[Funland] Cuộc đời nhạc sĩ Phạm Đình Chương thật là buồn

Gary Hoàng

Xe tải
Biển số
OF-528772
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
276
Động cơ
173,626 Mã lực
Tuổi
41
Em thấy nhiều người thần thánh các nhạc sỹ và ca sỹ quá. Với em họ làm nhạc sỹ hay ca sỹ đều là nghề của họ, và họ làm tốt thì sẽ được công chúng biết đến. Tốt cho họ cả về kinh tế lẫn danh vọng. Còn em chả quan tâm đến đời tư của họ, hay bảo bài hát của họ có triết lý sâu xa này kia em chả tin. Như mấy ông viết văn luc viết do cảm hứng nhưng khi mấy bố phân tích ngồi soi thì thấy nào lý luận nào tình yêu đủ kiểu.
 

http.vn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-628210
Ngày cấp bằng
1/4/19
Số km
554
Động cơ
118,650 Mã lực
Tuổi
35
Cuộc đời nhạc sĩ Phạm Đình Chương mang nặng nỗi niềm vì một người phụ nữ. Người phụ nữ ấy mang đến cho ông hân hoan hạnh phúc nhưng cũng chính là người gieo vào trái tim đa sầu, đa cảm của Phạm Đình Chương nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai. Bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu ê chề vì chữ tình, ông gửi hết vào giai điệu và hiến dâng cho đời những tuyệt phẩm.

Phạm Đình Chương sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Đây là gia đình có nhiều tên tuổi ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc nước nhà. Cha của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng, một người chơi đàn tranh nổi tiếng và có 2 đời vợ. Người vợ đầu của ông Phụng có 2 người con là: Phạm Đình Sỹ (chồng của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, cha ruột của ca sĩ Mai Hương) và Phạm Đình Viêm (tức ca sĩ Hoài Trung). Người vợ hai, một nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng của xứ Bắc, là mẹ ruột của những tên tuổi lớn một thời như: Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ của nhạc sĩ Phạm Duy), Phạm Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).

Lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ông được đắm mình trong âm nhạc từ khi còn nhỏ. Ông được cha và bạn bè của cha dạy nhạc lý từ sớm. Tuy nhiên, phải nói một cách trung thực, tài hoa của người nhạc sĩ này được biết đến đều nhờ vào khả năng tự học, tự rèn luyện của chính ông.

Giai đoạn sau năm 1945, khi kháng chiến chống Pháp đang sục sôi, các anh em của Phạm Đình Chương cũng lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ hoạt động trong ban Văn nghệ Quân đội của quân khu IV và quân khu III. Trong giai đoạn ấy, anh em nhà họ Phạm đã thành lập ban hợp ca Thăng Long, mang lời ca tiếng hát để phục vụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc.

Ở thời điểm đó, Phạm Đình Chương cũng bắt đầu sáng tác. Tác phẩm đầu tay của ông là các nhạc phẩm tiền chiến mang không khí hào hùng, mạnh mẽ như: Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi, Được mùa.

Năm 1954, có tài liệu ghi là năm 1951, cả gia đình của Phạm Đình Chương chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tại Sài Gòn, ban hợp ca Thăng Long được tái hợp với sự hiện diện của các tên tuổi đã thành danh như: Hoài Bắc (nghệ danh của Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Duy, đôi khi còn có thêm sự góp mặt của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Khánh Ngọc – sau này là người vợ, cũng là mối tình lớn nhất, sâu đậm nhất trong cuộc đời Phạm Đình Chương.

Thời ấy, ban hợp ca Thăng Long là cái tên có ảnh hưởng lớn trong làng nhạc Sài Gòn. Phòng trà, rạp hát nào có sự hiện diện của họ đều sẽ “cháy vé”. Tên tuổi của họ cũng được nhiều tờ báo tận dụng để kiếm tiền. Bởi cứ in hình của ban nhạc anh em, đặc biệt là 3 giai nhân gồm Thái Thanh, Thái Hằng và Khánh Ngọc... ngay ở trang bìa thì cũng có thể “kiếm ăn” được kha khá.

Trong giai đoạn này, Phạm Đình Chương vẫn sáng tác đều đặn những ca khúc mang âm hưởng nhớ quê hương miền Bắc như: Anh đi chiến dịch, Khúc giao duyên, Xóm đêm... Ông còn được biết đến là thiên tài phổ thơ thành nhạc một cách hào hoa, tạo nên nhiều nhạc phẩm để đời.

