[Funland] Có thật là ngon không hở các bác???

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Tôi xin chép nguyên bài báo để các bác cùng "bình loạn". :P


Thú ăn uống trong ngõ phố cổ của người Hà Nội

Lách vào con ngõ vừa một người đi để uống cà phê trứng hay trèo cầu thang dựng đứng ăn phở bưng là cách nhiều người Hà Nội thưởng thức ẩm thực phố cổ.




Sáng 20/3, Thanh Tùng hẹn bạn tại một quán cà phê nằm sâu trong con ngõ ở phố Hàng Gai. Để vào quán, chàng trai 25 tuổi phải đi xe máy lách qua hai cửa hàng bán lụa, xuyên qua con ngõ tối mới đến sân để xe.
"Người lần đầu đến phố cổ hiếm khi để ý hoặc biết nhưng không dám vào vì nghĩ không có chỗ để xe. Còn với khách quen, cứ đâm thẳng xe vào quán", Tùng nói.
Không gian quán là ngôi nhà hơn 100 tuổi với các bức hoành, cửa gỗ cổ.



Anh Trần Tuấn, chủ quán, kinh doanh cà phê từ năm 1998 nhằm phục vụ người dân quanh phố muốn tìm không gian yên tĩnh. Thời gian đầu, quán chỉ mở một tầng nhưng từ khi được nhiều người biết đến mới mở rộng, tầng cao nhất có thể nhìn thẳng ra Hồ Gươm.



Ngoài dân trong phố, ngày càng nhiều khách nước ngoài đến quán theo lời giới thiệu của người đi trước. Hai ngày cuối tuần quán luôn kín chỗ nhưng vẫn giữ được không gian yên tĩnh.



Nhà ở phố Hàng Bạc sau chuyển về quận Tây Hồ nhưng nhiều năm nay chị Trần Tuyết Nhung, 53 tuổi và mẹ vẫn giữ thói quen đến cà phê phố cổ vào sáng cuối tuần.
"Ở quán vẫn còn lưu giữ những nét đẹp của Hà Thành khiến tôi nhớ về thời ấu thơ", chị Nhung nói.



Theo lời chủ quán, khách đến uống cà phê sẽ được thử cảm giác luồn lách vào ngóc ngách của phố cổ.
"Nhưng quán chỉ chứa khoảng chục xe. Nếu hết chỗ, tôi đành phải treo biển thông báo bên ngoài ngõ, để mọi người gửi bên ngoài, đỡ mất công dễ vào khó ra", anh Tuấn nói.



15h hàng ngày, quán phở có tên "Bưng" nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm lại tấp nập khách. Gọi là phở bưng bởi khách đến quán buộc phải bê bát ăn do không có bàn vì diện tích quá chật.
Với người dân phố cổ, món ăn này là thức quà chiều bởi nước dùng ngọt thanh, thịt bò mềm ngậy, bánh phở vừa đủ, không quá no.



Trước năm 2016, quán phở này bán trên vỉa hè, đoạn giao giữa phố Hàng Trống và Hàng Bông. Nhưng khi thành phố chủ trương dẹp vỉa hè, quán ăn chuyển lên tầng hai của một dãy nhà trong ngõ Hàng Trống.
Khách đến ăn phải đi vào một con hẻm vừa đủ hai người tránh nhau, sâu hơn 5 m. Sau theo bảng chỉ dẫn đi lên tầng hai bằng một cầu thang xoắn ốc.



Theo lời chủ quán, thực khách đa phần là dân quanh vùng hoặc nghe giới thiệu mà tới. Giờ tan tầm là thời điểm quán đông khách nhất.
Là khách quen từ khi còn là sinh viên, Ánh Trang (áo trắng) ở quận Cầu Giấy nói thích phở bưng bởi cách ăn dân dã, hợp khẩu vị. "Nhưng điều khiến tôi thấy thú vị nhất là thưởng thức tô phở nóng hổi trong không gian xưa mà hiếm nơi nào ở Hà Nội còn lưu giữ. Tôi hay đùa với bạn bè 'phải len lỏi, leo trèo mất nhiều công sức, ăn phở mới ngon'", cô gái 30 tuổi nói.



