[Funland] Cơ hội lớn cho Việt Nam sau dịch

CaoXanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709064
Ngày cấp bằng
30/11/19
Số km
1,436
Động cơ
106,336 Mã lực
Nơi ở
Himmel
PHƯƠNG TÂY KHÔNG THỂ LÀM ĂN BÌNH THƯỜNG VỚI TRUNG QUỐC SAU ĐẠI DỊCH
“Chắc chắn Anh không thể làm ăn bình thường với Trung Quốc sau đại dịch (No business as usual with China after covid-19)”, đấy là phát biểu của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại cuộc họp báo ở London ngày 16-4, ngay sau cuộc điện đàm với các lãnh đạo G7, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Dominic đã lý giải như sau: Covid-19 đã dạy chúng tôi về giá trị và tầm quan trọng của sự hợp tác. Nước Anh không thể phụ thuộc vào Trung Quốc vì Trung Quốc đã không chơi theo luật của Anh. Việc rõ nhất là Anh phải xem xét lại việc dùng công nghệ 5G của Huawei.
********* Nhật Bản Shinzo Abe còn đi một bước nhanh và quyết liệt hơn: ngày 19-4 đã tuyên bố tài trợ 2.4 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển các nhà máy từ Trung Quốc về Nhật Bản và sang các nước Đông Nam Á, mục tiêu là nhằm giảm thiểu rủi ro bị gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Mỹ cũng như nhiều nước phương tây khác cũng công khai chiến lược chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, đặc biệt sẽ chuyển về chính quốc những mặt hàng liên quan đến an ninh quốc gia.
Đấy là những phản ứng chính thức từ chính phủ các nước phương tây, phía dư luận và dân chúng còn phản ứng mạnh mẽ hơn. Tập đoàn luật sư Berman ở Florida đã thu thập 10.000 chữ ký kiện và yêu cầu Trung Quốc đền bù 6.000 tỷ USD cho những thiệt hại về người và kinh tế do covid-19 gây ra; Một tờ báo ở Berlin còn làm ngay cái bill 130 tỷ EURO (140 tỷ USD) yêu cầu Trung Quốc trả nước Đức; Anh và Pháp cũng đang tham chiến vụ đền bù. Chưa hết họ còn đề nghị thành lập Toà Án Công lý Quốc tế để xử Trung Quốc về vụ covid-19 này.
VIỆT NAM CẦN TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐỂ BỨT PHÁ
Có lẽ không có thời điểm nào mà cơ hội bứt phá mạnh mẽ của Việt Nam lại rõ nét nhất như thời điểm này.
Với việc đã cơ bản khống chế được covid-19 lây lan trong nội địa, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn sống chung với covid-19, khôi phục dần các hoạt động sản xuất kinh doanh, Chúng ta đang đứng trước những cơ hội to lớn gần như đã nắm chắc trong tay.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế và cơ hội nhất trong làn sóng di chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc lần thứ hai sau đại dịch covid-19.
Trong đại dịch covid-19, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh với thế giới về năng lực phán đoán, điều hành, ra quyết định, cùng các biện pháp đối phó trước nghịch cảnh, khó khăn.
Hơn thế nữa chiến dịch “ngoại giao khẩu trang”, cùng với khẩu trang, bộ đồ bảo hộ y tế, kít xét nghiệm chất lượng cao của Việt Nam là một hình ảnh đẹp, trái ngược với hình ảnh bắt chẹt, tăng giá bán khẩu trang, thiết bị y tế, cũng như cung cấp hàng hoá kém chất lượng của Trung Quốc.
Rõ ràng Việt Nam đã chứng tỏ rằng mình là một đối tác thân thiện, tử tế và tin cậy. Chính vì vậy mà nhiều nhà phân tích đã nhận định “Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ sự đa dạng hóa này vì Việt Nam đã chứng tỏ sự thân thiện trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế đối với các công ty phương Tây. Trong nhiều trường hợp, Việt Nam sẽ là lựa chọn đầu tiên khi họ tìm một sự thay thế đáng tin cậy”.
Trở ngại lớn nhất của chúng ta chính là năng lực hấp thụ sự chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc, trình độ công nghệ và nền công nghiệp phụ trợ để đảm bảo chuỗi cung ứng. Để vượt qua trở ngại này, chúng ta cần sự hợp tác của Mỹ và các nước phương tây về công nghệ (như vụ cùng Dupont sản xuất bộ đồ bảo hộ y tế) và liên kết với các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia để đảm bảo qui mô lớn tương đương qui dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam cùng với người dân Việt Nam sẽ đoàn kết, thống nhất một lòng, tận dụng thật tốt cơ hội ngàn vàng này, đây là dịp Việt Nam chúng ta bứt phá, tiến lên tiếp cận dần quốc gia kinh tế phát triển, trở thành Hàn Quốc của những thập niên 1970s, 1980s.
Cứ thể hiện những tố chất tốt đẹp nhất của người Việt như những ngày chống covid-19 vừa qua, tại sao chúng ta không làm được nhỉ?
o o o O o o o
Copy từ facebook CaoBao Do
Cách chống dịch Covid19 của VN hiệu quả nhưng có phần cực đoan thái quá (duy ý chí trên cơ sở hệ thống Ctrị đặc thù), tuy nhiên để phát triển kinh tế thì không phù hợp... ;)
Những vấn đề bất cập về giáo dục, đào tạo nghề, năng suất & ý thức NLĐ VN thấp, cơ chế thiếu minh bạch, 'trên bảo dưới không nghe'/cục bộ địa phương= nền kinh tế 'gai mít', lợi ích nhóm/CNTB thân hữu, tham nhũng tràn lan (ăn không từ cái gì), tư duy nhiệm kỳ v.v... chắc vẫn chưa thể giải quyết sớm hậu Covid19 ===> lạc quan nhưng cần thực tế?! :-?
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,594
Động cơ
619,514 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Thảo nào Vin đang tập trung phát triển BĐS công nghiệp rất mạnh
 

