"đặc sản" nơi các cụ đang sống dư lào nhể

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,426
Động cơ
-272,190 Mã lực
Bánh Gai Bà Thi Quê em đây mời các cụ.


Ai đã về thành phố Nam Định hẳn không thể quên được "Bánh Gai Bà Thi" - một thứ bánh đã trở nên quen thuộc nơi thành phố Dệt này...

Bánh gai Nam Định đã có từ lâu lắm, nhưng bánh gai bà Thi thì chỉ mới xuất hiện từ năm 1978. Người ta vẫn nhớ những ngày đầu trên đường Trần Hưng Đạo về phía nhà kho bạc xuất hiện một hàng bánh gai, có một phụ nữ đứng tuổi, đẫy đà, nét mặt phúc hậu. xếp những chiếc khay nhôm trong một đôi quang gánh bằng mây vui vẻ bán hàng.. Đó chính là bà Thi, người Nam Định ở trong Nam ra. Bà đón tiếp khách rất niềm nở. Hẳn những người đã ăn bánh nơi đây vẫn còn nhớ cách bà hướng dẫn bóc bánh sao cho khỏi dính lá, cách ăn bánh sao cho khỏi rơi nhân. Có người nghiện bánh của bà đến nỗi ngày nào cũng ra ăn một, hai chiếc. Bà Thi không làm bánh mà mua tại cơ sở sản xuất của anh Bình “xoăn” ở phố chợ Hoàng Ngân. Bây giờ người con của bà ở 112 Trần Hưng Đạo – sau khi bà mất vẫn tiếp tục lấy bánh để bán chứ không sản xuất. Nguyên liệu làm bánh gồm: lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, dừa ,thịt mỡ. Những ai về Nam Định, hãy ghé qua nơi đây một lần.


Lá gai có thể nhiều nơi trồng, nhưng lá gai ít chát có độ ngậy và thơm hơn cả là lá gai Trực Ninh, Xuân Trường. Lá gai thu hoạch vào tháng ba, tháng tư trong năm. Phải chọn lá gai không sâu, ngắt cuống đem phơi rồi nghiền thành bột, sấy khô, đóng bao cất nơi cao ráo. Các nơi sản xuất muốn mua bao nhiêu chỉ cần gọi điện là ngày hôm sau bột lá gai được chuyển tận nhà. Thường một ki-lô-gam bột nếp với nửa ki-lô-gam bột lá gai có thể làm được hai mươi chiếc bánh. Nhân bánh gai phải dùng loại đỗ xanh vỏ mốc, đỗ này nở và thơm hơn đỗ thường.

Bánh gai làm bằng loại lá gai đúng tiêu chuẩn thường không đen kịt mà có màu xanh đen, ăn có vị thơm dẻo của gạo nếp, bùi bùi của đỗ xanh giã nhuyễn, dừa nạo và béo ngậy của thịt mỡ thái hạt lựu…mùi vị quyện vào nhau đầy bản sắc.

Ngon quá đi mất
 

koj.k0ol

Xe tăng
Biển số
OF-61121
Ngày cấp bằng
7/4/10
Số km
1,020
Động cơ
450,677 Mã lực
Nơi ở
Thủ Đô
khổ chỗ em đang ở đặc sản là tắc đường khói và bụi nhiều vô kể ạ... chưa tính đến đào đường và hố ga...
còn đặc sản quê em nà xịt dê cơm cháy....ui nhắc đến mà thèm tóa, đang đói :((
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,426
Động cơ
-272,190 Mã lực
Hôm nay không có món gì à các cụ ơi!
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,426
Động cơ
-272,190 Mã lực
Đói rồi ta lại đi kiếm cái gì ăn các cụ nhỉ.
Em nhớ ngày xưa ngày nhà còn ở NĐ đầu ngõ Làng Kênh những chiều đói bụng hay làm mấy khìn bánh cuốn lại ấm bụng ngay. Bây giờ mới biết nó là Đặc Sản của NĐ rồi nên em mang ra mời các cụ.



Có những món ăn theo ta suốt quãng đường trần. Bánh cuốn làng Kênh ăn một lần đã thấy nhớ...



