[Funland] Chơi chứng khoán theo vĩ mô

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Rớt mạnh quá nên h theo TA hay FA cũng đang Âm 20 30% tổng NAV rồi :D
h theo vĩ mô cho có cái kỳ vọng các cụ ạ
 

Thich.la.bip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-819272
Ngày cấp bằng
16/9/22
Số km
112
Động cơ
800 Mã lực
Tuổi
24
Chơi vĩ mô oánh theo tin ko dễ, vtv vẫn ca bài tăng trưởng với số liệu đẹp kia kìa :))
 

Airbus A350

Xe điện
Biển số
OF-615905
Ngày cấp bằng
14/2/19
Số km
2,014
Động cơ
20,557 Mã lực
Vĩ mô dễ nhìn thấy nhất trong nước là giá USD+ lãi suất ngân hàng tăng và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới. Giải ngân đầu tư công gặp khó, hàng loạt doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn...
Vậy theo vĩ mô thì thời điểm này mua ck được chưa các cụ?
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Vĩ mô dễ nhìn thấy nhất trong nước là giá USD+ lãi suất ngân hàng tăng và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới. Giải ngân đầu tư công gặp khó, hàng loạt doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn...
Vậy theo vĩ mô thì thời điểm này mua ck được chưa các cụ?
Chưa đâu cụ, đoạn này chưa ổn để xuống tiền vào mua.
Theo cá nhân em thì, đoạn này chủ yếu sóng hồi thôi :D
Thị trường giai đoạn này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. ( em sẽ cập nhật và phân tích thêm ).
- ảnh hưởng của tỷ giá
- ảnh hưởng thông tin trái phiếu DN
- và quan trọng nhất là hướng dòng tiền của CK đang bị cạnh tranh bởi kênh hút vốn của bank( lãi suất 9%)
Nên ít nhất từ h tới hết quý một năm sau vẫn còn khá xấu

640D2841-0E8C-41CC-ACDB-0920818C1ABE.png
A1FC2A68-E0C1-4A0C-8469-82B5C6727016.jpeg
T
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Tuần mới vừa vào phiên giảm rồi.
- Mình điểm qua một số vấn đề đưa ra cuối tuần rồi
- Mỹ thông qua gói viện trợ cho Ukraine, và khả năng in tiền củaUSD hiện hữu (điều này đẩy các đồng tiền yếu hơn trên TG và các quốc gia đang phụ thuộc vào USD khả năng gia tăng lạm phát )
- Trung Quốc cũng đã bế mạc đại hội khóa XX , tin tức cực là khả năng zoro covid sẽ được nới lỏng , và chuỗi cung ứng hi vọng được phục hồi trở lại.

Quay lại câu chuyện của Việt Nam thì hiện tại xoay quanh các vấn đề chính trị, và Vấn đề được các nhà phân tích đặt ra hiện tại là "THANH KHOẢN" .
Căng thẳng giữa Lãi Suất và và Tỷ Giá chỉ là một phần nhỏ ảnh hưởng lên nền kinh tế.
Dù Tỷ giá có nâng trần thì chỉ một phần Doanh nghiệp sẽ tác động. Nhưng yếu tố lãi suất thì khả năng sẽ là quả bom đang đợi kích hoạt của thị trường.

"cuối năm 2022 và sang cả đầu năm 2023, NHNN sẽ phải cố gắng hài hòa hai biến số tỷ giá và lãi suất trong tầm khống chế có thể vì lãi suất tăng quá mạnh thì “chết” doanh nghiệp và nền kinh tế, tỷ giá tăng quá mạnh thì có nguy cơ dẫn đến vòng xoáy kỳ vọng tỷ giá – lạm phát – kỳ vọng phá giá sâu hơn đang tàn phá nền kinh tế Anh"

