[Funland] Công dụng của sâm Ngọc Linh và Tam Thất Bắc

Wilddingo

Xe máy
Biển số
OF-868859
Ngày cấp bằng
30/9/24
Số km
83
Động cơ
6,913 Mã lực
Trên mạng tràn lan thông tin về 2 loại củ này, mình tìm hiểu thì thấy 2 loại này cùng một họ thực vật, có thể ví như 2 anh em, khá giống nhau về thân cây, lá, hoa, quả, củ, thành phần dược chất trong củ khá tương đồng, tuy nhiên tìm hiểu tới tìm hiểu lui mà mình vẫn chưa rõ rốt cuộc công dụng của chúng khác nhau chỗ nào ? mà sao Sâm Ngọc Linh lại đắt hơn Tam Thất bắc nhiều như vậy. Cụ nào có kinh nghiệm sử dụng cho ý kiến.
 

Opel Astra

Xe container
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
5,085
Động cơ
68,696 Mã lực
Tuổi
24
Trên mạng tràn lan thông tin về 2 loại củ này, mình tìm hiểu thì thấy 2 loại này cùng một họ thực vật, có thể ví như 2 anh em, khá giống nhau về thân cây, lá, hoa, quả, củ, thành phần dược chất trong củ khá tương đồng, tuy nhiên tìm hiểu tới tìm hiểu lui mà mình vẫn chưa rõ rốt cuộc công dụng của chúng khác nhau chỗ nào ? mà sao Sâm Ngọc Linh lại đắt hơn Tam Thất bắc nhiều như vậy. Cụ nào có kinh nghiệm sử dụng cho ý kiến.
Bác có biết không?
 

keyon

Xe tăng
Biển số
OF-298586
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
1,976
Động cơ
293,588 Mã lực
Giống nhau nhưng chỉ khác biệt 1 chút là khác, em ngâm cả 2 loại với rượu tầm 33 độ thì thấy , sâm ngọc linh uống nhiều nhưng vẫn nhẹ người nhanh tan rượu vị ngọt nhẹ tiếp khách hay. Tam thất vị đậm hơn đắng trước ngọt sau kém ngọc linh ở cái thanh. Còn về sức khỏe em không dám lạm bàn nói chung 2 thứ đều được.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,766
Động cơ
4,949,660 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hạt giống từ cùng một cây mẹ, đem gieo trồng ở các nơi khác nhau, hoặc cùng một nơi nhưng chế độ dinh dưỡng khác nhau, đã phát triển và cho chất lượng thu hoạch khác nhau. Hay cùng một cây, nhưng mỗi mùa vụ, mỗi cành nhánh theo các hướng cũng đã cho quả ngọt, quả nhạt ko đồng đều. Nói gì đến các loài khác nhau, cho dù là cùng chi.
 

Colexanh

Xe buýt
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
788
Động cơ
29,733 Mã lực
Tuổi
38
Hạt giống từ cùng một cây mẹ, đem gieo trồng ở các nơi khác nhau, hoặc cùng một nơi nhưng chế độ dinh dưỡng khác nhau, đã phát triển và cho chất lượng thu hoạch khác nhau. Hay cùng một cây, nhưng mỗi mùa vụ, mỗi cành nhánh theo các hướng cũng đã cho quả ngọt, quả nhạt ko đồng đều. Nói gì đến các loài khác nhau, cho dù là cùng chi.
Cây quýt ở Hoài Nam đem trồng ở Hoài Bắc :D
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
37,023
Động cơ
1,839,595 Mã lực
thường thì đắt hơn do hiếm thôi cụ
 

Manhpbk

Xe container
Biển số
OF-37388
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
5,116
Động cơ
1,055,001 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Website
temxacthuc.vn
Hạt giống từ cùng một cây mẹ, đem gieo trồng ở các nơi khác nhau, hoặc cùng một nơi nhưng chế độ dinh dưỡng khác nhau, đã phát triển và cho chất lượng thu hoạch khác nhau. Hay cùng một cây, nhưng mỗi mùa vụ, mỗi cành nhánh theo các hướng cũng đã cho quả ngọt, quả nhạt ko đồng đều. Nói gì đến các loài khác nhau, cho dù là cùng chi.
Cụ chuẩn, em cũng vừa đi HQ về để ký HĐ cung cấp sản phẩm Sâm HQ, em làm Sâm ở vùng Punggi nên nó khác biệt so với vùng khác là do thổ nhưỡng ở đó nó phù hợp hơn nên củ Sâm sau 6 năm thu hoạch sẽ có hàm lượng khoáng chất & số Saponin nhiều hơn, mặt khác quy trình thu hoạch, chế biến nó cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thành phẩm
 