Nhũng người làm bánh cuốn làng Kênh (Nam Định) có bí quyết riêng của họ và chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình.
Dụng cụ làm bánh cuốn nghe đơn giản nhưng rất cầu kỳ. Gáo múc bột phải bằng ống nứa tép, que cất và sểu nhân phải bằng tre, phía trong có lớp vải bảo ôn.
Vung nồi, phải đạt được hai yêu cầu kỹ thuật là thấm nước và giữ nhiệt, bánh mới chín nhanh.
Gạo làm bánh phải là gạo Mộc Tuyền loại ngon, gạo pha tạp bánh sẽ không trắng.



Bột bánh phải được xay tay bằng cối đá. Nhiều nơi xay bột bằng máy, bánh không ngon vì bột đã dở chín, dở sống.
Dầu tráng bánh ngày xưa là dầu lạc ép (tất nhiên phải là dầu ép đến đâu dùng đến đó). Bởi dùng mỡ bánh dễ bị khô và có mùi không ngon.
Ngày nay dùng dầu ô liu phải cho bay hết hơi dầu, bánh mới thơm có độ bóng và mềm. Mộc nhĩ, hành sau khi phơi tái, phi thơm phải giữ sao cho khô, nếu không bánh sẽ hấp hơi.
Người ta nói bánh cuốn là “cô nàng rất khó tính”, kể cũng không ngoa. Không cẩn thận một chút là mặc dầu tráng đúng kỹ thuật, bánh vẫn nhão và từ chuyên môn trong làng bánh nói là “bánh bị ma vầy”.


Ngay lá chuối để xếp bánh cũng kén lá chuối tây (goòng), nếu dùng lá chuối tiêu bánh sẽ đắng. Tốt nhất là chọn được lá có độ mềm lại không mang tính chát như lá rong đao (rong diềng).
Lau rửa lá, ủ bánh cũng không đơn giản. Vỉ cói sạch khô, đậy trên một lớp lá cũng phải khô, nếu không bánh cũng bị hỏng.
Nước mắm chấm bánh cuốn ngày xưa phải là nước mắm Ô Long, vàng óng và thơm. Ngày nay có thể dùng nước mắm ngon loại mười bốn ngàn đồng một lít.
Nguyên liệu pha nước chấm gồm có: nước mắm ngon, dấm thanh, đường trắng và gia vị cổ truyền. Nước chấm được pha theo tỷ lệ đặc biệt, khi ăn được vắt thêm một lát chanh. Mùa lúa còn có vài giọt cà cuống.


Những người làng Kênh không chở bánh đi rong để bán. Họ thường ngồi cố định ở một đường phố đông người qua lại, hoặc tại sạp một chợ nào đó có khách hàng quen ăn bánh cuốn Kênh.
Một số gia đình đã có mặt hàng ngay tại các phố, buổi sáng hoặc buổi tối vừa tráng vừa bán luôn nên bánh nóng và ngon.
 
Chỉnh sửa cuối:

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,426
Động cơ
-272,190 Mã lực
Em đang làm ở Hà Lội kụ à, 2/9 em về chơi kiểu gì cũng làm 2 đĩa cho đỡ cơn thèm \m/
ố... Thế dân ND à ?
Cụ về Làng Kênh mà chén nhé, em nói thật em ăn đủ các loại bánh cuốn nhưng bánh cuốn Làng Kênh là ngon nhất.
 

kh6d

Xe tăng
Biển số
OF-104163
Ngày cấp bằng
26/6/11
Số km
1,071
Động cơ
405,740 Mã lực
ố... Thế dân ND à ?
Cụ về Làng Kênh mà chén nhé, em nói thật em ăn đủ các loại bánh cuốn nhưng bánh cuốn Làng Kênh là ngon nhất.
Kô, e ở Hà Nam kụ à, mà NĐ với HNam, Ninh Bình cũng là 1 mà kụ ( Hà Nam Ninh). Tiện thể chào các đồng hương luôn \m/
 

Liziyeu

Xe hơi
Biển số
OF-94092
Ngày cấp bằng
5/5/11
Số km
164
Động cơ
403,210 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Nowhere I belong
Đói rồi ta lại đi kiếm cái gì ăn các cụ nhỉ.
Em nhớ ngày xưa ngày nhà còn ở NĐ đầu ngõ Làng Kênh những chiều đói bụng hay làm mấy khìn bánh cuốn lại ấm bụng ngay. Bây giờ mới biết nó là Đặc Sản của NĐ rồi nên em mang ra mời các cụ.

