[Funland] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,920
Động cơ
385,079 Mã lực
Phạm Xuân Ẩn: “Vì sao CIA quyết định loại bỏ Ngô Đình Diệm“
Trả lời: “một trong những lý do khiến CIA loại bỏ Diệm là vì ông ta chống lại việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam !”…

Lời đáp đó được Phạm Xuân Ẩn ghi vào bản phân tích gửi ra Hà Nội (về đảo chính 1.11.1963). Hơn 30 năm sau, nhận định trên của Phạm Xuân Ẩn được cựu điệp viên CIA hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia là Sedgwick Tourison xác nhận qua cuốn Secret Army - Secret War (NXB Naval Institute Press Annapolis MD.USA, 1995) như sau:
“Tổng thống Diệm muốn nhận được viện trợ của Mỹ nhưng lại không muốn quân đội Mỹ có mặt ở Việt Nam (…) Diệm sợ rằng nếu lực lượng bộ binh của Mỹ vào Nam Việt Nam thì quân Trung Cộng (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - GH) có thể nhảy vào phía Bắc” sẽ làm bùng nổ chiến tranh trên qui mô lớn và đổ máu triền miên…
(Theo bản Việt dịch của nhóm Thiên Bảo với tựa: “Đội quân bí mật - Cuộc chiến bí mật” - NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2004, tr 59).
Song khi ấy (1963) Hà Nội chưa tin hoàn toàn vào phân tích trong báo cáo trên của Phạm Xuân Ẩn. Không ít vị ở trung ương cho rằng sau ngày loại bỏ Diệm - thì Mỹ sẽ tìm cách rút khỏi Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn đã “phá lên cười và nói rằng không có chuyện ấy đâu ! Người Mỹ sắp kéo vào đấy (...) hãy chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với một cuộc chiến tranh lớn” (Larry Berman, sđd tr. 256).
Thực tế xảy ra đúng với lời Phạm Xuân Ẩn báo trước.
Phạm Xuân Ẩn cũng biết bên Ngô Đình Diệm - Ngô Đình NhuTrần Kim Tuyến đã có Phạm Ngọc Thảo, người bạn thân của ông cũng đang hoạt động tình báo cho Hà Nội. Phạm Ngọc Thảo (trung tá, thời điểm năm 1963) là người có uy tín và có thực lực trong quân lực VNCH. Ông cùng với người chỉ huy trực tiếp của mình là tướng Trần Thiện Khiêm chủ trương chỉ thay đổi cơ cấu của chế độ Ngô Đình Diệm, chứ không giết chết ông Diệm. Nên khi tiếp quản dinh Gia Long và vào Chợ Lớn lục soát nhà Mã Tuyên, đều không thấy hai anh em ông Diệm - Nhu ở hai nơi đó, Phạm Ngọc Thảo thốt lên: “Nguy rồi !”.
“Nguy” ở đây là nguy cho tính mạng của hai ông Diệm - Nhu.
Bởi lẽ, trong Hội đồng Quân nhân cách mạng (phe đảo chánh) có hai khuynh hướng:
* Một: nhổ cỏ tận gốc, tức là phải giết hai ông Diệm - Nhu trừ hậu họa.
* Hai: vẫn giữ Ngô Đình Diệm làm tổng thống (trên danh nghĩa), thay đổi thực chất cơ cấu chế độ Đệ nhất Cộng hòa (dân chủ hóa và cởi mở ngoại giao với Hà Nội hơn), đưa Ngô Đình Nhu ra nước ngoài.
Trung tá Phạm Ngọc Thảo (cùng một số lãnh đạo trong Hội đồng Quân nhân cách mạng - trong đó có tướng Trần Thiện Khiêm) nghiêng về chủ trương thứ hai, muốn đưa cả hai ông Diệm - Nhu vào một địa điểm an toàn để xúc tiến phương án đã định.
Nhưng việc lỡ làng khi Phạm Ngọc Thảo đến nhà Mã Tuyên sáng sớm 2.11.1963, lúc hai ông Diệm - Nhu đã rời khỏi đó vào 5 giờ 15 phút, sau một đêm thức trắng.
Mã Tuyên là ai?
Mã Tuyên là Bang trưởng của 11 bang người Hoa ở Chợ Lớn. Ông tạo được ảnh hưởng mạnh đối với các bang hội của người Hoa trên toàn miền Nam Việt Nam, vì thế người Hoa gọi Mã Tuyên là “kiều lãnh”.
Mã Tuyên được Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội của Phủ tổng thống (là Trần Kim Tuyến) dàn xếp để Sở Cảnh sát đặc biệt không làm phiền hà trong công cuộc kinh tài thời ấy của Mã. Đổi lại Trần Kim Tuyến đề nghị Mã Tuyên góp công của vận động cho liên danh Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ được thắng cử. Nên hai ông Diệm - Nhu tin cẩn Mã Tuyên.
Đêm 1.11.1963, ra khỏi dinh Gia Long, họ đã chạy về ẩn trong nhà Mã Tuyên. Đêm đó (mượn chữ của nhà văn Lê Tất Điều để nói) là “đêm dài một đời” của Bang trưởng Mã Tuyên. Thực vậy, đến sáng hôm sau 2.11, vì bị ghép tội (trước mắt): “chứa chấp hai anh em họ Ngô”, Mã Tuyên đã thực sự bước vào “một cuộc đời khác” đầy lao lý đón chờ ông ở ngay ngưỡng cửa nhà riêng. Bởi từ đó ông bị bắt, trải gần 4 năm qua nhiều trại giam, từ khám Chí Hòa cho tới Côn Đảo…
Cũng từ 2.11, một số nhật báo Sài Gòn thổi phồng, phóng đại nhiều chuyện “động trời” khi nhắc đến Mã Tuyên, xem ông là “một tay kinh tài khét tiếng” cung cấp tài chính để Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu củng cố chế độ gia đình trị và đàn áp Phật giáo. Thế nên, họ đã tịch biên gia sản của Mã Tuyên và công khai đem ra bán đấu giá. Một số người Hoa hào hiệp đã góp tiền mua lại các món đồ quý bị phát mãi đó, rồi âm thầm tìm cách trao lại cho gia đình Mã Tuyên đang cơn tan nát. Mã Tuyên có 4 người vợ chính thức, với 20 người con, bị ảnh hưởng nặng nề sau đêm “tai bay vạ gió” đó.
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,920
Động cơ
385,079 Mã lực
Tổng thống Ngô Đình Diệm tiễn đại sứ Mỹ Cabot Lodge rời dinh Gia Long lúc gần trưa 1.11.1963 và quay lại phòng họp - ông không ngờ mỗi bước đi của ông lúc đó đang nhích gần đến cái chết…