Được biết, chính trong môi trường âm nhạc sôi động ngày ấy ông đã gặp gỡ, yêu và nên duyên vợ chồng với ca sĩ – diễn viên nức tiếng thời ấy Khánh Ngọc. Khánh Ngọc là ngôi sao sáng chói của bầu trời nghệ thuật Sài Gòn. Bà được báo chí trao cho danh xưng “ngọn núi lửa” vì vẻ ngoài nóng bỏng, gợi cảm. Bà từng là mục tiêu săn đón của biết bao đại gia Sài Gòn thuở ấy. Khánh Ngọc không chỉ sở hữu vẻ ngoài cuốn hút mà còn có giọng ca say mê lòng người.

Lần đầu gặp Khánh Ngọc, Phạm Đình Chương đã trao trái tim cho người con gái ấy và với danh thế lừng lẫy, là ngôi sao sáng trong ban hợp ca đình đám Thăng Long nên ông chiếm được trái tim của người đẹp. Sau một thời gian yêu nhau, họ nên duyên vợ chồng trong ánh mắt ngưỡng mộ xen lẫn sự ghen tỵ của nhiều người. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ lại kết thúc trong tai tiếng sau đó ít lâu. Cuộc hôn nhân đổ vỡ đã để lại trong trái tim Phạm Đình Chương nỗi đau không thể xóa nhòa theo thời gian. Nỗi đau tình vì bị phản bội ấy đã được gửi gắm trong âm nhạc bằng những bản tình ca lay động lòng người, trong đó có tác phẩm Nửa hồn thương đau.

Cuộc tình nghiệt ngã với cô đào nóng bỏng

Trong những năm 60 của thế kỷ trước, báo chí Sài Gòn chấn động vì cuộc ly hôn đầy tai tiếng của Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Khi ấy người nhạc sĩ tài năng đã phải đón nhận nỗi đau tột cùng khi “kỳ án ăn chè Nhà Bè” được báo chí lá cải Sài Gòn khai thác triệt để, với những hình ảnh nóng hổi cập nhật từng ngày, bởi vì những người trong cuộc không ai khác đều là những người nổi tiếng lẫy lừng, là các thành viên trong một gia đình tài tử danh tiếng.

Trước khi “cơn bão” ập đến, Phạm Đình Chương đã nghe phong thanh những điều tiếng không hay về vợ. Đó là Khánh Ngọc đã có một người đàn ông khác. Tuy nhiên, vì tình yêu mà ông dành cho vợ quá lớn nên không tin vào những điều tiếng ấy, hơn nữa họ đang có đứa con hơn 4 tuổi. Bản thân ông hiểu khi đã sống trong thế giới đèn màu, những câu chuyện bên lề, ác ý như vậy là không thể tránh khỏi, thế nên ông cứ im lặng để sống. Ông tránh tiếp xúc với những câu hỏi của dư luận, báo chí về việc này.

Thế nhưng đã là sự thật thì không có bức màn thưa nào có thể che đậy được. Chuyện gì đến rồi cũng đã đến. Một buổi tối định mệnh, theo yêu cầu của một người bạn thân, Phạm Đình Chương đã có mặt và bắt quả tang vợ mình đang cùng nhân tình “ăn chè” ở tận miệt Nhà Bè – vùng ven Sài Gòn. Nỗi đau đớn nhân lên gấp bội, khi nhân tình của Khánh Ngọc không ai khác chính là một thành viên trong gia đình của ông. Một mối quan hệ cay đắng và oan nghiệt. Thời điểm ấy trời đất như sụp đổ dưới chân Phạm Đình Chương, nhờ có người bạn dìu, ông mới gắng gượng ra về với cõi lòng tan nát.

