922-24)
Roy BENTLEY (1948-56)
Paul BERRY (1953-60)
Walter BETTRIDGE (1909-22)
Sidney BIDEWELL (1937-46)
Hugh BILLINGTON (1948-51)
Alan BIRCHENALL (1967-70)
Ted BIRNIE (1906-10)
Sid BISHOP (1928-33)
George BISWELL (1928-29)
Michael BLOCK (1957-62)
Frank BLUNSTONE (1953-64)
Mickey BODLEY (1985-89)
Gordon BOLLAND (1960-62)
Winston BOGARDE ()
Peter BONETTI (1959-79)
Petar BOROTA (1979-82)
Mark BOSNICH (2001-2003)
Alfred BOWER (1923-25)
Jimmy BOWIE (1944-51)
Andy BOWMAN (1951-55)
Tom BOYD (1991-92)
John BOYLE (1964-73)
Peter BRABROOK (1955-62)
Terry BRADBURY (1957-62)
James BRADSHAW (1909-10)
Billy BRAWN (1907-11)
Ronald BREBNER (1906-07) & (1912-13)
Billy BRIDGEMAN (1906-19)
Barry BRIDGES (1958-66)
Harold BRITTAN (1913-20)
Ian BRITTON (1971-82)
Mike BROLLY (1971-74)
Johnny BROOKS (1959-61)
William BROWN (1911-13)
John BROWN (1912-15)
William BROWN (1924-29)
Dennis BROWN (1962-64)
John BROWNING (1919-20)
Robert BUCHANAN (1911-13)
Peter BUCHANAN (1936-46)
John BUMSTEAD (1976-91)
Harry BURGESS (1935-45)
Craig BURLEY (1989-97)
Robert BUSH (1906-07)
Dennis BUTLER (1960-63)
Geoff BUTLER (1967-68)
Michael BYRNE (1905-06)
David CALDERHEAD (1907-14)
Jock CAMERON (1907-13)
David CAMERON (1920-26)
Bobby CAMPBELL (1947-54)
Paul CANOVILLE (1981-86)
John CARR (1928-31)
Robert CARTER (1929-33)
William CARTWRIGHT (1908-13)
Tony CASCARINO (1992-94)
Len CASEY (1954-58)
Pierluigi CASIRAGHI (1998-99)
Sidney CASTLE (1923-26)
Laurent CHARVET (1998)
Alec CHEYNE (1930-32) & (1934-36)
Wilf CHITTY (1931-38)
Gary CHIVERS (1978-83)
Jimmy CLARE (1977-81)
Steve CLARKE (1987-98)
Neil CLEMENT (1996-2000)
David CLISS (1956-62)
John COADY (1986-88)
Jack **** (1919-23)
Nick COLGAN (1992-98)
Carlton COLE (2000-06)
Michael COLLINS (1951-57)
John COMPTON (1955-60)
Charlie COOKE (1966-72) & (1974-78)
David COPELAND (1905-07)
James COPELAND (1932-37)
Peter CORTHINE (1957-60)
Colin COURT (1954-59)
Allan CRAIG (1933-39)
James CRAIGIE (1905-07)
Jackie CRAWFORD (1923-34)
Nick CRITTENDEN (1997-99)
Jimmy CROAL (1914-22)
Stan CROWTHER (1958-61)
Jason CUNDY (1988-92)
George DALE (1919-22)
Sam DALLA BONA (1998-2002)
Jimmy D'ARCY (1951-52)
Alex DAVIDSON (1946-48)
Gordon DAVIES (1984-85)
Ed DE GOEY (1997-2003)
Quique DE LUCAS (2002-2003)
John DEMPSEY (1969-78)
Marcel DESAILLY (1998-2004)
Didier DESCHAMPS (1999-2000)
Roberto DI MATTEO (1996-2002)
Lassana DIARRA (2005-07)
Alan ****ENS (1989-93)
William ****IE (1919-21)
Murdoch ****IE (1945-46)
Alan ****S (1951-58)
Bill ****SON (1947-53)
Perry DIGWEED (1988)
Kerry DIXON (1983-92)
Jim DOCHERTY (1979)
Tommy DOCHERTY (1961-62)
George DODD (1911-13)
Billy DODDS (1986-89)
Hugh DOLBY (1909-12)
Len DOLDING (1945-48)
Charles DONAGHY (1905-07)
Mal DONAGHY (1992-94)
Alexander DONALD (1930-32)
Tony DORIGO (1987-91)
Angus DOUGLAS (1908-13)
Andy DOW (1993-96)
Sam DOWNING (1909-14)
Phil DRIVER (1980-83)
Micky DROY (1970-85)
Michael DUBERRY (1993-99)
Keith DUBLIN (1983-87)
Sam DUDLEY (1932-34)
Damien DUFF (2003-06)
Bernard DUFFY (1923-27)
John DUNN (1962-66)
Gordon DURIE (1986-91)
Charles DYKE (1947-51)
Robert EDWARDS (1951-55)
Sidney ELLIOT (1928-30)
Paul ELLIOTT (1991-94)
Timmy ELMES (1980-82)
Bobby EVANS (1960-61)
Norman FAIRGRAY (1907-14)
Mark FALCO (1982)
Joe FASCIONE (1962-69)
Peter FEELY (1970-73)
Edward FERGUSON (1920-23)
Willie FERGUSON (1921-33)
Chris FERGUSON (1927-30)
Albert FERRER (1998-2003)
James FERRIS (1920-22)
Michael FILLERY (1978-83)
William FINLAYSON (1920-23)
Steve FINNIESTON (1971-78)
Robert FLECK (1992-95)
James FLETCHER (1905-06)
ToreAndre FLO (1997-2000)
Harry FORD (1912-24)
Craig FORREST (1997)
Mikael FORSSELL (1998-2005)
**** FOSS (1936-52)
Willie FOULKE (1905-06)
Steve FRANCIS (1981-87)
Charlie FREEMAN (1907-20)
Roger FREESTONE (1987-91)
James FREW (1922-27)
Les FRIDGE (1985-87)
James FROST (1906-07)
Lee FROST (1976-80)
Paul FURLONG (1994-96)
Hughie GALLACHER (1930-34)
William GALLAS (2001-06)
James GALLON (1919-21)
John GALLOWAY (1946-49)
Chris GARLAND (1971-75)
Bill GARNER (1972-78)
GEREMI (2003-07)
Derek GIBBS (1955-60)
George GIBSON (1933-39)
Michaei GILKES (1992)
Ray GODDARD (1946-48)
Tony GODDEN (1986-87)
Bjarne GOLDBAEK (1998-2000)
Joe GOODWIN (1905-06)
Len GOULDEN (1945-50)
George GRAHAM (1964-66)
Danny GRANVILLE (1997-98)
Billy GRAY (1949-53)
Jimmy GREAVES (1957-61)
Ron GREENWOOD (1952-55)
Bob GREGG (1933-38)
Robert GRIFFITHS (1931-41)
Frode GRODAS (1996-98)
Jesper GRONKJAER (2000-2004)
Eidur GUDJOHNSEN (2000-06)
Ruud GULLIT (1995-98)
Kevin HALES (1979-83)
Gareth HALL (1986-96)
Harold HALSE (1913-21)
lan HAMILTON (1967-68)
Steven HAMPSHIRE (1997-2000)
Colin HAMPTON (1914-25)
Alfred HANSON (1938-46)
Augustus HARDING (1906-13)
Mick HARFORD (1992-93)
Jon HARLEY (1998-2001)
Tommy HARMER (1962-67)
Charles HARRIS (1905-09)
John HARRIS (1945-56)
Allan HARRIS (1960-64) & (1966-67)
Ron HARRIS (1961-80)
Michael HARRISON (1957-62)
Jack HARROW (1911-26)
Jack HARWOOD (1912-13)
Jimmy Floyd HASSELBAINK (2000-2004)
Tony HATELEY (1966-67)
David HAY (1974-80)
William HAYWOOD (1921-24)
Micky HAZARD (1985-90)
George HENDERSON (1905-09)
Tom HEWITT (1911-13)
Frank HIGGS (1928-30)
George HILSDON (1906-12)
Wally HINSHELWOOD (1951)
Marvin HINTON (1963-76)
Kevin HITCHCOCK (1988-2001)
Frank HODDINOTT (1921-23)
Glenn HODDLE (1993-95)
Jes HOGH (1999-2001)
Arthur HOLDEN (1908-10)
John HOLLINS (1963-75) & (1983-84)
Pat HOLTON (1959-60)
James HOPE (1930-32)
David HOPKIN (1992-95)
George HORN (1909-13)
Jack HORTON (1933-37)
Peter HOUSEMAN (1962-75)
Stewart HOUSTON (1967-72)
Terry HOWARD (1984-87)
Ben HOWARD BAKER (1921-26)
Alan HUDSON (1968-74
Billy HUGHES (1948-51)
Harry HUGHES (1951-52)
Tommy HUGHES (1965-71)
Paul HUGHES (1994-99)
Mark HUGHES (1995-98)
Percy HUMPHREYS (1908-09)
George HUNTER (1913-14)
John HUTCHESON (1934-37)
Chris HUTCHINGS (1980-83)
Ian HUTCHINSON (1968-76)
Robert HUTH (2001-06)
Cliff HUXIFORD (1955-59)
Bob ILES (1978-83)
Sam IRVING (1928-32)
Robert ISAAC (1983-87)
William JACKSON (1928-31)
Alex JACKSON (1930-32)
John JACKSON (1933-42)
Jiri JAROSIK (2004-06)
Dale JASPER (1982-86)
Richard JENKINS (1924-25)
Thomas JENKINS (1949-51)
Erland JOHNSEN (1989-97)
Geoffrey JOHNSON (1911-13)
Gary JOHNSON (1977-80)
Glen JOHNSON (2003-07)
Derek JOHNSTONE (1983-85)
Slavisa JOKANOVIC (2000-2002)
Evan JONES (1909-11)
Benny JONES (1947-53)
Joey JONES (1982-85)
Keith JONES (1983-87)
Vinnie JONES (1991-92)
Joe KEENAN (2002-06)
Len KELL (1952-54)
Steve KEMBER (1971-75)
George KENNEDY (1908-09)
Derek KEVAN (1963)
George KEY (1905-09)
Mateja KEZMAN (2004-2005)
Dmitri KHARINE (1992-99)
Joe KIRKUP (1966-68)
lack KIRWAN (1905-08)
Ray KITCHENER (1954-56)
Joel KITAMIRIKE (2002-2004)
Jakob KJELDBIERG (1993-96)
Leon KNIGHT (1999-2003)
Tommy KNOX (1962-65)
George LAKE (1913-18)
Bernard LAMBOURDE (1997-2001)
Tommy LANGLEY (1974-80)
Joe LANGTON (1919-22)
Brian LAUDRUP (1998-1999)
Robert LAVERICK (1955-59)
Tommy LAW (1925-39)
Tommy LAWTON (1945-47)
Graeme LE SAUX (1987-93) & (1997-2003)
James LEADBETTER (1949-52)
Frank LEBOEUF (1996-2001)
John LEE (1920-24)
Colin LEE (1980-87)
David LEE (1988-98)
Ray LEWINGTON (1974-79)
Fred LEWIS (1946-53)
Jim LEWIS (1952-58)
Fred LINFOOT (1920-24)
Charlie LIVESEY (1959-61)
William LIVINGSTONE (1955-59)
Steve LIVINGSTONE (1993-94)
Barry LLOYD (1966-69)
Gary LOCKE (1972-82)
Tommy LOGAN (1913-20)
George LUKE (1967-68)
Frank LYON (1907-08)
Alex McFARLANE (1913-15)
Bob MACAULAY (1932-36)
James MACAULEY (1946-51)
lan MACFAIRLANE (1956-58)
Alex MACHIN (1944-48)
Stanley MACINTOSH (1930-36)
Bob MACKIE (1905-08)
Tommy MAIR (1909-10)
Andy MALCOLM (1961-62)
MANICHE (2006)
Wilson MARSH (1921-24)
Owen MARSHALL (1913-20)
Damian MATTHEW (1989-94)
Reg MATTHEWS (1956-61)
Teddy MAYBANK (1974-76)
Arnold MAYES (1935-42)
Alan MAYES (1980-83)
Kevin McALLISTER (1985-91)
Tony McANDREW (1982-84)
Jim McCALLIOG (1963-65)
David McCARTNEY (1906-07)
Eddie McCREADIE (1962-74)
English McCONNELL (1910-11)
Bob McEWAN (1905-06)
Marshall McEWAN (1909-11)
John McINNES (1947-51)
Peter McKENNA (1924-31)
Ken McKENZIE (1910-11)
KenW McKENZIE (1920-23)
Duncan McKENZIE (1978-79)
Philip McKNIGHT (1947-54)
Eric McMILLAN (1958-60)
Paul McMILLAN (1967-68)
Errol McNALLY (1961-63)
John McNAUGHT (1986-87)
Bobby McNEIL (1914-27)
John McNICHOL (1952-58)
Bob McROBERTS (1905-09)
Tom McDERMOTT (1905-07)
Harry MEDHURST (1946-52)
Tommy MEEHAN (1920-24)
Mario MELCHIOT (1999-2004)
Joe McLAUGHLIN (1983-89)
John MEREDITH (1928-30)
Nils MIDDELBOE (1913-21)
John MILLAR (1984-87)
Tommy MILLER (1905-09)
Harold MILLER (1923-39)
Sam MILLINGTON (1926-32)
George MILLS (1929-43)
Scott MINTO (1994-97)
Billy MITCHELL (1933-45)
Frank MITCHELL (1949-52)
David MITCHELL (1988-91)
Jim MOLYNEUX (1910-22)
Ken MONKOU (1989-92)
Graham MOORE (1961-63)
Martin MORAN (1905-08)
Jody MORRIS (1995-2003)
William MORISON (1924-27)
John MORTIMORE (1956-65)
Jimmy MULHOLLAND (1962-64)
Paddy MULLIGAN (1969-72)
Jerry MURPHY (1985-88)
Bert MURRAY (1961-66)
Adrian MUTU (2004-2005)
Andy MYERS (1991-99)
Pat NEVIN (1983-88)
Eddie NEWTON (1990-99)
Brian NICHOLAS (1955-58)
Tony NICHOLAS (1955-60)
Peter NICHOLAS (1988-91)
Mark NICHOLLS (1995-2001)
Eddie NIEDZWEICKI (1983-88)
Michael NUTTON (1977-83)
Eric OAKTON (1932-37)
Seamus O'CONNELL (1954-56)
Leslie ODELL (1924-36)
Peter O'DOWD (1931-34)
Ralph OELOFSE (1951-53)
Francis O'HARA (1905-06)
John O'HARE (1932-41)
Filipe OLIVEIRA (2002-05)
Tommy ORD (1972-74)
Alec ORMISTON (1909-15)
John O'ROURKE (1962-63)
Peter OSGOOD (1964-74) & (1978-79)
Christian PANUCCI (2000-2001)
Paul PARKER (1997)
Scott PARKER (2004-2005)
Eric PARSONS (1950-56)
Colin PATES (1979-88)
John PATON (1946-47)
Joe PAYNE (1938-46)
Gavin PEACOCK (1993-96)
lan PEARCE (1991-93)
Frank PEARSON (1905-06)
George PEARSON (1926-33)
Luca PERCASSI (1998-2000)
Emmanuel PETIT (2001-2004)
Dan PETRESCU (1995-99)
Gerry PEYTON (1993)
Terry PHELAN (1995-96)
John PHILLIPS (1970-80)
Peter PICKERING (1948-51)
Lenny PIDGELEY (2003-06)
Mike PINNER (1961-62)
Seth PLUM (1924-26)
William PORTER (1905-07)
Tony POTRAC (1970-73)
Gustavo POYET (1997-99)
John PRIESTLEY (1920-28)
Tom PRIESTLEY (1933-34)
Peter PROUDFOOT (1906-07)
Stanley PROUT (1932-34)
Ernie RANDALL (1950-53)
John RANKIN (1930-34)
William READ (1911-13)
Ernest REID (1937-39)
Edward REILLY (1908-09)
Peter RHOADES BROWN (1979-84)
Fred RICHARDSON (1946-47)
Graham RIX (1994-95)
Graham ROBERTS (1988-90)
JohnTait ROBERTSON (1905-06)
James ROBERTSON (1905-07)
BillH ROBERTSON (1945-48)
BillG ROBERTSON (1946-60)
Arthur ROBINSON (1908-10)
Arjen ROBBEN (2004-07)
Tom ROBSON (1965-66)
Bryan ROBSON (1982-83)
David ROCASTLE (1994-98)
George RODGER (1924-31)
Dennis ROFE (1980-82)
Doug ROUGVIE (1984-87)
Fred ROUSE (1907-09)
Willie RUSSELL (1927-36)
Robert RUSSELL (1944-48)
Arthur SALES (1924-28)
Bob SALMOND (1938-45)
James SAUNDERS (1909-10)
John SAUNDERS (1948-54)
Derek SAUNDERS (1953-59)
Mel SCOTT (1956-63)
James SHARP (1912-15)
Buchanan SHARP (1919-23)
Colin SHAW (1961-63)
Duncan SHEARER (1983-86)
Joe SHEERIN (1997-99)
Ken SHELLITO (1957-69)
Jack SHERBORNE (1936-45)
Steve SHERWOOD (1971-76)
Neil SHIPPERLEY (1992-95)
Peter SILLETT (1953-62)
John SILLETT (1954-62)
Joe SIMNER (1947-49)
Billy SINCLAIR (1964-66)
Frank SINCLAIR (1990-98)
John SISSONS (1974-75)
John SITTON (1977-80)
Douglas SMALE (1937-45)
Jim SMART (1965-66)
Alexi SMERTIN (2003-06)
Derek SMETHURST (1968-71)
Philip SMITH (1910)
Stephen SMITH (1921-23)
George SMITH (1921-32)
Arthur SMITH (1938-45)
Bobby SMITH (1950-55)
James SMITH (1951-55)
Dennis SORRELL (1962-64)
Nigel SPACKMAN (1983-87) & (1992-96)
John SPARROW (1974-81)
Miles SPECTOR (1952-53)
David SPEEDIE (1982-87)
**** SPENCE (1934-50)
John SPENCER (1992-96)
Joe SPOTTISWOOD (1919-20)
Mario STANIC (2000-2004)
Garry STANLEY (1971-79)
Jimmy STARK (1907-08)
William STEER (1912-15)
Willi STEFAN (1946-47)
Mark STEIN (1993-98)
Alex STEPNEY (1966)
George STONE (1924-28)
David STRIDE (1976-79)
Graham STUART (1989-93)
Les STUBBS (1952-58)
Neil SULLIVAN (2003-2004)
Chris SUTTON (1999-2000)
Kenny SWAIN (1973-78)
Bobby TAMBLING (1958-70)
Fred TAYLOR (1909-19)
Albert TENNANT (1934-53)
Albert THAIN (1922-31)
Mickey THOMAS (1984-85)
Emerson THOME (1999-2000)
Jimmy THOMPSON (1927-29)
Bob THOMSON (1911-22)
Charlie THOMSON (1952-57)
Jim THOMSON (1965-68)
TIAGO (2004-05)
Sid TICKRIDGE (1951-55)
Ron TINDALL (1953-61)
James TOOMER (1905-06)
Jack TOWNROW (1927-32)
Andy TOWNSEND (1990-93)
Peter TUCK (1951-54)
James TURNBULL (1912-13)
Bob TURNBULL (1925-28)
Edward TYE (1914-15)
Frank UPTON (1961-65)
Terry VENABLES (1956-66)
Juan Sebastian VERON (2003-06)
Gianluca VIALLI (1996-2000)
Colin VILJOEN (1980-82)
Colin WALDRON (1967)
Andy WALKER (1913-20)
Tommy WALKER (1946-48)
Clive WALKER (1975-84)
Joe WALTON (1906-11)
Joe WARD (1920-22)
Ben WARREN (1908-14)
Robert WARREN (1948-51)
James WATSON (1905-06)
]an WATSON (1962-65)
George WEAH (2000-2000)
Reg WEAVER (1929-32)
Sam WEAVER (1936-45)
David WEBB (1968-74)
Roy WEGERLE (1986-88)
Keith WELLER (1970-71)
Colin WEST (1985-90)
Kingsley WHIFFEN (1966-67)
Alex WHITE (1937-48)
Ben WHITEHOUSE (1906-08)
Bob WHITING (1906-08)
Jack WHITLEY (1907-14)
**** WHITTAKER (1952-60)
Bob WHITTINGHAM (1909-19)
William WHITTON (1923-26)
Stan WICKS (1954-56)
Steve WICKS (1974-79) & (1986-88)
Harry WILDING (1914-28)
Arthur WILEMAN (1909-11)
Graham WILKINS (1972-82)
Ray WILKINS (1973-79)
Stan WILLEMSE (1949-56)
Ernest WILLIAMS (1909-10)
Bill WILLIAMS (1927-28)
Reg WILLIAMS (1945-51)
Paul WILLIAMS (1980-83)
Andy WILSON (1923-31)
Clive WILSON (1987-90)
Kevin WILSON (1987-92)
Jimmy WINDRIDGE (1905-11)
Danny WINTER (1945-51)
Dennis WISE (1990-2001)
Frank WOLFE (1905-06)
Robert WOLLEASTON (1998-2003)
Darren WOOD (1984-89)
Vic WOODLEY (1931-45)
Vivian WOODWARD (1909-15)
Max WOOSNAM (1914)
Roger WOSAHLO (1964-67)
Allan YOUNG (1961-69)
Boudewijn ZENDEN (2003-2004)
Gianfranco ZOLA (1996-2003)