Ngoài cà phê, phở bưng, quán gà tần của chị Lê Minh Hồng ở Hàng Rươi, quận Hoàn Kiếm đông khách ghé đến vào giờ tan tầm.
Người phụ nữ 68 tuổi mở quán hơn 30 năm. Trước năm 2010, vợ chồng chị Hồng bán trên vỉa hè, mỗi chiều bán 50-60 con gà bởi khách đông. Nhưng sau lui vào cuối ngõ để tiện chế biến, khách có chỗ ngồi ăn, tránh nắng mưa, giờ mở bán cũng kéo dài đến 9-10 giờ tối.



Chỉ với tấm biển ghi hai chữ "gà tần" trước cửa nhà nhưng khách quen vẫn tìm đến, bởi hợp hương vị và cách chế biến. Nhiều thực khách chia sẻ, việc thưởng thức món gà tần trong con ngõ mùa đông ấm, mùa hè mát rất dễ chịu.
"Nhiều khách 'ruột' ghé quán chẳng cần gọi món, chỉ cần ngồi đợi vài phút là được lên đồ, bởi tôi đã thuộc khẩu vị của họ", chị Hồng nói.

PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên phó Viện Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết việc nhiều thực khách vẫn tìm đến hàng quán nhỏ, nằm sâu trong phố cổ bởi tâm lý hoài niệm, mong muốn gìn giữ nét văn hóa xưa.
Theo chuyên gia, trước khi đổi mới, người dân tìm đến phố cổ để ăn uống bởi tập trung nhiều hàng quán. Đường phố thời đó còn nhỏ hẹp nên người dân tận dụng chính không gian sinh sống làm nơi buôn bán. Giờ thành thói quen ăn uống, thực khách vẫn đi sâu vào các ngõ ngách tìm đến.
“Đến đó người dân không chỉ thưởng thức các món ăn nổi danh của Hà Nội mà còn hưởng thụ thêm cái thú ngắm phố cổ để biết Hà Nội xưa có dáng vẻ thế nào, ngõ ngách ra sao. Hòa mình vào đời sống đô thị và khiến bản thân cảm thấy rất thư giãn”, ông Đức nói.


Tù mù ngõ chật khi nêm ........ cối. :P
Nhếch nhác đường dơ lúc rửa ...... chày :))
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
5,959
Động cơ
553,482 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Vừa chiều tối qua, góc Hàng Bạc - Đinh Liêt, xe đổ rác đổ ầm ầm, mùi thơm bay tứ tung, còn các phân tử vật chất thì bay loạn cào cào. Thế mà ngay cạnh, mấy hàng ốc vẫn đông nghẹt như quên hết cả xung quanh.
Chuột chết thì toàn cho Thiên táng, đồ ăn vỉa hè chắc lông, lòng, tiết chuột cũng góp vị.
Thua !
Mà thực ra chất lượng mấy quán đấy tuy cũng ngon nhưng đâu phải đặc biệt.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,263
Động cơ
245,846 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngon hay không tùy khẩu vị nhưng quán bán vài chục năm vẫn đông khách thì chứng tỏ vẫn có nhiều người thích cách thưởng thức đồ ăn, thức uống kiểu như vậy, nó là 1 nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội không bị trộn lẫn giữa nhịp sống hiện đại.
Thích rộng rãi sáng sủa thì cứ Phở INN, cafe AHA mà dùng, ai cấm đâu
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Trong SG thấy cũng có mấy quán cafe trứng nhưng chưa dám mò vào. :D
Đường ruột mình hơi yếu, lỡ uống ko hạp lại bị ông Tào Tháo gí chạy tóe khói thì khổ! :D
Bác cứ vào mấy K/s 5 - 3 sao hay quán cafe có thương hiệu đẳng cấp, có bán cái ấy mà xơi! :P

Hễ có chuyện, thì chúng sẽ đền bác "sập tiệm"! :D
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,263
Động cơ
245,846 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong SG thấy cũng có mấy quán cafe trứng nhưng chưa dám mò vào. :D
Đường ruột mình hơi yếu, lỡ uống ko hạp lại bị ông Tào Tháo gí chạy tóe khói thì khổ! :D
Cafe trứng thì độ sát trùng của nó còn hơn trứng chần nước sôi trong bát phở
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,002
Động cơ
319,741 Mã lực
Bác cứ vào mấy K/s 5 - 3 sao hay quán cafe có thương hiệu đẳng cấp, có bán cái món ấy mà xơi!