Bởi, chưa đầy ba tiếng đồng hồ sau, lúc 13 giờ 30 - tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ vang giữa đô thành Sài Gòn. Lực lượng quân đội nổi dậy do tướng Dương Văn Minh đứng đầu đã nhanh chóng đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, Đài phát thanh, phi trường Tân Sơn Nhất và trấn áp hiệu quả một số ổ kháng cự trọng yếu khác. Xế chiều, họ siết chặt dần vòng vây Phủ tổng thống (dinh Gia Long - nay là Bảo tàng TP. HCM, số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1).
Để đối phó, tổng thống Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu tìm kế trì hoãn bằng cách yêu cầu Hội đồng các tướng lãnh (danh xưng của phe đảo chánh - còn gọi: Hội đồng Quân nhân cách mạng) cử người vào Phủ tổng thống thương nghị. Nhưng phía đảo chánh đã bác bỏ. Tổng thống Diệm quay sang liên lạc với đại sứ Mỹ Cabot Lodge qua điện thoại (lúc 16 giờ chiều) để hỏi lập trường của Mỹ thế nào trước biến động đang xảy ra ?
Cuộc điện đàm trên giữa tổng thống Diệm và Cabot Lodge được Tòa đại sứ Mỹ ghi âm, kiểm thính và chép thành văn bản lưu trữ trong hồ sơ tối mật ở Bộ Quốc phòng Mỹ, tiết lộ và công bố tại Việt Nam qua bản dịch của Lan Vi - Hồng Hà và Dương Hùng - nguyên văn:
DIỆM: Một vài đơn vị đã làm loạn, tôi muốn biết thái độ của nước Mỹ ra sao ?.
LODGE: Tôi cảm thấy không được thông báo đủ tin tức để có thể nói với ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không được biết hết các sự kiện. Hơn nữa lúc này là vào 4 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn (Washington) và chánh phủ Mỹ không thể nào (kịp thời) có một quan điểm (cụ thể) được.
DIỆM: Nhưng hẳn là ngài đã có những ý tưởng khái quát. Dầu gì tôi là một Quốc trưởng. Tôi đã cố gắng làm nhiệm vụ của tôi. Tôi muốn làm lúc này điều mà trách nhiệm và lương tri đòi hỏi. Tôi tin tưởng vào trách nhiệm trên hết.
LODGE: Ngài chắc chắn đã làm (tròn) bổn phận của ngài. Như tôi đã thưa với ngài mới hồi sáng nay (1.11), tôi thán phục sự can đảm của ngài và những đóng góp to lớn của ngài cho xứ sở ngài. Không một ai có thể lấy được của ngài sự tín nhiệm về tất cả những điều ngài đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn của ngài. Tôi có tin là những người có trách nhiệm trong hoạt động hiện nay (phe đảo chánh) đề nghị để ngài và bào đệ của ngài xuất ngoại nếu ngài từ chức. Ngài có nghe thấy điều ấy chưa?.
DIỆM: Chưa…
Thế là đã rõ. Đại sứ Mỹ dùng “ngôn ngữ ngoại giao” để tế nhị cảnh báo và đưa ra lời đề nghị tổng thống Diệm từ chức, cùng em ruột của ông (cố vấn Ngô Đình Nhu) ra nước ngoài!
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,920
Động cơ
385,079 Mã lực
Đây cụ:
Ngô Đình Nhu vạch kế hoạch “phản đảo chánh” mang mật danh “Bravo I và II“