(tiếp tục cập nhật...)
[/COLOR]
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài 3: LỊCH SỬ CHELSEA NHỮNG THẬP KỶ ĐẦU TIÊN

CFCVN - Thời kỳ giữa chiến tranh - Một tên tuổi lớn và một kỷ lục được thiết lập: CLB Chelsea chính thức ra đời.

Những năm 1920

FA Cup đã mang đến cho Chelsea và sân Stamford Bridge những thời khắc trọng đại trong những năm 1920. Dù Mears đã qua đời vào năm 1912 nhưng những gì ông tưởng tượng về sân Stamford Bridge sau này đã trở thành hiện thực. Ba trận chung kết FA Cup đã được tổ chức tại đây ngay trước thời điểm khánh thành sân Wembley năm 1923.

Tại giải đấu diễn ra năm 1920, Chelsea tiến sâu nhưng đã chịu thất bại 1-3 trước Aston Villa trong vòng bán kết. Tiền đạo cắm của Chelsea ngày đó là Jack ****, một cầu thủ nổi tiếng có vẻ ngoài hấp dẫn của Chelsea thời bấy giờ. Anh đã được phong tặng huân chương sau Thế Chiến I và sở hữu một phong cách ghi bàn rất đặc biệt.

Dù những năm đầu 1920, Chelsea thường được thi đấu tại hạng đấu cao nhất thời điểm đó, với vị trí thứ 3 sau West Brom và Derby tại giải Hạng Nhất nhưng đây là một thập kỷ có lẽ là ít nổi bật nhất trong lịch sử CLB.

Chelsea đã bị xuống hạng vào năm 1924 và phải tới cuối mùa giải 1929-1930 mới có thể trở lại giải đấu cao nhất. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là việc liên quan đến hai trong số những cầu thủ được mến mộ nhất thời đó và đều là các hậu vệ trái: Tuyển thủ Anh Jack Harrow đã phải nhường lại vị trí của mình cho tuyển thủ Scotland Tommay Law trong nửa cuối thập kỷ này sau 333 trận đấu.

Những năm 1930

Sự ác liệt của chiến tranh đã khiến nền kinh tế bị đình trệ và những người dân London lúc này muốn dùng khoảng thời gian rỗi rãi của mình vào những trò giải trí, tiêu khiển. Số khán giả đến sân Stamford Bridge ngày một tăng và đạt mức đỉnh điểm vào ngày thứ 7, 12/10/1935 khi có tới 82.905 người ngồi chật ních trên các khán đài SVĐ để theo dõi trận đấu giữa Chelsea và Arsenal. Đây cũng là kỷ lục của mọi thời đại về số khán giả của một trận đấu trên sân Stamford Bridge.

Có một chút ngạc nhiên là Chelsea đã cầm hoà được đối thủ trong trận đấu đó. Arsenal thời bấy giờ đã dựng nên hình ảnh của một đội bóng lớn đầu tiên tại London khi sở hữu 4 trên tổng số 5 chức vô địch trong những năm đầu thập kỷ 30.

Chelsea lúc này đứng dưới sức ép phải cạnh tranh với chính người láng giềng của mình. Từ khi thành lập Chelsea chưa bao giờ phải dè xẻn trong chi tiêu, và đến đầu những năm 1930, CLB lại tiếp tục vung tiền không thương tiếc. Ba tiền đạo quốc tế người Scotland là Alec Cheyne, Alec Jackson và Hughie Gallacher đã được mua về CLB bằng những khoản tiền lớn.

Với vóc dáng nhỏ con, Gallacher là cái tên sáng giá nhất trong trận đấu ngày đó. Chelsea đã phải trả cho Newcastle 10.000 bảng để được sở hữu anh - một kỷ lục của CLB lúc bấy giờ.