DTK65

Xe tăng
Biển số
OF-116444
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
1,099
Động cơ
395,468 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này thuộc tầm vĩ mô rồi..
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,554
Động cơ
585,396 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cách chống dịch Covid19 của VN hiệu quả nhưng có phần cực đoan thái quá (duy ý chí trên cơ sở hệ thống Ctrị đặc thù), tuy nhiên để phát triển kinh tế thì không phù hợp... ;)
Những vấn đề bất cập về giáo dục, đào tạo nghề, năng suất & ý thức NLĐ VN thấp, cơ chế thiếu minh bạch, 'trên bảo dưới không nghe'/cục bộ địa phương= nền kinh tế 'gai mít', lợi ích nhóm/CNTB thân hữu, tham nhũng tràn lan (ăn không từ cái gì), tư duy nhiệm kỳ v.v... chắc vẫn chưa thể giải quyết sớm hậu Covid19 ===> lạc quan nhưng cần thực tế?! :-?
Thực tế hãy nhìn vào tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất do đón được làn sóng chuyển dịch đầu tư từ TQ.
Covid sẽ đem lại làn sóng thứ 2.
Lạc quan hoàn toàn có cơ sở, không còn là dự đoán.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,729
Động cơ
255,520 Mã lực
Cách chống dịch Covid19 của VN hiệu quả nhưng có phần cực đoan thái quá (duy ý chí trên cơ sở hệ thống Ctrị đặc thù), tuy nhiên để phát triển kinh tế thì không phù hợp... ;)
Những vấn đề bất cập về giáo dục, đào tạo nghề, năng suất & ý thức NLĐ VN thấp, cơ chế thiếu minh bạch, 'trên bảo dưới không nghe'/cục bộ địa phương= nền kinh tế 'gai mít', lợi ích nhóm/CNTB thân hữu, tham nhũng tràn lan (ăn không tư cái gì), tư duy nhiệm kỳ v.v... chắc vẫn chưa thể giải quyết sớm hậu Covid19 ===> lạc quan nhưng cần thực tế?! :-?
Đợt này những nước kinh tế phát triển nhất (luồng giao thương năng động nhất) thì dính Covid nặng nhất.

Ông Đỗ Cao Bảo gắn giữa cách làm của Covid sang phát triển kinh tế thì đúng là hơi ... khó nghe. Thực ra cách làm với Covid này lại trái ngược với cách phát triển kinh tế, không thể áp dụng được.
Covid mình kiểm soát tốt do áp dụng triệt để thiết quân luật từ sớm, cả hệ thống trính chị vào cuộc, một đầu mối là Chính phủ chỉ đạo, giám sát tận răng mọi ngõ ngách,.... những cái này mà áp dụng tư duy đó sang kinh tế thì lại dở. Kinh tế nó là tự do theo thị trường, tôn trọng đánh giá của thị trường theo quy luật đào thải, chứ lại không thể áp Covid sang được, mà không được áp tư duy Covid vì nó vốn nghịch với tư duy kinh tế.
 
