[Funland] Công nghệ của nhà máy nước mặt sông Đuống

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,670
Động cơ
281,302 Mã lực
Qua các bài báo, em được biết chính quyền Hà nội:
1- Chê công nghệ nhà máy nước mặt sông Đà là cổ lỗ, từ hàng chục năm về trước
http://congan.com.vn/tin-chinh/nha-may-nuoc-song-da-qua-cu-chua-co-cong-nghe-nano_81863.html
2- Khen công nghệ nhà máy nước mặt sông Đuống hiện đại nhất đông nam á:
https://vnexpress.net/thoi-su/chu-tich-ha-noi-noi-ve-nghi-van-loi-ich-nhom-trong-du-an-nuoc-sach-4013038.html

Vậy xin hỏi công nghệ của sông Đuống có gì đặc biệt không, các cụ nhỉ?
Các cụ nào biết, vào thôgn não cho bà con được mở mang với!
EM XIN ĐỘI ƠN!

P/S:
Nhìn sơ qua dây chuyền công nghệ, em nhận thấy cả 2 nhà máy có công đoạn xử lý chính y hệt nhau, cụ thể là:

(1)- Hồ sơ lắng ==> (2) - Keo tụ, tạo bông ==> (3) - Lắng bông keo (lamella) ==> (4) Lọc ==> (5) - Khử trùng Clo ==> (6) bơm tiêu thụ

Thế mà chê nhau quá. (nghe nói ở sông Đuống có cái Nano - ko biết là ở công đoạn nào, e đoán là sục nano ở bể chứa cuối cùng? mà nói thật, việc lạm dụng từ Nano - lừa được thổ dân bên châu Phi thôi chứ lừa thế éo nào người Kinh miền xuôi được, Khác gì cái trò mãi võ sục khí Nano của Nhật ở sông Tô Lịch đâu?
Nano thật tuyệt vời, hơi dài nhưng là do Gs Trương Văn Tân viết nên em bê nguyên.
“Độc tính nano
Trong cao trào nghiên cứu nano và những cái hấp dẫn kinh tế của các sản phẩm nano, người ta thường mang khuynh hướng chủ quan đưa đến sự lạc quan tếu mà quên đi bóng dáng "tử thần" nano lẩn quất đâu đó trong màn đêm dày đặc vẫn chưa được ánh sáng khoa học vén mở. Bản chất của các sản phẩm nano có thể gọi là bản chất của con dao hai lưỡi. Một mặt, ứng dụng của chúng bao trùm tất cả mọi ngành trong khoa học tự nhiên và lan rộng sang y sinh học; những ứng dụng của y học nano cho thấy những thành quả vượt bực bất ngờ. Mặt khác, những nguy hiểm ẩn tàng của sản phẩm nano vẫn còn mù mờ và chưa được hiểu cặn kẽ. Mặc dù sự quan tâm về độc tính của các vật liệu nano được biểu hiện qua sự gia tăng số lượng các bài báo cáo nghiên cứu từ 50 bài năm 1999 đến 500 bài năm 2007, nhưng các vấn đề liên quan đến độc tính, sự di chuyển, sự phân hủy hay bất phân hủy của vật liệu nano trong cơ thể con người vẫn còn là một đề tài nghiên cứu ở giai đoạn phôi thai.

Ống than nano là một thí dụ điển hình. Ống than nano vỏ đơn (single-wall carbon nanotube, SWNT) đã được khảo sát cho thấy vật liệu này mang tác dụng như cây kim nano có thể xuyên thủng màng tế bào để tải thuốc và vaccin [8]. Tiềm năng này mở ra một cơ hội trong việc phát triển phương pháp trị liệu mới kể cả việc trị liệu ung thư. Tuy nhiên, một bài báo gần đây công bố một kết quả quan trọng gây sốc trong cộng đồng nghiên cứu nano . Tác giả bài báo tiến hành một thí nghiệm bằng cách cấy các loại ống than nano vào mô phổi của chuột. Kết quả cho thấy phân tử ống than nano vỏ đơn có tác dụng phát viêm (inflammation) giống như sợi asbestos (atbet, amiante, thạch miên). Phát viêm biểu hiện triệu chứng đầu tiên đưa đến ung thư. May thay, các phân tử ống than nano thường kết tập trong dạng cụm như cụm tóc rối và khi ở dạng này ống than nano không có dấu hiệu tạo ra sự phát viêm.

