[Funland] Chiến tranh lạnh với lão sói già vì chuyện học mầm non của F1!?!?!?!

Quân Đuôi

Xe điện
Biển số
OF-3737
Ngày cấp bằng
11/3/07
Số km
2,775
Động cơ
580,823 Mã lực
Nơi ở
Xóm Liều
Toàn các mẹ thích thành tích khoe con với bạn bè mờ cướp tuổi thơ của con. Vẫn kêu oang oác vì con vì tương lai của con.
Vớ vẩn. :T
 

huyminh78

Xe máy
Biển số
OF-387604
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
86
Động cơ
240,010 Mã lực
Tuổi
36
Gần nhà e thì có nhiều trường song ngữ lắm cụ ạ: Babymon, Steame Garten, British…toàn trường dòng như thế tất nhiên là sẽ có pp đào tạo phù hợp cho tuổi của F1 nhà e, vậy mà chẳng hiểu sao lão sói già phải nhảy cẫng lên phản đối nhv k biết.
2 trường kia thì e đíu biết, còn ông Steame garten thì ối giồi ôi học phí cũng đi toi 10 trẹo, thôi e xin phép đi chạy cuốc grab đây. Chứ cuối ngày không được cuốc nào về ngan già nhà e lại tổng sỉ vả cho thì mệt lắm!
 

namrom2000

Xe máy
Biển số
OF-619311
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
94
Động cơ
117,240 Mã lực
Tuổi
33
Các cụ trên này ko dám hó hé quan điểm của mình.
 

BenTre80

Xe hơi
Biển số
OF-469687
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
131
Động cơ
271,410 Mã lực
Em để bài này cho mợ thớt tham khảo

Liệu biết nhiều thứ tiếng có khiến bạn trở thành người đa nhân cách?
KHUÊ TRẦN , THEO HELINO 6 NGÀY TRƯỚC
http://genk.vn/gia-thuyet-lieu-biet-nhieu-thu-tieng-co-khien-ban-tro-thanh-nguoi-da-nhan-cach-20190323110542777.chn

Một số bằng chứng chỉ ra rằng biết thêm một ngoại ngữ sẽ khiến tư duy của bạn trở nên khác biệt. Nhưng điều đó liệu có đúng, và đủ mạnh để bạn trở thành người đa nhân cách?



"Learn a new language and get a new soul" (tạm dịch: Học ngôn ngữ mới và có thêm một tâm hồn mới) là câu tục ngữ của người Czech.

Câu tục ngữ này thực chất chỉ có ý cho rằng việc học một ngôn ngữ mới sẽ giúp bạn có những góc nhìn mới, và tâm hồn thì mở rộng hơn. Nhưng liệu có sai không khi hiểu nó theo nghĩa đen? Nghĩa là khi học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ hình thành nhân cách khác với hiện tại?

Tưởng là một câu hỏi phi lý, nhưng hóa ra từ lâu đây đã là một giả thuyết khiến khoa học phải đau đầu suy nghĩ. Rất nhiều thí nghiệm và các cuộc khảo sát vì thế đã được tiến hành nhằm xác định phạm vi ảnh hưởng của việc nói nhiều ngôn ngữ đến nhân cách của một con người.







Những thí nghiệm đầu tiên

Đầu tiên là một nghiên cứu đã được thực hiện hơn 40 năm trước trên một số phụ nữ nói hai ngôn ngữ là tiếng Nhật và Anh, do giáo sư Susan Ervin thực hiện.

Bà đưa cho các tình nguyện viên những câu chưa được hoàn thiện ở cả hai ngôn ngữ để họ điền vào theo ý mình. Và kết quả cho thấy rằng cùng một người, cùng ý nghĩa, nhưng với mỗi ngôn ngữ khác nhau, nội dung được điền vào lại khác nhau.

Giáo sư David Luna cũng tiến hành một thí nghiệm tương tự trên một nhóm phụ nữ nói Tây Ban Nha và tiếng Anh. Họ được yêu cầu dịch một đoạn quảng cáo về phụ nữ ra 2 thứ tiếng, đầu tiên là bằng tiếng Tây Ban Nha, rồi 6 tháng sau là tiếng Anh. Kết quả với mỗi thứ tiếng, ý nghĩa của đoạn quảng cáo lại có sự khác biệt.

Nói cách khác, cả hai thí nghiệm đều cho thấy rằng ngôn ngữ không chỉ làm thay đổi cách chúng ta bày tỏ quan điểm, mà còn làm thay đổi chính quan điểm của chúng ta.