Người ta kể, những ngày sau đó, Phạm Đình Chương đã khóc hết nước mắt vì bi kịch của gia đình. Sau nhiều ngày suy nghĩ ông gạt nước mắt, đâm đơn ra tòa xin ly hôn. Cuối cùng tòa phán quyết thuận tình cho ông ly hôn và ông cũng được quyền nuôi đứa con chung của 2 người. Sau cuộc ly hôn đầy nghiệt ngã ấy, cuộc đời Phạm Đình Chương chuyển sang một lối rẽ khác. Cuộc sống của ông giờ chỉ còn lại nỗi buồn, nỗi đau và đôi khi là sự uất hận về chữ tình. Chìm trong đau khổ, ông dần tách khỏi ban hợp ca Thăng Long, né tránh thế giới bên ngoài. Đây cũng chính là giai đoạn ông liên tiếp cho ra đời những bản tình ca đầy tâm trạng như: Người đi qua đời tôi, Đêm cuối cùng, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển...

Có giai thoại kể rằng, trong một đêm mưa buồn, ông tình cờ đến giải khuây ở sân khấu Đại Nhạc Hội. Không ngờ tại đây ông gặp lại người xưa, tức ca sĩ Khánh Ngọc đang biểu diễn. Kết thúc đêm diễn, trời đang mưa như trút nước giữa đường phố Sài Gòn, đêm lại buồn hiu hắt, ông tiếp cận và ngỏ lời muốn đưa vợ cũ về nhà. Thế nhưng Khánh Ngọc từ chối. Ông lặng lẽ đi dưới trời mưa về nhà với ngổn ngang những tâm trạng buồn bã và ký ức miền hạnh phúc với người đàn bà đã vụt qua đời mình. Trong đêm đó, khi về đến nhà Phạm Đình Chương buồn day dứt, ngay thời khắc ấy ông nghĩ đến quyết định quyên sinh. Thế nhưng giữa đêm mưa gió, nghe tiếng đứa con trai bé bỏng khóc thế là ông trở lại với thực tại, quên đi cái ý nghĩ rồ dại kia.

Cũng trong cái đêm đó, trong lòng Phạm Đình Chương vang lên lời thơ bài Lệ đá xanh của Thanh Tâm Tuyền. Những lời thơ dường như đã nói giúp ông bao đau thương, bao uất hận đang giấu trong lòng và thế là ông mượn một phần lời thơ của Thanh Tâm Tuyền để viết nên bản tình ca bất hủ Nửa hồn thương đau.

Sau năm 1975, Phạm Đình Chương xuất ngoại, định cư tại Mỹ và mất trong cô độc. Trước đó vợ cũ của ông, nữ ca sĩ – diễn viên Khánh Ngọc cũng sang Mỹ và đã có một gia đình mới. Có nhiều lời kể, thi thoảng vô tình nghe nhạc phẩm Nửa hồn thương đau của chồng cũ vang lên ở xứ người, bà đã lấy tay quệt vội những giọt nước mắt.

Đời người đã qua, nỗi đau cũng đã trở thành miền quá vãng nhưng những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương để lại cho đời đến nay vẫn còn vang vọng. Đến giờ khi nghe Nửa hồn thương đau vang lên với nỗi buồn khôn tả, ít người biết rằng Phạm Đình Chương đã gửi hết nỗi đau cuộc đời của mình vào bản tình ca đó.

-----------------
Vợ ngoại tình với anh rể, là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
Từ đó sống và chết trong cô độc. Vợ cũ đi bước nữa và có cuộc sống hạnh phúc.

đau khổ gian nan chỉ bằng 1/10 Trúc Phương nhé.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,447
Động cơ
638,556 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Nhạc sĩ nào cũng khổ cả. Em thấy cuộc đời Trúc Phương bi đát hơn nhiều. Mà em thì thích nhạc Trúc Phương hơn.
 

nambach

Xe hơi
Biển số
OF-343297
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
124
Động cơ
273,838 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
halam.com.vn
Trong các bài hát của nhạc sỹ Phạm Đình Chương em thích nhất là Nửa hồn thương đau với tiếng hát của Julie Quang và Trúc Hồ hoà âm. Nói gì thì nói chỉ có đau khổ tột cùng thì mới ra được những tuyệt phẩm! Như bọn tây lông bẩu :” Cái chết tạo ra thiên tài”.