Nếu kế hoạch "phản đảo chánh" của Ngô Đình Nhu thành công sẽ “có một cuộc tắm máu - trong đó một số người Mỹ cũng như người Việt sẽ bị giết chết” (Robert Shaplen)…

Lẽ ra cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm xảy ra hồi tháng 8, hoặc cuối tháng 10.1963 nhưng bất thành - bởi các đầu mối tình báo của Ngô Đình Nhu phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường trong quan hệ giữa các tướng lãnh Sài Gònvới Tòa đại sứ Mỹ - đặc biệt là các tài liệu liên quan đến âm mưu lật đổ.
Nhận báo cáo, Ngô Đình Nhu “tương kế tựu kế” bí mật cùng các tướng lãnh tâm phúc phác thảo kế hoạch “đảo chánh giả” để tiêu diệt “đảo chánh thật”. Theo đó, vài ngày sau lễ Quốc khánh 26.10.1963, tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Quân đoàn 3 (đang nắm giữ lực lượng quân đội chính quy trong khu vực thủ đô) sẽ cùng đại tá Lê Quang Tung - chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt (được phép hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH) kết hợp Liên binh phòng vệ Phủ tổng thống trung thành với hai ông Diệm - Nhu, sẽ bắt tay thực hiện chiến dịch mang tên Bravo qua hai giai đoạn (do Robert Shaplen nêu trong cuốn “The Lost Revolution” - được dịch và in lại qua “Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài - Người Mỹ làm thế nào để giết tổng thống Việt Nam” - tài liệu đd ở Kỳ 16):
* Giai đoạn 1 (Bravo 1): “Để đánh lừa người Mỹ và các tướng đang mưu toan đảo chánh, đại tá Tung (Lê Quang Tung) sẽ gởi một vài đơn vị của ông (lực lượng đặc biệt) ra khỏi Sài Gòn, nói là đi hành quân.
Trong khi đó, các lực lượng trung thành khác cùng với các đơn vị thiết xa (thiết giáp) sẽ bí mật bố trí quanh thành phố (Sài Gòn). Rồi bất thần, các đơn vị cảnh sát và những toán phá rối làm ra vẻ chống Diệm để tạo một cuộc nổi dậy giả (đảo chánh giả). Hai ông Diệm - Nhu ngay trong giờ đầu hành động sẽ ra Vũng Tàu - nơi đây đã đặt sẵn một bộ chỉ huy có đầy đủ phương tiện liên lạc. Hai ông làm như thể đã “thoát được một cuộc nổi dậy”.
Một chính phủ cách mạng giả hiệu ở Sài Gòn sẽ ra tuyên cáo về chương trình mới. Và một vài tù nhân chính trị có tiếng tăm sẽ được thả ra khỏi nhà tù. Những toán du đãng khác được chiêu mộ khi ấy sẽ bắt tay vào hành động và sẽ có một cuộc tắm máu…”.