"Ở Nhật Bản và Anh, những nước mà nội tệ đang mất giá mạnh, lãi suất cho vay vẫn ở tầm chấp nhận được (6% đổ lại với Anh trong khi Nhật Bản vẫn thấp hơn rất nhiều). Trong khi đó, với mặt bằng lãi suất như hiện nay tại việt nam,
NHNN đã không còn dư địa lãi suất để hỗ trợ cho tỷ giá, đồng thời cũng rất khó trong nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp vay lãi suất thấp.
Mà lãi suất thì lại liên quan đến vấn đề thanh khoản. Cung tiền M2 của năm 2022 được đánh giá là tăng thấp, thanh khoản ngân hàng căng thẳng, hạn mức tăng trưởng tín dụng chạm trần, thị trường trái phiếu đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 và cả trong năm 2023 khi mà lượng trái phiếu đáo hạn lớn.
Bên cạnh đó, khi mà bất ổn kinh tế tăng lên, thì nhiều nghiên cứu cho thấy cả ngân hàng và doanh nghiệp có động thái “trữ thanh khoản” (liquidity hoarding), nôm na là ôm lại các khoản tiền đúng ra phải chạy ra cung cấp thanh khoản ngắn và dài hạn cho nền kinh tế để kiếm lời. Điều này làm cho cả thanh khoản thanh toán và thanh khoản nguồn vốn đều cạn kiệt."

Nên động thái tiếp theo của NHNN sẽ quyết định xem chính sách vĩ mô trong thời gian tới có thực sự ổn hay không. Một thông tin mình đang đợi được đưa ra là chính sách thay đổi CPI cho 2023
NHNN Nâng mục tiêu lạm phát lên 4,5%
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5% - kế hoạch của CP cho năm 2023.
Đây là vấn đề lớn vì đưa mức lạm phát về 4,5% thì các chỉ số kinh tế sẽ ổn định hơn Nhưng được hay không thì phải đợi.
Nếu không thông qua được 4,5%, thì một mục tiêu 4,0±0,5% sẽ tạo được sự linh hoạt trong điều hành CSTT và TK đáp ứng cho mục tiêu vừa hỗ trợ tăng trưởng.
1666579715557.png
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
11,513
Động cơ
475,347 Mã lực
Cao siêu quá.
Đơn giản thôi, tiền vào nhiều thì theo, tiền ít thì nghỉ hoặc oánh lom dom cho đỡ vật.
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Cao siêu quá.
Đơn giản thôi, tiền vào nhiều thì theo, tiền ít thì nghỉ hoặc oánh lom dom cho đỡ vật.
Mình vẫn đang ngồi yên mà :D
Tiền vào nó có vào thị trường và vào nền kinh tế nữa,động thái tiền vào thì theo dõi cũng tiền của toàn thị trường sẽ dễ tìm được điểm vào hơn
 