Biển số
OF-613202
Ngày cấp bằng
1/2/19
Số km
473
Động cơ
124,044 Mã lực
Tuổi
45
Tâm lý thà làm chủ cái nhỏ còn hơn làm thuê cho cái lớn nó vẫn thường trực trong hầu hết nhiều người dân VN. Nên khi Doanh nghiệp mới chớm lớn thì cũng thường bị nhân viên "tách ra làm riêng", đại loại ai cũng muốn làm chủ những cái nhỏ nhỏ của riêng mình nên VN khó có những DN tư nhân ra tấm ra món để mà kéo vực dậy cả nền kinh tế.

Đại loại, nuôi dưỡng 1 cái gì đó lớn khổng lồ ở VN rất khó. Mới lớn 1 tí thì đã "tan đàn xẻ nghé" tách ra làm riêng, nên mới chỉ hài lòng với các cái nhỏ nhỏ xinh xinh chứ không đủ thời gian để nuôi dưỡng thành to lớn vĩ đại.
Cũng chưa hẳn là vấn đề lớn. Em nghĩ Vn đi theo con đường của Đài Loan là ok. Đài Loan cũng là miền đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề của VN là không làm gì đến tận cùng. Em còn nhớ rất rõ hồi mới ra trường, em đi làm cho 1 ông chủ Đài Loan, ông ấy có dừng lại mua 1 lọ hoa sứ được bán tống bán tháo ở lề đường. Có 1 lọ rất đẹp nhưng có 1 vết nhỏ, nhỏ xíu thôi, họ bán đâu 10-15k gì đó. Ông ấy chọn cái lọ và đưa cho em nói rằng lọ này thực ra rất đẹp, nước men trong, sắc sảo, nhưng chỉ vì 1 vết nhỏ này (và hoàn toàn tránh được) nó đáng lẽ ra có thể xuất khẩu với giá 150k nhưng nó lại nằm đây với mức giá 15k, nên mày làm gì cũng phải làm cho đến nơi đến chốn, dù công việc to tát hay bé nhỏ, khi mày làm với mức hoàn thiện cao thì giá trị nó mang lại cho mày sẽ rất xứng đáng. Em thấy đó là bài học lớn cho em :)
 

Thaoprohp

Xe tăng
Biển số
OF-485823
Ngày cấp bằng
30/1/17
Số km
1,007
Động cơ
202,848 Mã lực
Tuổi
43
Cụ có niềm tin lớn vào ngôn ngữ ngoại giao của Tây nhỉ ?
Và cụ có chắc TQ sẽ ko phản ứng ? Hoặc phản ứng theo chiều hướng nào, nếu như lợi ích của họ bị ảnh hưởng ?
VN sẽ ở thế “ngư ông đắc lợi” ? tôi cho rằng ko đơn giản thế , cơ hội là có, nhưng rất nhỏ. Vấn đề chính là VN cần tự cải tổ, thay đổi một cách mạnh mẽ, thiết thực. Rồi thì “hữu xạ tự nhiên hương” thôi.
 
Biển số
OF-722515
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
89
Động cơ
77,815 Mã lực
Tuổi
35
Tâm lý thà làm chủ cái nhỏ còn hơn làm thuê cho cái lớn nó vẫn thường trực trong hầu hết nhiều người dân VN. Nên khi Doanh nghiệp mới chớm lớn thì cũng thường bị nhân viên "tách ra làm riêng", đại loại ai cũng muốn làm chủ những cái nhỏ nhỏ của riêng mình nên VN khó có những DN tư nhân ra tấm ra món để mà kéo vực dậy cả nền kinh tế.

Đại loại, nuôi dưỡng 1 cái gì đó lớn khổng lồ ở VN rất khó. Mới lớn 1 tí thì đã "tan đàn xẻ nghé" tách ra làm riêng, nên mới chỉ hài lòng với các cái nhỏ nhỏ xinh xinh chứ không đủ thời gian để nuôi dưỡng thành to lớn vĩ đại.
Cái này thì phải thay đổi tư duy lâu đới. Các cụ xưa cứ hướng con cháu làm thầy mà ko chịu làm thợ.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,554
Động cơ
585,396 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Đợt này những nước kinh tế phát triển nhất (luồng giao thương năng động nhất) thì dính Covid nặng nhất.