Kim loại bạc là một thí dụ khác. Bạc đã dùng trong y dược từ 2.000 năm trước. Đã từ lâu người ta biết bạc ở dạng ion (Ag+) mang độc tính, nhưng bạc vẫn được dùng trong các sản phẩm đại trà như thuốc sát khuẩn và rất hiệu nghiệm trong việc diệt nhiều loại khuẩn ngay cả khuẩn có khả năng đề kháng thuốc trụ sinh. Từ năm 1977, các cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency, EPA) tại các nước tiên tiến trên thế giới đã liệt kê bạc vào danh sách kim loại gây ô nhiễm môi trường. Sự đa dạng của các phương pháp tổng hợp hạt nano gần đây đã sản xuất rất nhiều sản phẩm chứa hạt nano bạc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người khi sử dụng, từ chiếc vớ khử mùi chân hôi (!), màng lọc nước đến dược phẩm. Thậm chí có công ty quảng cáo theo kiểu "lang băm" đề nghị mỗi ngày uống một muỗng dung dịch huyền phù bạc để "gìn giữ sức khoẻ", và uống bốn muỗng mỗi ngày để "tăng cường hệ thống miễn dịch". Hiện nay, chưa có một qui chế nào kiểm soát các sản phẩm này.

Hai thí dụ trên cho thấy hai mặt đối nghịch của vật liệu nano. Chúng có thể là một lương y với bàn tay hiền mẫu hay là tử thần đang lăm le lưỡi hái. Thật ra, không phải con người và môi trường mới gần đây phải trực diện với những rủi ro gây ra bởi những vật liệu cực nhỏ. Các loại hạt, bột với kích cỡ micromét đến nanomét là thành phần chính trong nhiều sản phẩm và gia dụng truyền thống như mỹ phẩm, kem chống nắng, mực viết, sơn, vỏ xe, vật liệu nha khoa v.v... Độc tính của hạt titannium dioxide (TiO2) dùng làm phẩm màu trắng trong sơn hay hạt carbon được trộn với cao su làm vỏ xe đã được khảo sát từ nhiều thập niên trước và được kết luận là an toàn khi tiếp xúc ở một lượng nhất định nào đó. Sự phát triển của các phương pháp tổng hợp trong mười năm qua đã kích thích việc chế tạo các loại vật liệu nano từ hạt nano, que nano, sợi nano đơn giản đến những dạng phức tạp hơn như hạt, que, sợi nano có cấu trúc thứ cấp trên bề mặt như gai, hạt phát quang, hạt siêu từ tính hoặc các nhóm biên hóa học, phân tử sinh học, như đã trình bày bên trên. Trước vô số vật liệu đa dạng này, các cơ sở kiến thức và dữ liệu về độc tính và những rủi ro nguy hiểm khi có sự tiếp xúc với cơ thể con người và môi sinh còn rất nhiều lỗ hổng để kiểm soát các sản phẩm nano xuất hiện quá nhanh và quá nhiều trên thương trường.

Trong lĩnh vực y học nano, vật liệu nano được tiếp xúc với các tế bào một cách có chủ ý để tận dụng đặc tính của nó cho việc trị liệu. Sự di động của hạt và tương tác với tế bào được theo dõi dưới cơ chế kiểm soát gắt gao. Ngược lại, trong quá trình chế tạo, sản xuất và sử dụng các sản phẩm nano, sự tiếp xúc có thể xảy ra một cách không chủ ý và không có sự kiểm soát thích nghi. Sự di động tràn lan trong môi trường, cơ thể con người, động vật, thực vật, đưa đến kết quả không lường trước được. Người ta vẫn chưa hiểu rõ lý hóa tính của hạt nano như kích thước, bề mặt, hoạt tính bề mặt, độ hoà tan có ảnh hưởng gì đến độc tính nano.