Chỉnh sửa cuối:

KoenigseggPigani

Xe tăng
Biển số
OF-790663
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
1,317
Động cơ
48,493 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Quận Cầu Giấy
Nếu tam thất mà mọc tự nhiên dưới rừng nguyên sinh thì em tin cũng chả khác gì sâm Ngọc Linh
Giờ tam thất toàn do TQ trồng
 

Doan TS

Xe hơi
Biển số
OF-859651
Ngày cấp bằng
21/5/24
Số km
119
Động cơ
7,675 Mã lực
Cụ chuẩn, em cũng vừa đi HQ về để ký HĐ cung cấp sản phẩm Sâm HQ, em làm Sâm ở vùng Punggi nên nó khác biệt so với vùng khác là do thổ nhưỡng ở đó nó phù hợp hơn nên củ Sâm sau 6 năm thu hoạch sẽ có hàm lượng khoáng chất Saponin nhiều hơn, mặt khác quy trình thu hoạch, chế biến nó cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thành phẩm
Saponin nó không phải khoáng chất. Cụ châm cứu về nhân sâm mà lại gọi là khoáng chất người ta cười chết. :D
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,359
Động cơ
265,121 Mã lực
Tuổi
45
thường thì đắt hơn do hiếm thôi cụ
Chả hiếm
Thổi là chính.
Thổi thành hiếm.
Trước đây e hề, ai để ý.
Đột nhiên ba nhà vào cuộc (nhà khoa học, nhà buôn, nhà báo). Nhà báo viết đề tài khoa học cho ngà buôn thì bác biết nó ra cái giề.
Nó ra "khoáng chất" là đúng bài rồi.

Saponin nó không phải khoáng chất. Cụ châm cứu về nhân sâm mà lại gọi là khoáng chất người ta cười chết. :D
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,613
Động cơ
477,751 Mã lực
Nếu tam thất mà mọc tự nhiên dưới rừng nguyên sinh thì em tin cũng chả khác gì sâm Ngọc Linh
Giờ tam thất toàn do TQ trồng
Có loại tam thất hoang cũng chả đắt khói ra
Hoặc loại sâm lai châu cùng họ với sâm Ngọc linh. Hàng tự nhiên đắt chả kém gì sâm Ngọc linh
 

tvm76

Đi bộ
Biển số
OF-791333
Ngày cấp bằng
24/9/21
Số km
2
Động cơ
22,300 Mã lực
Em mua được loại này ở Yên Bái
sam.jpg
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,603
Động cơ
140,020 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Hiện thông tin sản phẩm Sâm NL và TTB do các con giời như; boss, bán hàng online, bọn viết content....viết tào lao làm các cụ loạn cào cào, người sử dụng đọc và hiểu cực kỳ khó khăn. Tốt nhất các cụ mua Dược điển Việt Nam về mà đọc và nghiên cứu. :))

Tam Thất Bắc

1. Thành phần hóa học


Thành phần hoá học chính của Tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran mà phần aglycon cũng là 2 chất: 20(S) protopanaxadiol và 20(S) protopanaxatriol như ở Nhân sâm.
Các saponin thường gặp trong rễ củ là:
  • a. Các saponin có phần aglycon là 20(S) protopanaxadiol: G-Rb1, G-Rb2, G-Rd, Gy-XVII, N-R4, N-Fa.
  • b. Các Saponin có phần aglycon là 20(S) protopanaxatriol: G-Re, G-Rg1, G-Rg2, G-Rh1, 20Glc-G-Rf, N-R1, N-R2, N-R3, N-R6.
Trong số các saponin trên, G-Rb1 có hàm lượng 1,8% và G-Rg1 1,9% còn G-Rb2 và G-Rc thì rất thấp.
*(Chú thích: G = Gingsenoside, Gy = gypenoside, N = notoginsenoside)

Các bộ phận khác của cây như rễ con, lá hoa đều có saponin nhóm dammaran [2].