Ông Đỗ Cao Bảo gắn giữa cách làm của Covid sang phát triển kinh tế thì đúng là hơi ... khó nghe. Thực ra cách làm với Covid này lại trái ngược với cách phát triển kinh tế, không thể áp dụng được.
Covid mình kiểm soát tốt do áp dụng triệt để thiết quân luật từ sớm, cả hệ thống trính chị vào cuộc, một đầu mối là Chính phủ chỉ đạo, giám sát tận răng mọi ngõ ngách,.... những cái này mà áp dụng tư duy đó sang kinh tế thì lại dở. Kinh tế nó là tự do theo thị trường, tôn trọng đánh giá của thị trường theo quy luật đào thải, chứ lại không thể áp Covid sang được, mà không được áp tư duy Covid vì nó vốn nghịch với tư duy kinh tế.
Cụ nên đọc kỹ lại, ông Bảo không nói gắn cách làm của Covid. Ông ấy chỉ nói Covid tạo ra cơ hội cho Việt Nam chứng minh mình và Covid tạo ra cơ hội cho Việt Nam.
 

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,019
Động cơ
89,659 Mã lực
Tuổi
34
cháu nghĩ, dù có thể không thích nhưng nên nhận rõ thực tế là với thực lực và nền tảng sẵn có thì không 1 nước nào có khả năng thay thế TQ với vai trò công xưởng thế giới trong ít nhất 20 năm nữa. Muốn thay thế tàu thì phải đi những bước rất cơ bản: luyện được kim, chế được đồng, làm được mô tơ, lọc được dầu, ra được hạt nhựa, chế được các máy móc cơ khí, trồng được bông, dệt được vải vv...
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,427
Động cơ
101,979 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Xu hướng là vậy, nhưng dịch chuyển thật e là hơi bị mất thời gian, chuỗi cung ứng không phải là thứ xây dựng một sớm một chiều.
 

D78

Xe hơi
Biển số
OF-305046
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
117
Động cơ
304,183 Mã lực
Em nghĩ là mình hào hứng quá với những cơ hội từ TQ chuyển qua chưa chắc đã hay.
Cần cân nhắc đến những phản ứng của TQ khi thấy mình hớt miếng ăn của họ, dù sao thì XNK hàng hoá của mình cũng đang phụ thuộc lớn nhất vào họ.
Ngoài ra, đánh đổi ô nhiễm môi trường khi các nhà máy chuyển sang cũng cần xem xét. Lựa chọn những gì ít ô nhiễm thôi, còn ko ô nhiễm thì ko thể rồi.
 

CaoXanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709064
Ngày cấp bằng
30/11/19
Số km
1,436
Động cơ
106,336 Mã lực
Nơi ở
Himmel
Thực tế hãy nhìn vào tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất do đón được làn sóng chuyển dịch đầu tư từ TQ.
Covid sẽ đem lại làn sóng thứ 2.
Lạc quan hoàn toàn có cơ sở, không còn là dự đoán.
Chiến tranh Trade War Mỹ -Trung --> làn sóng DN phương Tây dịch chuyển theo hướng TQ+1 (vẫn dựa vào công xương TQ), nhưng cũng có 1 số lượng lớn DN TQ đầu tư ở VN tránh thuế Mỹ & đón đầu các hiệp định FTA VN ký với TG (CPTPP, EVFTA...)
Hậu Covid thì làn sóng CHẠY khỏi TQ sẽ không ưu tiên gần/liên quan tới chuỗi cung ứng dựa trên coogn xưởng TQ nữa ===> xu thế sẽ là KHU VỰC HÓA (EU-châu Âu, Bắc Mỹ..) và hình thành chuỗi cung ứng mới an toàn dự phòng dần thay thế TQ (Ấn Độ & lân cận, Mexico& Mỹ latin....).
Tuy nhiên, sẽ có 1 dòng chuyển dịch nhỏ chuyển tới VN chủ yếu để đón ưu đãi từ các hiệp ddijnhj TMTD (FTA) mà VN ký kết... :-?
P/S: Nguy cơ xung đột tiềm tàng giữa VN và TQ có thể leo thang= khủng hoảng ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng an toàn cũng là yếu tố bất lợi khi cân nhắc điịa điểm dịch chuyển đầu tư...;)
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

hoangthanhks

Xe tải
Biển số
OF-297832
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
379
Động cơ
313,205 Mã lực
Nơi ở
Hải dương
Đợt này những nước kinh tế phát triển nhất (luồng giao thương năng động nhất) thì dính Covid nặng nhất.