Ngoài cụ Phạm Đình Chương thì em thấy cuộc đời nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang cũng buồn!
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,332
Động cơ
448,873 Mã lực
Nhạc sĩ nào cũng khổ cả. Em thấy cuộc đời Trúc Phương bi đát hơn nhiều. Mà em thì thích nhạc Trúc Phương hơn.
Công nhận Trúc Phương nhiều bài hay mà cuộc sống bi đát quá.
Ơn giời rồi người ta cũng phải bỏ qua cho ông. Hic
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
10,912
Động cơ
365,844 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Người ta không cấm nhạc của ông ấy nữa, thế không tính bỏ qua à :D
Cấm theo kiểu Nguyễn Thụy Kha tại sao chúng tôi bên thắng cuộc mà nhạc chả ai nghe, tuyền đi nghe đẩu đầu đâu ạ? Vầng, nhà nước cấm cứ cấm,nghe thì em cứ nghe thôi ạ.
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,803
Động cơ
321,920 Mã lực
Ông Phạm Duy có kể lướt qua trong hồi ký về vụ ngoại tình này, nhưng không quá ân hận.
Đơn giản là tính ông lãng tử thấy em dâu vợ ngon là choén thôi.
Ông cũng chẳng ngại ngần kể về lần đầu tiên chơi gái và những lần ngoại tình khác.
Ông Chương luỵ tình chỉ thiệt thân.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,519
Động cơ
480,222 Mã lực
Ông Phạm Duy có kể lướt qua trong hồi ký về vụ ngoại tình này, nhưng không quá ân hận.
Đơn giản là tính ông lãng tử thấy em dâu vợ ngon là choén thôi.
Ông cũng chẳng ngại ngần kể về lần đầu tiên chơi gái và những lần ngoại tình khác.
Ông Chương luỵ tình chỉ thiệt thân.
Loại người mà loằng ngoằng ngay với em dâu thì nhận cách không có.
 

tromtrau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-13219
Ngày cấp bằng
16/2/08
Số km
3,633
Động cơ
555,297 Mã lực
Ông Phạm Duy có kể lướt qua trong hồi ký về vụ ngoại tình này, nhưng không quá ân hận.
Đơn giản là tính ông lãng tử thấy em dâu vợ ngon là choén thôi.
Ông cũng chẳng ngại ngần kể về lần đầu tiên chơi gái và những lần ngoại tình khác.
Ông Chương luỵ tình chỉ thiệt thân.
Mặc dù mình thích nghe nhạc Phạm Duy nhưng đọc nhiều về cụ thì thấy cụ quả thực là mất nết và trở cờ như chong chóng.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,793
Động cơ
428,838 Mã lực
Tóm lại là đang giới thiệu phim hay truyện hay gì hả các cụ
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,830
Động cơ
476,365 Mã lực
Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương sẽ được phổ cập thay cho Happy New Year của ABBA mỗi dịp giao thừa là chắc chắn!

Phạm Duy loạng quạng cả với em dâu của vợ thì đúng là cái loại mất nết và việc ông ta nhảy qua nhảy lại giữa hai bên cũng là loại chả ra gì! :D
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,314
Động cơ
478,152 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Ông Phạm Duy thời đó nhu cầu tình dục quá cao. Ông ý kể các cán bộ anh em họp hành ở dưới ông vẫn quất gái nhảy lầu trên ầm ầm.
Về quê gặp fan chơi luôn ở đống rơm
Bó tay, gần như chơi hết, dạng loạn luân
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
5,251
Động cơ
199,411 Mã lực
Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương sẽ được phổ cập thay cho Happy New Year của ABBA mỗi dịp giao thừa là chắc chắn!

Phạm Duy loạng quạng cả với em dâu của vợ thì đúng là cái loại mất nết và việc ông ta nhảy qua nhảy lại giữa hai bên cũng là loại chả ra gì! :D
Em cực ghét PD ;)) . Tài năng có thừa mà nhân cách kém quá
 

114hangbong

Xe lăn
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
14,880
Động cơ
314,365 Mã lực
Ông Phạm Duy lúc đó nghĩ mình không sống được lâu nữa nên tung quyển nhật ký ra. Không ngờ trời lại cho ông sống thêm gần chục năm nữa. Đến khi ông Duy Quang qua đời thì lúc ấy ông ấy mới nhắm mắt xuôi tay về với tổ tiên.
Em cũng không hiểu ông này nhân cách gì nữa. Nghĩ thương Phạm Đình Chương ghê.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,410
Động cơ
486,276 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn gió heo may vào hồn...
là bài hát hay nhất về Hà Nội
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top