ngô việt cám gạo việt
không có tăng trọng kháng sinh lung tung xoè và ngô Messi vưỡn cứ hơn mùi vị thịt ngay sau sơ chế , quan điểm cá nhân đang trải nghiệm là vậy .
Ngoài ngô (50%) cám gà thịt còn có thành phần chủ yếu nữa là đậu tương.
Cám của các nhà máy lớn không thể có tăng trọng, họ bán gần như ở cả 63 tỉnh thành, cho chất tăng trọng vào thì khả năng bị phát hiện cực cao, với kháng sinh thì mấy năm gần đây cũng vậy, vì đã bị cấm trong TĂCN. Bị phát hiện họ sẽ bị đình chỉ sản suất.
Vi phạm những điều này chỉ có thể gặp ở mấy cơ sở sản xuất nhỏ, bán loanh quanh trong 1 địa phương.
Còn chủ yếu là người nuôi (cũng là nhỏ lẻ) trực tiếp hòa vào thức ăn-nước uốn lúc chăn lợn!
Còn lợn và gà bị nhốt nếu chỉ ăn ngô, không được thêm thứ gì khác thì cùng lắm chúng sẽ tồn tại được tới 1 tuần. Còn nếu được thả rông thì diện tích phải thật rộng để chúng có đủ khả năng tìm đủ cho chúng những thứ khác để bù cho các chất dinh dưỡng bị thiếu trong ngô!
Còn ngô Việt?
Chỉ trừ ngô của nhà trực tiếp trồng, được tự hái, phơi và bảo quản hợp lý.
Ngô Sơn La (chủ yếu, còn cả các tỉnh khác như Lào Cai,... nhưng sản lượng thấp hơn rất nhiều), gọi chung là ngô nội, rất ít được sử dụng cho gà sinh sản, lợn con, đặc biệt là không thể sử dụng cho vịt đẻ trứng.
Đó là do cách họ để gô tự khô trên nương, khi thu hoạch về không có kho bảo quản mà chỉ quây liếp để ngoài trời, mặc mưa gió nên bị nhiễm độc tốc afla toxin rất cao. Afla toxin không chỉ gây hại, mà còn là 1 chất rất khó bị phá hủy, gây ung thư ở người. Vì khó phân hủy nên nó là 1 chất độc tích lũy như chì, ben zen và những thuôc bảo vệ thực vật đã bị cấm DDT,... Ăn vào nó sẽ tích lũy dần trong cơ thể nếu nồng độ chưa đủ cao để gây ngộ độc cấp tính ngay lập tức. Tích lũy là cả trong thịt, không chỉ trực tiếp từ ngô!
Người làm hay sử dụng cám nhiều có thể phân biệt rất dễ dàng khi trong cám có tỷ lệ nội cao qua mùi, vì cách sấy khi những người thu gom mua lại của đồng bào dân tộc!