Một vật liệu y học nano lý tưởng phải mang đặc tính tương thích sinh học, nghĩa là khả năng thích ứng và không gây tác hại trong môi trường sinh học, và sự phân huỷ sinh học, nghĩa là khả năng tự phân huỷ sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu sự phân huỷ sinh học xảy ra trong cơ thể thì sẽ theo cơ chế và với tốc độ như thế nào, và sản phẩm phân hủy có mang độc tính hay không? Nếu có sự tương thích sinh học nhưng không phân huỷ thì vật liệu nano cuối cùng sẽ kết tập ở đâu trong cơ thể con người? Đây là những câu hỏi hóc búa cơ bản, nhưng hiện nay chưa có lời giải đáp.”
 

freethinker

Xe tăng
Biển số
OF-8847
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
1,734
Động cơ
551,836 Mã lực
Em thấy bảo Famosa nước thải còn phải làm quan trắc tự động theo luật. Chả nhẽ nước uống lại ko cần à? Cái này phải là cái bắt buộc chứ không thể là cái bổ sung xyz để tính vào giá được. Ko có cái này và cái này ko hoạt động thì lượn luôn việc gì phải lằng nhằng. Nước uống chả nhẽ lại ko bằng nước thải của thằng Famosa?
 

freethinker

Xe tăng
Biển số
OF-8847
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
1,734
Động cơ
551,836 Mã lực
Cái này còn tởm hơn BOT. BOT nó thu phí nhưng còn có kiểm toán này nọ và giám sát. Kiểu xa hoi hoa này đúng là vô trách nhiệm. Tiền thì đầy tớ trả, giá thì nhà nước thoả thuận với tư nhân mua gấp 2 thằng khác thì kệ đầy tớ và ngân sách. CHưa cần biết có hội lộ và nhận hối lộ hay không chỉ cần nhìn là biết việc gì phải cao siêu.
 

coixay13

Xe tăng
Biển số
OF-526922
Ngày cấp bằng
14/8/17
Số km
1,490
Động cơ
192,301 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đường ống cũ của nó không chịu được áp nên nó phải lắp giảm áp. Bơm áp là việc của thằng phân phối bán lẻ. Đường ống gang hoàn thành chắc áp cao hơn chứ bể của nó chênh với HN 68m áp gần 10kg/cm2 đấy.
Cụ để em giả nhời cụ Muachieu ạ: do đường ống số 2 bị hủy kq trúng thầu, đường ống số 1 bằng ống cstt ko chịu đc áp cao nên đầu nguồn dù chỉ tự chảy nó vẫn phải giảm bớt áp lực. Nó tính p/a khác là xd 1 trạm bơm chỗ An khánh, cạnh Vinsportia, hút từ ống cstt và bơm tăng áp từ AK về (đoạn này nó đã thay bằng ống gang + thép), như vậy sẽ đỡ vỡ ống và tại trạm tăng áp nó có bể chứa, nếu có sự cố nó vẫn duy trì cấp nc đc vài h nên dạo này các cụ ko nghe thấy vỡ ống SĐ mấy.
 