Ông Đỗ Cao Bảo gắn giữa cách làm của Covid sang phát triển kinh tế thì đúng là hơi ... khó nghe. Thực ra cách làm với Covid này lại trái ngược với cách phát triển kinh tế, không thể áp dụng được.
Covid mình kiểm soát tốt do áp dụng triệt để thiết quân luật từ sớm, cả hệ thống trính chị vào cuộc, một đầu mối là Chính phủ chỉ đạo, giám sát tận răng mọi ngõ ngách,.... những cái này mà áp dụng tư duy đó sang kinh tế thì lại dở. Kinh tế nó là tự do theo thị trường, tôn trọng đánh giá của thị trường theo quy luật đào thải, chứ lại không thể áp Covid sang được, mà không được áp tư duy Covid vì nó vốn nghịch với tư duy kinh tế.
cái ý kiến này của cụ em đồng ý 100%.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,554
Động cơ
585,396 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Chiến tranh Trade War Mỹ -Trung --> làn sóng DN phương Tây dịch chuyển theo hướng TQ+1 (vẫn dựa vào công xương TQ), nhưng cũng có 1 số lượng lớn DN TQ đầu tư ở VN tránh thuế Mỹ & đón đầu các hiệp định FTA VN ký với TG (CPTPP, EVFTA...)
Hậu Covid thì làn sóng CHẠY khỏi TQ sẽ không ưu tiên gần/liên quan tới chuỗi cung ứng dựa trên coogn xưởng TQ nữa ===> xu thế sẽ là KHU VỰC HÓA (EU-châu Âu, Bắc Mỹ..) và hình thành chuỗi cung ứng mới an toàn dự phòng dần thay thế TQ (Ấn Độ & lân cận, Mexico& Mỹ latin....).
Tuy nhiên, sẽ có 1 dòng chuyển dịch nhỏ chuyển tới VN chủ yếu để đón ưu đãi từ các hiệp ddijnhj TMTD (FTA) mà VN ký kết... :-?
P/S: Nguy cơ xung đột tiềm tàng giữa VN và TQ có thể leo thang= khủng hoảng ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng an toàn cũng là yếu tố bất lợi khi cân nhắc điịa điểm dịch chuyển đầu tư...;)
Đó là đánh giá của cụ. Nhưng nhiều người khác đánh giá lạc quan hơn.
Xung đột Việt Trung em nghiêng theo nhiều chuyên gia ngoại giao, quân sự trên thế giới đánh giá là rất khó xảy ra.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,554
Động cơ
585,396 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Xu hướng là vậy, nhưng dịch chuyển thật e là hơi bị mất thời gian, chuỗi cung ứng không phải là thứ xây dựng một sớm một chiều.
Không thể ngủ 1 đêm ngày mai mở mắt ra thành công xưởng của thế giới ngay được. Nhưng phải làm từ cái nhỏ, phải có sự đầu tư từ bây giờ cho những cái lớn hơn trong tương lai.
 