Cụ ơi cụ cũng dân gốc ở NĐ àh ? :)) Thế sao nick của cụ lại là 35 nhẩy :-/ .. Nhà e dưới kia cũng gần làng Kênh đây, hồi bé cũng ở đấy, mà sao em k biết cái món bánh cuốn này của cụ ? :P
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,426
Động cơ
-272,190 Mã lực
Cụ ơi cụ cũng dân gốc ở NĐ àh ? :)) Thế sao nick của cụ lại là 35 nhẩy :-/ .. Nhà e dưới kia cũng gần làng Kênh đây, hồi bé cũng ở đấy, mà sao em k biết cái món bánh cuốn này của cụ ? :P
Em là dân liên tỉnh cụ ạ. Đâu đâu cũng là nhà... Thiên hà cũng là quê hương mà.:D Còn 35N1169 là cái xe ngay xưa nhà em đấy ạ. Em còn có 18t. 18H.18Z hoặc 13.30.54 nữa cơ ạ. Nhưng ngày xưa có nhà và sống ở ngay chợ Kênh, đường Điện Biên chỗ mấy bà hay mang Bánh cuốn ra bán đó.
 

charged_pt

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-85433
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
1,064
Động cơ
416,516 Mã lực
nhân tiện mát giời nhà mình làm mâm thịt chó :D