Những khán giả đến sân Stamford Bridge đã phải mất 6 năm trời theo dõi những trận đấu tại giải Hạng hai - khoảng thời gian dài nhất mà Chelsea phải chơi tại hạng đấu thấp hơn. Nhưng họ đã tìm thấy một dấu hiệu đầu tiên của một tương lai sáng lạn khi The Blues giành chiến thắng 6-2 trước Man United. Niềm hy vọng của các CĐV bay lên tận mây xanh nhưng sự mong mỏi của họ đã không được thoả mãn.

Trước dịp Giáng Sinh, cả Birmingham và Derby đều đã tìm đến mành lưới của Chelsea 6 lần. Arsenal cũng nổ súng 5 lần ngay tại Stamford Bridge. Điều đó đã khiến CLB tụt xuống các vị trí thấp trên BXH. Đây thực sự là một nỗi thất vọng lớn.

FA Cup năm 1932, tình hình sáng sủa hơn phần nào khi Chelsea lần thứ 3 góp mặt trong trận bán kết. Thật trớ trêu với Gallacher khi anh phải đối mặt với Newcastle. Cầu thủ nhỏ con này đã ghi bàn vào lưới đội bóng cũ nhưng Chelsea vẫn chịu thất bại 2-1. Năm sau đó, Chelsea kết thúc mùa giải với vị trí thứ 18 trên tổng số 22 đội bóng.

Hai bầy tôi trung thành của The Blues thời ấy - Jack Harrow và sau đó là Tommy Law đã làm tốt nhiệm vụ của mình nơi vị trí hậu vệ trái trong một phần tư thế kỷ, nhưng điều đó là không đủ với Chelsea.

Một số ngôi sao đã bỏ quá nhiều các buổi tập luyện của đội và tịt ngòi trong quá nhiều trận đấu. Họ đề cao cái tôi cá nhân của mình nhưng lại không thể đặt tinh thần đồng đội lên trên. Gallacher đã trở lại với 81 bàn thắng ghi được trong 144 trận, tuy nhiên anh được người ta nhớ đến nhiều hơn qua thói vô kỷ luật và tính khí thất thường của mình. Chỉ sau hơn 4 mùa giải, anh đã phải quay về với đội bóng miền bắc nước Anh một lần nữa.

Khi London lại lâm vào vòng khói lửa của chiến tranh, Chelsea đã ít nhiều vực dậy được tinh thần của các CĐV. Thời kỳ này, thủ môn Chelsea đồng thời cũng là tuyển thủ quốc gia Anh là Vic Woodley đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cho Chelsea không bị xuống hạng.

Chelseafc.com.vn
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài 4: LỊCH SỬ CHELSEA TỪ THẬP KỶ 40 ĐẾN THẬP KỶ 60

CFCVN - Giai đoạn 1940, 1950 và nơi thành danh đầu tiên. Vào thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, SVĐ Stamford Bridge vẫn tồn tại sau vụ ném bom và chỉ 6 tháng sau chiến thắng ở Châu Âu...


Greaves​

Giai đoạn 1940

Bóng đá giai đoạn chiến tranh chứng kiến những cuộc tranh tài trong nước đã chuyển biến bằng việc góp mặt của những cầu thủ nội địa, trong khi đội bạn cũng có những thay đổi về mặt nhân sự như thế này. Trong trường hợp của Chelsea, đó là cầu thủ Matt Busby và đội trưởng tương lai của tuyển Anh George Hardwick cùng tương lai HLV tuyển Anh Walter Winterbottom, kể cả huyền thoại người Scotland Billy Liddell với cựu ngôi sao Arsenal Eddie Hapgood.

Chelsea lần đầu được thi đấu tại Wembley vào năm 1940 trong trận chung kết giải "Football League South Cup", trong trận đấu đó The Blues thua Charlton, nhưng Chelsea đã giành chiến thắng trước Millwall cũng trong trận chung kết giải này 12 tháng sau đó.

Vào thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, SVĐ Stamford Bridge vẫn tồn tại sau vụ ném bom và chỉ 6 tháng sau chiến thắng ở Châu Âu, SVĐ 40 năm tuổi này đã được đăng cai tổ chức một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sự tồn tại của nó - Dynamo Day.

London lại đứng trước nguy cơ không được xem những trận cầu đỉnh cao một lần nữa và hiện đang có nhiều sự kiện cuốn hút mọi người hơn là điều bí ẩn của một đội bóng đến từ Nga trong thời kì chiến tranh. Moscow Dynamo thực hiện tour thi đấu tại Anh và trong trận với Chelsea, gần như cả thành phố đã đến xem.

Khi đóng cửa quay đã có một kỉ lục mới với 74496 lượt khán giả vào sân. Nhưng cửa ra về lại không có gì cản trở đám đông "nghiện" bóng đá. Không thể biết được chính xác số lượng những người vào sân trái phép, nhưng tổng số khán giả có thể ước tính lên tới 100.000 người.

Cũng như quan cảnh quanh sân bóng, kết quả hòa 3-3 xem ra khá bất ngờ. Cầu thủ ghi bàn thứ 3 cho Chelsea là tiền đạo mới gia nhập sân Stamford Bridge: Tommy Lawton. Anh là cầu thủ có tốc độ, những cú sút cực mạnh và những pha ghi bàn bằng đầu huyền thoại, Lawton mang áo số 9 ở tuyển Anh, anh góp công lớn trong những thành công của The Blues.

Trong mùa đầu tiên anh đã phá kỉ lục ghi bàn của CLB với 26 bàn trong 34 trận ở giải "First Division", Chelsea xếp thứ 15 chung cuộc. Nhưng vào mùa hè những mâu thuẫn của anh và đội bóng bắt đầu xuất hiện. Cuối cùng anh đã rời CLB.

Hai tháng sau vụ chuyển nhượng Lawton, Chelsea chỉ mất 20.000 bảng để có được một tiền đạo mới, đó là Roy Bentley.

Bentley thậm chí còn nhanh nhẹn hơn người tiền nhiệm của mình. Anh đã gắn bó với CLB rất lâu, trong 8 mùa bóng. Trong mỗi mùa anh đều là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của CLB.



Những năm 40, 50 và danh hiệu cao quý đầu tiên

Những năm 1950

Chelsea thất bại liên tục tại cúp FA. Năm 1950, 1952, chúng ta gặp Arsenal tại bán kết. Cả 2 lần này đều phải đá lại và chúng ta đều thua.

Cũng trong 2 năm này, chúng ta thoát khỏi vị trí rớt hạng trong gang tấc nhờ chỉ số bàn thắng thua. Kể từ lúc này, Chelsea bắt đầu cải tổ.

HLV Billy Birrel về hưu sau khi lần thứ hai thúc thủ trước Arsenal tháng 5 năm 1952, Chelsea bổ nhiệm Ted Drake.

Drake từng là trung phong hàng đầu của Arsenal và tuyển Anh, cũng như từng là nhà vô địch dưới thời cầu thủ. Sự nghiệp cầm quân của ông được nhiều người biết đến kể từ khi dẫn dắt Reading.

Ông ta tiến hành cải tổ Chelsea bằng cách hạn chế tối đa những cầu thủ nghiệp dự tại CLB: "Có quá nhiều người đến Stamford Bridge chỉ để xem bóng đá rồi cổ vũ một cách đơn thuần. Việc này đã kéo dài qua nhiều năm tại Chelsea. Còn bây giờ thì cơ hội ấy sẽ không còn. Hãy để những người ngay cả ăn, ngủ và uống đều cũng nhớ về Chelsea đến với chúng ta.

Drake bãi nhiệm những người đã tới tuổi về hưu khỏi CLB. Kể từ việc này, ông ta được nhiều người gán cho biệt danh là 'Kẻ Trục Xuất'.

Ông ta còn gỡ bỏ cả văn phòng HLV trưởng, để sau đó khoác lên người bộ quần áo đấu và tham gia vào các buổi tập. Drake tiến hành các kế hoạch cho cầu thủ trẻ và săn tìm tài năng, những công việc từng được làm dưới thời Birrell. Điều này cho thấy một bước tiến khá rõ rệt đối với tương lai của những HLV.

Ban đầu, kết quả của công việc này là tiến triển khá chậm. Tuy nhiên Drake vẫn cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình từ những giải bóng đá thấp để mang về khá nhiều gương mặt mới cho Chelsea - xứng đáng với đồng tiền và nhất là những người này thích thi đấu cho Chelsea, có khát khao dành danh hiệu đầu tiên cho lịch sử CLB.

Một số gương mặt đáng nói như Bentley, Ken Armb, John Harris - đội trường có thời gian phục vụ lâu dài, Stan Willemse cùng Eric Parsons - tất cả đều được Drake đưa vào đội hình 1 của Chelsea.

John McNicholl, Les Stubbs, Stan Wicks và Peter Sillett là những người đến từ đội bóng cấp thấp. Có cả Frank Blunstone của CLB Crewe chỉ mới 18 tuổi, từng là mục tiêu của nhiều đội bóng lớn. Drake thậm chí còn mua về một vài gương mặt nghiệp dư như Derek Saunders, Jim Lewis và Seamus O'Connell.

O'Connell là một trong những cầu thủ có khởi đầu sự nghiệp đáng nhớ nhất trong lịch sử Chelsea - anh ghi được 1 hat-trick trong chiến thắng 6-5 trước Manchester United ngay tại thánh địa Stamford Bridge. Sự kiện này là vào tháng 10 năm 1954, một cú chạy trên cả hoàn hảo khi 6 trận đấu mà chúng ta chỉ để mất 2 điểm. Một phong độ cực kỳ ấn tượng của các nhà vô địch.

Tính đến lễ "Lửa Trại", Chelsea chỉ mới nằm giữa bản xếp hạng. Drake không ngừng động viên đội bóng và chắt chiu từng điểm một. Cho đến Lễ Phục Sinh, Chelsea vươn lên còn cách CLB Wolves - nhà ĐKVĐ và là đối thủ gần nhất chúng ta đúng 4 điểm. Họ sẽ đến Stamford Bridge làm khách ở vòng sau.

75,000 khán giả trên sân chỉ chứng kiến trận đấu 0-0 đi về gần cuối trận. Thế nhưng đội trưởng tuyển Anh của đội Wolves, Billy Wright đã dùng tay cản bóng cú sút như trái phá của Chelsea trong những phút cuối cùng.

Trọng tài chính không công nhận lỗi chạm tay - nhưng trợ lý đã phất cờ. Sau cùng thì penalty cũng được công nhận. Sillett thực hiện thành công dành chiến thắng cho Chelsea.

Chelsea tiếp tục dành chiến thắng ở trận đấu áp chót, cũng trên sân nhà, trước Sheffield Wednesday vào Lễ Thánh St. George năm 1955.

Bentley - người được xem là sự lựa chọn số 1 của tuyển Anh lúc bấy giờ xứng đáng là đội trưởng The Blues với 21 bàn thắng tổng cộng. Parsons cùng Blunstone ở hai bên cánh là vũ khí lợi hại của Chelsea, phía dưới các anh là lá chắn thép Wicks.

Mặc dù vô địch nhưng Chelsea cũng không đạt được mục đích chính. 3 cái tên được vinh danh là Sillett, Blunstone và Wicks là những người có tuổi - trong khi các cầu thủ trẻ đều gặp phải chấn thương.

Sau mùa bóng vô địch, Chelsea chỉ về thứ 16 trong năm tiếp theo. Một sản phẩm từ lò đào tạo Chelsea xuất hiện. Cậu ấy tên là Jimmy Greaves - ngươi được xem là gương mặt trẻ xuất sắc nhất tính tại thời điểm đó.

Greaves là một cỗ máy ghi bàn thiên khiếu - anh được xem là tay săn bàn tốt nhất trong số những "sát thủ" ở Anh. Anh có khả năng chơi bóng bằng 2 chân, khống chế bóng chuẩn, có tốc độ, mạnh cả trong phòng thủ và nhất là độ chính xác từ các cú dứt điểm của anh đã từng giúp anh ghi được 5 bàn chỉ trong 3 lần ra sân. Anh đạt mốc 100 bàn thắng trước khi bước sang tuổi 21. Trước khi được bán sang AC Milan năm 1961, Greaves ghi tổng cộng 132 bàn trong 169 lần khoác áo Chelsea.


Những năm 1960

Tầm quan trọng từ những bàn thắng của tài năng trẻ Jimmy Greaves ghi được cho Chelsea đã thể hiện rất rõ kể từ khi anh ra đi. Chúng ta đã phải xếp nửa sau bảng xếp hạng giải hạng nhất. Ted Drake rút lui khỏi cương vị HLV vài tháng sau khi Chelsea bị rớt hạng.