Xehoa2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
2,058
Động cơ
1,570,483 Mã lực
Nhìn tiền như có chân, chạy nhanh như ăn cướp ra khỏi tài khoản mà 7 phần bất lực 3 phần uất ức :((
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Nhìn tiền như có chân, chạy nhanh như ăn cướp ra khỏi tài khoản mà 7 phần bất lực 3 phần uất ức :((
Thanh khoản chẳng có bao nhiêu Cụ ạ , phiên sáng gần 5k , tập trung là lệnh bán thôi.
Thị trường đang ở giai đoạn tâm lý như hiện tại thì tốt nhất là không nên làm gì cả :D
Giữ cho đầu óc tỉnh táo.
TB giá thì cũng nên đợi Vì bắt đợt này chưa chắc ngay đáy đôi khi lại đứt tay
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Về 750 chỉ còn là thời gian thôi
Mình nghĩ khả năng Test về gần ngay vùng 900 thậm chí xuống 89x.
Nếu xét kỹ thuật mình xài 2 công Cụ
- Gann Fan ,VNI đã phá qua vùng 1/2 là vùng hỗ trợ
- Fibo mở rộng , thì đang ngay vùng SP 984, nếu ko giữ được thì mức Fibo tiếp theo là ở 900.
Còn theo Vĩ Mô thì các tin xấu chưa ra hết. Và gần như Downtrend của thị trường chưa có đà dừng lại.
1666592074549.png
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Có một số vấn đề về Kinh tế việt nam và các nước trong khu vực mình phân tích lại cho mọi người trong Group.
- Vấn đề Liquidity crunch ( là tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng.Tính thanh khoản có thể đề cập đến tính thanh khoản của thị trường, tính thanh khoản của nguồn vốn ) : các nước trong ASEAN hiện tại đa phần nước nào cũng đang bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất. Có nước thì từ 3% -> 5%, có nước từ mức 5% -> 9% như Việt Nam. Vấn đề này là giải pháp chung để ứng phó với lạm phát.
-Mức dự trữ ngoại hối giảm ( Foreign reserves ) : Ở đây trước khi biến động kinh tế trong năm nay thì Việt Nam có mức dự trữ ~$100 tỷ . Và thực tế hiện tại đa phần các quốc gia đều có sự sụt giảm về mức dự trữ ngoại hối kể cả các nước lớn trong khu vực như : China, Hongkong,Nhật bản, và Hàn quốc. Số liệu của Central Bank cho thấy trong năm thì các quốc gia ở châu á hiện tại đang giảm tỷ lệ dự trữ ~$400 tỷ so với thời điểm cuối năm ngoái.
Và các nước dự trữ ngoại hối thâm hụt mạnh có : Ấn Độ , Thái Lan và Hàn Quốc, trung bình 2 tháng vừa qua là khoản $115 tỷ.
Các nước trong khu vực đa phần mức giảm từ 8% -> 30% so với trước đây.
Nó là không bình thường so với trước đây, Nhưng đây là tình hình chung của các quốc gia trong khu vực và các chính sách của mỗi quốc gia chứ không riêng mỗi Việt Nam.
- Vấn đề VỐN NGOẠI FDI rút khỏi thị trường. Câu Hỏi được đặt ra nhiều nhất thời gian qua là : Dòng vốn ngoại bán ròng và rút ra khỏi thị trường , điều này làm ảnh hưởng tới yếu tố thanh khoản và làm giảm kỳ vọng thị trường trong tương lai. Mình Phân tích lại là dòng vốn ngoại hay FDI chỉ là rút ra tạm thời. Vì các nước trong khu vực như THÁI,TRUNG,HÀN,NHẬT đều bị ảnh hưởng chung chứ không riêng mỗi Việt Nam. Vậy thì dòng tiền này sẽ chạy đi đâu ? C
hạy ngược về lại MỸ ? Câu trả lời là dòng tiền sẽ không quay ngược về Mỹ trong khi thị trường lao động và tỷ lệ thất nghiệp hoa kỳ cao, chưa kể chi phí nhân công và nguyên vật liệu. Và vấn đề quan trọng hơn là vốn FDI,indirect Flow sẽ không hoảng loạn chỉ vì vấn đề Địa chính trị của việt nam ở mức ổn định. Doanh Nghiệp niêm yết vẫn có lời, vì vậy môi trường hiện tại của Việt Nam vẫn là nơi đáp ứng được dòng vốn ngoại .Dòng tiền có thể rút ra , nhưng không có khả năng rút như các đợt khủng hoảng mạnh 1997.