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,494
Động cơ
536,803 Mã lực
Cụ để em giả nhời cụ Muachieu ạ: do đường ống số 2 bị hủy kq trúng thầu, đường ống số 1 bằng ống cstt ko chịu đc áp cao nên đầu nguồn dù chỉ tự chảy nó vẫn phải giảm bớt áp lực. Nó tính p/a khác là xd 1 trạm bơm chỗ An khánh, cạnh Vinsportia, hút từ ống cstt và bơm tăng áp từ AK về (đoạn này nó đã thay bằng ống gang + thép), như vậy sẽ đỡ vỡ ống và tại trạm tăng áp nó có bể chứa, nếu có sự cố nó vẫn duy trì cấp nc đc vài h nên dạo này các cụ ko nghe thấy vỡ ống SĐ mấy.
Đoạn Hòa Lạc dài 21km đến km9 đã làm xong bằng ống gang vài năm rồi, ống này nằm bên phải đường HN-HL theo chiều lên Hòa Lạc nên không thấy vỡ ống nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
996
Động cơ
1,015,868 Mã lực
Nano thật tuyệt vời, hơi dài nhưng là do Gs Trương Văn Tân viết nên em bê nguyên.
“Độc tính nano
Trong cao trào nghiên cứu nano và những cái hấp dẫn kinh tế của các sản phẩm nano, người ta thường mang khuynh hướng chủ quan đưa đến sự lạc quan tếu mà quên đi bóng dáng "tử thần" nano lẩn quất đâu đó trong màn đêm dày đặc vẫn chưa được ánh sáng khoa học vén mở. Bản chất của các sản phẩm nano có thể gọi là bản chất của con dao hai lưỡi. Một mặt, ứng dụng của chúng bao trùm tất cả mọi ngành trong khoa học tự nhiên và lan rộng sang y sinh học; những ứng dụng của y học nano cho thấy những thành quả vượt bực bất ngờ. Mặt khác, những nguy hiểm ẩn tàng của sản phẩm nano vẫn còn mù mờ và chưa được hiểu cặn kẽ. Mặc dù sự quan tâm về độc tính của các vật liệu nano được biểu hiện qua sự gia tăng số lượng các bài báo cáo nghiên cứu từ 50 bài năm 1999 đến 500 bài năm 2007, nhưng các vấn đề liên quan đến độc tính, sự di chuyển, sự phân hủy hay bất phân hủy của vật liệu nano trong cơ thể con người vẫn còn là một đề tài nghiên cứu ở giai đoạn phôi thai.

Ống than nano là một thí dụ điển hình. Ống than nano vỏ đơn (single-wall carbon nanotube, SWNT) đã được khảo sát cho thấy vật liệu này mang tác dụng như cây kim nano có thể xuyên thủng màng tế bào để tải thuốc và vaccin [8]. Tiềm năng này mở ra một cơ hội trong việc phát triển phương pháp trị liệu mới kể cả việc trị liệu ung thư. Tuy nhiên, một bài báo gần đây công bố một kết quả quan trọng gây sốc trong cộng đồng nghiên cứu nano . Tác giả bài báo tiến hành một thí nghiệm bằng cách cấy các loại ống than nano vào mô phổi của chuột. Kết quả cho thấy phân tử ống than nano vỏ đơn có tác dụng phát viêm (inflammation) giống như sợi asbestos (atbet, amiante, thạch miên). Phát viêm biểu hiện triệu chứng đầu tiên đưa đến ung thư. May thay, các phân tử ống than nano thường kết tập trong dạng cụm như cụm tóc rối và khi ở dạng này ống than nano không có dấu hiệu tạo ra sự phát viêm.

Kim loại bạc là một thí dụ khác. Bạc đã dùng trong y dược từ 2.000 năm trước. Đã từ lâu người ta biết bạc ở dạng ion (Ag+) mang độc tính, nhưng bạc vẫn được dùng trong các sản phẩm đại trà như thuốc sát khuẩn và rất hiệu nghiệm trong việc diệt nhiều loại khuẩn ngay cả khuẩn có khả năng đề kháng thuốc trụ sinh. Từ năm 1977, các cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency, EPA) tại các nước tiên tiến trên thế giới đã liệt kê bạc vào danh sách kim loại gây ô nhiễm môi trường. Sự đa dạng của các phương pháp tổng hợp hạt nano gần đây đã sản xuất rất nhiều sản phẩm chứa hạt nano bạc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người khi sử dụng, từ chiếc vớ khử mùi chân hôi (!), màng lọc nước đến dược phẩm. Thậm chí có công ty quảng cáo theo kiểu "lang băm" đề nghị mỗi ngày uống một muỗng dung dịch huyền phù bạc để "gìn giữ sức khoẻ", và uống bốn muỗng mỗi ngày để "tăng cường hệ thống miễn dịch". Hiện nay, chưa có một qui chế nào kiểm soát các sản phẩm này.

