[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 9) Việt Nam

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Trước hết phải sơ qua tình hình Trung Quốc
Ngày 18-9-1931, quân đội Nhật Bản tấn công vùng Mãn Châu (đông bắc Trung Quốc) và thành lập một Nhà nước Man Châu do cựu hoàng đế cuối cùng Nhà Thanh tên là Phổ Nghi lên làm Quốc trưởng. Chính quyền bù nhìn Phổ Nghi sụp đổ năm tháng 8 năm 1945 cùng Đội quân Quan Đông (Nhật Bản) đồn trú ở đó
Japanese_troops_entering_Tsitsihar.jpg

Quân Tạ Huy hành quân vào Mãn Châu ngày 18 tháng 9 năm 1931
Trung Quốc 1931 (11).jpg
Trung Quốc 1931 (12).jpg
Trung Quốc 1931 (13).jpg
Trung Quốc 1931 (14).jpg
 

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
763
Động cơ
46,537 Mã lực
Tuổi
33
Hóng bài này ạ, xem đội quân Quan Đông nổi tiếng JAV tnao ạ.
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Phổ Nghi (23).jpg

Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh nay trở thành người đứng đầu Chính phủ bù nhìn Mãn Châu do Nhật Bản dựng lên
Phổ Nghi (27).jpg

1935 – Phổ Nghi đứng đầu Chính phủ bù nhìn Mãn Châu do Nhật Bản dựng lên
Phổ Nghi (31).jpg

1932 – Phổ Nghi đứng đầu Chính phủ bù nhìn Mãn Châu do Nhật Bản dựng lên
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Ngày 7 tháng 7 năm 1937, lấy cớ quân đội Trung Quốc tấn công binh sĩ Nhật ở cầu Lư Câu, Bắc Kinh, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc
Từ Bắc Kinh, quân đội Nhật Bản tiến xuống phía nam, chiếm được Nam Kinh, thủ đô của Chính phủ Quốc Dân Đảng
Chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưỏng Giới Thạch phải rút khỏi Nam Kinh chạy về Trùng Khánh, tổ chức kháng Nhật
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Trung Quốc 1937 (9).jpg

7-1937 – Quân đội Nhật Bản ăn mừng chiến thắng tại cầu Lư Câu (Lugou/ Marco Polo Brìdge) ở Bắc Kinh
Trung Quốc 1937 (10).jpg
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Trung Quốc 1937 (88).jpg

14-9-1940 – một máy bay ném bom của Nhật Bản bay qua một mục tiêu quân sự mà nó vừa tấn công ở Trùng Khánh (Chungking), gần kúc sông Dương Tử, Trung Quốc
Trung Quốc 1937 (89).jpg

1940 – một ngôi nhà ở thành phố Trùng Khánh (Chungking) bốc cháy sau khi bị Nhật Bản ném bom
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Nhật Bản dựng Chính phủ bù nhìn do Uông Tinh Vệ là Tổng thống để cai trị dân Trung Quốc trong vùng chúng chiếm đóng
Vấp phải sự kháng cự của Tưỏng Giới Thạch, quân đội Nhật Bản không chiếm được hết vùng phía nam tỉnh Quảng Đông, sát biên giới Việt Nam
Tháng 6 năm 1940, sau khi Pháp thua trận, Nhật Bản thể hiện sự bành trướng của mình ở Đông Nam Á, bước đi đầu tiên là phải đặt chân vào Việt Nam.
Việc bành trướng này vấp phải sự chống đối của Anh, Mỹ dẫn đến sự kiện Trân Châu Cảng
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Lúc đó Chính phủ Pháp thua trận. Lực lượng kháng chiến Pháp bỏ chạy sang Anh, thành lập Chính phủ kháng chiến lấy tên là “Nước Pháp tự do“ do Tướng de Gaulle đứng đầu
Tại chính quốc, Chính phủ do Thống chế Pétain, đầu hàng Đức, được Đức chia phần đất phía nam nước Pháp, đóng ở thành phố Vichy, nên người ta thường gọi là “Chính phủ Vichy“ hàm ý khinh bỉ
Chính quyền Vichy cử đại điện của mình sang cai trị Việt Nam, khiến cho những người trong chính quyền trước đó (thân De Gaulle) phải bỏ chạy sang Quảng Đông, qua ngả Lạng Sơn
Chính quyền Pháp tại Việt Nam, tất nhiên phải nghe theo yêu cầu của chính quyền Vichy, đồng ý cho quân đội Nhật Bản kéo vào Bắc Việt Nam, với lý do “chặn đường tiếp vận vũ khí, xăng dầu từ cảng Hải Phòng qua đường sắt Hải Phòng-Côn Minh cho Tưỏng Giới Thạch“
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Thế là ngày 20 tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật Bản tiến vào Lạng Sơn. Dù đã có thoả thuận trước với Pháp, nhưng tại Lạng Sơn vẫn xảy ra giao tranh từ 22 đến 26 tháng 9 giữa lực lượng Pháp đồn trú và Lực lượng Nhật Bản mới kéo tới
Sau đó Nhật Bản lại yêu cầu Pháp cho phép đưa quân vào Sài Gòn, để mở đường tấn công Campuchia và Thái Lan
Nhật Bản đã sử dụng căn cứ Tân Sơn Nhất để ném bom Singapore hôm 8-12-1941, một ngày sau vụ Trân Châu Cảng
Nhật Bản lấn át Pháp ở Đông Dương, chiếm và sử dụng quặng, than đá Việt Nam để đưa về chính quốc
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,155
Động cơ
131,507 Mã lực
Cháu vào hóng tư liệu cụ Ngao
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Thời kỳ 1941 đến cuối 1944, Nhật Bản sử dụng biển Đông làm đường chuyên chở nguyên vật liệu từ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam đưa về Nhật Bản
Tình hình đã khác đi khi Hải quân Nhật Bản gục ngã trước Hoa Kỳ sau trận hải chiến Vịnh Leyte, Philippines
Tàu sân bay Mỹ kéo đến Biển Đông (tên gọi trên bản đồ là Biển Nam Trung Hoa, hoặc Nam Hải) và tấn công các tàu thuỷ chở hàng của Nhật Bản trên tuyến Malaysia-Việt Nam-Đài Loan, khiến tiếp liệu cho chíng quốc Nhật Bản thiếu hụt, góp phần dẫn đến Nhật Bản thua trận
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Lường trước Mỹ sẽ cắt đứt vận chuyển đường biển, năm 1943-1944, Nhật Bản đã tổ chức đánh thông tuyến đường bộ ven biển Quảng Đông, để có thể vận chuyển bằng đường bộ về Trung Quốc rồi tới Nhật Bản
Chính vì thế từ cuối năm 1944, máy bay ném bom B-24 Liberator và B-25 Mitchell của Lục quân Hoa Kỳ thuộc Tập đoàn không quân 14 đóng ở Vân Nam và Quảng Tây đã ném bom tuyến đường sắt Đông Dương chủ yếu từ Huế đến Lạng Sơn
Đến tháng 1 năm 1945, sau trận chiến Vịnh Leyte, thì tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ chuyển sang hoạt động ở vùng biển Nam Hải từ Đài Loan đến Sài Gòn, đánh đắm các tàu chiến, tàu vận tải Nhật Bản từ Hải Phòng, Qui Nhơn, Nha Trang đến Sài Gòn
 