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]"(PTĐT) Nếu như ai đó có nhắc đến đặc sản của vùng quê đất Tổ, chắc rằng câu cửa miệng, họ sẽ thốt lên: Hồng Hạc, bưởi Đoan Hùng, cá Anh Vũ chứ còn gì. Ấy thế mà vừa qua... làm một cuộc điều tra những món ăn nổi tiếng của đất Việt, một điều bất ngờ - người ta lại xếp thịt chó đứng trên một loạt các thực phẩm nổi tiếng khác, trong đó hai địa danh của “mộc tồn” được nhắc đến nhiều nhất là Việt Trì-Phú Thọ và Nhật Tân - Hà Nội.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Đấy nhé, “ Tây” họ điều tra chứ không phải “mẹ hát con khen hay”. Nhật Tân với ‘’chó thui đèn khò’’ thì chả biết, chứ Thành Dương, cán bộ của một cơ quan TƯ lên thường trú ở Việt Trì, thỉnh thoảng lại “trách móc”: Hỏng, lên Việt Trì giờ về không xơi được thịt chó Hà Nội. Còn tôi nhiều lần tiếp đồng nghiệp các báo ở thủ đô, về độ sành ăn thì khỏi phải nói. Thế nhưng, trước khi đứng dậy ra về, lòng dạ bồi hồi nhớ vợ con ở nhà thế là lại gọi nhà hàng làm một bọc về “nịnh” sau chuyến đi xa. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Có kẻ làm ăn tận trời Tây, bơ sữa đủ loại nhưng khi email, tâm sự, mỗi lần nhắc đến thịt chó Việt Trì nước miếng lại... tứa chân răng. Chả thế mà chị Tâm nhà ở Gia Cẩm, sống tận CH Séc chục năm, mỗi lần về quê là phải mò ngay đến quán thịt chó Hòa cho thỏa nỗi nhớ mong; trước khi lên máy bay còn phải làm cả một va ly thịt chó làm sẵn với đủ cả riềng mẻ, mắm tôm, ớt , riềng, lá mơ, củ xả… (riêng món mắm tôm thì phải cô đặc, gói kỹ, thế mà có lần xuýt hỏng ăn vì hải quan tưởng …ma túy).[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Anh Dũng- một tay cũng có thâm niên bơ sữa ở nước ngoài, lại có tý máu thơ phú, về nước thất nghiệp. Buồn tình, lấy thịt chó giải sầu, mời bạn bè đến đánh chén, mấy bạn rượu tấm tắc khen ngon và một sáng kiến có thể cho là thông minh nhất của những tay bợm rượu: Mày làm thịt chó ngon, mở quán đi đủ sống đấy và thế là “bước ngoặt” lớn đến với Dũng, cái sự cẩu quán theo anh từ bấy đến giờ và nó không những cho anh đủ sống mà còn giúp anh làm nên những tòa ngang dãy dọc. Chả thế mà có người nói vui:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thà rằng thịt chó lá mơ[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Còn hơn làm những câu thơ giả cầy.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Từ ngày cẩu quán đông khách, chả thấy Dũng ngó ngàng gì đến thơ phú nữa.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Còn con phố nhỏ người ta quen gọi với cái tên dốc Trừ sâu, mà chính ra là phố Đoàn Kết - giờ trở thành phố thịt chó với hàng dãy quán hai bên đường. Cứ mát giời, cuối tháng người xe ra vào nườm nượp. Và cũng đã có ý kiến sẽ lấy phố này làm phố ẩm thực của Việt Trì![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cuối năm, lại cuối tháng, gió mùa đông bắc từng cơn lùa về, trời lắc rắc mưa. Bạn hiền muốn tâm giao, còn gì thú vị hơn là đến một quán thịt chó để làm vài chén và thưởng thức món “sống ở trên đời…”, cái giá lạnh cuối mùa dường như cũng tan đi sau những vị nồng cay, béo đậm.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Trời vẫn mưa và rét, bạn bè, dân nhậu, người làm ăn... đổ đến các quán thịt chó. Mỗi quán có một “thế mạnh”, kẻ hay món dồi, người giỏi món chả, có quán lại phát huy phong cảnh đồng quê, ngổn ngang rơm rạ… Một khu phố thịt chó mọc lên ở dốc Trừ sâu, một Thanh Bình nép sau Đại lộ, một Đồng quê nhưng lại nằm trên phố thị… thế mà vẫn chật cứng người. Kẻ nào chậm chân, đến muộn thì nhận được từ chủ nhà cái xoa tay khét lẹt: Các bác thông cảm, nhà em hôm nay “cháy” chó![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Quán Thanh Bình, khuất sau ồn ào phố xá. Mấy dãy nhà ngang, dọc, tầng trên tầng dưới đặc kín người, tất cả đều đông vui như nhà có giỗ. Không có tiếng chó rít lên thê thảm, không có cảnh người vặt lông chó rồi thui rơm nghi ngút ngoài đường, tất cả đã xong xuôi từ sáng sớm. Chủ nhà đon đả: Mấy bác xơi gì có ngay. Một chiếc chảo mỡ đen nhánh, sôi liu riu trên bếp, hất lên, hất xuống thế là xong món dồi chó để người ta ăn khi “sống trên đời”. Bếp than hồng rực, chú nhỏ giúp việc tay thoăn thoắt xoay xiên chả đang chuyển sang màu vàng sậm, một tay rưới đều thìa mỡ, để lát nữa thôi thực khách phải thốt lên rằng: “ Không gì ngon bằng chả chó và không sợ gì bằng trả miếng!”