Tuy nhiên...







Nói đa ngôn ngữ không làm chúng ta trở nên đa nhân cách

Nhưng Tiến sĩ Francois Grosjean lại cho rằng, những thay đổi trên là kết quả của văn hóa nhiều hơn là ngôn ngữ.

Một thí nghiệm được tiến hành vào năm 2006 bao gồm những người Mỹ nói tiếng Mexico. họ được yêu cầu điền một bản trắc nghiệm tính cách ở hai ngôn ngữ. Và kết quả thì đa số những câu trả lời đều có sự thay đổi ở mỗi ngôn ngữ khác. Kết quả là đa số đều cho thấy sự khác nhau về tính cách khi làm trắc nghiệm ở hai ngôn ngữ khác nhau.

Tuy nhiên, sự khác biệt này khá thống nhất với các nền văn hóa nói chung. Ví dụ như hầu hết các đối tượng đều có vẻ hoạt bát hơn khi sử dụng Tiếng Anh. Điều này cũng phản ánh tương tự về hành vi giữa người Mỹ chỉ nói tiếng Anh và người chỉ nói tiếng Mexico.







Mỗi ngôn ngữ là đại diện của những nền văn hóa khác nhau. Mỗi nền văn hóa đều đặc trưng bởi những giá trị truyền thống và tín ngưỡng riêng. Khi chúng ta sử dụng thay đổi giữa các ngôn ngữ, cũng là thay đổi giữa những nền văn hóa, từ đó tạo ra những thay đổi trong tư duy. Dù vậy, nhân cách thì không bị ảnh hưởng.

Một yếu tố khác đáng chú ý, đó là người ta chuyển sang sử dụng một thứ tiếng khác thường là trong một số tình huống nhất định. Họ phải thích ứng và dựa vào đó mà hành động. Vậy có thể nói sự thay đổi là do tình hình chứ không phải do ngôn ngữ.

Ví dụ khi nói chuyện với sếp, bất kể là ngôn ngữ nào thì bạn luôn phải giữ thái độ trân trọng và lịch sự. Trong khi đó, nếu nói chuyện với bạn bè thì cách nói chuyện là khác hẳn với tùy người.

Nói nhiều ngôn ngữ làm nhân cách chúng ta khác đi

Trong khi những giả thuyết trên đều ủng hộ cho việc phủ nhận sự ảnh hưởng của ngôn ngữ lên nhân cách con người, thì cũng có những bằng chứng cho thấy điều ngược lại.

Một thí nghiệm nữa trên người nói tiếng Anh và Ba Tư, gồm cả nam và nữ cùng độ tuổi, cùng một tầng lớp xã hội, cùng một nền kinh tế và đặc biệt là đều có một thời gian sống ở Iran.

Họ được yêu cầu điền vào bài trắc nghiệm tính cách theo hình thức khá đặc biệt: chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, nhóm 1 làm bài tiếng Anh, nhóm 2 làm tiếng Ba Tư và sau 3 tuần thì làm ngược lại.

Tất cả họ đều cho thấy sự khác nhau rõ ràng về cách ước lượng tính cách của mình khi thay đổi ngôn ngữ. Cụ thể là, khi trả lời bằng tiếng Anh, các đối tượng đều có cái nhìn thực tế hơn về bản thân mình so với khi trả lời bằng tiếng Ba Tư. Với kết quả này, những người phụ trách nghiên cứu khẳng định sự khác nhau trong một con người khi thay đổi giữa các ngôn ngữ rõ ràng là sâu sắc hơn sự khác nhau do tình huống hay văn hóa đơn thuần.

Tạm kết

Là một chủ đề được quan tâm và gây nhiều tranh cãi cho giới khoa học thì không dễ để có được một câu trả lời nhất định và tuyệt đối. Như đã được nói ở trên, sự thay đổi trong tâm tính con người khi sử dụng một ngôn ngữ khác là không thể chối cãi, dù sự thay đổi đó có đủ lớn để được coi là một nhân cách hoàn toàn khác hay không.