Các nhà khoa học đã phân lập được hai saponin chủ yếu của Tam thất Việt Nam và xác định chúng là ginsenoside Rb1 và ginsenoside Rg1.
  • Saponin Rg có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, nhưng loại Saponin như Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu hiện an thần gây ngủ.
  • Tất cả các loại tổng saponin của rễ cũng như của lá Sâm Tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.
2. Tác dụng của Tam thất

Trong y học cổ truyền:


Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau. Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.[3]

Trong y học hiện đại:
  • Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
  • Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
  • Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất notoginsenoside trong Tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu Oxy.
  • Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột Tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
  • Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
SÂM NGỌC LINH
1. Thành phần hoá học
  • Từ 1974 đến 1990, Nguyễn Thời Nhâm và cộng sự đã nghiên cứu nhân sâm Việt Nam, so sánh với nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), nhân sâm Nhật Bản (Panax japoncus) và nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefollium). Kết quả có thể tóm tắt như sau:
    1. Bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM) đã phát hiện trong Panax vietnamensis (PV) 15 vết saponin có giá trị Rf và màu sắc tương ứng với 12 hợp chất saponin của Panax ginseng.
    2. Chi tiết hơn nữa trong PV có hàm lượng cao chất saponin kiểu damarane (7,58%), trong đó saponin thuộc diol và triol có tỷ lệ 3,32% và một lượng nhỏ saponin của axit oleanolic. Do đặc điểm này, Tanaka xếp nhân sâm Việt Nam vào nhóm B- (Trước đây chỉ có Nhân sâm Triều Tiên và Nhân sâm Hoa Kỳ được xếp vào nhóm này). Điều này lại trái với qui luật chung là thông thường các cây nhân sâm cho thân rễ phát triển thì thường chứa lượng saponin của axit oleanolic và lượng nhóm saponin damaran.
    3. Cũng là lần đầu tiên trên thế giới, người ta chiết được một hàm lượng lớn majonnosid R2 và ocotillol saponin trong cùng một loại Panax (chỉ riêng hai chất này đã chiếm 4,34%) gấp 43 lần hàm lượng majonosid và ocotillol saponin cao nhất có trong cây Panax. Ocotillol saponin đã trở thành một hợp chất cần được chú ý có thể đưa thành một tiêu chuẩn để phần loại hoá học cho các cây Panax vì nó có thể ảnh hưởng đến một số tác dụng mang tính đặc thù của Panax Việt Nam.
    4. Sự có mặt của damaran saponin kiểu ocotillol cũng còn làm cho nhân sâm Việt Nam khác với nhân sâm Triều Tiên, vì cho đến nay người ta chưa tìm thấy ocotiuol trong nhân sâm Triều Tiên.
    5. Năm 1994, Nguyễn Minh Đức còn chứng minh nhân sâm Việt Nam có hàm lượng saponin, dammaran cao nhất (12-15%) so với nhân sâm khác chỉ chứa 10% và số lượng saponin nhiều nhất (49) so với 26 trong nhân sâm Triều Tiên.
    6. Ngoài những saponin nói trên, trong nhân sâm Việt Nam còn chứa các polyacetylen, axit béo, axit arrân, gluxit, tinh dầu và một số yếu tố vi lượng.
2. Tác dụng dược lý
  • Từ 1978 đến 1984, nhiều tác giả đã nghiên cứu tác dụng dược lý của nhân sâm Việt Nam:
  • Về độc tính đã nghiên cứu thấy với liều 34g/kg thể trọng của bột chiết toàn phần rễ củ Nhân sâm Việt Nam và với liều 10,6g/kg thể trọng của saponin toàn phần của rễ củ Nhân sâm Việt Nam đều không gây trên súc vật thực nghiệm những triệu chứng nào ngộ độc cả.
  • Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng tăng lực, tăng sức bền của cơ thể, trên nội tiết sinh dục, trên hệ tim mạch… đều cho những kết quả hay gần tương đương với khi thí nghiệm với Nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên Nhân sâm Việt Nam không gây tăng huyết áp như Nhân sâm Triều Tiên. Tác dụng này làm tác dụng Nhân sâm Việt Nam giống tam thất hơn.
  • Mặc dầu theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu sâm Việt Nam, những kết quả nghiên cứu về hoá học và dược lý nói trên được những Nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt Nhật Bản chú ý, nhưng chúng tôi cũng ghi lại đây một số khác biệt giữa cách đánh giá của hai nền y học cổ truyền dân tộc với các nhà y dược hiện đại: Theo những Nhà y học cổ truyền, khi nếm vị nhân sâm Triều Tiên, nhất là khi nếm củ sâm, trước hết phải thấy vị ngọt, sau thấy đắng, rồi lại ngọt và ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam) khi đang mệt, ngậm một miếng sâm trong miệng một lúc, thấy hết mệt liền, trong người thấy khoan khoái. Còn Nhân sâm Việt Nam ta, khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Hãm hay sắc củ nhân sâm Việt Nam rồi ta ngậm hay uống hầu như không thấy cảm giác khoan khoái.
  • Đó là một điều mà các nhà khoa học hiện đại cần tìm cho ra: Do cách chế biến chưa đúng hay các hoạt chất trong củ nhân sâm của ta hiện còn bị một thứ men nào che lấp, không cho thể hiện ngay như củ nhân sâm Triều Tiên. Hiện nay các Nhà bào chế phải phối hợp nhân sâm Việt Nam với một số vị thuốc khác để sử dụng được phần tác dụng tốt của nhân sâm Việt Nam, đồng thời che lấp những nguyên nhân cản trở mà chúng ta chưa tìm ra được.
3. Công dụng và liều dùng
  • Do những nguyên nhân đã nói ở phần trên, hiện nay Nhân sâm Việt Nam hầu như không thấy được tiêu thụ và sử dụng dưới rễ củ đơn độc như rễ củ Nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng). Thường chỉ được sử đụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong một thang thuốc hay một dạng bào chế (viên, nước, xirô. ..)
  • Thật ra, việc nói Sâm Ngọc Linh được phát hiện vào năm 1973 là chỉ là phát hiện đối với giới y học. Bởi Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng Trung Trung Bộ Việt Nam sử dụng từ rất lâu như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng, phù thũng,… Nhưng nhờ dấu mốc sự kiện năm 1973 mà Sâm Ngọc Linh đã được nghiên cứu kỹ lưỡng; được biết đến và ứng dụng rộng rãi hơn trong hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe.
  • Tác dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý thực nghiệm: những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm Sâm Ngọc Linh đã chứng minh Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vậy lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
  • Tác dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý lâm sàng: những nghiên cứu dược lý lâm sàng của Sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt; các bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng Sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình đều ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp.
  • Ngoài những tác dụng nói trên, theo Dược sĩ Đào Kim Long – người phát hiện ra Sâm Ngọc Linh vào năm 1973 – Sâm Ngọc Linh có những tác dụng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
  • Đặc biệt, theo PGS.TS. Nguyễn Thời Nhâm – người có công thẩm định thành công giá trị của Sâm Ngọc Linh vào năm 1976 tại Ba Lan và giới thiệu sâm trong các hội nghị tại Nhật, Mỹ, Canada – thì Sâm Ngọc Linh có những tác dụng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có như kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu (stress), chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
  • Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc cũng với liều 2-6g một ngày.
4. Dược tính
  • Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.
  • Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axit béo, 16 axit amin (trong đó có 8 axit amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
  • Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và axít amin dài hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ Sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 axit amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%
 