. Người ta đến với thịt chó không những vì nó là món ngon, rẻ, bổ mà còn tìm đến đây giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống, nôm na vẫn gọi là...giải đen(?). Riềng, húng chó, sả, ớt, mắm tôm cùng với “mộc tồn” 7 món, tất cả đã sẵn sàng cho những đỏ đen vận hạn ra đi, cho những cuộc thù tạc bạn bè sắp đến. Chỉ hai ba trăm ngàn một mâm là bạn bè được một bữa thoải mái, lại ngất ngây trong men rượu và cảnh trung du phố thị hoặc đồng quê thời đổi mới. Nhiều cơ quan, đơn vị mỗi lần tổng kết, họp hành hay chiêu đãi binh sĩ chầu thịt chó. Hoặc có khách đường xa muốn tìm hiểu đặc sản địa phương, ra quán cá thì hơi chát, mà không muốn mất lòng bạn thì thịt chó Việt Trì là giải pháp tối ưu. Đặc biệt, khi mà thực phẩm thời cúm gia cầm cứ lên vùn vụt, thì thịt chó lại lên ngôi, nhiều nơi, đám cưới dùng toàn thịt chó.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Có anh lái xe đường dài kiêng cữ rất kỹ, nhưng cứ “ngoài mồng” là phải làm một chầu thịt chó đã đời sau những mười ngày kiêng cữ! Có người ăn thịt chó như nghiện, ngày nào ăn cũng được! Chả thế có người đã thốt lên, ước mơ “giản dị” của mình đó là lúc nào cũng có : Rừng rau thơm, núi thịt chó, biển rượu ngang và một thành phố…người đẹp. Còn mấy bác Hàn Quốc cũng có phong tục ăn thịt chó như ta, từ ngày tỉnh kêu gọi đầu tư, từ đất nước giá lạnh sang đây, khi thưởng thức cầy tơ cũng phải khẳng định thịt chó Việt Trì ăn đứt cái món thịt chó hầm nhừ của họ. Còn anh bạn quê miền trung có món “chè chó” ngọt lừ sau khi được bạn gái Việt Trì cho thưởng thức thịt chó Việt Trì là “quên đường về” luôn, vội vàng năn nỉ ông bà ngoại cho ở rể. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thịt chó Việt Trì với những “thương hiệu” nổi tiếng như: Đồng Quê, Thanh Bình, A Hoàn, … khách hàng ngày một đông, cẩu quán cũng nô nức khai trương. Thịt chó không chỉ là món ăn dân giã nữa mà đã leo lên hàng đặc sản được “Vua biết mặt, chúa biết tên”. Thịt chó Việt Trì đã vượt qua khỏi cầu Việt Trì tiến về xuôi, từ Vĩnh Yên đến Hà Nội đã nhiều nơi treo biển “ Đây rồi! Thịt chó Việt Trì”. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mỗi quán có bí quyết riêng, nhưng theo chủ quán thịt chó T cho biết “ bí quyết” của mình: Đầu tiên là cứ phải lựa “nhất đốm, nhì khoang, tam vàng, tứ vện”. Bọn em phải lựa kỹ từng con, chó tơ đặt các thợ chuyên nghiệp, chứ chó đánh bả của mấy tay nghiện hút cho cũng không lấy, dùng nó mất uy tín ngay.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Nếu như túi tiền hơi mỏng mà lại mát giời, thì lên chợ Minh Phương (chợ họp vào buổi chiều) thì tha hồ lựa chọn. Hàng chục phản thịt chó kéo dài hàng chục mét. Muốn mua gì cũng có, muốn tự tay chế biến cho hợp khẩu vị thì mua thịt sống, muốn không phải làm thì mua thịt chín, đủ cả 7 món nóng hôi hổi. Rau thơm , riềng, xả, ớt…miễn phí. Tuy rằng thịt chó chợ nhưng cũng phải có uy tín, chị Hà khéo tay, ăn nói mặn mà hàng đắt như tôm tươi, có ngày mổ hơn chục con mà bán hết veo. Một mình không hết việc, chị huy động cả nhà “vào cuộc”, chồng và mấy nhân công ở nhà giết mổ chế biến, mẹ chồng và em chồng ra phụ bán. Nhưng cũng có hàng cả ngày bán chưa nổi một con, buôn bán chỉ đủ ăn. Và từ khi cúm gia cầm, nhiều người bán thịt gà quay sang bán thịt chó. Không chỉ riêng chợ Minh Phương mà chợ Trung tâm và các chợ trong TP xuất hiện nhiều hàng thịt chó và ít khi họ phải mang hàng về mỗi khi tan chợ.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mấy ông bạn làm Đông y, mỗi lần đi nhậu, bệnh nghề nghiệp nổi lên cao giọng phán: Thịt chó vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, yên ngũ tạng. Cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương, ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu … cho nên mỗi lần đi ăn thịt chó là ta ăn hộ cho …chị em ở nhà.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Và trong một lần ngất ngây RTC, các bợm nhậu lại kiến nghị: Sao ta không làm tí thương hiệu cho thịt chó Việt Trì? Biết đâu lại có một “ Liên hiệp các xí nghiệp thịt chó” ở Việt trì?"[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]em mà có súng ống bắn phá lúc nướng chả thì cả mùi riềng cháy nó bay vào hình luôn :))
[/FONT]
 