Vấn đề thật của thị trường Việt Nam nó chỉ đến từ 2 yếu tố là : Thiếu thanh khoản ( thiếu dòng tiền ) , và thị trường bất động sản bất ổn, cái này là Rủi ro thật sự trong tương lai. => Để khắc phục vấn đề này thì các chính sách điều hành trong thời gian tới khả năng phải có sự điều chỉnh mạnh tay hơn.
-NHNN hoặc là Ngân sách phải tung tiền ra , để cứu Doanh Nghiệp, Doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay thì mới phát sinh được vòng quay tiền và tạo nên sản phẩm hàng hóa. Các Gói Chi Ngân sách sẽ giải ngân trong thời gian tới
Nên Timing cho mọi người : Khi nào thấy NHNN hoặc NGÂN SÁCH bơm tiền ra là thị trường quay lại uptrend. Và các gói chính sách được đề nghị giải ngân thì đó là giai đoạn thị trường sẽ tăng trở lại mạnh hơn.
-Giải pháp Bank liquidity hoarding, là Bank sẽ chủ động bớt nắm giữ tiền lại mà dám chấp nhận rủi ro để cho Vay. Điều này thì liên quan tới Room tín dụng.
-Thanh khoản hệ thống bank căng, giờ mở tín dụng mà không có đầu vào lãi suất thấp thì cho vay ls thấp kiểu gì? Cái này NHNN sẽ có sự điều chỉnh trong tương lai
=> Đây cũng là Tín hiệu hồi phục của thị trường sau đợt giảm. Focus vào NHNN ra chính sách.
-Trạng thái gồng tiếp tục duy trì cho đến khi một trong 2 nút thắt NHNN không dám bơm mạnh thanh khoản và ngân sách không chi được tiền được phải giải ngân.Còn với TTCK, thanh khoản và nhiều thứ đang kẹt vì những tin về thanh tra, điều tra vẫn đầy thị trường. Chỉ có thể đợi các Bad News nó qua đi mà thôi. Cuối Cùng, khó khăn thì có đó, nhưng mà bạn không cần tự làm mình sợ thêm bởi các bài phân tích về đánh giá triển vọng không khá hơn VN.
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Bộ đội về làng
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Hiện tại vụ việc của NVL và các công ty BĐS đang diễn ra ở Vnindex , bên phố Wall đã có một Case Study tương tự.
Được gọi là cú Call Margin lớn nhất của phố wall , diễn ra vào năm 2021.
- Quỹ Archegos Capital Management của Bill Hawang sử dụng tiền đi vay để đầu tư chứng khoán đồng thời cầm cố cổ phiếu như một khoản thế chấp cho các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới.
( Thời điểm trước khi cú Call Margin diễn ra thì Bill Hawang được xem là một nhà đầu tư kỳ cựu của phố Wall với 9 năm từ $200triệu lên $30tỷ và Call margin chỉ mất 2 ngày để toàn bộ tài sản mất trắng ).
Khi vụ Call Margin diễn ra các IB họp lại để đưa ra hướng giải quyết và xin gia hạn FS để bổ sung thêm tài sản cầm cố khi sắp Call và nhỏ lẻ ồ ạt bán ra.
Kết quả : Bill Hwang sau đó mất trắng toàn bộ và Archegos Capital Management bị bán tháo tương tự như DIG , NVL hiện tại , nhưng trong vụ việc có 2 IB lỗ nặng từ equity swap hơn các IB khác, dù position nhỏ hơn.
- Vấn đề ở đây là : Bill Hwang nộp một phần tiền cho vài bank để giữ lại mức Call Margin an toàn ( hiểu đơn giản theo như ở VNindex là bổ sung vốn trên mức ký quỹ an toàn ), và các bank sau khi họp bàn xong về âm thầm ... bán tiếp ra để cắt lỗ. 2 bank bị lỗ nặng act chậm hơn các nhỏ lẻ trading days. ( Điều này khẳng định các Cá mập chỉ quan tâm lợi ích còn khi rơi vào tình huống Call Margin rồi thì không thể khống chế được tâm lý số đông của nhỏ lẻ ).
- 2 Bank âm thầm bán trong Case này là : Morgan Stanley và Goldman Sachs Group Inc.
=> Kịch bản của VNindex khả năng có thể sẽ diễn biến tương tự phố wall năm ngoái.