Có chuyện thì chúng sẽ đền bác "sập tiệm"!
:D Thôi, xin cụ. Vào mấy chỗđó xót ví lắm.
Đã có lần dơm ghé xe vào quán "cà phê trứng" trên đường Điện Biên Phủ (góc Trương Định) mà thấy khách bước ra Ô tô sang trọng quá nên cũng rén!
Cafe trứng thì độ sát trùng của nó còn hơn trứng chần nước sôi trong bát phở
Cụ có thể nói giúp mình kết cấu của món này đc ko?
Thập niên 80, nổi lên món cafe trứng gồm cafe phin ngon + chút bợ + chút lòng đỏ trứng nướng tán nhuyễn.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
18,853
Động cơ
596,618 Mã lực
Cụ lập thớt này hoá ra giống như là đang PR cho họ. Đại đa số Op phơ chắc chắn chưa từng biết đến.
 

Trục

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,078
Động cơ
754,480 Mã lực
Nơi ở
Gia tộc họ Đặng
Gửi oto ở Hàng Trống và đi bộ ra Lục Thủy hay Thủy Tạ uống cafe nhã hơn, view đẹp.
Hoặc phi lên sân thượng ks 94 Hàng Trống, view toàn hồ Gươm.
 

Trục

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,078
Động cơ
754,480 Mã lực
Nơi ở
Gia tộc họ Đặng
Cụ lập thớt này hoá ra giống như là đang PR cho họ. Đại đa số Op phơ chắc chắn chưa từng biết đến.
Thời SV em uống các điểm cafe hiểm trở này rồi, giờ thì cứ chỗ nào thoáng tầm nhìn em ngồi thôi, bon chen mệt rồi.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,345
Động cơ
492,222 Mã lực
Bác cứ vào mấy K/s 5 - 3 sao hay quán cafe có thương hiệu đẳng cấp, có bán cái ấy mà xơi! :P

Hễ có chuyện, thì chúng sẽ đền bác "sập tiệm"! :D
Quán cụ Post ở đầu thớt theo cháu không gian là chính, nhìn từa tựa như cafe Giảng ở Nguyễn Hữu Huân. Quán ở Hàng Gai cháu chưa vào bao giờ, có lẽ tìm cũng không dễ. Các quán kiểu này cháu chỉ uống được chỗ Năng ở Hàng Bạc, không biết giờ còn không? Giờ không gian đẹp lên Tây Hồ lộng gió còn thích hơn
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
:D Thôi, xin cụ. Vào mấy chỗđó xót ví lắm.
Đã có lần dơm ghé xe vào quán "cà phê trứng" trên đường Điện Biên Phủ (góc Trương Định) mà thấy khách bước ra Ô tô sang trọng quá nên cũng rén!
"Đắt xắt ra miếng" bác ạ!
Hơn nữa trong thực tếăn uống ở các K's cao cấp nếu biết cách thì giá cùng chỉ ngang bên ngoài hay cá biệt còn rẻ hơn!

Cụ có thể nói giúp mình kết cấu của món này đc ko?

Thập niên 80, nổi lên món cafe trứng gồm cafe phin ngon , nổi lên món cafe trứng gồm cafe phin ngon + chút bợ + chút lòng đỏ trứng nướng tán nhuyễn.

Trong khi đợi cái nhà bác kia vào "chia sẻ kết cấu cái bác thèm" thì tôi xin thưa rằng Cafe trứng có từ những năm 1950, lúc đó Hà Nội khan hiếm mặt hàng sữa tươi, nhiều người không đủ tài chính để thưởng thức những ly cà phê hạng sang, pha "đúng fọc-mua" và nó (cafe trứng) ra đời!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Quán cụ Post ở đầu thớt theo cháu không gian là chính, nhìn từa tựa như cafe Giảng ở Nguyễn Hữu Huân. Quán ở Hàng Gai cháu chưa vào bao giờ, có lẽ tìm cũng không dễ. Các quán kiểu này cháu chỉ uống được chỗ Năng ở Hàng Bạc, không biết giờ còn không? Giờ không gian đẹp lên Tây Hồ lộng gió còn thích hơn

Bác Patriots mà đã uống thì chắc phải ngon hay .............. dồi! :P
 

pham minh

Xe container
Biển số
OF-84932
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,801
Động cơ
446,694 Mã lực
Nơi ở
690 lạc long quân
Thời SV em uống các điểm cafe hiểm trở này rồi, giờ thì cứ chỗ nào thoáng tầm nhìn em ngồi thôi, bon chen mệt rồi.
em giống cụ, chui vào chỗ bí bí, phải chen nhau là em vái. đi cafe giờ em toàn ngồi quán thoáng, còn ngắm cảnh được
 

mihkun

Xe tăng
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,936
Động cơ
366,831 Mã lực
Tôi xin chép nguyên bài báo để các bác cùng "bình loạn". :P


Thú ăn uống trong ngõ phố cổ của người Hà Nội

Lách vào con ngõ vừa một người đi để uống cà phê trứng hay trèo cầu thang dựng đứng ăn phở bưng là cách nhiều người Hà Nội thưởng thức ẩm thực phố cổ.