thientudolong

Xì hơi lốp
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,372
Động cơ
255,699 Mã lực
Nói vậy thôi chứ để hiện thực hóa cơ hội thì khi bắt tay vào làm mới thấy nhiều cái lực bất tòng tâm:
- Cơ sở hạ tầng và giao thông VN còn yếu quá, với hạ tầng này chỉ tải được luồng đầu tư ví dụ 50 tỷ đô thôi chả hạn, giờ có 200 tỷ đô đứng chờ thì dù muốn cũng phải chia tay 150 tỷ đô thừa kia nhìn thèm lắm mà ko tải nổi. Ngay cái chuyển tiền giữa các NH cũng nhiêu khê, đổi ngoại tệ 2 chiều,...
- Cơ chế luật pháp, phải sửa đổi nhiều.
- Đại loại là dù rất muốn rất welcome khách đến nhà chơi, nhưng khi khách đến 1 lần thấy chỉ có mỗi cơm dưa cà đãi khách thì dù rất muốn nhưng lần sau khách cũng khó lòng thích đến nữa. Chủ nhà cũng rất mong khách đến chơi lần sau nhưng đành ngậm ngùi chỉ dám tiếp 1-2 khách bình dân thôi, khách cao cấp đành chờ ... :))
không thể chuẩn hơn
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,848
Động cơ
1,234 Mã lực
Theo khảo sát/nghiên cứu của nhiều chuyên gia kinh tế thì chủ trương phân tán rủi ro (TQ+) đã diễn ra từ vài năm nay và xu thế này sẽ tăng mạnh hậu Covid19.. Tuy nhiên, lựa chọn ưu tiên của phương Tây (EU, Mỹ...) sẽ là Mexico, Ấn Độ (và quốc gia lân cận) cùng Asean (trong đó Indonesia xếp trên VN)...
VN cũng có nhiều lợi thế thu hút dòng đầu tư chuyển hướng khỏi TQ nhưng cũng có 1 số bất cập, rủi ro:
* Thể chế CT-KT-XH và cơ chế thiếu minh bạch ( khá tương đồng với TQ)...;
* TQ cũng đã nhanh nhạy chuyển1 phần năng lực sx sang VN (tranh thủ ưu đãi từ các FTA đã ký kết của VN);
* VN và TQ tiềm ẩn có nguy cơ xung đột quân sự = nguy cơ khủng hoảng chuỗi cung ứng tái diễn...;
* Quy mô thị trường chưa lớn+hấp dẫn (dù dân số khá cao ~100tr)...v,v....
Nói chung VN cũng có cơ hội thu hút đầu tưsáng sủa nhưng cũng không nên lạc quan quá?! :-?

P/S: Tất nhiên Nhật bản và HQ, ĐL.. có thể có quan điểm đầu tư khác các nước Âu-Mỹ... Ngoài ra, TT Trump đã có chuyến thăm Ấn Đội cuôi T2/2020 để chuẩn bị bến đỗ cho làn sóng rời bỏ TQ của các DN Mỹ hậu Covid19... Ấn Độ đang có chương trình "Make in India" và với sự ủng hộ đầu tư của Mỹ & phương Tây thì sẽ sớm hình thành chuỗi cung ứng dự phòng mới dần cạnh tranh với công xưởng TQ. ...Ấn Độ cũng có vấn đề về dân trí, chủng tộc và tôn giáo... nhưng chỉ cần 25-30% dân Ấn được đào tạo tốt bắt kịp yêu cầu lao động hiện đại thì sẽ là một tâm điểm kinh tế TG trong tương lai gần..?! 🤔
Bọn tư bản nó khôn lắm. Chỗ nào ổn định chính trị, văn hóa dễ chịu, mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo ít là ít xuất hiện mầm mống loạn lạc. Tấm gương Samsung đầu tư thành công ở VN hơn gần 10 năm qua là đủ để chứng minh cho câu chuyện làm ăn tại VN. Bọn tư bản nó theo dõi case Samsung kỹ lắm. Sau khi SS chứng minh được ưu thế đầu tư tại VN thì bọn tây nó sang ào ào liền. Em đánh giá là cơ hội lớn, đặc biệt là vùng phía bắc. Hạ tầng ở VN so với 10 năm trước đã được nâng cấp rất nhiều rồi, ko còn là vấn đề quá lớn nữa. So sánh hạ tầng thì VN vẫn tốt hơn Philippin, Indonesia và Ấn Độ.
Ấn Độ, Mexico tồn tại nhiều bất ổn xã hội, khó có thể nhận được đầu tư lớn .
Philippine thì đặc biệt tham nhũng, hạ tầng yếu kém và luật tào lao, không thể thu hút được nhiều FDI.
Indonesia thì hạ tầng thì nhân sự chất lượng thấp hơn VN, luật lao động của Indo cũng bảo vệ người lao động nhiều hơn nên các cty nước ngoài họ đánh giá ko cao.
Em đánh giá sau dịch VN sẽ có 10 năm bay cao bay xa nữa, miễn là đừng đánh nhau với Tàu, thực ra việc đánh nhau với Tàu hiện nay là xác suất gần = 0. ( Tàu cũng không muốn đánh nhau với mình)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top