Hai thí dụ trên cho thấy hai mặt đối nghịch của vật liệu nano. Chúng có thể là một lương y với bàn tay hiền mẫu hay là tử thần đang lăm le lưỡi hái. Thật ra, không phải con người và môi trường mới gần đây phải trực diện với những rủi ro gây ra bởi những vật liệu cực nhỏ. Các loại hạt, bột với kích cỡ micromét đến nanomét là thành phần chính trong nhiều sản phẩm và gia dụng truyền thống như mỹ phẩm, kem chống nắng, mực viết, sơn, vỏ xe, vật liệu nha khoa v.v... Độc tính của hạt titannium dioxide (TiO2) dùng làm phẩm màu trắng trong sơn hay hạt carbon được trộn với cao su làm vỏ xe đã được khảo sát từ nhiều thập niên trước và được kết luận là an toàn khi tiếp xúc ở một lượng nhất định nào đó. Sự phát triển của các phương pháp tổng hợp trong mười năm qua đã kích thích việc chế tạo các loại vật liệu nano từ hạt nano, que nano, sợi nano đơn giản đến những dạng phức tạp hơn như hạt, que, sợi nano có cấu trúc thứ cấp trên bề mặt như gai, hạt phát quang, hạt siêu từ tính hoặc các nhóm biên hóa học, phân tử sinh học, như đã trình bày bên trên. Trước vô số vật liệu đa dạng này, các cơ sở kiến thức và dữ liệu về độc tính và những rủi ro nguy hiểm khi có sự tiếp xúc với cơ thể con người và môi sinh còn rất nhiều lỗ hổng để kiểm soát các sản phẩm nano xuất hiện quá nhanh và quá nhiều trên thương trường.

Trong lĩnh vực y học nano, vật liệu nano được tiếp xúc với các tế bào một cách có chủ ý để tận dụng đặc tính của nó cho việc trị liệu. Sự di động của hạt và tương tác với tế bào được theo dõi dưới cơ chế kiểm soát gắt gao. Ngược lại, trong quá trình chế tạo, sản xuất và sử dụng các sản phẩm nano, sự tiếp xúc có thể xảy ra một cách không chủ ý và không có sự kiểm soát thích nghi. Sự di động tràn lan trong môi trường, cơ thể con người, động vật, thực vật, đưa đến kết quả không lường trước được. Người ta vẫn chưa hiểu rõ lý hóa tính của hạt nano như kích thước, bề mặt, hoạt tính bề mặt, độ hoà tan có ảnh hưởng gì đến độc tính nano.

Một vật liệu y học nano lý tưởng phải mang đặc tính tương thích sinh học, nghĩa là khả năng thích ứng và không gây tác hại trong môi trường sinh học, và sự phân huỷ sinh học, nghĩa là khả năng tự phân huỷ sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu sự phân huỷ sinh học xảy ra trong cơ thể thì sẽ theo cơ chế và với tốc độ như thế nào, và sản phẩm phân hủy có mang độc tính hay không? Nếu có sự tương thích sinh học nhưng không phân huỷ thì vật liệu nano cuối cùng sẽ kết tập ở đâu trong cơ thể con người? Đây là những câu hỏi hóc búa cơ bản, nhưng hiện nay chưa có lời giải đáp.”
Cũng chả có tý Nano, Naneo nào ở đâu cả. Sao lại đem so sánh với sông Đà nhỉ?
"Theo thiết kế nhà máy, nước thô từ nguồn nước sông Đuống được thu qua kênh dẫn nước hở với công suất lên đến 1,2 triệu m3/ngày đêm vào cổng trạm bơm nước thô và dẫn qua tuyến ống nước thô về Nhà máy xử lý nước hoặc hồ sơ lắng tùy theo chất lượng nước nguồn để tiết kiệm điện năng.

Hồ sơ lắng với dung tích 650.000 m3 có chức năng lắng sơ bộ khi nguồn nước sông Đuống có lượng cặn cao hơn thông số thiết kế. Hồ cũng bao gồm chức năng dự trữ nước; nước sau lắng sẽ được bơm lên dây chuyền xử lý nước.

