[Funland] Chuyện về tài sản bố mẹ để lại cho con cái

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,390
Động cơ
873,158 Mã lực
Vầng, pháp lệnh thừa kế ra đời trước, rồi 1995 mới có Bộ luật Dân sự và trở thành 1 Chương trong đó, từ đó đến nay, qua 2 lần upgrade Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015, phần này vẫn luôn được hoàn thiện để phù hợp thực tiễn
Với hơi thở của cuộc sống hiện đại, đã có những phần của quy định về thừa kế mà bọn em phải vận dụng để xử lý, ví dụ như: di chúc cho phần tài sản chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai, di chúc nguyên tắc, di chúc liên quan đến các thể loại góp vốn, quyền thuê, mua ...
Còn thiếu nhiều bác ạh!
Mấy cái doanh nghiệp nội bộ gia đình như những cửa hàng tạp hóa,... thi áp dụng cái điều khoản tối thiểu 2/3 không thành vấn đề.
Nhưng những doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh cỡ vừa vừa trở lên thì không thế áp để phải chia cho ông bà già đã sang tuổi không còn minh mẫn, đứa trẻ vị thành niên phải có người giám hộ.
Mà có khi để chia lại được cổ phần trong doanh nghiệp lại còn phải bán đi. Tụi mũi lõ cũng có quy định tối thiểu, nhưng tối thiếu không phải từ tổng chung mà được tính từ điều kiện sống...!
Đang có cái thớt tranh cãi BĐS với sản xuất. Chắc Nhà nước cũng phải cân nhắc sự khác nhau giữa thừa hưởng tiền mặt - BĐS với thừa hưởng cổ phần đang được góp vào kinh doanh!
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,802
Động cơ
171,408 Mã lực
Tài sản của mợ thì em đoán là cũng chẳng ít :D
Nhưng quan điểm của em là càng ít thì càng phải cẩn thận. Một trong những cái "cẩn thận" tránh thất thoát, tránh để lại các hậu quả (tài chính và phi tài chính) cho người ở lại, là mình có kế hoạch cho nó, ví dụ di chúc, lập quỹ ủy thác, v.v..

Làm cụ thể như nào thì mợ phải hỏi luật sư trong lĩnh vực này, như cụ DurexXL chẳng hạn.

Tình cờ, hôm nay vừa đọc được bài này:


Ông bố ly di vợ đầu, lấy vợ 2. Nhưng thận trọng nên đã bỏ 1 triệu đô vào quỹ ủy thác cho con. Đây là một bước đi đúng, để tách riêng phần tài sản dành cho con ra khỏi phần tài sản mà bà vợ 2 có thể có quyền đụng vào.
Nhưng ông này lại để bà vợ 2 làm "settlor" (người có toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền) của quỹ. Ông con thì dù đã biết ý định của bố nhưng lười và bất cẩn nên không mời luật sư tham gia sớm.
Kết cục là tiền tiết kiệm cả đời của ông bố dành cho con rơi vào tay người ngoài.
Tài sản ko nhiều nhưng chắc chắn đủ lo cho 2 con học hết đại học cụ ạ.
Cụ nói đúng là nếu ít thì phải tính càng kỹ :(
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,802
Động cơ
171,408 Mã lực
Em cũng nghĩ hơi giống mợ.
Em mà tèo thì phần tài sản của em để hết cho F1 và ủy quyền cho bà chị dâu (vợ anh trai em) giữ và lo cho nó đến khi học xong ĐH. Đó là người em có thể yên tâm gửi gắm nhất về mọi mặt. Bà ấy có thể tùy ý dùng 1 phần tài sản để lo cho bố mẹ em và các cháu (là con của anh chị). Nghĩa là coi như nhận F1 nhà em làm con nuôi. Thế cho nó dễ. Chứ đúng như mợ nói, chết rồi thì nằm im thôi. :D
Phần của chồng, em không ý kiến (tài sản chung có mỗi cái nhà đang ở). Cho chồng em thoải mái có cuộc sống mới.