Sáng 20/3, Thanh Tùng hẹn bạn tại một quán cà phê nằm sâu trong con ngõ ở phố Hàng Gai. Để vào quán, chàng trai 25 tuổi phải đi xe máy lách qua hai cửa hàng bán lụa, xuyên qua con ngõ tối mới đến sân để xe.
"Người lần đầu đến phố cổ hiếm khi để ý hoặc biết nhưng không dám vào vì nghĩ không có chỗ để xe. Còn với khách quen, cứ đâm thẳng xe vào quán", Tùng nói.
Không gian quán là ngôi nhà hơn 100 tuổi với các bức hoành, cửa gỗ cổ.



Anh Trần Tuấn, chủ quán, kinh doanh cà phê từ năm 1998 nhằm phục vụ người dân quanh phố muốn tìm không gian yên tĩnh. Thời gian đầu, quán chỉ mở một tầng nhưng từ khi được nhiều người biết đến mới mở rộng, tầng cao nhất có thể nhìn thẳng ra Hồ Gươm.



Ngoài dân trong phố, ngày càng nhiều khách nước ngoài đến quán theo lời giới thiệu của người đi trước. Hai ngày cuối tuần quán luôn kín chỗ nhưng vẫn giữ được không gian yên tĩnh.



Nhà ở phố Hàng Bạc sau chuyển về quận Tây Hồ nhưng nhiều năm nay chị Trần Tuyết Nhung, 53 tuổi và mẹ vẫn giữ thói quen đến cà phê phố cổ vào sáng cuối tuần.
"Ở quán vẫn còn lưu giữ những nét đẹp của Hà Thành khiến tôi nhớ về thời ấu thơ", chị Nhung nói.



Theo lời chủ quán, khách đến uống cà phê sẽ được thử cảm giác luồn lách vào ngóc ngách của phố cổ.
"Nhưng quán chỉ chứa khoảng chục xe. Nếu hết chỗ, tôi đành phải treo biển thông báo bên ngoài ngõ, để mọi người gửi bên ngoài, đỡ mất công dễ vào khó ra", anh Tuấn nói.



15h hàng ngày, quán phở có tên "Bưng" nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm lại tấp nập khách. Gọi là phở bưng bởi khách đến quán buộc phải bê bát ăn do không có bàn vì diện tích quá chật.
Với người dân phố cổ, món ăn này là thức quà chiều bởi nước dùng ngọt thanh, thịt bò mềm ngậy, bánh phở vừa đủ, không quá no.



Trước năm 2016, quán phở này bán trên vỉa hè, đoạn giao giữa phố Hàng Trống và Hàng Bông. Nhưng khi thành phố chủ trương dẹp vỉa hè, quán ăn chuyển lên tầng hai của một dãy nhà trong ngõ Hàng Trống.
Khách đến ăn phải đi vào một con hẻm vừa đủ hai người tránh nhau, sâu hơn 5 m. Sau theo bảng chỉ dẫn đi lên tầng hai bằng một cầu thang xoắn ốc.



Theo lời chủ quán, thực khách đa phần là dân quanh vùng hoặc nghe giới thiệu mà tới. Giờ tan tầm là thời điểm quán đông khách nhất.
Là khách quen từ khi còn là sinh viên, Ánh Trang (áo trắng) ở quận Cầu Giấy nói thích phở bưng bởi cách ăn dân dã, hợp khẩu vị. "Nhưng điều khiến tôi thấy thú vị nhất là thưởng thức tô phở nóng hổi trong không gian xưa mà hiếm nơi nào ở Hà Nội còn lưu giữ. Tôi hay đùa với bạn bè 'phải len lỏi, leo trèo mất nhiều công sức, ăn phở mới ngon'", cô gái 30 tuổi nói.