Nước thô bơm lên cụm xử lý chính gồm ngăn tiếp nhận, bể trộn có sử dụng phèn nhôm và polyme có chức năng tạo bông cặn trợ lắng sau đó dẫn sang các bể phản ứng; bể lắng lamella sử dụng các tấm lắng nghiêng để loại bỏ hàm lượng cặn và thu bằng hệ thống máng thu nước bề mặt với chất lượng nước sau lắng được đạt chỉ tiêu độ đục ≤ 10 NTU trước khi chuyển qua bể lọc.

Bể lọc nhanh gồm 02 lớp vật liệu lọc (cát và anthracite) có chức năng loại bỏ hoàn toàn hàm lượng cặn; các chất bẩn đạt chi tiêu thiết kế; tiếp tục được khử trùng và dẫn vào bể chứa nước sạch. Nước tại bể chứa nước sạch đảm bảo các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ y tế ban hành trước khi được bơm phân phối qua hệ thống tuyến ống truyền tải cho các khu vực dùng nước.


Nước xả bùn bể lắng/ rửa lọc trong quá trình xử lý nước được thu hồi và xử lý tái sử dụng lại hoàn toàn. Bùn thải được tách nước làm khô bằng hệ thống ép bùn và chuyển xử lý theo quy định"

https://baosuckhoecongdong.vn/cong-nghe-40-nhin-tu-nha-may-nuoc-mat-song-duong-84780.html
 

5599

Xe tăng
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
1,795
Động cơ
462,241 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
cá nhân em ủng hộ giá nước sạch ở khoảng 10k-12k/khối nhưng phải đảm bảo sạch thật sự, không còn cặn bám đen sì trong bể. Công nghệ của các nhà máy Nước hiện nay như yên phụ, sông đà, Hoàng mai... nước vẫn cực bẩn. Nhà em cứ phải thau rửa năm 1 lần mà vẫn bẩn. Giá này cũng khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm nước hơn. 100 năm nữa, con cháu chúng ta có thể phải đương đầu với cuộc chiến giành giật nước.
Cụ nhiều có nhiều nhà vậy?
Biết gần như hầu hết tình trạng nước bẩn của cả Hà Nội?
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
996
Động cơ
1,015,868 Mã lực
Em thấy hệ điều khiển tự động hoá cái nhà máy nước có gì phức tạp mà cứ bám vào đó quảng cáo này nọ nhỉ; chắc không bằng một hạng mục nhỏ của một nhà máy nhiệt điện hay lọc dầu.
Thế em mới đánh giá tự động hóa chỉ chiểm tỉ trọng 3-5% điểm phần trăm vào chất lượng đầu ra đối với NMXL nước sạch. Chả có gì phức tạp, quá quan trọng phải nhấn mạnh cả (Basic của tât cả các Nhà máy nước lớn đều đã tự động hóa dựa trên hệ PLC, SCADA với các thiết bị đo hiện trường như đo mức, đo độ đục,.vv cả rồi. Sông Đà sủ dụng từ 2008 chắc chắn đã có; Mấy trạm xử lý nước thải bé tý 700- 1000m3/ngày của bên em làm từ năm 2002 - đã điều khiển PLC, SCADA các kiểu rồi; EM đoán khác nhau ở hệ quan trắc chất lượng online thôi).
 

junkim12

Xe tăng
Biển số
OF-446548
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
1,032
Động cơ
216,862 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chủ đề này nóng quá nên em cũng vào chém gió với các cụ chút cho vui. So sánh Đờ Đờ (Đuống Đà này em thấy vui phết).

1, Thứ nhất, về nguồn nước thì Đà đập cmn chết Đuống luôn vì nguồn nước của nó đã được sơ lắng trên hồ thủy điện rồi (dung tích chứa lên tới 9 tỷ m3 cơ mà). Tuy nhiên, điểm lấy nước của Đà nằm phía hạ lưu - phía dưới của thành phố Hòa Bình nên cũng hứng trọn nước thải của thành phố này :D; ngoài ra thì hồ sơ lắng của Đà là dạng hồ mở không được bảo vệ, xung quanh vẫn có canh tác nên có thể bị nhiễm hóa chất BVTV rồi phân gia súc... và cả hoạt động phá hoại như chúng ta đã biết. Ngược lại, Đuống có chất lượng nước thô thấp hơn - chủ yếu là phù sa lơ lửng nhiều hơn; nhưng Đuống làm hồ sơ lắng trong khuôn viên và và được bảo vệ nên rủi ro ô nhiễm nguồn nước hoặc bị phá hoại sẽ khó hơn.