Sheva007

Xe tải
Biển số
OF-567804
Ngày cấp bằng
7/5/18
Số km
329
Động cơ
4,768 Mã lực
Phần cháu mong chờ nhất ở Seri này.
Cháu chúc cụ và gia đình thật nhiều sức khoẻ ạ.
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Việt Nam 1940 (3).jpg

1940 – người Nhật đã phá huỷ đoạn đường sắt dài 1 km nối ga Lào Cai tới đầu cầu đường sắt Nậm Thi sang Trung Quốc, nói là để chặn tiếp tế của Hoa Kỳ cho Chính phủ Tưỏng Giới Thạch
Việt Nam 1940 (2).jpg
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Việt Nam 1940_9 (1).jpg

22-9-1940, binh lính Nhật Bản tiến đến Lạng Sơn
Cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Đông Dương thuộc Pháp là một cuộc đối đầu quân sự ngắn không được tuyên bố giữa Nhật Bản và Nhà nước Pháp ở miền bắc Đông Dương. Giao tranh kéo dài từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 9 năm 1940, đồng thời với Trận Nam Quảng Tây trong Chiến tranh Trung-Nhật.
Mục tiêu chính của người Nhật là ngăn cản Trung Hoa Dân Quốc nhập khẩu vũ khí và nhiên liệu từ cảng Hải Phòng qua theo tuyến đường sắt Hải Phòng-Côn Minh đến thành phố Côn Minh của Trung Quốc ở Vân Nam.
Mặc dù chính phủ Pháp và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận trước khi giao tranh bùng nổ, nhưng chính quyền đã không thể kiểm soát các sự kiện trên thực địa trong vài ngày trước khi quân đội ngừng hoạt động. Theo thỏa thuận trước đó, Nhật Bản được phép chiếm Bắc Kỳ ở phía bắc Đông Dương và phong tỏa Trung Quốc một cách hiệu quả.
Việt Nam 1940_9 (1__).jpg
Việt Nam 1940_9 (1___).jpg
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Việt Nam 1940_9 (1_1).jpg
Việt Nam 1940_9 (1_2).jpg
Việt Nam 1940_9 (1_3).jpg

9-1940 – binh sĩ Sư đoàn 5 bộ binh Nhật Bản tiến vào miến Bắc Việt Nam
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Việt Nam 1940_9 (7).jpg
Việt Nam 1940_9 (8).jpg
Việt Nam 1940_9 (10).jpg

1940 – binh sĩ Pháp và Việt Nam bị quân đội Nhật Bản bắt giữ
 

Ngao5

Máy Bay
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
49,985
Động cơ
1,058,850 Mã lực
Việt Nam 1940_9 (13).jpg

1940 – quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam
Việt Nam 1940_9 (14).jpg

Việt Nam 1940_9 (12).jpg
 

TrungITC

Xe hơi
Biển số
OF-509320
Ngày cấp bằng
10/5/17
Số km
165
Động cơ
183,189 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vào hóng thông tin lịch sử từ cụ Ngao!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top