charged_pt

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-85433
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
1,064
Động cơ
416,516 Mã lực
nhà cụ giống em, quê nội Nam Định quê ngoại Phú Thọ :)
Em là dân liên tỉnh cụ ạ. Đâu đâu cũng là nhà... Thiên hà cũng là quê hương mà.:D Còn 35N1169 là cái xe ngay xưa nhà em đấy ạ. Em còn có 18t. 18H.18Z hoặc 13.30.54 nữa cơ ạ. Nhưng ngày xưa có nhà và sống ở ngay chợ Kênh, đường Điện Biên chỗ mấy bà hay mang Bánh cuốn ra bán đó.
 

Be Grace

Xe điện
Biển số
OF-75119
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
4,215
Động cơ
462,170 Mã lực
Ngoài bia rượu và vô số các món nhậu khác ra, thì tớ thích bún ốc ở ngõ chợ Đồng Xuân (bún ốc ngày xưa ấy nhé, do bà cụ bán, bây giờ bà cụ chết rồi, cô con dâu bán không được ngon bằng bà cụ. Chẹp chẹp thật nóng-thật cay, nhắc tới thèm tóa)



Và món ốc vặn nóng, trước ở đầu phố nhà em. Ăn vào mùa đông thì tuyệt cú mèo
đang đói ..thèm nhỏ dãi ..cụ cho em cái địa chỉ chính xác 2 cái món này với cụ ..thanks cụ
 

Be Grace

Xe điện
Biển số
OF-75119
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
4,215
Động cơ
462,170 Mã lực
Đặc sản quê em đây, e khẳng định là rất nhiều kụ OF nhà mình từng thưởng thức rồi

Bánh cuốn chả Phủ lý, nói đến lại thèm :38: ~X(, chẳng lẽ mai cuối tuần lại về quê ăn cho đỡ nhớ :(





huhuhuh Phủ Lý xa quá ..................nhìn mà chết thèm thoai ..đói quá
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,319
Động cơ
555,068 Mã lực
Bánh gai trông ngon quá
thực ra VN có bao nhiêu là đồ ngon, đáng lẽ người Nhật, người Mỹ đi làm kiếm tiền chỉ để đến VN tắm biển và ăn nhậu mới đúng \m/
 

Be Grace

Xe điện
Biển số
OF-75119
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
4,215
Động cơ
462,170 Mã lực
Quê em chẳng có đặc sản gì, cứ dân dã dư lày thôi: Ăn liên tục ba sọi năm vẫn không thấy chán mới chết chứ lị.




em đi chết đây ... hẹn 30 phút sau gặp lại ..đang đói ..vào thớt này đúng là giết người
 

Be Grace

Xe điện
Biển số
OF-75119
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
4,215
Động cơ
462,170 Mã lực
Đặc sản đất quê em, mời cụ về ăn chơi ^^
Cá sau khi được chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm... Theo người dân sở tại, món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa (nhiều nơi gọi là sợi mỳ gạo) dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon.


nộm sứa là một món ăn ngon có tính thanh mát rất tốt cho sức khỏe.món ăn được kết hợp từ sứa(đã được sừ lý bằng công nghệ sấy khô),thịt bò khô,gà xé và một số loại rau củ ăn cùng một loại nước chấm được pha chế đặc biệt.là một món ăn mới có xuất xứ từ thị trấn Diêm Điền_TB.hiện nay nộm sứa đã chiếm được cảm tình của rất nhiều thực khách và là một món ăn được ưa thích trên các bàn tiệc tại các khu du lịch biển trên cả nước