Chị cùng làm với em có bà chị dâu của chồng mất vì ung thư. Trước khi chết bà ấy bắt chồng sang tên 2 căn nhà Hà Nội cho đứa con trai duy nhất, chỉ để lại cho ông ấy căn nhà ở tỉnh. Mà tiền trong nhà trước đây do ông ấy kiếm là chính, giờ sắp về hưu rồi. Còn bắt ông ấy thề thốt không lấy vợ nữa, phải giữ nguyên trạng phòng ốc, đồ đạc của bà ấy như khi còn sống. Đến khổ.
Em thì cũng muốn tặng phần nhỏ cho bố mẹ, còn lại để cho F1 đi học. Em cũng muốn để chị gái giữ khoản này cho con và lo cho nó học hết đại học, trong trường hợp bố lo học thì trao lại cho chúng nó sau khi tốt nghiệp đại học.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,802
Động cơ
171,408 Mã lực
Còn thiếu nhiều bác ạh!
Mấy cái doanh nghiệp nội bộ gia đình như những cửa hàng tạp hóa,... thi áp dụng cái điều khoản tối thiểu 2/3 không thành vấn đề.
Nhưng những doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh cỡ vừa vừa trở lên thì không thế áp để phải chia cho ông bà già đã sang tuổi không còn minh mẫn, đứa trẻ vị thành niên phải có người giám hộ.
Mà có khi để chia lại được cổ phần trong doanh nghiệp lại còn phải bán đi. Tụi mũi lõ cũng có quy định tối thiểu, nhưng tối thiếu không phải từ tổng chung mà được tính từ điều kiện sống...!
Đang có cái thớt tranh cãi BĐS với sản xuất. Chắc Nhà nước cũng phải cân nhắc sự khác nhau giữa thừa hưởng tiền mặt - BĐS với thừa hưởng cổ phần đang được góp vào kinh doanh!
Em nghĩ đúng là nên để cho bố mẹ một phần tài sản tối thiểu để đảm bảo cuộc sống là hợp lý nhất.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,390
Động cơ
873,158 Mã lực
Như ở Đức, thừa kế cổ phần đang góp trong kinh doanh bị đánh thuế rất thấp.
Nhưng thừa kế tài sản, tiền bạc (cả BĐS) thì bị đánh thuế rất nặng. Trước đây mức thuế cao nhất lên đến 71%, bây giờ họ hạ xuống còn 50% thôi, nên tụi nhà giầu rất hạn chế để lại tiền mặt.
Pháp luật họ tôn trọng ý chí của người sở hữu tài sản, về phần trách nhiệm chỉ quy định đảm bảo mức sống hiện tại không bị thay đổi cho đến khi không còn bị phụ thuộc (kề cả vợ/hay chồng nếu trong hợp đồng hôn nhân từ chối tài sản) chứ không phải nghiễm nhiên được hưởng mức 2/3 so với những người thừa hưởng khác!
 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Tháo bánh
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,003
Động cơ
562,608 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Còn thiếu nhiều bác ạh!
Mấy cái doanh nghiệp nội bộ gia đình như những cửa hàng tạp hóa,... thi áp dụng cái điều khoản tối thiểu 2/3 không thành vấn đề.
Nhưng những doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh cỡ vừa vừa trở lên thì không thế áp để phải chia cho ông bà già đã sang tuổi không còn minh mẫn, đứa trẻ vị thành niên phải có người giám hộ.
Mà có khi để chia lại được cổ phần trong doanh nghiệp lại còn phải bán đi. Tụi mũi lõ cũng có quy định tối thiểu, nhưng tối thiếu không phải từ tổng chung mà được tính từ điều kiện sống...!
Đang có cái thớt tranh cãi BĐS với sản xuất. Chắc Nhà nước cũng phải cân nhắc sự khác nhau giữa thừa hưởng tiền mặt - BĐS với thừa hưởng cổ phần đang được góp vào kinh doanh!
Chuẩn Cụ ạ
Cty em đang làm setup 1 holding cho 1 đại gia đình, có đến hơn 30 công ty con đủ mọi ngành nghề, đủ mọi thành viên trải 4 thế hệ với tỷ lệ, cơ cấu vốn góp cực kỳ đa dạng :D
Em mảng dân sự, nên 1 Chú ở thế hệ 2 đặt yêu cầu: làm cho tớ cái di chúc, đấy, có 3 con, 2 vợ ...