Chelsea tiến đến một bước tiến bộ mới trong việc tuyển chọn HLV, lần này là HLV 33 tuổi Tommy Docherty. Chúng ta đã tiến hành đào tạo những tài năng trẻ từ thời Birrell, chiến lược này sau đó được duy trì mạnh dưới thời Drake. Và lúc này, Docherty đã đủ khả năng để hái những "quả" chín mùi nhất của Chelsea.

HLV mới với phong cách chơi hai bên cánh. Vì vậy ông ấy loại bỏ những gương mặt cũ và thay bằng những cái tên mới như Peter Bonetti, Ron Harris, Barry Bridges, Bobby Tambling và Terry Venables.

5 cầu thủ kể trên đã thiết lập những kỷ lục đáng ghi nhớ cho lịch sử đội bóng Chelsea, đó là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Chelsea, cấu thủ khoác áo Chelsea nhiều nhất, cầu thủ gắn bó lâu dài với CLB nhất, và cả thủ môn xuất sắc nhất mọi thời đại của Chelsea. Đặc biệt rằng độ tuổi trung bình của những người này chỉ xấp xỉ 21.

Chelsea nhanh chóng thăng hạng sau đó, nhưng quan trọng là những trận đấu xuất sắc của Chelsea đã bắt đầu nở rộ, nhất là tại sân nhà.

Thể lực của các cầu thủ, cộng thêm chiến lược đào tạo cầu thủ trẻ đã giúp Chelsea ngày càng thích ứng nhanh với lối đá bóng nhanh của Anh.

Các cổ động viên Chelsea đã phấn khích khi chứng kiến đội nhà lọt vào top 5 đội bóng dẫn đầu, cùng với việc lọt vào bán kết cúp FA. Năm 1965, cú ăn ba đã gần kề Chelsea hơn bao giờ hết.

Leicester City bị thúc thủ 2-3 trước chúng ta sau tổng tỉ số 2 lượt tại trận chung kết League Cup - khi đó chung kết League Cup còn duy trì luật đá 2 lượt. Đây được xem là thành công đầu tiên của Chelsea trong việc đá cúp.

Liverpool khi đấy là đội bóng cực kỳ mạnh, đội đã đánh bại chúng ta bằng cả 2 lượt ở cúp FA - lần đầu tiên sau 13 năm Chelsea được tham dự giải này.

Phong độ Chelsea tại đấu trường Châu Âu cũng khá tốt. Ở cúp Inter Cities Fairs Cup, Chelsea đã loại 2 gã khổng lồ của Italia là Roma và Milan trước khi đối đầu với Barcelona - đội mạnh nhất Châu Âu lúc bấy giờ, tại Nou Camp.

Trận bán kết cúp FA thứ hai diễn ra tại sân Villa Parks 2 năm sau đó, nhưng Chelsea đánh mất cơ hội tham gia trận chung kết tại Wembley. Năm 1966, Chelsea là đội bóng trên cơ rất nhiều so với Sheffield Wednesday, nhưng dưới mặt sân gồ ghề, CLB này đã đánh bại chúng ta 2-0.

Thất bại cay đắng đã khiến HLV Docherty vô cùng thất vọng. Mối quan hệ của HLV với đội trưởng Venebles cũng trở nên bất hòa. Sau đó, ông đã quyết định thay đội trưởng đội bóng bằng cầu thủ người Scotland Charlie Cooke - người được xem là có khả năng chuyền bóng, dắt bóng khá điêu luyện.

Cooke cũng cho thấy anh là một trong những cầu thủ xuất sắc trong lịch sử Chelsea, nhất là khả năng phối hợp ăn ý với người đồng đội Peter Osgood. Osgood được đào tại bởi CLB Chelsea và chính thức vào đội năm 17 tuổi. Anh được xem là một hoàng tử mới của Chelsea, người được đánh giá là có khả năng mang đến thành công cho Chelsea.

Nhưng thật không may, Osgood bị gãy chân vào tháng 10 năm 1966. Điều này không ngăn nổi Chelsea dành chiến thắng tại bán kết cúp FA thứ 3 tại Villa Park. Chelsea chính thức tham dự trận chung kết cúp FA sau 6 lần tham dự.

Năm 1967, lần đầu tiên trận chung kết Cockney Cup diễn ra cũng là trận derby thành Luân Đôn. Những người hâm mộ Chelsea đã thất vọng ra về khi Chelsea không thực hiện được mục tiêu của mình. Chelsea chấp nhận thua 1-2, kể từ thời điểm này Chelsea mất cả hai tài năng là Greaves và Venables sang đầu quân cho màu áo Spurs.

Đó cũng là những trận đấu then chốt sau cùng của Bobby Tambling dưới màu áo Chelsea. Cầu thủ này là một phát hiện của Greaves, ghi được 202 bàn thắng trong 370 lần khoác áo Chelsea - một kỷ lục đứng đầu trong lịch sử CLB Chelsea cho đến nay.


Chelseafc.com.vn​
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài 5: THE CUP KINGS OF THE KING'S ROAD - NHỮNG NĂM 70


CFCVN - Thời gian cầm quân của Docherty - người có mối quan hệ tốt với ngài chủ tịch - đã kết thúc. Dave Sexton là người được chọn thay thế, ông đã từng làm công tác huấn luyện dưới thời Docherty trước khi làm công việc quản lý cùng với Leyton Orient.

Ông đã bổ sung lực lượng cho đội bóng bằng những tên tuổi lớn: hậu vệ John Dempsey, David Webb cùng với tiền đạo Ian Hutchinson, được mua về với giá 5000 bảng, bằng nửa giá trị của Hughie 40 năm trước.

Peter Bonetti trở thành thủ môn đẳng cấp. Ron Harris, Eddie McCreadie, Webb và Dempsey tạo thành hàng phòng ngự vững chắc. Với sự ghóp mặt của John Hollins và Charlie Cooke ở hàng tiền vệ, đội bóng có được sự kết hợp cả 2 phong cách thi đấu: chắc chắn và linh hoạt. Peter Houseman thường xuyên có những đường chuyền chính xác từ cánh trái để tạo điều kiện cho Osgood và Hutchinson ghi bàn. Cầu thủ dẫn dắt lối chơi là Alan Hudson mới chỉ 18 tuổi.

Chelsea thi đấu khá thành công trong giai đoạn này, các cổ động viên thường xuyên có dịp ăn mừng sau khi trận đấu kết thúc.

Những năm 1970

Vào năm 1970 chúng ta lọt vào trận chung kết cúp FA, lần này đối thủ là Leeds United - đội bóng đang chơi rất tốt.

Trận đấu đã diễn ra rất quyết liệt và hấp dẫn. Leeds 2 lần vươn lên dẫn trước, nhưng Chelsea đã xuất sắc sang bằng tỉ số. Lần đầu tiên trong lịch sử, trận chung kết được tổ chức lại.

Trong trận đá lại tại Old Trafford. Một lần nữa Chelsea đã xuất sắc có được bàn gỡ sau khi bị dẫn trước. Hai đội phải bước vào hiệp phụ. Hutchinson thực hiện quả ném biên chuẩn xác để Webb ghi bàn vào lưới Leeds.

Osgood đã ghi bàn trong mọi trận đấu tại giải lần này. Sau 3 trận chung kết và 7 trận bán kết, Chelsea đã có được danh hiệu vô địch cúp FA lần đầu tiên. Cũng trong mùa giải này, chúng ta xếp thứ 3 chung cuộc tại giải vô địch quốc gia. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử chúng ta làm được điều này.

Giành chiến thắng ở trận chung kết, Chelsea giành quyền tham dự Cup châu Âu. Tại giải đấu này, sau khi đánh bại Man City trong trận bán kết, The Blues hành quân tới Greece để chơi trận chung kết với Real Mandrid.

Trận đấu cũng đã kết thúc với kết quả hòa và trận đấu sẽ được tổ chức lại.

Trong trận đấu lại. Dempsey và Osgood ghi bàn đưa Chelsea tới gianh hiệu vô địch châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử.

Câu lạc bộ dự định sẽ xây một sân vân động mới với sức chứa 60.000 người. Nhưng cuối cùng kế hoạch đã không được thực hiện. Trước tiên, việc xây dựng khu khán đài Đông đã bị cản trở bởi rất nhiều vấn đề nảy sinh và công trình hoàn thành trễ hạn 1 năm, vượt quá ngân sách 1.3 triệu bảng. Những món nợ mới xuất hiện và đưa CLB vào tình trạng nguy hiểm.

Những khó khăn lại tiếp tục xảy ra trên sân bóng. Tuy thiết lập được kỉ lục về tỉ số của 1 trận đấu ở cup Châu Âu (21-0 trước đội bóng đến từ Luxembourg) nhưng chúng ta đã bị loại khỏi giải bởi một đội bóng ít tên tuổi đến từ Thủy Điển: Atvidabergs.

Tuy lọt vào trận chung kết League Cup năm 1972 nhưng đối thủ của chúng ta là Stoke City lại là đội giành chiến thắng.

Năm 1974, bất đồng xảy ra giữa Sexton và 2 ngôi sao: Osgood, Hudson. Cả 2 đều đã được bán đi. Nhưng mùa giải tiếp theo, chúng ta đã chơi rất tệ và Sexton cũng phải ra đi.

Chỉ 4 năm sau khi giành được vinh quang ở Châu Âu, Chelsea đã phải xuống chơi ở giải hạng 2 cùng với khoảng nợ 3 triệu bảng. Đó thật sự là một sự giảm sút khó tin.

Chelseafc.com.vn​
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài 6: MỘT THIÊN NIÊN KỶ MỚI - HAI HLV VÀ MỘT ÔNG CHỦ MỚI


Kerry Dixon

CFCVN - Những năm 80 mới thực sự là bước nhảy vọt của The Blues! Sáu cầu thủ đã được mang về trong mùa hè năm 1983 với những cái giá tối thiểu. Một đội bóng mới được định hình ngay lập tức, với thắng lợi mở màn đầy ấn tượng với tỷ số 5-0. Phong cách chơi của Chelsea lúc bấy giờ cũng đã làm mưa làm gió tại giải Hạng hai.


Cùng với việc cầu thủ chạy cánh xuất sắc Pat Nevin, chân sút ghi được rất nhiều bàn thắng Kerry Dixon và cầu thủ có lối chơi lăn xả David Speedie ký hợp đồng với The Blues một năm trước đó, các CĐV đã có thêm những thần tượng mới để tôn thờ.

CLB đã kết thúc mùa bóng đầu tiên trở lại giải Hạng nhất với vị trí thứ 6, Dixon đã được đồng giải thưởng Chiếc giầy vàng với 24 bàn thắng tại giải đấu cao nhất nước Anh và 36 bàn trên mọi mặt trận. Ông cũng đã trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 2 trong lịch sử Chelsea với 193 lần làm tung lưới đối phương, sau Tambling (202 bàn).

Khi CLB vẫn đang trên đà tiến bộ thì một lần nữa sự đi lên bị giáng một đòn bất ngờ, sức khoẻ không đảm bảo đã buộc Neal phải từ bỏ chiếc ghế HLV Chelsea.

John Hollins đã được mang về Stamford Bridge và đảm nhiệm cả hai cương vị: Cầu thủ và HLV. Ông cũng là một trong những cầu thủ ra sân nhiều trận nhất cho Chelsea mọi thời đại, với vị trí thứ 3 chỉ sau Ron Harris và Peter Bonneti.

Vị trí thứ 6 trên BXH đã được củng cố và đội bóng cũng được tăng cường lực lượng với một số cầu thủ chất lượng, bao gồm các hậu vệ Steve Clarke và Tony Dorigo, tiền vệ Micky Hazard và Gordon Durie ở tuyến trên.

Nhưng không khí trong phòng thay đồ trở nên bị chia rẽ, các cầu thủ quan trọng đã bị bán đi và CLB rơi vào tình trạng tụt dốc không phanh trên BXH. Hollins đã phải trả giá bằng công việc của ông tại Chelsea.

Như vậy, sau 4 năm thi đấu tại giải Hạng nhất, một lần nữa The Blues lại phải xuống hạng, với một đội hình gồm nhiều cầu thủ tài năng vẫn còn đó. Nhưng họ đã tỏ ra vượt trội tại giải đấu thấp hơn. Trong một năm ''dạo chơi'' ở Hạng hai, Chelsea đã kiếm được 99 điểm và đó là một kỷ lục đến nay vẫn chưa bị phá.

Giờ đây, dưới sự dẫn dắt của Bobby Campell, Chelsea đã có được vị trí thứ 5 trong lần trở lại Hạng nhất đầy ấn tượng.

