[TT Hữu ích] Chiến tranh lạnh – bom nguyên tử Liên Xô – Chủ nghĩa McCarthy và vụ án gián điệp nguyên tử Rosenberg

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
19-6-1953 – đúng ngày này, 65 năm trước đây, nước Mỹ chia rẽ và phẫn nộ khi chính quyền Hoa Kỳ tử hình hai vợ chồng Rosenberg trên ghế điện trong cái gọi là “vụ án gián điệp nguyên tử” buộc tội họ cung cấp bí mật chế tạo bom nguyên tử cho Liên bang Xô viết


20-6-1953 - thi hài Ethel và Julius Rosenberg tại nhà tang lễ L.J. Morris ở Brooklyn, New York (một ngày sau khi bị xử tử bằng ghế điện)






Chú thích: đây là bài viết tổng hợp cho độc giả Otofun, không phải là luận văn khoa học. Trong bài có sử dụng những thông tin từ Wiki và các nguồn khác
Các chú thích trong hình là của nhiếp ảnh gia và của truyền thông phương Tây
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
Bối cảnh lịch sử
Trong WW2, Đồng minh chung lưng đấu cật đánh đổ chế độ phát xít Hitler. Nhưng sau khi chiến thắng, từng quốc gia trong Đồng Minh có những toan tính riêng của mình
Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, nước Đức thất bại đã bị chia thành các khu vực do Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp lần lượt chiếm đóng. Thủ đô Berlin, dù nằm trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, nhưng vẫn được chia thành bốn phần, phe Đồng Minh chiếm phần phía Tây thành phố, còn Liên Xô giữ phần phía Đông.

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
Bất đồng trong cách “trả tự do” cho nước Đức, tháng 6-1948, chính quyền Stalin đã cố gắng củng cố quyền kiểm soát thành phố bằng cách chặn tất cả các tuyến đường bộ và đường thủy đến Tây Berlin, nhằm gây áp lực buộc Đồng Minh di tản. Kết quả là, bắt đầu từ ngày 24-6-1948, hai triệu người dân Tây Berlin đã bị cắt mất nguồn thực phẩm, nhiên liệu sưởi ấm và các nguồn cung thiết yếu quan trọng khác.
Dù một số người trong chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman đã kêu gọi dùng quân đội để phản ứng trực tiếp trước cuộc tấn công của Liên Xô, bản thân Truman lại lo lắng rằng một phản ứng cứng rắn như vậy sẽ gây ra một cuộc thế chiến khác. Thay vào đó, ông đã cho thực hiện một chiến dịch cầu hàng không dưới sự kiểm soát của Tướng Lucius D. Clay, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Đức. Những chiếc máy bay đầu tiên đã cất cánh từ Anh và Tây Đức vào ngày 26-6-1948, chứa đầy thức ăn, quần áo, nước uống, thuốc men và nhiên liệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
Hàng ngày có trên 40.000 tấn hàng hóa được đưa tới thành phố. Quy mô lớn của đợt không vận này khiến nó trở thành thách thức hậu cần rất lớn và đôi khi còn rất nguy hiểm. Các máy bay hạ cánh tại sân bay Tempelhof mỗi bốn phút, phi công được yêu cầu bay hai chuyến bay khứ hồi mỗi ngày, trên những chiếc máy bay từng dùng trong Thế chiến II mà nay đáng lẽ phải được sửa chữa.

Liên Xô đã chấm dứt phong tỏa vào tháng 5-1949, sau khi bị cộng đồng quốc tế lên án vì đã làm cho những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội phải chịu cảnh khổ sở và đói khát. Đợt không vận vẫn tiếp tục cho đến tháng 9-1949, cung cấp tổng cộng hơn 17 triệu tấn vật tư, với tổng chi phí vận chuyển hơn 224 triệu USD.
Khi chiến dịch kết thúc, Đông Berlin được sáp nhập vào Đông Đức của Liên Xô, trong khi Tây Berlin vẫn là một lãnh thổ riêng biệt, có chính quyền riêng và có quan hệ gần gũi với Tây Đức.
Chiến tranh lạnh bắt đầu từ đây
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

7-1948 - Trong Chiến dịch không vận Berlin, phương Tây sừ dụng ba sân bay ở Tây Berlin: Tempelhof (trong hình) ở khu vực Mỹ, Gatow ở khu vực Anh và Tegel ở khu vực Pháp


7-1948 – máy bay vận tải quân sự Mỹ C54 chở hàng tới sân bay Tempelhof (Tây Berlin) phá vỡ chính sách phong toả Tây Berlin của Liên Xô. Ảnh: Walter Sanders


7-1948 – nhân dân Tây Berlin nhìn máy bay vận tải Mỹ C47 Skytrain chở hàng đến phi trường Tempelhof trong thời gian thành phố bị phong tỏa. Ảnh: Walter Salders
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