Thực sự là nhức não Cụ ợ
Em vẫn đang xây
 

huyhugo

Xe đạp
Biển số
OF-732715
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
43
Động cơ
69,470 Mã lực
Tuổi
43
Em thấy nhiều cụ cho rằng cái quy định về bắt buộc phải để lại 2/3 phần thừa kế theo pháp luật cho "bố mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên, con thành niên mà mất khả năng lao động" là không hợp lý, nhưng em lại thấy nó rất hợp lý, hoặc ít nhất là hợp lý hơn việc cho phép 1 người được toàn quyền để lại di sản cho người bất kỳ.

Thật là lạ nhiều người, mà lại có cả các mợ, không ủng hộ quan điểm trên của pháp luật. Em đưa ra 2 ví dụ như thế này:

Ví dụ 1: vợ ở nhà chăm sóc nhà cửa để chồng làm ăn, chồng kiếm được tiền, rồi để lại di chúc toàn bộ cho bồ nhí. Nếu có cái quy định này, người vợ ít nhất nhận được 2/3 số tài sản thừa kế theo pháp luật. Còn nếu không có, thì chẳng có đồng nào. Vậy cái nào có lợi cho người vợ hơn?

Ví dụ 2: chồng chết, di chúc để lại toàn bộ di sản cho con cái. Ủa, vậy bố mẹ của chồng, bố mẹ của vợ, và vợ, sẽ sống thế nào sau này? Lúc này mới thấy quy định bắt buộc thừa kế rất hợp lý.

Ngoài ra, trong luật cũng có quy định về những người không được hưởng thừa kế. Nếu rơi vào trường hợp đó thì sẽ không được nhận.

Tất nhiên, cũng sẽ có những trường hợp bất cập, luật không thể chi phối 100% hết được, ví dụ như: vợ ngoại tình, chồng để lại 100% tài sản cho con, nhưng theo luật thì vợ vẫn được hưởng 2/3 phần tài sản đáng lý được thừa kế. Cái này có thể xem như là 1 trường hợp bất cập nếu áp dụng quy định "thừa kế bắt buộc", nhưng nếu xét kỹ thì cũng chưa chắc là bất cập. Vì:

1. Nếu vợ ngoại tình, và chồng ghét bỏ, thì chồng phải ly dị, còn nếu không ly dị, thì rất có thể là chồng vẫn còn tình nghĩa với vợ, nhưng cũng có thể là vì mặt mũi mà không ly dị. Tuy nhiên, luật sẽ luôn xem xét theo khía cạnh có lợi cho con người, tức là xem là chồng vẫn có tình nghĩa với vợ, suy ra là cho vợ được nhận 2/3.

2. Luật sẽ giả định là người dân phải tự biết luật. Tức là nếu ông chồng thực sự ghét vợ, không muốn để lại di sản cho vợ, thì cũng phải biết cách để làm sao để lại 100% tài sản cho con mình.