Tuy nhiên những vấn đề ngoài sân cỏ lại không được tốt đẹp như vậy. Một số cựu giám đốc không trung thành của Chelsea đã để quyền sở hữu Stamford Bridge rơi vào tay những nhà đầu tư bất động sản.

Một cuộc chiến kéo dài tiêu hao sức lực đã diễn ra sau đó. Hàng triệu bảng lẽ ra đã được sử dụng vào việc mua cầu thủ giờ được dùng hết để trả các khoản tiền lệ phí bởi Ken Bates không chịu từ bỏ cuộc chiến giành lại Stamford Bridge - nơi đã quá gắn bó với lịch sử Chelsea. Cuối cùng, sự sụt giá trên thị trường bất động sản đã giáng cho những nhà đầu tư kia một đòn chí tử.

Một thiên niên kỷ mới - Hai HLV và một ông chủ mới

Claudio Ranieri - người Italia, nhà vô địch tại những giải đấu Cup cùng với Fiorentina tại quê nhà và Valencia tại Tây Ban Nha đã được lựa chọn làm HLV. Mùa giải đầu tiên của ông với Chelsea kết thúc với vị trí thứ 5 trên BXH Premiership đồng nghĩa với một suất dự cúp châu Âu.

Hasselbaink đã đoạt danh hiệu Vua phá lưới giải Ngoại hạng với 23 bàn thắng. Điều đó đã đưa tên tuổi của anh được đặt cạnh những cái tên như Hilsdon, Bentley, Greaves, Osgood và Dixon mỗi khi người ta nhắc đến những trung phong một thời của Chelsea.

Ranieri bắt đầu công việc trên thị trường chuyển nhượng của mình. Wise, Poyet và Leboeuf ra đi, ông sử dụng 42 triệu bảng để mang về hậu vệ Williams Gallas, tiền vệ Frank Lampard, Emmanuel Petit, Slavisa Jokanovic cùng tiền vệ cánh Jesper Gronkjaer và Boudewijn Zenden.

Công cuộc tái thiết lại Stamford Bridge đã hoàn tất vào đầu mùa giải 2001/2002. Cùng năm ấy, Chelsea đã có một trận đấu đáng nhớ với Tottenham tại tứ kết FA Cup.

Đây là một trận derby có thể coi là bất thường. Hơn 12 năm Chelsea tạo nên một trận derby London kỳ lạ, hơn 12 năm Chelsea tạo nên chuỗi trận bất bại đến khó tin trước đội bóng láng giềng, và chưa để thua bất cứ trận đấu riêng lẻ nào trong suốt khoảng thời gian đó.

Nhưng vào tháng 1 năm 2002 trong trận bán kết League Cup, Spurs đã làm nên một chiến công hiếm có khi đánh bại Chelsea 5-1 trên sân White Hart Lane. Sáu tuần sau tại FA Cup, The Blues lại tái ngộ với Tottenham. Và lần này, đội bóng áo xanh đã có một màn trả thù ngọt ngào khi đè bẹp đối thủ tới 4 bàn không gỡ. Fulham ngay sau đó cũng trở thành nạn nhân tiếp theo của Chelsea tại vòng bán kết. Nhưng trong trận derby London thứ 3 liên tiếp, The Blues đã phải khuất phục trước Arsenal với tỷ số 2-0. Đó chính là trận đấu cuối cùng của FA Cup năm ấy - trận chung kết diễn ra tại Cardiff, xứ Wales.

Việc có mặt tại trận chung kết các giải đấu Cup và nằm trong top 6 đã trở thành một kịch bản cũ rích của Chelsea nhưng những khoản nợ cứ tích luỹ dần lên do công cuộc tái thiết đội bóng, sân vận động, cùng với việc xây dựng một khách sạn ngay sát đó và một khu liên hợp giải trí. Những điều này đã trở thành những mối lo ngại đối với Chelsea.

Giành chiến thắng trong trận đấu cuối cùng của mùa giải 2002/2003 trước Liverpool đồng nghĩa với việc Chelsea chứ không phải đội bóng áo đỏ được quyền tham dự giải đấu mang về nhiều lợi nhuận Champions League. Tuy nhiên gánh nặng nợ nần vẫn buộc CLB phải thích nghi với một nguồn vốn đầu tư mới. Vào ngày 2/7/2003, Roman Abramovich chính thức mua Chelsea.

Mới chỉ 36 tuổi, tỷ phú trẻ Abramovich hầu như không hề được biết đến ở Anh vào thời điểm đó.

Những tin tức về vụ mua bán này hoàn toàn bất ngờ, và ban đầu đây là một sự việc khá là không rõ ràng. Những nghi vấn được đặt ra: Liệu ông ta có chi tiền để mua những cầu thủ mới, liệu có sự thay đổi nào về vị trí HLV và liệu Gianfranco Zola có ở lại CLB?

Trước đó, nguồn tài chính của Chelsea là không đủ để đưa ra lời đề nghị cho một bản hợp đồng mới thích hợp với cầu thủ sắp bước sang tuổi 37 này. Giờ thì mọi thứ đã thay đổi nhưng Zola lại có ý định muốn trở về quê nhà Sardinia của anh. Đây là một sự thật khó chấp nhận đối với Chelsea, khi mà cầu thủ có lẽ là được mến mộ nhất từng khoác áo The Blues quyết định chia tay đội bóng.

Không lâu sau đó, Abramovich đã chấp nhận phê chuẩn cho những khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay trong việc chiêu mộ cầu thủ. Những tài năng trẻ của nước Anh như Glen Johnson, Wayne Bridge và Joe Cole đã được mua về. Các CLB khác tại Premiership đã bị Chelsea nẫng tay trên hai cầu thủ Geremi và Juan Sebastian Veron, trong khi Damien Duff đã trở thành kỷ lục chuyển nhượng mới của đội bóng áo xanh khi được mua về với giá 17 triệu bảng.

Giải Seria là điểm đến tiếp theo trong công cuộc mua sắm cầu thủ của Chelsea, hai chân sút đẳng cấp cao Adrian Mutu và Hernan Crespo đã được mang về Stamford Bridge. Và cùng với việc chiêu mộ Claude Makeklele, The Blues đã hoàn tất mảnh ghép cuối cùng cho một đội hình mới. Nhà cựu vô địch Champions League tới từ Real Madrid này sẽ là một điểm dựa vững chắc nơi hàng tiền vệ.

Hơn 100 triệu bảng đã được đổ vào thị trường chuyển nhượng để chuẩn bị cho mùa giải mới. Và Abramovich đã đưa CLB trở về với hình thức sở hữu cá nhân.

Kỷ nguyên mới của Chelsea đã được đánh dấu với chiến thắng đầu tiên của The Blues trước Liverpool ngay tại Anfield sau 11 năm trong trận đấu mở màn Premiership.

Vào tháng 11/2003, Chelsea đã giành được hai chiến thắng quan trọng khác. Việc đánh bại Lazio ngay tại Rome đã giúp Chelsea thiết lập một kỷ lục mới về giành thắng lợi trước một CLB nước ngoài tại Italia. Sau đó, đến lượt các nhà ĐKVĐ giải Ngoại hạng Manchester United cũng bị Chelsea hạ gục, và điều này đã đưa The Blues lên vị trí dẫn đầu BXH.

Như vậy sau kỳ Giáng Sinh, cuộc đua giành ngôi vô địch gần như trở lại vạch xuất phát nhưng tại vòng tứ kết Chamions League, Arsenal đã phải hứng chịu một thất bại đáng nhớ trước Chelsea lần đầu tiên sau 17 lần gặp nhau.

Đối thủ của Chelsea tại vòng bán kết là AS Monaco - đội bóng được coi là hiện tượng của mùa giải và được dẫn dắt bởi cựu cầu thủ Chelsea Didier Deschamps. Lúc này họ cần phải vượt qua đội bóng thành London nếu muốn góp mặt trong trận chung kết Champions League. Và trong hai lượt đấu đầy những may rủi, đội bóng đến từ vùng Địa Trung Hải này đã chiến thắng Chelsea. Trở về với giải quốc nội, vị trí thứ hai trên BXH Premiersip vẫn là một thành tích đáng tự hào. Đó đồng thời cũng là ngôi Á quân với số điểm cao nhất trong lịch sử CLB cho đến thời điểm đó.

Đội hình đã có nhiều thay đổi dưới sự chỉ đạo của Ranieri và The Blues cũng có một bộ mặt hoàn toàn mới. Tuy nhiên sau 4 năm không có được danh hiệu gì, một quyết định được đưa ra nhằm mang về một HLV mới có khả năng đưa Chelsea chinh phục những đỉnh cao của bóng đá.

Chỉ trong vòng hai mùa giải, Jose Mourinho đã giúp Porto lần lượt đoạt chức vô địch UEFA Cup và Champions League, cũng như đưa đội bóng này trở lại ngôi vương giải VĐQG Bồ Đào Nha - quê hương ông.

Tràn đầy tự tin, người đàn ông 41 tuổi này sẽ truyền cho Chelsea một niềm tin tương tự. Những tuyển thủ Bồ Đào Nha gồm Paulo Ferreira, Ricardo Carvalho và Tiago Mendes đã theo chân Mourinho tới London. Hai trong số những tài năng trẻ nổi bật nhất châu Âu, Petr Cech và Arjen Robben cũng chuyển tới Stamford Bridge, và tiếp đến là Didier Drogba. Cầu thủ người Bờ Biển Ngà này đã phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng của CLB với cái giá 20 triệu bảng. Mateja Kezman sau đó cũng trở thành tiền đạo mới thứ hai của Chelsea.

Một trong những động thái đầu tiên của Mourinho khi tiếp quản đội bóng áo xanh là trao băng đội trưởng cho John Terry, một sản phẩm kiệt xuất nhất của lò đạo trẻ trong suốt hơn 2 thập kỷ.

Chiến thắng trước Manchester United trong ngày khai mạc mùa giải mới đã khởi đầu cho cuộc đua tại Premiership. Và đến tháng 11, vị trí dẫn đầu của Chelsea vẫn được duy trì, và người ta không hề mong chờ các đối thủ khác lại sớm ''buông súng'' đến vậy.

Chelsea đăng quang ngôi vô địch Premiership, đồng thời thiết lập kỷ lục mới về số điểm cao nhất ghi được và hàng phòng ngự tốt nhất tại giải đấu hàng đầu nước Anh. Terry trở thành cầu thủ Chelsea đầu tiên được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc năm của PFA; trong khi đồng đội của anh, tiền vệ Frank Lampard, người đã ghi 19 bàn thắng trên tất cả các giải đấu, được nhận danh hiệu Cầu thủ của năm.

Chelsea một lần nữa gục ngã tại đấu trường Champions League khi chịu thất bại trước Liverpool tại vòng bán kết, nhưng việc giành ngôi vô địch Carling Cup trước chính đội bóng chủ sân Anfield cũng đã đảm bảo cho Chelsea một năm có thể nói là thành công nhất trong lịch sử CLB.

Đây thực sự là một cách hoàn hảo để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 đầu tiên của Chelsea.

Chelseafc.com.vn​
 

Meomun

Xe tải
Biển số
OF-16946
Ngày cấp bằng
2/6/08
Số km
484
Động cơ
513,157 Mã lực
Em vô đây động viên PCT Còi viết tiếp trang sử của Chelsea ạ!
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài7: NHỮNG NĂM 90 VÀ 2000 - MANG VỀ NHỮNG DANH HIỆU


Roberto Di Matteo​

CFCVN - Điểm son trong lịch sử CLB Chelsea phải nói đến giai đạon đầu những năm 1990 và nhất là năm 2000, các danh hiệu trong và ngoài nước liên tiếp được Chelsea chinh phục.

Thập kỷ 90: mang về những danh hiệu


Những năm đầu đầu thập kỷ 90, khả năng tài chính đã cho phép CLB theo đuổi những bảng hợp đồng trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh như 2 tiền vệ Andy Townsend và Dennis Wise. Thế nhưng những mùa bóng sau đó Chelsea đã không thu được thành công gì. The Blues không thể trụ lại giữa bảng xếp hạng hoặc vươn cao hơn, nhất là khi thường bị đánh bật khỏi các giải đấu cúp bởi những đội bóng hạng thấp hơn. Điều này đã khiến Chelsea đã trở thành tiền lệ không đáng tự hào - bị đội bóng nhỏ đá bại 13 lần chỉ trong vòng 12 mùa bóng.

Việc đội nhà thi đấu trầy trật đã khiến HLV Campbell và cả người kế nhiệm là HLV Ian Porterfield không tại vị lâu dài được.

Năm 1993, Glenn Hoddle được chỉ định đảm nhận cương vị HLV trưởng Chelsea. Ngay lập tức, chất lượng thi đấu của đội bóng đã được nâng lên rõ rệt. Mặc dù có bước khởi đầu chậm chạp những cũng đủ để Chelsea đánh dấu thành công bước đầu bằng việc lọt vào trận chung kết cúp FA vào cuối mùa bóng đầu tiên Hoddle dẫn dắt.