* (Nguồn bài viết tổng hợp bởi Tuan Nguyen Mọi người share vui lòng ghi rõ nguồn)
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
1668398851856.png


Chia buồn với đội Dầu.
Khả năng rất cao PVD sẽ về dưới 10.6 ( hi vọng ở vùng này sẽ là SP tốt cho PVD ) nếu không thị khả năng chạy về vùng 6-8 rất cao.
- Kỹ Thuật và Vĩ mô đều đang nói lên việc tạo lập muốn PVD giảm về dưới mệnh.
- Câu hỏi được đặt ra là : Khi TQ mở cửa cung cầu của hàng hóa và nhu cầu sẽ tăng trở lại nên nhóm dầu có thể được hưởng lợi.
=> NHƯNG mọi người quên rằng, Dự trự dầu lưu kho của TQ đang ở mức dư thừa, 2020 trong Cuộc Trade War TQ đã nhập một lượng lớn ~20 tỷ$ Dầu Đá phiến ở vùng giá 45$/ thùng.Và Hiện tại Dầu neo cao là cơ hội cho TQ và Opec+ hợp tác để kiếm lợi nhuận trên lượng hàng tồn kho.
- Nếu USD vẫn nương giá cao, và VND mất phanh ở giá thấp như hiện tại. Thì chính phủ sẽ có một số tác động vào xăng dầu, vì đây là sản phẩm tác động tới rổ chỉ số CPI.
- View Dài hạn hiện tại PVD dưới mệnh.
 

tung1311 .

Xe điện
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
4,620
Động cơ
235,665 Mã lực
Tuổi
43
Kết lại tất cả chuyên gia chỉ giỏi chém gió.
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
1670988440303.png

🇺🇸 *US NOV. CONSUMER PRICES INCREASE 0.1% M/M; EST. 0.3% - BBG
*US NOV. CPI EX FOOD & ENERGY RISES 0.2% M/M; EST. +0.3%
*US NOV. CONSUMER PRICES RISE 7.1% Y/Y; EST. 7.3%
*US NOV. CORE CONSUMER PRICES RISE 6.0% Y/Y%; EST. 6.1%
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
351
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
Chỉ số CPI tối qua đưa ra hạ nhiệt so với dự báo và so với tháng trước là tín hiệu lạc quan tạm thời có thể khiến dòng tiền ngắn hạn và các nhỏ lẻ tiếp tục FOMO mua trong phiên sáng.
NHƯNG mình phân tích rõ hơn cho mọi người về CPI và việc tăng lãi suất của FED vẫn còn hiện hữu.
Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất của các NĐT là việc FED tăng lãi suất thì ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán và nền kinh tế trong nước.

Sự thay đổi các chính sách lãi suất của FED ảnh hưởng rất mạnh tới dòng tiền trên toàn bộ thị trường , không phải chỉ riêng mỗi Việt Nam và SBV mà các Ngân hàng trung ương khác trên thế giới đều bị ảnh hưởng theo, BOJ (NHTW Nhật Bản ) , BOE (NHTW châu âu ) .... đều không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Và điểm chung là các NHTW đều dự phòng chính sách cho những thay đổi của FED , dễ nhìn thấy nhất ở đây là sự thay đổi về chính sách tiền tệ của các NHTW. JPY (yên nhật ) , hay AUD ( $ úc ) đã có một năm đầy biến động theo tỷ giá của USD các chính sách tiền tệ.
Vậy FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào ?
Việc FED tăng lãi ảnh hưởng trực tiếp tới CUNG CẦU của đồng USD, Hiện tại ở Hoa kỳ thì lãi suất gửi Ngân hàng thông thường trước dịch Covid rơi vào 0.5% , khác với Lãi suất của các NH tại Việt Nam và trên thế giới. Nhưng trong thời điểm lạm phát thì FED nâng lãi , khiến cho lãi suất rơi vào 3% -> 4% và sắp tới khả năng FED nâng thêm 0.5 điểm % là rất cao.
Điều này tác động tới dòng vốn ngoại đầu tư bằng USD của các quốc gia. Thay vì trước đây các Doanh nghiệp, các NĐT cá nhân , hay gọi chung là các nhà đầu tư bằng USD NẾU đem gửi tiết kiệm sẽ nhận về khoản lãi 0.5% tại Hoa Kỳ , thì các Doanh nghiệp muốn đạt mức lợi nhuận cao hơn sẽ sử dụng vốn đầu tư các thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận 7% 8% ( cao hơn so với gửi Bank ). Vì vậy dòng vốn USD sẽ chảy tới các quốc gia và các thị trường khác nhau, Ở VNindex thì hay gọi là dòng vốn ngoại.
KHI FED tăng lãi thì dẫn tới dòng vốn USD này sẽ chảy ngược từ các thị trường khác về lại Hoa kỳ để trú ẩn ( vì chênh lệch lãi suất cao từ 0.5% -> 4% ) , nên dễ thấy rõ nhất khi chính sách thay đổi thì các NHTW phải đối mặt với việc khối ngoại bán ròng để rút USD về lại Hoa kỳ.