Nói chung, cái quy định "thừa kế bắt buộc" sẽ có lợi nhiều hơn có hại cho người dân, nhất là trong hoàn cảnh như VN, tức là người vợ thường sẽ ở nhà nhiều hơn, và người chồng sẽ là người làm ra tiền nhiều hơn và nắm giữ tài sản nhiều hơn.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
11,448
Động cơ
475,688 Mã lực
Em thấy nhiều cụ cho rằng cái quy định về bắt buộc phải để lại 2/3 phần thừa kế theo pháp luật cho "bố mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên, con thành niên mà mất khả năng lao động" là không hợp lý, nhưng em lại thấy nó rất hợp lý, hoặc ít nhất là hợp lý hơn việc cho phép 1 người được toàn quyền để lại di sản cho người bất kỳ.

Thật là lạ nhiều người, mà lại có cả các mợ, không ủng hộ quan điểm trên của pháp luật. Em đưa ra 2 ví dụ như thế này:

Ví dụ 1: vợ ở nhà chăm sóc nhà cửa để chồng làm ăn, chồng kiếm được tiền, rồi để lại di chúc toàn bộ cho bồ nhí. Nếu có cái quy định này, người vợ ít nhất nhận được 2/3 số tài sản thừa kế theo pháp luật. Còn nếu không có, thì chẳng có đồng nào. Vậy cái nào có lợi cho người vợ hơn?

Ví dụ 2: chồng chết, di chúc để lại toàn bộ di sản cho con cái. Ủa, vậy bố mẹ của chồng, bố mẹ của vợ, và vợ, sẽ sống thế nào sau này? Lúc này mới thấy quy định bắt buộc thừa kế rất hợp lý.

Ngoài ra, trong luật cũng có quy định về những người không được hưởng thừa kế. Nếu rơi vào trường hợp đó thì sẽ không được nhận.

Tất nhiên, cũng sẽ có những trường hợp bất cập, luật không thể chi phối 100% hết được, ví dụ như: vợ ngoại tình, chồng để lại 100% tài sản cho con, nhưng theo luật thì vợ vẫn được hưởng 2/3 phần tài sản đáng lý được thừa kế. Cái này có thể xem như là 1 trường hợp bất cập nếu áp dụng quy định "thừa kế bắt buộc", nhưng nếu xét kỹ thì cũng chưa chắc là bất cập. Vì:

1. Nếu vợ ngoại tình, và chồng ghét bỏ, thì chồng phải ly dị, còn nếu không ly dị, thì rất có thể là chồng vẫn còn tình nghĩa với vợ, nhưng cũng có thể là vì mặt mũi mà không ly dị. Tuy nhiên, luật sẽ luôn xem xét theo khía cạnh có lợi cho con người, tức là xem là chồng vẫn có tình nghĩa với vợ, suy ra là cho vợ được nhận 2/3.

2. Luật sẽ giả định là người dân phải tự biết luật. Tức là nếu ông chồng thực sự ghét vợ, không muốn để lại di sản cho vợ, thì cũng phải biết cách để làm sao để lại 100% tài sản cho con mình.

Nói chung, cái quy định "thừa kế bắt buộc" sẽ có lợi nhiều hơn có hại cho người dân, nhất là trong hoàn cảnh như VN, tức là người vợ thường sẽ ở nhà nhiều hơn, và người chồng sẽ là người làm ra tiền nhiều hơn và nắm giữ tài sản nhiều hơn.
Em chưa hiểu "chồng chết" với "bố mẹ vợ sống thế nào" có liên quan gì?
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,037
Động cơ
184,059 Mã lực
Tuổi
49
Em chưa hiểu "chồng chết" với "bố mẹ vợ sống thế nào" có liên quan gì?
Chắc cụ ấy vẫn quan niệm "tứ thân phụ mẫu" ạ.
Em thì nghĩ, nguyên tắc bố mẹ ai người đó có trách nhiệm lo. Còn vợ/chồng càng tham gia được nhiều càng quý, nhưng không nên quàng vào cổ họ như lẽ đương nhiên.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,645
Động cơ
505,467 Mã lực
Không sao, chúng nó được chọn tình hoặc tiền mà :P Suy cho cùng cs của nó thì nó mới là người phải tính nhất, chứ mỗi cái nhà xẻ ra ăn dần thì mấy mà hết.