Đối thủ "chờ" Chelsea trên sân Wembley là Manchester United - đây là một thử thách quá sớm cho dàn cầu thủ còn thiếu kinh nghiệp nhiều so với đối thủ. Chelsea để thua 4 bàn trắng mặc dù khởi đầu trận đấu rất tốt. Nhưng người ta bảo rằng "tỉ số mới quyết định số phận" quả là không sai.

Năm tiếp theo là một trong những mùa bóng mà một lần nữa chiến thuật của HLV Hoddle đã giúp cho Chelsea lọt đến vòng bán kết European Cup Winners' Cup (cúp C3 hay hiện nay là cúp UEFA). Nhưng mùa bóng tiếp theo mới đánh dấu sự thành công rực rỡ của Chelsea.

Khi tương lai của CLB chủ sân Stamford Bridge đã bắt đầu vững chắc, tiền bạc cũng thoải mái hơn nhiều, thì việc làm tất yếu lúc bấy giờ là đội bóng cần có một cầu thủ hàng đầu để đưa Chelsea vươn đến tầm cao mới. Và chính tài năng của HLV Hoddle đã thuyết phục được huyền thoại Ruud Gullit rời Italia để cập bến ở Luân Đôn.

Hai cầu thủ khác cũng gia nhập The Blues là Mark Hughes từ Man United - và Dan Petrescu: có cầu thủ người Romani này, bài toán về những đường chuyền quyết định đã có đáp án.

Chói sáng ngay từ mùa bóng đầu tiên, Gullit trở thành cầu thủ xuất sắc nhất Chelsea, còn Hoddle trở thành HLV trưởng đội tuyển Quốc gia Anh năm 1996. Gullit bước vào vị trí HLV trưởng Chelsea thay Hoddle - một vị trí không còn ai xứng đáng hơn đối với nhân vật từng đoạt giải 'Cầu thủ xuất sắc nhất Thế Giới'

Với sự am tường về bóng đá Châu Âu cùng các mối liên hệ, Gullit mang về chân sút nổi tiếng người Italia Gianluca Vialli. Ngay sau đó Chelsea cũng có được tuyển thủ người Italia Roberto Di Matteo cùng hậu vệ quét Frank Leboeuf. Gianfranco Zola - một siêu sao khác của bóng đá Serie A cũng gia nhập màu áo xanh vài tháng sau.

Chelsea 'bỏ túi' một suất tham dự trận chung kết cúp FA bằng những màn trình diễn hết sức ấn tượng ở các trận vòng loại. Lần này Chelsea đã thực sự sẵn sàng.

Di Matteo 'nổ súng' khi trận đấu mới chỉ điểm giây thứ 43 - hiện vẫn còn là một kỷ lục cho trận chung kết của giải đấu lâu đời nhất nước Anh. Eddie Newton ấn định chiến thắng 2-0 trước Middlebrough trong hiệp hai. Sau 26 năm chờ đợi, Chelsea đã lên ngôi vô địch cúp FA. Sau đó là những cuộc ăn mừng hoành tráng nhất, kéo dài nhất từng được chứng kiến trên sân vận động Wembley.

Nhưng buồn thay ông Matthew Harding - người tỉ phú trẻ và là Phó Chủ Tịch CLB, người đã dành trọn cả đời mình cho Chelsea không thể có mặt để chứng kiến trận đấu lịch sử ấy. Ông ta đã tử nạn trong một vụ rơi máy bay trực thăng cách thời điểm đó vài tháng. Tên tuổi của ông vẫn còn được đặt tại dãy khán đài bắc của sân Stamford Bridge - một công trình được gầy dựng nên bởi chính tài chính của mình, thực sự xứng đáng được mang tên ông.

Mùa hè đến, cũng là lúc một lần nữa Chelsea như 'hổ mọc cánh' khi đội bóng nhanh chóng sử dụng luật Bosman ráo riết trên thị trường chuyển nhượng. Con mắt tinh tường của Gullit trong việc săn lùng tài năng được xem là tốt nhất trong lịch sử các HLV dẫn dắt Chelsea. Ông đem về tiền vệ tấn công Gustavo Poyet và chân sút trẻ Tore Andre Flo.

Chelsea lại có thêm hậu vệ trái Celestine Babayaro cùng tuyển thủ người Anh Graeme Le Saux, trong đó có cả thủ môn người Hà Lan Ed de Goey. Tất cả 5 nhân vật này đều là những phần không thể thiếu của Chelsea trong mùa bóng tiếp theo.

Mùa bóng theo sau cũng đáng để đánh dấu một mốc lịch sử đáng nhớ - nhưng đối với Gullit sẽ là một nỗi buồn. Sau khi việc gia hạn hợp đồng của ban lãnh đạo với Ruud Gullit bị đổ vỡ đầu năm 1998, ông được thay thế bởi Vialli.

Ba tháng sau, Vialli đã có ngay 3 danh hiệu vô địch cho riêng mình. Lại một lần nữa, Middlebrough bị đánh bại 0-2 trong trận chung kết Coca Cola Cup bằng bàn thắng của Di Matteo và cái tên còn khá trẻ Frank Sinclair.

Sau đó tại Stockholm, hơn 20,000 cổ động viên Chelsea đã chứng kiến Zola vào sân từ băng ghế dự bị và đã ghi bàn thắng duy nhất giúp The Blues chiến thắng trước Stuttgart ở European Cup Winners' Cup lần thứ hai trong lịch sử.

Mùa bóng tiếp theo, Frank Leboeuf được gọi vào tuyển Pháp dành vô địch World Cup. Cầu thủ chơi cặp với anh trong trận chung kết là Marcel Desailly gia nhập Chelsea sau đó vài tuần. Tiếng tăm của đội bóng chúng ta đã đạt những bước chuyển biến không ngừng trên làng túc cầu Thế Giới.

Trận Siêu Cúp Châu Âu với đoàn quân dũng mãnh Real Madrid được xem là bản sao ở trận gặp nhau năm 1971. Lần này Poyet sút tung lưới 'kềnh kềnh trắng' giúp Chelsea đoạt Siêu Cúp ChÂu Âu tại Monaco.

Mùa bóng 1999, Chelsea trở thành những người đáng gờm cho danh hiệu vô địch Premier League kể từ những thập kỷ 60. Chúng ta về hạng 3, kém 4 điểm so với đội vô địch Man United - CLB chỉ để thua 3 trận trong suốt mùa giải ấy. Còn De Goey cũng đã thiết lập một kỷ lục nhiều lần giữ sạch lưới cho Chelsea.

Những năm 2000

Với vị trí thứ 3, đồng nghĩa với mùa bóng 1999/2000 sẽ là cơ hội cho Chelsea lần đầu tiên có dịp góp mặt tại Champions League. Sau đó Chelsea đã để lại ấn tượng khi trở thành CLB đầu tiên của nước Anh lọt đến trận Tứ Kết giải đấu danh giá nhất hành tinh chỉ với lần tham dự đầu tiên.

Tiền vệ Dennis Wise ghi bàn thắng cân bằng tỉ số trước Milan ngay trên sân San Siro; chảo lửa từ các cổ động viên Galatasaray ngay tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phải 'tắt ngắm' khi bị Chelsea vùi dập 5-0; gã khổng lồ xứ Catalan là Barcelona cũng chịu thúc thủ 1-3 trước Chelsea trên Stamford Bridge. Tất cả trận đấu ấy là những cảm xúc thăng hoa nhất của Chelsea về giải đấu Champions League mùa bóng năm ấy.

CLB Tây Ban Nha này đã loại Chelsea ra khỏi cuộc chơi bằng chiến thắng đậm trên sân nhà Camp Nou. Nhưng bù lại chúng ta dành quyền vào chơi trận chung kết cúp FA một lần nữa trên sân vận động cũ Wembley. Aston Villa đã bị Di Matteo của Chelsea ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu.

Chỉ sau 20 năm kể từ khi CLB lận đận vì tài chính, cho đến khi Chelsea đã thiết lập một kỷ lục chuyển nhượng của 'đảo quốc sương mù': 15 triệu bảng Anh cho 'sát thủ' Jimmy Floyd Hasselbaink. Bàn thắng đầu tiên của anh giúp chúng ta đoạt Charity Shield (Siêu Cúp nước Anh) - đây là danh hiệu thứ 6 trong vòng 3 năm.

Người đứng đầu trong những thành công trên không thể không nói đến tiền vệ đội trưởng Dennis Wise. Anh đã có 11 năm thi đấu ấn tượng dưới màu áo The Blues trong một đoàn quân 'hợp chủng quốc' như Chelsea.

Lục đục đã nằm phía dưới bề mặt thành công. Những cuộc lộn xộn đã phát sinh giữa Vialli và một số cầu thủ của mình ngày càng nhiều, cũng như một số bản hợp đồng theo đuổi của mình không đi đến đâu. Chelsea đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng với yêu cầu nhiều hơn cho một cuộc cải cách lớn, ban lãnh đạo quyết định tìm một người khác có tầm nhìn bao quát.

Chelseafc.com.vn​
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Bài 8: NHỮNG KỶ LỤC CỦA CLB



Thành thích ra sân


Kỷ lục cá nhân
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất – 795, Ron Harris (1961-80)
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại giải quốc gia – 655, Ron Harris (1961-80)
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại FA Cup – 64, Ron Harris (1961-80)
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại League Cup – 48, John Hollins (1963-75 & 1983-84) và Ron Harris (1961-80)
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại đấu trường châu Âu – 81, John Terry (1998-)
Cầu thủ có số lần ra sân liên tiếp nhiều nhất – 167, John Hollins, từ 14/8/1971 đến 25/9/1974
Cầu thủ có số lần ra sân liên tiếp nhiều nhất tại giải quốc gia – 164, Frank Lampard, từ 13/10/2001 đến 26/12/2005
Cầu thủ có số lần ra sân nhiều nhất trong một mùa giải – 62, Frank Lampard, 2006-07
Cầu thủ có số lần thi đấu cho ĐTQG nhiều nhất: Lampard, 81 lần khi khoác áo Chelsea (trong tổng số 83 lần), tuyển Anh.
Cầu thủ đầu tiên thi đấu cho đội tuyển Anh – George Hilsdon, 16/2/1907
Cầu thủ đầu tiên thi đấu cho đội tuyển Anh tại World Cup – Roy Bentley, World Cup 1950 , 25/6/1950
Cầu thủ ngoại quốc đầu tiên (Không thuộc Vương quốc Anh) – Nils Middelboe (Đan Mạch), 15/11/1913
Cầu thủ da đen đầu tiên – Paul Canoville, 12/4/1982
Cầu thủ trẻ nhất – Ian Hamilton, 16 tuổi 138 ngày, trong trận gặp Tottenham Hotspur, First Division, 18/3/1967
Cầu thủ lớn tuổi nhất – **** Spence, 39 tuổi 57 ngày, trong trận gặp Bolton Wanderers, First Division, 13/9/1947
Cầu thủ đầu tiên được tung vào sân từ băng ghế dự bị - John Boyle thay George Graham trong trận gặp Fulham, First Division, 28/8/1965.

Giải đấu khác: bao gồm Charity/Community Shield, Football League play-offs, Full Members Cup.