Nhưng một điều mà các nhà nghiên cứu đều đồng tình: học ngoại ngữ không bao giờ là một ý tưởng tồi, khi nó làm tư duy nhanh nhạy hơn và tạo sự kết nối giữa những con người trên thế giới.
 

quynhminh774

Xe máy
Biển số
OF-388233
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
82
Động cơ
239,640 Mã lực
F1 em 3 tuổi, đang học lớp mầm 4 trường mầm non Củ Chi 2. Em thấy nội dung chương trình khá khoa học, trong đó có 1 tuần 1 hoặc 2 buổi học tiếng Anh với giáo viên Mỹ cơ đấy. Rồi thường xuyên đi thực nghiệm trải nghiệm nữa ạ. Tính ra trường công giờ cũng hay phết.
Trường công thì cũng tuỳ trường thôi ạ!
Chứ e thấy trường công như ở chỗ e e có tham khảo thì học tiếng Anh với giáo viên VN thôi ạ!
Cũng được đi thực nghiệm trải nghiệm.
Nhà em thì hiện đang phải cho học trường bán song ngữ để học thêm tiếng Việt. Lớp dạy bằng tiếng Việt nhưng cô giáo và hiệu trưởng có thể giao tiếp rất tốt bằng tiếng anh.
Quan điểm cá nhân của em là nên để bé biết ngoại ngữ ngay từ đầu thì sau này lên C1, C2 sẽ cực nhàn
Trường bán song ngữ ạ/
Chắc e cũng thử tìm hiểu về trường này xem sao
 

ThichXeDap123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-368765
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
248
Động cơ
255,580 Mã lực
nhà em toàn cho học ngôi sao hà nội
thấy cũng ổn mà
học từ cấp 1 lên luôn
 

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
5,037
Động cơ
463,362 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Mới có mầm non đã thế này thì .........!!! Nhưng cơ bản em thấy thì mầm non song ngữ là không cần thiết.
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,445
Động cơ
620,253 Mã lực
đúng sai ko quan trọng , quan trọng là người đề xuất ra ý kiến có đủ tài chính thục hiện ko thôi . chứ đề ra bắt bên kia chịu là ko đc rồi
 

DidiLe

Xe container
Người OF
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,251
Động cơ
645,785 Mã lực

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
5,037
Động cơ
463,362 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Nhưng phải có giáo viên chuẩn chứ không lại phản tác dụng. :D
Cho đi học TA sớm thì khả năng nghe và phát âm sẽ tốt hơn cho học muộn
Học tư + học thêm TA cũng được, không nhất thiết phải song ngữ
 

Duong HP

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-379245
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
392
Động cơ
248,622 Mã lực
Em ủng hộ sói già nhà mợ, 2 tuổi ko giải quyết vấn đề về ngôn ngữ, hãy để cho cháu thông thạo tiếng mẹ đẻ đi đã....vào đó vừa tốn tiền mà ko giải quyết đc việc gì đâu, sau này tầm lớp 1 trở lên thì nó mới hợp....mợ cho cháu học như vậy sau này khó hòa đồng với các bạn cùng lứa lắm....nếu đã xác định trường tư thì xác định hết cấp 3 luôn....Chứ dở dang khó theo được các chương trình của Bộ giáo dục lắm....Mợ cứ cho cháu học trường công sau này cho cháu học các trung tâm tiếng Anh có uy tín là đc...Nếu mợ thay sói thì cần trợ giúp gì thì mợ ới em kkkkk đc cái em tuổi dê....:)))
 

Thd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31747
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
3,015
Động cơ
509,312 Mã lực
Mợ chủ cho hỏi là F1 nhà mợ bao nhiêu tuổi rồi? Chứ F1 nhà em 6 tuỏi chửa biết tý tiếng Anh nào. Hồi học mầm non gấu nhà em còn ko có quyền quyết định học trường nào chứ đừng nói là bàn nhé. Theo quan điểm cá nhân em thì em chưa bị điên cho học song ngữ. Néu có học song ngữ chỉ học từ cấp 3, còn riêng mầm non thì cứ cho nó ngôi trường nào diện tích rộng, sân rộng, vườn rộng, ko điều hoà, thoáng khi học là tốt nhất. Chả học hành gì sất.
C3 mới học nn thì chỉ là nói bồi thôi, nghe không còn chuẩn nên phát âm không chuẩn. Có nghiên cứu khoa học về giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ, ở giai đoạn đó não tiếp thu tự nhiên, khả năng nghe và phát âm lại gần như theo bản năng, hết giai đoạn vàng thì học nn đúng nghĩa là học, nó phụ thuộc năng khiếu và lao động chăm chỉ, nói chung là vất vả. Có đk thì nên cho trẻ tiếp xúc nn càng sớm càng tốt, thậm trí cho nghe nhiều ngôn ngữ luôn, yên trí là các bé không hề bị loạn ngữ, cũng có lúc bột phát các cháu chơi a lô xô, nhưng tổng thể là không bị loạn ngữ. Tôi có một cháu nhỏ đi học song ngữ, khi cháu nói chuyện với người lớn cháu nói tiếng việt, khi gặp hàng xóm ngoại cháu toàn bi bô tiếng anh.
 