Thừa kế là vấn đề phức tạp do đa dạng cs, nhà nước cố gắng đơn giản hoá nên nhiều bất cập.

Bản thân em thấy ts chia đều cho bố, mẹ, vợ/ chồng, con là rất bất hợp lý. Nếu em chết, em chỉ muốn tặng bm một khoản nhỏ, còn lại phải để chồng em nuôi con chứ. Đã mất vợ, phải nuôi con 1 mình lại còn mất tiền.

P.S. May em không ở VN, ở đây em sắp xếp joint account hết, nên nếu 1 người chết ts thuộc về vợ hoặc chồng.

Em sợ trust nên nếu cả 2 chết thì chuyển hết cho em chồng, nó sẽ nuôi con em, lớn lên trừ chi phí, trả số còn lại cho con em. Không đúng ý mình tí cũng không sao, để người sống dễ xoay sở. Không cần thằng chết cãi thằng khiêng :)
Em cũng có lúc thấy vô lý, nhưng mà rồi cũng có lúc thấy có lý, hahaa.
Nếu ông chồng tử tế chả hạn, thì việc chuyển hết ts cho ông nuôi con thì ok, nhưng ngược lại thì sao, khi đó con cái sẽ phải nhờ bên bố mẹ anh em mình :)
Như sói em mất, ts của anh ấy theo luật phải chia cho cả mẹ anh ấy và các con, có con trên 18 tuổi mà, nhưng bà và con chả quan tâm, nên sang hết tên em :)
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,146
Động cơ
550,009 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Chủ đề này thì chắc nhiều cụ đã gặp phải. Em được chứng kiến 2 chuyện của ông bạn PT và nhà hàng xóm 9 (cũng có họ hàng) xin hầu các cụ.

CÂU CHUYỆN 1:

Ông bạn em học cùng PT cấp 3, hồi học thì ở trên cái nhà phố cổ gần chợ Hàng Da. Nhà ông bố thân sinh ra ông bạn đông anh em nên dù phố cổ, nhà khá rộng rãi nhưng chắc có nhiều gia đình, thế hệ sinh sống nên ko tiện. Sau khi tốt nghiệp PT, mỗi đưa đi 1 đường, sau khoảng 2 năm em quay lại thì nhà ông bạn đã chuyển xuống khu TT Thành Công. Hồi nhưng năm 87-88 thì các cụ biết, có nhà TT khu vực đó cũng oách rồi. Nhà bạn em tầng 1, có cả trước lẫn sau. Đâu tất cả hơn 30 m2 gồm ông bà già (đi làm NN cả) và 3 ông con trai. Không rõ ông cụ lấy tiền đâu ra mua căn hộ đó nhưng em đến chơi thấy quá oách rồi. Sau đó ông cụ lại có nghề SX gạch lá nem lát nền loại 20x20 có hoa văn dày khoảng 1,5-2cm nên cả nhà có thêm thu nhập, đồng ra đồng vào rất oách. Hồi em đến chơi xem ông bạn thao tác đổ cát, XM vào khuôn, đổ nước màu vào và ép. Chẳng mấy chốc ra viên gạch lát nền có hoa văn rất đẹp. Ông cụ lại còn đi các nơi dựng máy, dạy nghề nữa nên nói chung gia đình có cuộc sống rất sung túc. Nhà có 3 ông con trai nhưng chỉ có ông bạn tham gia SX gạch vì khéo tay, rót màu giỏi không bị loang. Còn 2 ông em chỉ có chơi bời, đi học vớ vẩn. Ít lâu sau ông thứ hai chạy được suất đi XK để ăn chơi thỏa chí tang bồng. Còn ông út thì lông bông, vừa được chiều nên hầu như ko làm gì. Thế rồi thời gian cứ trôi qua. Ông bạn lấy vợ, có con nhưng chui gầm chạn vì nhà mình ko đủ chỗ. Nghề gạch men kiểu trên thoái trào nên quay sang làm đủ các nghề linh tinh khác kiếm sống. Ông em thứ hai thì mất dạng ở NN và khi xuất hiện thì hóa ra hết tiền nên bị về. Sau đó cũng lại tìm cách sang và nay đang lông bông ở Ba lan. Thi thoảng vẫn phải ngửa tay nhờ ông anh ở nhà chi viện. Ông em út cũng có gia đình, lúc đầu lái xe chở hàng ... Nhưng sau cũng thất nghiệp nghiệp, hai VC làm ăn vật vạ để sống. Chuyện đáng nói đây là căn hộ ông bà già để lại. Đầu tiên bà già mất do bệnh tật tầm đâu ngoài 60. Sau đó khoảng hơn chục năm ông già cũng ra đi do tuổi cao, bệnh HA. Khi cuối đời ông ở căn hộ trên được chia đôi, ông cụ ở mặt trước, còn ông út ở mặt sau. Ông bạn em có đề cập chuyện làm giấy tờ di chúc cho con cái thì cụ tính gia trưởng gạt phắt đi: Tao đang còn sống, làm di chúc xong hóa ra đi ở nhờ nhà chúng mày ? Chuyện cứ thế trôi qua. Cho đến giờ nhu cầu tách căn hộ là có để phần ai thì giải quyết phần người đó nhưng khó khăn cũng nảy sinh. Bà cụ mất sớm, sau này khi ông cụ sắp mất có di chúc lại chia cho con cháu nhưng thực sự tài sản có cả phần bà. Bà mất rồi nên theo nguyên tắc phải xin ý kiến cả mấy chị em bà. Thế là việc trở nên phức tạp vì có bà ở SG, có bà ở NN mà tuổi cao rồi nên ko thể tụ tập để ra công chứng được. Cũng có người gợi ý sử dụng dịch vụ là có thẻ chia tách căn hộ OK nhưng chi phí dịch vụ ai trả ? Ông em thứ hai dù ở NN nhưng vẫn ngửa tay xin tiền.Ông em út có gia đình, đồng ý chia tách căn hộ nhưng tiền dịch vụ thì các anh chịu vì em chẳng có tiền đâu mà chi. Thế là cứ loay hoay và cũng không có lỗi thoát. Hôm qua em ngồi tụ vạ cùng ông bạn cũng thấy ngại cho bạn. Ngày xưa khi ăn nên làm ra thì ông bà các con tiêu như nước. Rồi tiền cũng đi, TS bố mẹ để lại tuy không có tranh chấp nhưng để chia cho 3 con chẳng đơn giản chút nào. Tam nam bất phú. Nhà có 3 ông con trai nhưng chưa có ông nào có cuộc sống khấm khá dù đã có gia đình, con cái. Vẫn phải đau đầu những chuyện cơm áo gạo tiền, chia bôi TS cho hợp lý và đúng luật.
Ông bạn bác để phần cho 2 cậu kia. Khỏi đụng, kệ cho 2 cậu ấy thích làm gì thì làm. Thế là xong. Có gì khó đâu nhỉ. Có tí thế mà cũng phải lao tâm khổ tứ có đáng? =))
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,645
Động cơ
505,467 Mã lực
Con là con chung mà, chả lẽ lúc sống chồng nuôi con chỉ để lấy lòng vợ, vợ chết cho con vào sọt rác :D Em cũng nói nhà em thế thôi, nhìn chung em thích luật thừa kế nn hơn VN :)

Nhà mợ các con ngoan & gd chồng không phức tạp. Nhà em 10 năm nữa bắt đầu phải tính ạ :)
Luật nn thì chặt chẽ rồi cụ :) So gì phấn với vôi heheee.
Nhà em bọn trẻ con nó thuần lắm, bố nó cũng thuần mà, hihii. Mỗi em ghê gớm thôi :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top