Thành tích ghi bàn

Kỷ lục cá nhân
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất – 202, Bobby Tambling (1959-70)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải – 43, Jimmy Greaves (First Division, 1960-61)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một trận đấu – 6, George Hilsdon v. Worksop Town, FA Cup, First Round, 11/1/1908
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một trận chung kết– 3, David Speedie v. Manchester City, Full Members Cup Final, 23/3/1986
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại giải quốc gia – 164, Bobby Tambling (1959-70)
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải tại giải quốc gia – 41, Jimmy Greaves, (First Division, 1960-61)
Cầu thủ ghi bàn trong một trận đấu nhiều nhất tại giải quốc gia
o 5, George Hilsdon v. Glossop, Second Division, 1/9/1906
o 5, Jimmy Greaves v. Wolverhampton Wanderers, First Division, 30/8/1958
o 5, Jimmy Greaves v. Preston North End, First Division, 19/12/1959
o 5, Jimmy Greaves v. West Bromwich Albion, First Division, 3/12/1960
o 5, Bobby Tambling v. Aston Villa, First Division, 17/9/1966
o 5, Gordon Durie v. Walsall, Second Division, 4/2/1989
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League – 107, Frank Lampard (2001-)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải Premier League – 29, Didier Drogba, (2009-10)
Cầu thủ ghi bàn trong một trận đấu nhiều nhất tại Premier League
o 4, Gianluca Vialli v. Barnsley, FA Premier League, 24/8/1997
o 4, Jimmy Floyd Hasselbaink v. Coventry City, FA Premier League, 21/10/2000
o 4, Frank Lampard v. Derby County, FA Premier League, 12/3/2008
o 4, Frank Lampard v. Aston Villa, FA Premier League, 27/3/ 2010
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại FA Cup – 25, Bobby Tambling (1959-70)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải FA Cup – 8, Peter Osgood, (1969-70)
Cầu thủ ghi bàn trong một trận đấu nhiều nhất tại FA Cup: – 6, George Hilsdon v. Worksop Town, FA Cup, First Round, 11/1/1908
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong các trận chung kết FA Cup: – 3, Didier Drogba (2004-)
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại League Cup – 25, Kerry Dixon (1983-92)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải League Cup – 8, Kerry Dixon, (1984-85)
Cầu thủ ghi bàn trong một trận đấu nhiều nhất tại League Cup: – 4, Kerry Dixon v. Gillingham, League Cup, First Round, First Leg, 13/9/1983
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong các trận chung kết League Cup: – 4, Didier Drogba (2004-)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong các trận chung kết – 7, Didier Drogba (2004-)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại đấu trường châu Âu – 27, Didier Drogba (2004-)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại đấu trường châu Âu trong một mùa giải – 8, Tore André Flo (UEFA Champions League, 1999-00)
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một trận đấu tại đấu trường châu Âu: – 5, Peter Osgood v. Jeunesse Hautcharage, UEFA Cup Winners' Cup, First Round, Second Leg, 29 September 1971
Cầu thủ lập hattrick nhiều nhất – 13, Jimmy Greaves, (1957-61)
Cầu thủ có số lần sút phạt penalty thành công nhiều nhất – 40, **** Spence (1934-50)
Cầu thủ ghi bàn trong màu áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất – Didier Drogba, 36 trong lúc khoác ác Chelsea (tổng cộng là 45), đội tuyển Bờ Biển Ngà
Cầu thủ già nhất ghi bàn – **** Spence, 38 tuổi 282 ngày, trong trận gặp Wolverhampton Wanderers, First Division, 26/4/1947
Cầu thủ trẻ nhất ghi bàn – Ian Hamilton, 16 tuổi 138 ngày, trong trận gặp Tottenham Hotspur, First Division, 18/3/1967
Bàn thắng được ghi nhanh nhất – 12 seconds, Keith Weller v. Middlesbrough, Football League Cup, 7/10/1970

Giải đấu khác: bao gồm Charity/Community Shield, Football League play-offs, Full Members Cup.

Danh sách chân sút hàng đầu tại giải quốc gia qua các mùa giải



Kỉ lục của CLB

Số lượng khán giả

Trên sân nhà


* Ước lượng
** Xếp thứ hai về số lượng khán giả tới sân đông nhất trong một trận đấu tại giải vô địch quốc gia

Sân trung lập


Những cột mốc đầu tiên

Trận đấu đầu tiên – v. Stockport County, Second Division, 1/9/1905 (thua 1-0).
Trận thắng đầu tiên – v. Liverpool, Giao hữu, 4/9/1905 (thắng 4-0).
Bàn thắng đầu tiên tại giải quốc gia – John Robertson, v. Blackpool, Second Division, September 9, 1905 (won 1-0).
Trận đấu đầu tiên tại FA Cup – v. First Grenadier Guards, Vòng sơ loại đầu tiên, 7/10/1905 (thắng 6-1).
Trận đấu đầu tiên tại FA Cup (chính thức) – v. Lincoln City, Vòng 1, 12/1/1907 (hoà 2-2).
Trận đấu đầu tiên tại League Cup – v. Millwall, First Round, 10/10/1960 (thắng 7-1).
Trận đấu đầu tiên tại đấu trường châu Âu– v. BK Frem, Fairs Cup, 30/9/1958 (thắng 3-1).
Trận đấu đầu tiên tại cúp C2 – v. Aris Salonika, Vòng 1, 16/9/1970 (hoà 1-1).
Trận đấu đầu tiên tại UEFA Champions League – v. Skonto Riga, Vòng sơ loại thứ ba, 11/8/1999 (thắng 3-0).
Trận đấu đầu tiên tại UEFA Champions League (chính thức) – v. AC Milan, First Group Stage, September 15, 1999 (drew 0-0).
Lần đầu tiên vô địch FA Cup tại sân vận động Wembley mới - v. Manchester United, chung kết FA Cup, 19/5/2007 (thắng 1-0 sau hiệp phụ)
Lần đầu tiên giành cú đúp danh hiệu trong một mùa giải - v. Portsmouth F.C., chung kết FA Cup, 15/5/2010 (thắng 1-0) và vô địch Premier League với 86 điểm.
Vượt qua cột mốc 100 bàn thắng trong một mùa giải Premier League – Mùa giải 2009-2010 với 103 bàn thắng

Kết quả thi đấu

Bàn thắng

Trận thắng đậm nhất – 13-0 v. Jeunesse Hautcharage, Cup Winners' Cup, 1st Round 2nd Leg, 29/9/1971
Trận thắng đậm nhất tại giải quốc gia – 8-0 v. Wigan Athletic F.C., FA Premier League, 9/5/2010
Trận thắng đậm nhất tại Premier League – 8-0 v. Wigan Athletic F.C., FA Premier League, 9/5/2010
Trận thắng đậm nhất tại FA Cup – 9-1 v. Worksop Town, Vòng 1, 11/1/1908
Trận thắng đậm nhất tại League Cup – 7-0 v. Doncaster Rovers, Vòng 3, 16/11/1960
Trận thắng đậm nhất tại đấu trường châu Âu – 13-0 v. Jeunesse Hautcharage, Cup Winners' Cup, 1st Round 2nd Leg, 29/9/1971
Kỷ lục về chuỗi trận thắng liên tục tại giải quốc gia - 11, 25/4/2009 - 20/9/2009
Kỷ lục về chuỗi trận không thắng tại giải quốc gia – 21, 3/11/1987 – 2/4/1988
Kỷ lục về số trận thắng nhiều nhất trong một mùa giải – 29/38 trận, FA Premier League, 2004-05 & 2005-06
Kỷ lục về số trận thắng ít nhất trong một mùa giải – 5/42 trận, First Division, 1978-79.

Hoà
Trận hoà đậm nhất – 5-5 v. West Ham United, First Division, 17/12/1966
Kỷ lục về số trận hoà nhiều nhất trong một mùa giải – 18/42 trận, First Division, 1922-23.
Kỷ lục về số trận hoà ít nhất trong một mùa giải – 3/38 trận, FA Premier League, 1997-98
Kỷ lục về chuỗi trận hoà liên tục tại giải quốc gia – 6, 20/8/1969 – 13/9/1969

Thua
Trận thua đậm nhất – 1-8 v. Wolverhampton Wanderers, First Division, 26/9/1953
Trận thua đậm nhất tại giải quốc gia – 1-8 v. Wolverhampton Wanderers, First Division, 26/9/1953
Trận thua đậm nhất tại FA Cup – 0-6 v. Sheffield Wednesday, Đá lại vòng 2, 5/2/1913
Trận thua đậm nhất tại League Cup – 2-6 v. Stoke City, Đá lại vòng 3, 22/10/1974
Trận thua đậm nhất tại đấu trường châu Âu – 0-5 v. FC Barcelona, Fairs Cup, Đá lại bán kết, 25/5/1966
Trận thua đậm nhất tại Champions League - 1-5 v. FC Barcelona, Tứ kết lượt về, 18/4/2000
Kỷ lục về chuỗi trận thua liên tục tại giải quốc gia – 7, 1 November 1952 - 20 December 1952
Kỷ lục về chuỗi trận bất bại liên tục
o 23, 23/1/2007 – 28/4/2007
o 23, 4/4/2009 - 23/9/2009
Kỷ lục về chuỗi trận bất bại liên tục tại giải quốc gia – 40, 23/10/2004 - 29/10/2005
Kỷ lục về chuỗi trận bất bại liên tục trên sân nhà tại FA Premier League – 86, 20/3/2004 - 26/10/2008
Kỷ lục về số trận thua nhiều nhất trong một mùa giải – 27/42 trận, First Division, 1978-79.
Kỷ lục về số trận thua ít nhất trong một mùa giải – 1/38 trận, FA Premier League, 2004-05.

Bàn thắng
Số bàn thắng ghi được nhiều nhất trong một trận đấu – 13 v. Jeunesse Hautcharage, Cup Winners' Cup, 1st Round 2nd Leg, 29/9/1971.
Số lần thủng lưới nhiều nhất trong một trận đấu – 8 v. Wolverhampton Wanderers, First Division, 26 September 1953.
Số bàn thắng ghi được nhiều nhất trong một mùa giải – 103 bàn trong 38 trận, FA Premier League, 2009–10
Số bàn thắng ghi được ít nhất trong một mùa giải – 31 bàn trong 42 trận, First Division, 1923-24.
Số lần thủng lưới nhiều nhất trong một mùa giải – 100 bàn trong 42 trận, First Division, 1960-61.
Số lần thủng lưới ít nhất trong một mùa giải – 15 bàn trong 38 trận, FA Premier League, 2004-05.
Số lần thủng lưới ít nhất trên sân nhà trong một mùa giải - 6 bàn trong 19 trận, FA Premier League, 2004–05
Số lần thủng lưới ít nhất trên sân khách trong một mùa giải - 9 bàn trong 19 trận, FA Premier League, 2004–05

Điểm số
Điểm số cao nhất trong một mùa giải (3 điểm cho 1 trận thắng) – 99 điểm trong 42 trận, Second Division, 1988-89.
Điểm số thấp nhất trong một mùa giải (3 điểm cho 1 trận thắng) – 42 điểm trong 42 trận, First Division, 1987-88.
Điểm số cao nhất trong một mùa giải (2 điểm cho 1 trận thắng) – 57 điểm trong 38 trận, Second Division, 1906-07.
Điểm số thấp nhất trong một mùa giải (2 điểm cho 1 trận thắng) – 20 điểm trong 42 trận, First Division, 1978-79.

Giữ sạch lưới
Thành tích giữ sạch lưới nhiều nhất trong một mùa giải – 34/59 trận, (2004-05)
Thành tích giữ sạch lưới ít nhất trong một mùa giải – 2/47 trận, (1960-61)
Thành tích giữ sạch lưới nhiều nhất trong một mùa giải tại giải quốc gia – 25/38 trận, FA Premier League, 2004-05
Thành tích giữ sạch lưới ít nhất trong một mùa giải tại giải quốc gia – 1/42 trận First Division, 1960-61
Thành tích giữ sạch lưới liên tục - 10 trận, 18/12/2004 – 12/2/2005
Thành tích giữ sạch lưới nhiều nhất của một thủ môn - 208 trận, Peter Bonetti (1959-79)
Thành tích giữ sạch lưới nhiều nhất của một thủ môn trong một mùa giải - 28 trận, Petr Čech, (2004-05)
Thành tích giữ sạch lưới nhiều nhất của một thủ môn trong một mùa giải Premier League – 21 trận, Petr Čech, (2004-05)
Thành tích giữ sạch lưới liên tục của một thủ môn – 9 trận, William Foulke, (1905-06)

Chuyển nhượng

Kỷ lục về mức phí mua cầu thủ



Kỷ lục về mức phí bán cầu thủ


Kỷ lục về mức phí mua cầu thủ qua từng năm


Kỷ lục tại giải quốc nội/đấu trường châu Âu

Số lần thủng lưới ít nhất trong một mùa giải tại giải quốc gia – 15 bàn trong 38 trận, FA Premier League, 2004-05 (Thuộc top kỷ lục của bóng đá Anh)
Số lần thủng lưới trên sân nhà ít nhất trong một mùa giải tại giải quốc gia - 6 bàn trong 19 trận, FA Premier League, 2004–05 (Thuộc top kỷ lục của bóng đá Anh)
Số lần thủng lưới trên sân khách ít nhất trong một mùa giải tại giải quốc gia - 9 bàn trong 19 trận, FA Premier League, 2004–05 (Thuộc top kỷ lục của bóng đá Anh)
Thành tích giữ sạch lưới liên tiếp khi bắt đầu mùa giải – 6 trận, 14/8/2005 - 17/9/ 2005 (Thuộc top kỷ lục của bóng đá Anh)
Kỷ lục về số bàn thắng trong một mùa giải Premier League – 103, FA Premier League, 2009-10 (Kỷ lục của Premier League)
Kỷ lục về chuỗi trận bất bại trên sân nhà – 86, 20/3/2004 – 26/10/2008 (Kỷ lục của bóng đá Anh)
Trận thắng đậm nhất tại đấu trường châu Âu – 21-0, v Jeunesse Hautcharage, Cup Winners' Cup, 1st Round, 29/9/1971 (Kỷ lục của bóng đá châu Âu)
Kỷ lục về chuỗi trận thắng trên sân khách tại giải quốc gia - 11, 5/4/2008 – 22/12/2008 (Thuộc top kỷ lục của bóng đá Anh)

Chelseafc.com.vn​
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
4 năm 8 tháng - 1709 ngày!