2. Thứ hai về công nghệ: như cụ thớt đã phân tích thì đúng là nó giống nhau thật, cũng sơ lắng, cũng trộn hóa chất, cũng lắng lamel, cũng lọc cát rồi khử trùng bằng khí clo - chấm hết. Tuy nhiên, Đuống hơn được cái là đưa được vào nhiều khâu tự động hóa nên sẽ kiểm soát chất lượng tốt hơn nghĩa là ổn định hơn.



Ngoài ra, Đuống sử dụng vật liệu lọc là than Antharacite (em không biết Đà dùng vật liệu gì); Đuống có trang bị hệ thống xử lý bùn, cụ thể là cô đặc và ép bùn như hình dưới:




Kỳ lạ ở chỗ mặc dù đã đầu tư xử lý bùn bằng hệ thống cô đặc và ép nhưng vẫn lộ ra sân phơi bùn như hình dưới :D




Phải chăng đống máy móc thiết bị xử lý bùn kia chỉ để làm màu, bình thường ta cũng cứ sân phơi ta chơi cho rẻ chăng =))=))=))

3. Thứ ba: công nghệ hiện đại nhất Đông Nam á? Chị Liên hay đệ của chị phán bừa rằng nhà máy nước S. Đuống của chị sử dụng công nghệ hiện đại nhất ĐNÁ thì láo quá, không coi ai ra gì cả. Thứ nhất, phân tích bên trên có thể thấy công nghệ nó cũng NGUYỄN Y VÂN với Đà thôi; thứ hai là chị không biết ngay cạnh khu nhà máy của chị có 1 đại gia làm nước đó là VSIP Bắc Ninh, họ lấy nước từ 2 nguồn gồm nước ngầm và nước sông Đuống. Công nghệ của họ cũng giống chị đến đoạn lắng lamel, sau đó thì họ dùng lọc MF và UF rồi mới khử trùng đó nha bà nội. Nhân tiện cũng nói luôn là nói về kích thước thì lọc UF nó loại bỏ được chất bẩn (không tan) có kích thước tới 0,01 Micromet trong khi lọc cát hoặc than Anthracite chỉ lọc được đến các hạt có kích thước 1 Micromet - đây chính là lý do nhà các cụ khi lắp máy lọc RO thì mấy cái lõi lọc MF 5 Micro mà 1 Micro nó hay bị đen hoặc vàng đấy ợ. Để dễ hình dung mời các cụ tham khảo hình dưới ạ




4. Điểm thứ tư: theo em đây là điểm quan trọng nhất nhưng ít người để ý và nói tới đó là sự minh bạch khi xây dựng nhà máy này. Sông Đuống có chất lượng nước xấu hơn Đà, tuy nhiên không thể không xây dựng vì điều này nó liên quan đến an toàn cấp nước. Việc chúng ta bàn ở đây đó là thành phố phải ra đầu bài bao gồm: vị trí dự kiến xây dựng, công suất tiêu thụ, áp lực nước yêu cầu, giá mua buôn dự kiến (trần, sàn) sau đó mời các nhà đầu tư vào đấu thầu, khi đó chúng ta mới có được giá nước cạnh tranh. Nếu không đấu thầu thành phố và người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về giá nước, ví dụ chị phởn lên chị quyết áp dụng công nghệ mạnh: Công trình thu -> hồ sơ lắng -> Oxy hóa mạnh (ví dụ Ozone) -> hóa chất keo tụ -> Lắng Lamel -> Lọc MF -> Lọc UF -> Lọc than hoạt tính (dự phòng, bình thường Bypass) -> khử trùng.... khi đó giá nước lên tới 20 hoặc 30.000 D/m3 thì thành phố cũng bắt buộc phải mua à?
Việc đấu thầu là để tìm được nhà đầu tư phù hợp: gồm tài chính rẻ (vay ít), công nghệ phù hợp, quản lý vận hành tối ưu... để ra giá nước cạnh tranh.