Vy Da

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-5779
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
86
Động cơ
544,660 Mã lực
Mợ cần tư vấn về cho F1 học song ngữ thì liên hệ em 0243.9991.800
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
6,919
Động cơ
351,328 Mã lực
Cụ ho
C3 mới học nn thì chỉ là nói bồi thôi, nghe không còn chuẩn nên phát âm không chuẩn. Có nghiên cứu khoa học về giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ, ở giai đoạn đó não tiếp thu tự nhiên, khả năng nghe và phát âm lại gần như theo bản năng, hết giai đoạn vàng thì học nn đúng nghĩa là học, nó phụ thuộc năng khiếu và lao động chăm chỉ, nói chung là vất vả. Có đk thì nên cho trẻ tiếp xúc nn càng sớm càng tốt, thậm trí cho nghe nhiều ngôn ngữ luôn, yên trí là các bé không hề bị loạn ngữ, cũng có lúc bột phát các cháu chơi a lô xô, nhưng tổng thể là không bị loạn ngữ. Tôi có một cháu nhỏ đi học song ngữ, khi cháu nói chuyện với người lớn cháu nói tiếng việt, khi gặp hàng xóm ngoại cháu toàn bi bô tiếng anh.
Cụ kết luận ở đâu nói bồi? Em làm phiên dịch đây cơ mà đến lớp 9 mới học.
 

Duong HP

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-379245
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
392
Động cơ
248,622 Mã lực
Trường nào F1 của Mợ an toàn là được rồi ạ. Quan niệm của em là không ép con học, học trung bình cũng được. Em chỉ định hướng, gieo mầm thiện và dạy con bằng chuẩn mực trong hành động và lời nói ạ. Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui là thành công rồi ạ.
Sau con cụ vào cấp 2 là biết ngay thôi cụ, ko học cũng ko đc, lúc đó xem cụ còn quan điểm mỗi ngày học là ngày vui hay không, không học thì cấp 3 công lập thẳng tiến là hơi khó, còn dân lập hay ngoại lập thì em ko tính....
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,445
Động cơ
620,253 Mã lực
E cũng tính là lên cấp cũng sẽ cho con theo học trường quôc tế cụ ạ! Còn hướng đại học thì giờ hơi xa nên e cũng chưa định hướng cụ thể.
E cảm ơn cụ nhé!

E cũng không có ý định đào tạo tiến sĩ gì cụ ạ. Chỉ là e thấy học song ngữ thì thường tính tự lập của con cũng khá tốt.
Mà phương pháp dậy không quá nặng về thành tích, các con tự do phát triển năng lực của bản thân mà cụ.
ối giời mầm non thì thành tích gì phải chăng mợ hóng hớt bệnh thành tích ngành giáo dục nên quy cho mầm non cũng vậy . vãi
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
8,952
Động cơ
443,265 Mã lực
Bỏ chồng đi , song với chả ngữ
 

Platon102

Xe hơi
Biển số
OF-554784
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
176
Động cơ
155,208 Mã lực
Nhà em thì hơi khác tý, F1 hơn ba tuổi và bố mẹ tự dạy tiếng anh cho bé từ khi bắt đầu 2,5 tuổi, đến giờ đc khoảng hơn 6 tháng. Đến giờ bé có thể ngồi tự chơi và nói được tiếng anh (các câu thoại cơ bản) và vào nếp học/chơi tiếng anh (ngày 30ph - 1h). Còn bé đi học e chỉ xác định là cho đi giao lưu với các bạn cùng trang lứa, học thêm giao tiếp xã hội. Còn các kỹ năng khác (tiếng anh, múa, vẽ, bơi...) em ko tin tưởng ở trường cho lắm. Cần thì sẽ cho học các khóa riêng.
 

quynhminh774

Xe máy
Biển số
OF-388233
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
82
Động cơ
239,640 Mã lực
ối giời mầm non thì thành tích gì phải chăng mợ hóng hớt bệnh thành tích ngành giáo dục nên quy cho mầm non cũng vậy . vãi
Vâng đúng là e hóng hớt về bệnh thành tích đó cụ ạ! :(
Nên đúng là cứ sợ cái bệnh thành tích rồi ảnh hưởng đến việc học tập của con.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top