Ngoài cà phê, phở bưng, quán gà tần của chị Lê Minh Hồng ở Hàng Rươi, quận Hoàn Kiếm đông khách ghé đến vào giờ tan tầm.
Người phụ nữ 68 tuổi mở quán hơn 30 năm. Trước năm 2010, vợ chồng chị Hồng bán trên vỉa hè, mỗi chiều bán 50-60 con gà bởi khách đông. Nhưng sau lui vào cuối ngõ để tiện chế biến, khách có chỗ ngồi ăn, tránh nắng mưa, giờ mở bán cũng kéo dài đến 9-10 giờ tối.



Chỉ với tấm biển ghi hai chữ "gà tần" trước cửa nhà nhưng khách quen vẫn tìm đến, bởi hợp hương vị và cách chế biến. Nhiều thực khách chia sẻ, việc thưởng thức món gà tần trong con ngõ mùa đông ấm, mùa hè mát rất dễ chịu.
"Nhiều khách 'ruột' ghé quán chẳng cần gọi món, chỉ cần ngồi đợi vài phút là được lên đồ, bởi tôi đã thuộc khẩu vị của họ", chị Hồng nói.

PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên phó Viện Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết việc nhiều thực khách vẫn tìm đến hàng quán nhỏ, nằm sâu trong phố cổ bởi tâm lý hoài niệm, mong muốn gìn giữ nét văn hóa xưa.
Theo chuyên gia, trước khi đổi mới, người dân tìm đến phố cổ để ăn uống bởi tập trung nhiều hàng quán. Đường phố thời đó còn nhỏ hẹp nên người dân tận dụng chính không gian sinh sống làm nơi buôn bán. Giờ thành thói quen ăn uống, thực khách vẫn đi sâu vào các ngõ ngách tìm đến.
“Đến đó người dân không chỉ thưởng thức các món ăn nổi danh của Hà Nội mà còn hưởng thụ thêm cái thú ngắm phố cổ để biết Hà Nội xưa có dáng vẻ thế nào, ngõ ngách ra sao. Hòa mình vào đời sống đô thị và khiến bản thân cảm thấy rất thư giãn”, ông Đức nói.