Người Chelsea vẫn luôn tự hào về thành tích bất khả chiến bại trên sân nhà của đội bóng con cưng. 1709 ngày qua, suốt 4 năm 8 tháng, từ thời Ranieri tới Jose Mourinho, sau đó là Avram Grant, bức tường thành Stamford Bridge vẫn tỏ ra kiên cố trước mọi địch thủ.

Thế nhưng chỉ trong 90 phút, đoàn quân của Benitez đã phá vỡ tất cả. Trận thua trước Liverpool ngày hôm qua mãi là khoảnh khắc khó quên với người hâm mộ The Blue. Thất bại đầu tiên dưới thời Big Phill, mất ngôi đầu bảng vào tay đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp trên bảng xếp hạng, nhưng điều mà người ta nhắc tới nhiều nhất sau trận đấu là Stamford Bridge – khi không còn là pháo đài bất-khả-xâm-phạm.

Tiếng còi vãn cuộc vang lên, đó cũng là lúc Chelsea đi vào lịch sử Premier League với thành tích đáng nể - chuỗi 86 trận bất bại trên sân nhà - một kỉ lục không dễ san lấp.

Thông thường mỗi khi lập kỉ lục mới các vận động viên sẽ vui mừng đón nhận. Nhưng trong bóng đá, đôi khi mọi quy luật đều bị đảo lộn. Sau trận đấu, vẫn còn đâu đó nỗi buồn, nuối tiếc vương vấn trên gương mặt những đứa con của đội bóng thành Tây London. Nhưng thất bại ngày hôm nay là sự khởi đầu mới cho ngày mai. Chúng ta vẫn tự hào vì thành tích đáng nể trên sân nhà đã được các cầu thủ và huấn luyện viên nỗ lực duy trì suốt thời gian qua.

Stamford Bridge - Chặng đường lịch sử.

Chuổi trận bất bại của Chelsea bắt đầu từ trận đấu với Fulham vào tháng 3 năm 2003.

Trong tổng số 86 trận bất bại, Lampard bỏ lỡ 9 trận, trong khi đó đội trưởng John Terry chỉ vắng mặt 4 trận. Có tất cả 64 cầu thủ góp mặt trong đội hình. Bàn thắng đầu tiên được ghi do công Eidur Gudjjohnsen (ảnh) và bàn cuối cùng của Nicolas Anelka.

6 trận đấu dưới thời Claudio Ranieri, 16 trận dưới thời Avram Grant, 4 trận trong mùa giải này. Và ấn tượng nhất là thành tích 60 trận bất bại khi Jose Mourinho còn dẫn dắt The Blue.

Trận thắng đậm nhất là trận huỷ diệt Manchester City của Sven Goran Eriksson với tỉ số 6-0 vào năm ngoài, ngoài ra còn có trận thắng áp đảo 6-1 trước tân binh Derby County.

Không chỉ có những chiến thằng ấn tượng trước những đội dưới cơ, Chelsea đã chứng tỏ bản lĩnh của một đội bóng lớn trên sân nhà.

Arsenal là một ví dụ tiêu biểu. Quả nã đại bác của Michael Essien – được câu lạc bộ bình chọn là Bàn thắng đẹp nhất mùa giải 2006/07 – là pha ghi bàn cứu thua nổi tiếng nhất khi trận đấu đã bước sang phút thứ 84.

Mùa giải 2007/08, một lần nữa trong cuộc đối đầu với The Gunner, Chelsea dành chiến thắng với 2 pha lập công của Didier Drogba.

Mùa giải 2008/09, khi trận đấu chỉ còn 10 phút, tưởng rằng mọi chuyện đã an bài với Manchester United thì bất ngờ “gà son” Salomon Kalou lập công mang về 1 điểm quí giá cho Chelsea.

Song song cùng chuỗi 86 trận bất bại trên sân nhà trong khuôn khổ Premier League, Chelsea còn sở hữu chuỗi 74 trận không thua trên mọi đấu trường. Trận thua cuối cùng trên sân nhà là thất bại trước Barcelona vào ngày 22/4/2006.

Thành tích bất bại trên sân nhà của Chelsea dừng lại ở con số 86 vào ngày Chủ nhật, 26/10/2008 sau khi bị Liverpool đánh bại với tỉ số 1-0. Lần cuối cùng chịu trắng tay trên sân nhà là trận thua Arsenal 2-1 vào ngày thứ 7 21/2/2004. Trong số 86 trận đấu, Chelsea thắng 62, hoà 24, không thua. Ghi 175 bàn, lọt lướt 44 bàn.

Bảng thành tích

2003/04

1 Sat Mar 20 Fulham 2-1
2 Sat Mar 27 Wolves 5-2
3 Sat Apr 10 Middlesbrough 0-0
4 Sat Apr 17 Everton 0-0
5 Sat May 1 Southampton 4-0
6 Sat May 15 Leeds 1-0

2004/05

7 Sun Aug 15 Man Utd 1-0
8 Sat Aug 28 Southampton 2-1
9 Sun Sep 19 Tottenham 0-0
10 Sun Oct 3 Liverpool 1-0
11 Sat Oct 23 Blackburn 4-0
12 Sat Nov 6 Everton 1-0
13 Sat Nov 20 Bolton 2-2
14 Sat Dec 4 Newcastle 4-0
15 Sat Dec 18 Norwich 4-0
16 Sun Dec 26 Aston Villa 1-0
17 Tue Jan 4 Middlesbrough 2-0
18 Sat Jan 22 Portsmouth 3-0
19 Sun Feb 6 Man City 0-0
20 Tue Mar 15 West Brom 1-0
21 Sat Mar 19 Crystal Palace 4-1
22 Sat Apr 9 Birmingham 1-1
23 Wed Apr 20 Arsenal 0-0
24 Sat Apr 23 Fulham 3-1
25 Sat May 7 Charlton 1-0

2005/06

26 Sun Aug 21 Arsenal 1-0
27 Wed Aug 24 West Brom 4-0
28 Sat Sep 10 Sunderland 2-0
29 Sat Sep 24 Aston Villa 2-1
30 Sat Oct 15 Bolton 5-1
31 Sat Oct 29 Blackburn 4-2
32 Sat Nov 19 Newcastle 3-0
33 Sat Dec 3 Middlesbrough 1-0
34 Sat Dec 10 Wigan 1-0
35 Mon Dec 26 Fulham 3-2
36 Sat Dec 31 Birmingham 2-0
37 Sun Jan 22 Charlton 1-1
38 Sun Feb 5 Liverpool 2-0
39 Sat Feb 25 Portsmouth 2-0
40 Sat Mar 11 Tottenham 2-1
41 Sat Mar 25 Man City 2-0
42 Sun Apr 9 West Ham 4-1
43 Mon Apr 17 Everton 3-0
44 Sat Apr 29 Man Utd 3-0

2006/07

45 Sun Aug 20 Man City 3-0
46 Sat Sep 9 Charlton 2-1
47 Sun Sep 17 Liverpool 1-0
48 Sat Sep 30 Aston Villa 1-1
49 Sat Oct 21 Portsmouth 2-1
50 Sat Nov 11 Watford 4-0
51 Sat Nov 18 West Ham 1-0
52 Sun Dec 10 Arsenal 1-1
53 Wed Dec 13 Newcastle 1-0
54 Tue Dec 26 Reading 2-2
55 Sat Dec 30 Fulham 2-2
56 Sat Jan 13 Wigan 4-0
57 Wed Jan 31 Blackburn 3-0
58 Sat Feb 10 Middlesbrough 3-0
59 Sat Mar 17 Sheffield Utd 3-0
60 Sat Apr 7 Tottenham 1-0
61 Sat Apr 28 Bolton 2-2
62 Wed May 9 Man Utd 0-0
63 Sun May 13 Everton 1-1

2007/08

64 Sun Aug 12 Birmingham 3-2
65 Sat Aug 25 Portsmouth 1-0
66 Sat Sep 15 Blackburn 0-0
67 Sat Sep 29 Fulham 0-0
68 Sat Oct 27 Man City 6-0
69 Sun Nov 11 Everton 1-1
70 Sat Dec 1 West Ham 1-0
71 Sat Dec 8 Sunderland 2-0
72 Wed Dec 26 Aston Villa 4-4
73 Sat Dec 29 Newcastle 2-1
74 Sat Jan 12 Tottenham 2-0
75 Wed Jan 30 Reading 1-0
76 Sun Feb 10 Liverpool 0-0
77 Wed Mar 12 Derby 6-1
78 Sun Mar 23 Arsenal 2-1
79 Sun Mar 30 Middlesbrough 1-0
80 Mon Apr 14 Wigan 1-1
81 Sat Apr 26 Man Utd 2-1
82 Sun May 11 Bolton 1-1

2008/09

83 Sun Aug 17 Portsmouth 4-0
84 Sun Aug 31 Tottenham 1-1
85 Sun Sep 21 Man Utd 1-1
86 Sun Oct 5 Aston Villa 2-0

Danh sách cầu thủ ra sân

Lampard 76+1, Terry 73, Cech 60, Carvalho 52+2, J Cole 50+14, Drogba 43+17, Essien 43+4, Makelele 39+5, Ferreira 36+5, Gallas 34+1, Gudjohnsen 28+9, Bridge 27+4, Robben 25+10, A Cole 26+2, Wright-Phillips 24+18, Kalou 23+10, Duff 23+9, Ballack 23+3, Mikel 17+11, Gérémi 17+9, Shevchenko 17+8, Melchiot 17+3, Cudicini 15+1, Crespo 14+4, Del Horno 14, Belletti 12+4, Alex 12+3, Johnson 10+4, Tiago 9+8, Malouda 8+5, Anelka 8+4, Huth 8+3, Hilário 7, Smertin 5+3, Pizarro 4+6, Ben-Haim 4+2, Boulahrouz 4+2, Diarra 4+2, Grønkjær 4+1, Ambrosio 4, Bosingwa 4, Sidwell 3+5, Hasselbaink 3+1, Babayaro 3, Desailly 3, Kezman 2+13, Parker 2+4, Deco 2, Jarosik 1+5, Maniche 1+3, Sinclair 1+1, Ivanovic 1, Mutu 1, C Cole 0+3, Sahar 0+3, Di Santo 0+2, N Morais 0+2, Verón 0+2, Forssell 0+1, Hutchinson 0+1, Nicolas 0+1, Oliveira 0+1, Pidgeley 0+1, Stanic 0+1.

Danh sách ghi bàn

Drogba 39, Lampard 29 (6 pens), J Cole 11, Gudjohnsen 8 (1 pen), Shevchenko 8 (1 pen), Essien 7, Kalou 7, Robben 7, Ballack 6, Duff 6, Crespo 5, Gallas 5, Carvalho 4, Terry 4, Hasselbaink 3, Kezman 3 (1 pen), Anelka 2, Belletti 2, Gérémi 2, Alex 1, Deco 1, Grønkjær 1, Johnson 1, Makelele 1, Malouda 1, Melchiot 1, Pizarro 1, Tiago 1, Wright-Phillips 1.

7 bàn phản lưới nhà: Beattie and Crainie (Southampton), Zhizanishvili (Blackburn), Rosenior (Fulham), Kirkland (Wigan), Xavier (Middlesbrough) and Jaaskelainen (Bolton).

Chelseafc.com.vn​
 

Supreme

Xe tăng
Biển số
OF-40490
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
1,235
Động cơ
480,240 Mã lực
Hôm nay em mới được đọc lịch sử Chelsea đầy đủ dư lày :))
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Cháu ấp ủ lâu rồi nhưng giờ mới có thời gian để làm.
Lịch sử của Chelsea thuộc về CĐV Chelsea chứ không phải trong quyển sách.

Cả nhà cứ comment thoải mái, nhưng ưu tiên những thông tin bổ ích và thiết thực ạ ;)
Chelsea - mãi mãi một tình yêu!
 

thanhbim

Xe máy
Biển số
OF-71318
Ngày cấp bằng
23/8/10
Số km
50
Động cơ
427,790 Mã lực
Nơi ở
13c12 thanh trì,hn
Chelsea chỉ trở thành 1 thế lực bóng đá Anh khi có Mourinho về dẫn dắt.Còn hình như lúc trước cũng chỉ là đội bóng hạng trung thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top