30-9-1949 – máy bay vận tải cỡ lớn C-54A Skymaster bay chuyển cuối cùng rời phi trường Rhein Rhein Main, Frankfurt (Đức) – kết thúc Chiến dịch Vittles không vận Berlin kéo dài 1845 giờ mang 17.835.727 tấn hàng đến Berlin


7-1948 - những máy bay vận tải C-47 chở hàng đến phi trường Tempelhof (Tây Berlin). C-47 là lực lượng nòng cốt cấu hàng không cho tới tháng 9-1948, khi những máy bay vận tải 4 động cơ C-54 nhanh hơn và mạnh hơn sức chở 10 tấn đưa vào sử dụng


7-1948 – sửa chữa máy bay vận tải C-47 Skytrain trong Chiến dịch không vận Berlin

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

7-1948, tượng chim đại bàng và lá cờ Mỹ tại sân bay Tempelhof (Berlin). Ảnh: Walter Sanders


7-1948 - Máy bay vận tải phương Tây trong Chiến dịch không vận Berlin


7-1948 - C-54 “Candy Bomber" thà kẹo cho trẻ em Tây Berlin trong Chiến dịch không vận Berlin


19-8-1948 - máy bay C-54 Globemaster chở 20 tấn bột mì tới phi trường Galow (Berlin) trong Chiến dịch Vittles (từ 24-6-1948 đền 12-5-1949) - là cầu hàng không cung cấp cho Tây Berlin bị Liên Xô phong toả


7-1948 – Công binh Mỹ thu dọn đổ nát để xây dựng một đường băng mới tại phi trường Tempelhof (Tây Berlin). Ảnh: Waller Sanders


10-1948 – tại Great Falls (Mỹ), những phi cõng Mỹ mới tót nghiệp sẽ lái C-47 và C-54 trong Chiến dịch Vittles chở hàng tới Berlin, phá vỡ phong toả cùa Liên Xô. Ảnh: J. R. Eyerman
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

7-1948 – chuẩn bị than để máy bay chở tới Tây Berlin. Ảnh: Walter Sanders


7-1948 – Những bì than được máy bay chở tới Tempelhof (Tây Berlin). Ảnh: Walter Sanders


7-1948 – Máy bay vận tải C-54 trên đường tới Tây Berlin. Ảnh: Walter Sanders


7-1948 – Máy bay vận tải quân sự C-54 chở người ra khỏi Tây Berlin. Ảnh: Walter Sanders


7-1948 – máy bay vận tải C-82 bốc dỡ hàng tại phi trường Tempelhof trong Chiến dịch không vận Berlin


7-1948 – nhân dân Tây Berlin nhận lượng than hàng tuấn cùa họ trong thời kỳ không vận Berlin
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
Từ 1945, Mỹ vẫn sử dụng con bài “bom nguyên tử” để o ép Liên Xô. Người Mỹ tính rằng phải 10 năm nữa, Liên Xô mới có thể chế tạo được bom nguyên tử, bởi lẽ Liên Xô bắt đầu từ “không có gì”
Năm 1942, Trung uý Flerov, nhà vật lý lý thuyết, đã viết thư cho Stalin nói là Đức đang theo đuổi chế tạo một loại bom cực mạnh từ “lý thuyết năng lượng cao”
Stalin đồng ý đưa Flerov cùng Kurchatov và những nhà vật lý lý thuyết về hậu phương… để nghiên cứu
Đức đã nghiên cứu bom nguyên tử từ 1938, nhưng công việc đòi hỏi thời gian và nhiều vật chất khó chế tạo, mà bản tính Hitler lại thích phải nhanh chóng, thế là Hitler chẳng mặn mà gì chương trình này




Viện sĩ Georgy Nikolaevich Flerov (1913-1990)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
Trong khi đó nhiều nhà khoa học gốc Do Thái đã di cư sang Mỹ và họ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và thực nghiệm
Đáng kể nhất là Enrico Fermi, một nhà vật lý gốc Ý, đã đóng góp nhiều trong việc nghiên cứu “năng lượng cao”
Ngày 2-12-1942, Enrico Fermi và vài cộng sự đã chế tạo chiếc lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới (người Đức lúc đó chưa làm được điều này)
Từ chiếc lò phản ứng này, người Mỹ đã nghĩ tới phải chế tạo được bom nguyên tử



Mô hình lò phản ứng hạt nhân CP-1 khánh thành hôm 2-12-1942 do nhóm Enrico Fermi xây dựng


2-12-1942 – xây dựng lò phản ứng hạt nhân 10 lớp cho Fermi


2-12-1942 – xây dựng lò phản ứng hạt nhân 10 lớp cho Fermi

\
9-4-1956 – Vincent Shoemaker đo lượng giảm phóng xạ trong lò thông qua lớp graphite (than chì) ngoài vỏ