Tù mù ngõ chật khi nêm ........ cối. :P
Nhếch nhác đường dơ lúc rửa ...... chày :))
Nếu nhìn vào căn nhà thứ nhất, căn nhà "hơn 100 năm tuổi" ấy, nếu em không nhầm thì đó chính là kiểu kiến trúc cổ từ văn hóa làng nghề - kinh doanh từ thời phong kiến. Ban đầu các phường thợ sẽ bám lấy mặt đường, vốn ban đầu là đường đất chỉ rộng độ hơn 2m, tương đương với đại lộ Thăng Long bây giờ nếu xét theo sự tiến bộ của xã hội và sự đòi hỏi của phương tiện giao thông. Nói là bám mặt đường, nhưng căn nhà chính, cũng thường là xưởng sản xuất và kho chứa nằm phía sau, cách đó khoảng 15-20m. Các hộ kinh doanh ban đầu cũng cách xa nhau cho đến khi người Pháp xuất hiện khiến việc buôn bán trở nên tấp nập hơn.Lúc này họ mới có nhu cầu tiến ra phía mặt đường, lúc này một số đoạn đã được lát gạch. 150 năm trước, Thăng Long không tấp nập như bây giờ sau nhiều triều đại vua chiến tranh liên miên và nhà Nguyễn đã dời đô về Huế. Người Pháp đã có công phục hồi sự phát triển của Thăng Long như bây giờ. Vào thời điểm ấy, những căn nhà của các phường thợ như đã nói ở trên đều thấp, lụp sụp và hầu hết là tạm bợ. Những căn tử tế trước đó, đa phần do người Hoa - những người khá giả trong kinh doanh và hội nhóm - được dựng bằng gỗ nhưng cửa vào cũng chỉ cao tầm hơn 1m5. Cứ mỗi lần giặc đến, hoặc quan quân nổi loạn là lại cảnh cướp phá và đốt cháy trơ nền. Cho đến tận khi triều Nguyễn ổn định hơn thì như đã nói, kinh tế lại chuyển dịch vào Huế và chỉ khởi phát trở lại khi Pháp bắt đầu chắc chân ở Việt Nam và bắt đầu xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ cho người Pháp và người Việt ở Hà Nội. Các căn nhà này, hầu hết xuất phát vào thời điểm đó, vào sau thời điểm 1884. Các căn nhà của người Việt và người Hoa để kinh doanh đa phần có cấu trúc giống nhau phát triển lên từ mô hình nhà ở trong phường thợ đã nói ở trên: nhà ngoài, bám mặt đường là nhà gỗ 1 tầng để kinh doanh, cách khoảng sân giữa là nhà chính nơi dùng để ở, tiếp khách. Rồi khi số lượng người tăng lên, các căn nhà bắt đầu được thêm tầng. Một số sẽ đập bỏ nhà gỗ để xây gạch và giữ được khung kết cấu đó đến tận ngày nay. Lúc này vẫn là mô hình đó, nhưng nhà ngoài để kinh doanh có thể sẽ có 2 tầng, tầng 1 bày bán và tầng 2 làm kho chứa hoặc đôi khi là nơi tiếp khách. Phía sau vẫn là nơi sinh hoạt chính. Tất cả các căn nhà này đều có điểm chung là có một cửa hậu phía sau dẫn đến một khu vực lớn hơn, thường là ao hồ nào đó, nơi các thợ thuyền, người làm cùng nhau làm việc. Nhà ở tại đây ngay từ những năm 1920 đã là một vấn đề khó giải quyết bởi mật độ quá cao và thói quen bám chặt lấy mặt đường để kinh doanh. Người Pháp cũng không thực quan tâm đến vấn đề này, vì với họ đó là kiểu nhà của những người thuộc địa đẳng cấp dưới, còn những viên chức làm việc cho Pháp sẽ ở trong những căn nhà "lô" xây theo mô hình 2 tầng với 2 gia đình tách biệt: một nhà ở tầng 1 và bên cạnh đó là một cầu thang nhỏ hẹp dẫn lên tầng 2 cho một gia đình khác. Nó khang trang và rộng rãi hơn, ít nhất là mặt tiền gần gấp đôi 6-7m so với 3-4m tại các phường thợ và không có lối sống tam đại đồng đường mà thường chỉ có 1 gia đình hạt nhân gồm hai vợ chồng và có thể thêm con cái cùng bố mẹ (nhà chồng) già. Thế rồi giải phóng, lúc này lượng người nhập cư vào thủ đô tăng đột biến bởi các cán bộ và người thân của họ, vấn đề nhà ở đã nhức nhối được giải quyết bằng một quyết định hành chính đơn giản: các gia đình cũ dồn cả vào 1 phòng hoặc 1 gian rồi nhường phần còn lại cho cán bộ ở tạm trong khi chờ chính quyền cách mạng giải quyết chỗ ở. Và thế là những căn nhà như thấy ở ảnh 1 ấy, có thể chia đôi theo chiều ngang, nghĩa là phía trước một gia đình và phía sau một gia đình đi vào từ cửa hậu; hoặc theo chiều dọc tức là cắt một lối đi nhỏ như trong bức ảnh thứ 2 từ dưới lên cho 2 gia đình cùng vào từ mặt trước; hoặc cả chia theo chiều 3D, có nghĩa là trên dưới trong ngoài 3-4 gia đình chen chúc.

À, tự nhiên nhìn mấy bức ảnh của cụ Quang đăng tải em lại hơi tản mạn thế. Còn quay lại câu hỏi của cụ: "có ngon không?", thì xin trả lời: còn tùy vào đó là món gì và ai nấu. Nhưng nếu đủ hiểu biết về những thứ nào đó, được có dịp ngồi và suy tư về nó trong một không gian thực sự là nó, thì cũng chỉ ra gì cho một vài người - không phải là tất cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

zoro1970

Xe điện
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,925
Động cơ
2,008,975 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng hay, thỉnh thoảng e cũng lên đây làm bát miến gà , cũng ngon. :) … 41 H đào
1634779853483.jpeg
1HIFNDEV8_3I6GRB.jpeg
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Cụ lập thớt này hoá ra giống như là đang PR cho họ. Đại đa số Op phơ chắc chắn chưa từng biết đến.

Vâng cơ mà tôi không thèm ăn tiền "cò" nhé! [-X
"Thi ân bất cầu báo" mà lị! :))

Offer ở đâu thì chắc chửa biết, chứ các bác ở Tràng an chắc uống mòn cả ........... ly! :P
 

Trục

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,078
Động cơ
754,480 Mã lực
Nơi ở
Gia tộc họ Đặng
em giống cụ, chui vào chỗ bí bí, phải chen nhau là em vái. đi cafe giờ em toàn ngồi quán thoáng, còn ngắm cảnh được
Phải rồi Cụ, giờ già rồi, nên việc đến các quán hiểm trở, ngồi bí là khó chịu.
Cafe quan trọng là view, sau đó mới là vị.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top