Chục năm trước ở Việt Nam đã có khái niệm thừa thầy, thiếu thợ rồi. Nền kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm trung bình thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư công và xuất khẩu nhờ làm cứ điểm gia công, lắp ráp cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực may mặc, chế biến, sau này có thêm linh kiện điện tử.
Sau giai đoạn 2008 thì phân lô, bán nền và bất động sản được đẩy mạnh để đổi lấy con số tăng trưởng. Hậu quả là những gì đang diễn ra ngày hôm nay. Kinh tế chưa giàu đã già, thực ra phải hiểu đúng là đang thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp, chưa tiến vào thu nhập trung bình cao chứ đừng nói đến nền kinh tế dịch vụ thì đã khủng hoảng. Lứa trẻ được đầu tư học hành nhiều hơn, chắc chắn không muốn làm những công việc nhàm chán trong nhà máy như thế hệ cha anh thời mở cửa với đồng lương ít ỏi. Nhưng không có nhiều việc văn phòng để làm bây giờ. Một số chạy grab mòn mỏi, xin đi xklđ với mức phí môi giới cao ngất ngưởng.
Trong khi lứa 3x, 4x đáng ra phải là tuổi chín của sự nghiệp thì đối diện với quy luật khắc nghiệt của đào thải vì quy mô kinh tế chỉ có vậy, những vị trí senior hay level manager không nhiều, cạnh tranh gay gắt mà đang ngày một ít lại vì sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu (ví dụ như ngành may mặc bây giờ Việt Nam không còn nhiều lợi thế, trong khi những ngành như điện tử vấp phải cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư từ những nước khác, thí dụ như Ấn Độ).