 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực
Đó là Dự án Manhattan – một dự án tuyệt mật
Công việc được giao cho Đại tá công binh Richard Groves (sau này lên Thiếu tướng)
Đại tá Richard Groves chia làm hai nhóm
- Nhóm 1: chế tạo nhiên liệu Uranium 235 tại nhà máy K-25 ở thị trấn Oak Ridge, tiểu bang Tennessee. Tại đây thực hiện ba không “Không nói, không nghe, không biết”
- Nhóm 2 gồm những nhà khoa học chế tạo bom nguyên tử đứng đầu là Tiến sĩ Oppenheimer, thực hiện tại Los Alamos, tiểu bang Nevada
Hai địa điểm này đều được giữ bí mật, cách nhau hàng nghìn km và không biết công việc của nhau








Đại tá Leslie R. Groves lại văn phòng ở Washington, 1940. Ảnh: Thomas D. Mcavoy


Tướng Leslie R. Groves, 1-1952


9-1945, tại Alamogordo, tiểu bang New Mexico, Thiếu tướng Leslie Groves, Chủ nhiệm đồ án bom nguyên tử, hai tháng sau khi thử bom nguyên tử. Ảnh: Fritz Goro
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

James E. Westcott là nhiếp ảnh gia đầu tiên của Uỷ ban năng lượng nguyên tử ở Oak Ridge được phép chụp tất cà những gì lại thị trấn bí mật này


Phòng thí nghiệm quốc gia nghiên cứu hạt nhân Oak Ridgo





Phòng thí nghiệm quốc gia nghiên cứu hạt nhân Oak Ridgo


Nhà ở tạm thời ở Oak Ridge năm 1945, do dân số ở đây tăng từ 3.000 trong năm 1942 lên khoảng 75.000 trong năm 1945. Ảnh: James E. Westcott
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

1945 – nhà máy khổng lồ K-25, rộng 17 héc-ta ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee - nơi sản xuất Uranium cho những quả bom nguyên tử đầu tiên


1947 – lò phản ứng graphite X-10 ở Oak Ridge. X-10 là lò phàn ứng hạt nhân nhân tạo thứ hai thế giới (sau lò ở Đại học Chicago của Enrico Fermi) và là lò phản ứng đầu tiên hoạt động liên tục


Nhà máy K-25 làm giàu Uranium ở Oak Ridge, ngày 7-11-1960. Ảnh: James E. Westcott


1944 - nhà máy làm giàu Uranium K-25 ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ. Ảnh: Ed Westcott


1944 - nhà máy làm giàu Uranium K-25 ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ. Ảnh: Ed Westcott


1944 - nhà máy làm giàu Uranium K-25 ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ. Ảnh: Ed Weslcott
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
58,303
Động cơ
1,198,201 Mã lực

Quân cảnh canh gác cổng ra vào thị trấn Oak Ridge, tiểu bang Tennessee, 1945. Ảnh: Ed Westcott


Kiểm tra “nói dối" - một quy định bắt buộc để đảm bảo an ninh


31-12-1943 – một biển quảng cáo treo tại thị trấn Oak Ridge, tiểu bang Tennessee. Ảnh: Ed Westcott
Ba không "Không nói, không nghe, không biết"


Công nhân thực hiện bảo trì trong nhà máy K-25 làm giàu Uranium, ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee. Ảnh: James E. Westcott


1944 - Phóng điều khiển trung tâm nhà máy làm giàu Uranium K-25 tại Oak Ridge, tiểu bang Tennessee thuộc Dự án Manhattan. Ảnh: James Edward Westcott


1943 – Vận hành máy Calutron trong nhà máy Y-12 ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee. Thiết bị Calutron dùng đề tách quặng Uranium thành vật liệu phân hạch. Ảnh: Ed Westcott


Phân xưởng tinh chế Uranium tại nhà máy Y-12 ù Oak Ridge, tiểu bang Tennessee, thuộc Dự án Manhattan. Các thanh ánh sáng màu dọc theo phía trên là bạc rắn. Ảnh: James Edward Westcott



Lúc công việc cao điểm, số người làm việc ở thành phố bí mật Oak Ridge lên đến 100.000 người. Ảnh: James E. Westcott


1945 – nhà máy khổng lồ K-25, rộng 17 héc-ta ở Oak Ridge, tiểu bang Tennessee - nơi sản xuất Uranium cho những quả bom nguyên tử đầu tiên


Khi quả bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima ngày 6-8-1945, các tin tức tiết lộ cho người dân ở Oak Ridge biết những gì họ đã làm ở đây. Ảnh: James E. Westcott
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top