( Để xem rõ hơn mọi người có thể search theo Key "sự dịch chuyển của USD trong thị trường " ) . Và việc bán ròng này không chỉ diễn ra ở mỗi Vnindex và xuất hiện ở khắp các thị trường.
Và lúc này các NHTW phải đối mặt với việc điều tiết thị trường :
- Sử dụng dự trữ ngoại hối để điều tiết lại cung cầu của USD.
Dễ nhận thấy là việc các NHTW bán ra USD, điều này làm lượng Cung USD tăng , đồng tiền quốc nội giảm => cặp tiền và tỷ giá sẽ thay đổi.
Ví dụ Việt nam bán USD ra thì lượng Cung USD trên thị trường nhiều, VND ít sẽ dẫn tới VND/USD tăng lên mạnh 24 ngàn VND đổi 1 USD.
Nếu các NHTW không có sự điều tiết này , sẽ khiến đồng tiền quốc nội bị mất giá và lâu dần thị trường sẽ bị mất thanh khoản và kém hấp dẫn với các NĐT và dòng vốn ngoại. Nên yếu tố bắt buộc ở đây là SBV nói riêng và các NHTW phải phản ứng ngay lập tức để tránh bị mất giá đồng tiền ( tránh rơi vào trường hợp nội tệ bị mất giá như zimbabwe là ví dụ )
Và Việc tỷ giá thay đổi sẽ kéo theo vấn đề lãi suất thay đổi.
Các NHTW đứng trước hai lựa chọn , hi sinh sự tăng trưởng kinh tế ( bằng việc tăng lãi suất ) và Đồng nội tệ mất giá ( bán USD ra thị trường ).
Việc tăng lãi suất Huy động , siết VND tăng lãi suất cho vay lên 12 -> 15% là sự hi sinh tăng trưởng kinh tế của SBV. Vì lãi vay không ở mức hấp dẫn và dễ tiếp cận thì các Doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn khi khó tiếp cận dòng vốn vay hơn so với trước. Và bài toán đặt ra dễ nhìn thấy nhất là Doanh nghiệp phải kinh doanh trên vốn vay > lãi suất đi vay ( 12% ).
Điều này SBV bắt buộc phải làm dù tăng trước kinh tế sẽ chậm lại , và khó khăn cho doanh nghiệp
Vì tránh việc mất giá đồng tiền nhanh chóng , tránh VND tụt giá quá mạnh so với USD.
Và việc tăng lãi để kích thích dòng vốn ngoại USD không dịch chuyển ra khỏi thị trường.Thay vì Dòng vốn USD quay lại Hoa kỳ với lãi 4% thì SBV tăng lãi tiết kiệm lên mức 10% mục đích giữ vốn ngoại ở lại thị trường.

Nên hiện tại các thông tin CPI và FED hạ nhiệt có thể trong ngắn hạn là sự hỗ trợ niềm tin cho NĐT , và kích thích dòng tiền FOMO.
Nhưng trên quan điểm trung hạn và dài hạn hơn mình vẫn đánh giá thị trường đang phân phối và tiềm ẩn rủi ro về các chính sách điều hành của SBV.
Đây là phân tích đơn giản nhất về FED và SBV cũng như các NHTW để đưa ra đánh giá về VNindex và dòng tiền trong thị trường.
Mình không phân tích và đi quá sâu trong bài viết này.
Nên nếu mọi người ai có nhu cầu nắm rõ hơn về thì Inbox riêng cho mình để tránh bị loãng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top