Sông Lô chưa chắc đã sạch đâu cụ nhé, nhà máy giấy An Hòa đang hàng ngày hàng giờ xả ra kìa cụ :((:((:((
Mục thứ 2 của Cụ thì Đà nó cũng có như Đuống. Cũng có hệ thống tự động hóa, cũng có bể xử lý bùn thế kia. Trên đường ống truyền tải về Hà Nội cũng có hệ thống giám sát áp lực online.
 

cobra77

Xe buýt
Biển số
OF-44306
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
629
Động cơ
486,673 Mã lực
Tự động hay không tự động thì vẫn do con người điều khiển. Đ.m thằng đứng đầu nó biết có ô nhiễm đầu vào, nó quyết cho chạy thì có mà tự zời. Đó mới là cái mất dạy của thằng cầm đầu.
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,670
Động cơ
281,302 Mã lực
Cũng chả có tý Nano, Naneo nào ở đâu cả. Sao lại đem so sánh với sông Đà nhỉ?
"Theo thiết kế nhà máy, nước thô từ nguồn nước sông Đuống được thu qua kênh dẫn nước hở với công suất lên đến 1,2 triệu m3/ngày đêm vào cổng trạm bơm nước thô và dẫn qua tuyến ống nước thô về Nhà máy xử lý nước hoặc hồ sơ lắng tùy theo chất lượng nước nguồn để tiết kiệm điện năng.

Hồ sơ lắng với dung tích 650.000 m3 có chức năng lắng sơ bộ khi nguồn nước sông Đuống có lượng cặn cao hơn thông số thiết kế. Hồ cũng bao gồm chức năng dự trữ nước; nước sau lắng sẽ được bơm lên dây chuyền xử lý nước.

Nước thô bơm lên cụm xử lý chính gồm ngăn tiếp nhận, bể trộn có sử dụng phèn nhôm và polyme có chức năng tạo bông cặn trợ lắng sau đó dẫn sang các bể phản ứng; bể lắng lamella sử dụng các tấm lắng nghiêng để loại bỏ hàm lượng cặn và thu bằng hệ thống máng thu nước bề mặt với chất lượng nước sau lắng được đạt chỉ tiêu độ đục ≤ 10 NTU trước khi chuyển qua bể lọc.

Bể lọc nhanh gồm 02 lớp vật liệu lọc (cát và anthracite) có chức năng loại bỏ hoàn toàn hàm lượng cặn; các chất bẩn đạt chi tiêu thiết kế; tiếp tục được khử trùng và dẫn vào bể chứa nước sạch. Nước tại bể chứa nước sạch đảm bảo các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ y tế ban hành trước khi được bơm phân phối qua hệ thống tuyến ống truyền tải cho các khu vực dùng nước.


Nước xả bùn bể lắng/ rửa lọc trong quá trình xử lý nước được thu hồi và xử lý tái sử dụng lại hoàn toàn. Bùn thải được tách nước làm khô bằng hệ thống ép bùn và chuyển xử lý theo quy định"

https://baosuckhoecongdong.vn/cong-nghe-40-nhin-tu-nha-may-nuoc-mat-song-duong-84780.html
Em thấy cứ mang nano ra loè như ông kangaroo cả :))
Lĩnh vục nước cấp nó hiện đại hay không nằm ở có phòng thí nghiệm hiện đại và hệ thống quan trắc cảnh báo được nguy cơ ô nhiễm để xl kịp thời. Thằng nào nói công nghệ xl nước mặt thành nước cấp hiện đại nhất là thằng dell hiểu gì :D Như bọn Úc hay Cali ở Mỹ mấy năm trước họ phát hiện thấy một vòi nước nhiễm khuẩn đường ruột coli thế là dừng toàn bộ để xl, hiện đại phải thế. Nguồn nước sông Đuống cũng chẳng sạch gì, qua các khu công nghiệp điện tử và mỏ trên đầu nguồn thì dính thuỷ ngân hay xyanua không biết lúc nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top