* Giai đoạn 2 (Bravo 2): “Trong vòng 24 giờ, “để tái lập trật tự” - các tướng Đính (Tôn Thất Đính), Cao (Huỳnh Văn Cao) sử dụng quân đội của họ quanh Sài Gòn, sẽ tấn công chiếm (giả vờ như tái chiếm) thành phố. Giai đoạn 2 này của cuộc “đảo chánh giả” gọi là Bravo 2. Và cuối cùng, hai ông Diệm - Nhu sẽ trở về từ Vũng Tàu như những vị anh hùng !”.
Nhưng cuộc “tắm máu” như Robert Shaplen nhắc đến đã không xảy ra, vì kế hoạch Bravo phá sản, do một mắc xích quan trọng trong hàng ngũ tướng lãnh trung thành với Diệm - Nhu là tướng Tôn Thất Đính đã ngã sang phía Hội đồng Quân nhân cách mạng (phe đảo chánh) vào những ngày cuối. Nên khi bị bao vây, hai ông Diệm - Nhu liên lạc điện thoại với tướng Tôn Thất Đính nhưng tướng Đính không trả lời. ...


Khá khó hiểu là phía Mỹ họp với câc tướng đào chính rất nhiều buổi mà Diệm Nhu không nắm được chút gì.

Chẳng nhẽ mật vụ của Diệm kém thế?
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
6,870
Động cơ
301,746 Mã lực
Ông Trần Văn Chương theo đạo Phật nên không thể chấp nhận Diệm Nhu Xuân đàn áp Phật giáo nên ông từ chức Đại sứ VNCH tại Mỹ và từ mặt cả gia đình phía Diệm.
Ngày 17/10/1963, mẹ con Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy đến nhà riêng của ông tại Washington nhưng ông bà lánh mặt.
Có 1 tấm ảnh tả thực khá đúng về Trần Lệ Xuân: Đứng chống nạnh trước cửa nhà bố mẹ khi bấm chuông không ai mở cửa:

DDQ3KgZ.jpg

Sau khi đảo chính, mẹ con Trần Lệ Xuân sang Châu Âu, ông bà Chương ở lại Mỹ. Có tin là sau này hai bên có liên hệ lại với nhau nhưng rất lạnh nhạt.

Năm 1986 ông bà Chương bị giết bởi chính con trai (em trai Trần Lệ Xuân) là Trần Văn Khiêm. Tòa Mỹ kết luận là Khiêm giết cha mẹ trong tình trạng tâm thần và trục xuất ông ra khỏi Mỹ (về Pháp).

Như vậy đại gia đình Trần Lệ Xuân có đến gần chục người bị chết bất đắc kỳ tử là cha mẹ (ông bà Khiêm), chồng (Nhu), các anh em chồng (Diệm, Cẩn) và các con gái (Lệ Thủy, Lệ Quyên - đều vì tai nạn ô-tô).

Lời xin lỗi muộn màng: Tháng 10/1996, Trần Lệ Xuân đã chính thức lên tiếng xin lỗi các Phật tử và hòa thượng Thích Quảng Đức về những lời nói và việc làm của bà ta năm 1963.
Bà Lệ Quyên tn xe máy ở italia cụ ơi.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
7,356
Động cơ
512,510 Mã lực

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,028
Động cơ
430,666 Mã lực
Mẽo chứ, hội kia tuổi gì, nếu Diệm vẫn còn thì còn lâu mới giải phóng được.
Diệm còn tức là Mỹ không trực tiếp oánh, thử hỏi các tướng ngoẹ có tay nào có tư duy đấu được ngoài này? Hay xuyên không đưa Lê Minh Đảo lộn về thời 6x đánh trận?
 

CTTVDKT

Xe tải
Biển số
OF-794814
Ngày cấp bằng
26/10/21
Số km
409
Động cơ
22,339 Mã lực
Tuổi
34
Em đánh dấu theo dõi.
 