Gỏi NhệchGỏi nhệch có ở rất nhiều nơi, đặc biệt là ở những vùng quê ven biển: Thái Bình, Thanh Hóa, ... nhưng ngon hơn hết và đặc biệt hơn vẫn là gỎi của vùng quê Diêm Điền Thái Bình. Mọi nơi đều có cách ăn gỏi riêng Thái Bình thì chấm gỏi bằng mắm tôm có cách thức pha chế đặc biệt.con nhệch nhìn giống con lươn nhưng có màu da xanh và phần đầu dẹt hơn.gỏi nhệch ăn cùng với chuối xanh bánh đa và rất nhiều loại lá ăn gém.uống rượu với gỏi nhệch thì ko có gì khoái hơn.ngoài ra nhệch xào chuối, nhệch nấu chuối cũng là những mòn ăn tuyệt vời


cá nhệch nè

Ổi Bo Đã từ lâu, ổi Bo Thái Bình đã trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ đối với những người con sinh ra ở đất Thái Bình mà còn được biết đến ở nhiều tỉnh thành khác. Ổi Bo đã trở thành "đặc sản” được nhắc đến trong văn hoá ẩm thực của người Thái Bình.


Bánhh Cáy :Những hôm tiết thời se lạnh, có đĩa bánh cáy xắt miếng, ăn nhẩn nha bên ấm trà xanh nóng thì thật tuyệt vời. Cảm giác ngọt, bùi, béo đan chen độ giòn lép xép, độ dẻo, độ dai mềm mại, người ăn thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Vị gừng hơi cay, nhưng nóng làm cho người ăn cảm giác như khỏe ra, tiết trời như ấm lại.


Cá KhoaiTrước đây cá khoai là cá dùng cho nhà nghèo (rẻ như khoai mà/bán theo chục một).nhưng giờ lại là một món ăn ai về Thái Thuy Thái Bình cũng mong 1 lần thưởng thức. Cách nấu cũng đơn giản thôi một là nấu chua hai là nấu với dau diếp ,nẩu cá khoai cũng tuyệt vời, chủ yếu là phải ăn nóng.



Bánh Cốm Thanh Hương
Dù ai đó không thích đồ ngọt đi chăng nữa, nhưng đã nếm bánh cốm Thanh Hương một lần hẳn nhớ mãi hương vị. Những hạt nếp xanh màu lá lúa, thơm nức, ngọt ngào, từ bao đời làm nên thứ bánh ''quốc tuý, quốc hồn'' dân tộc là bánh chưng, bánh dầy. Cái tinh tuý của hạt gạo mới ấy thời kinh tế thị trường vẫn có cơ hội nổi trội giữa trăm ngàn loại bánh ngon, của lạ trong ngoài nước. Bánh cốm Thanh Hương, thành lễ vật ngày ăn hỏi, chạm ngõ nối duyên chồng vợ. Thưởng thức món quà từ hạt gạo quê, nào mấy ai biết rằng, những hạt cốm đó lại có xuất xứ từ làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (Vũ Thư), một xã nằm ven sông Hồng êm ả, vốn thanh bình như tên gọi.


Đặc sản tinh thần- Chùa keoChùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được coi là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Chùa Keo thờ Đại sư Không Lộ - một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam; một danh y được truyền tụng chữa "Bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ"; một nhà thơ lớn thời Lý... Ngoài thờ Phật và đại sư Không chùa Keo còn có bàn thờ bà Lại Thị Ngọc Lễ, người chẳng tiếc ngàn vàng tìm mua gỗ tốt, tìm thuê thợ giỏi dựng điện thờ Phật.

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì chùa Keo có từ rất lâu đời nhưng phải đến năm 1067 chùa mới được liệt vào hàng các danh thắng đứng đầu cả nước. Năm 1611 do ảnh hưởng của mực nước Sông Hồng, chùa được di dời, lập lại chùa mới ở vùng đất hiện nay.
Toạ lạc trên một diện tích rộng gần 108.000 m2, trong đó diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc chiếm tới 58000 m2 đẹp nguy nga và hùng vĩ


đưa em về quê mình.....
thái bình ơi thái bình
con cá nhệch trông ghê quá cụ ơi ....................................
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top