Manhpbk

Xe container
Biển số
OF-37388
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
5,116
Động cơ
1,055,001 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Website
temxacthuc.vn

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
26,685
Động cơ
1,277,178 Mã lực
Trên mạng tràn lan thông tin về 2 loại củ này, mình tìm hiểu thì thấy 2 loại này cùng một họ thực vật, có thể ví như 2 anh em, khá giống nhau về thân cây, lá, hoa, quả, củ, thành phần dược chất trong củ khá tương đồng, tuy nhiên tìm hiểu tới tìm hiểu lui mà mình vẫn chưa rõ rốt cuộc công dụng của chúng khác nhau chỗ nào ? mà sao Sâm Ngọc Linh lại đắt hơn Tam Thất bắc nhiều như vậy. Cụ nào có kinh nghiệm sử dụng cho ý kiến.
oh, thế giờ em hiểu ra công dụng lớn nhất của TTB là để bán với giá của SNL
 

Wilddingo

Xe máy
Biển số
OF-868859
Ngày cấp bằng
30/9/24
Số km
83
Động cơ
6,913 Mã lực
Mặc dầu theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu sâm Việt Nam, những kết quả nghiên cứu về hoá học và dược lý nói trên được những Nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt Nhật Bản chú ý, nhưng chúng tôi cũng ghi lại đây một số khác biệt giữa cách đánh giá của hai nền y học cổ truyền dân tộc với các nhà y dược hiện đại: Theo những Nhà y học cổ truyền, khi nếm vị nhân sâm Triều Tiên, nhất là khi nếm củ sâm, trước hết phải thấy vị ngọt, sau thấy đắng, rồi lại ngọt và ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam) khi đang mệt, ngậm một miếng sâm trong miệng một lúc, thấy hết mệt liền, trong người thấy khoan khoái. Còn Nhân sâm Việt Nam ta, khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Hãm hay sắc củ nhân sâm Việt Nam rồi ta ngậm hay uống hầu như không thấy cảm giác khoan khoái.
Đây chính là chỗ chốt tớ cần biết, nó cũng là điều băn khoăn khi chọn dùng sâm VN hay sâm HQ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top