Bemagauvn

Xe điện
Biển số
OF-727839
Ngày cấp bằng
3/5/20
Số km
2,186
Động cơ
-432,875 Mã lực
Diệm còn tức là Mỹ không trực tiếp oánh, thử hỏi các tướng ngoẹ có tay nào có tư duy đấu được ngoài này? Hay xuyên không đưa Lê Minh Đảo lộn về thời 6x đánh trận?
Cái này em cũng thấy giống cụ. Thua thì không ai bàn đến.
Còn ngoài này thì quá nhiều tướng giỏi… Tướng Tấn, Tướng Dũng, Tướng Thảo, Tướng Giáp, Tướng Định…
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
6,870
Động cơ
301,746 Mã lực
Biểu tình 1963 (80).jpg

Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, một trong những tướng lĩnh cao cấp đảo chính lật đồ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963
Biểu tình 1963 (75).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (76).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, và Tướng Nguyễn Văn La (trái) họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (77).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (78).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (79).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Tướng thì phải uy lỳ. Thanh thái. Đây nhìn ông Đính trợn mắt phùng mang dặn dộ như diễn viên tuồng đang lai chim..
 

thanhcong2002

Xe buýt
Biển số
OF-732959
Ngày cấp bằng
16/6/20
Số km
892
Động cơ
-10,508 Mã lực
Tuổi
24
Thêm tư liệu về ông Nhu đã từng được chính phủ DCCHVN bổ nhiệm.
Trich nguồn Văn hoá Nghệ An
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,124
Động cơ
1,072,604 Mã lực
Anh em Diệm-Nhu có biết âm mưu đảo chính không?
Sau khi Đại sứ Nolting, người bênh vực Ngô Đình Diệm, bị cách chức bất ngờ, thay bằng Cabot Lodge thì Ngô Đình Diệm hiểu rằng Mỹ sẽ "xử" mình.
Anh em Diệm Nhu biết âm mưu đảo chính từ đầu tháng 9/1963. Hai ông có trong tay danh sách những người chủ mưu đảo chính: Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu.... và những sĩ quan khác. Nhưng không hề nghi ngờ Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu
Những tướng lĩnh VNCH cũng nghi kỵ nhau, nhiều người cũng muốn lật Diệm, nhưng chưa dám đăng ký tham gia.
Để bắt được hết chóp bu lẫn lau nhau tham gia đảo chính, Ngô Đình Nhu đã xây dựng kịch bản như Hollywood
Ngô Đình Nhu cho xây dựng hai cuộc đảo chính tên là BRAVO I và BRAVO II
BRAVO I là cuộc đảo chính giả, nhử mồi để những người chống đối hai ông Diệm-Nhu lộ diện
Với rất nhiều đơn vị lính trung thành với chế độ trú đóng xung quanh Sài Gòn, các lực lượng này sẽ tấn công một số mục tiêu đã được định sẵn trong thủ đô.
Khi cuộc tấn công bắt đầu, Tổng thống Diệm và ông Nhu sẽ thoát xuống Vũng Tàu.
Sau nhiều ngày vô luật lệ và xáo trộn, chính phủ của phe phản loạn sẽ ra mặt.
Lúc đó những lực lượng lính trung thành với chính phủ Diệm sẽ tiến vào Sài Gòn và tiêu diệt phản loạn trong kế hoạch "phản đảo chính" với mật danh là BRAVO II.
Theo kế hoạch này, ông Nhu tiên đoán là "chúng ta sẽ lừa bọn tay sai của Mỹ rúc hết vào một cái rọ trong thủ đô".
Nhưng thật rủi cho anh em Diệm-Nhu, ông Nhu vì quá tin nên giao kế hoạch làm đảo chính giả cho Tướng Tôn Thất Đính thực hiện.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,124
Động cơ
1,072,604 Mã lực
Lẽ ra cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm xảy ra trước tháng 10/1963 nhưng bất thành - bởi các đầu mối tình báo của Ngô Đình Nhu phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường trong quan hệ giữa các tướng lãnh Sài Gòn với Tòa đại sứ Mỹ - đặc biệt là các tài liệu liên quan đến âm mưu lật đổ.
Nhận báo cáo, Ngô Đình Nhu “tương kế tựu kế” bí mật cùng các tướng lãnh tâm phúc phác thảo kế hoạch “đảo chánh giả” để tiêu diệt “đảo chánh thật”.
Theo đó, vài ngày sau lễ Quốc khánh 26/10/1963, tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Đô thành Sài Gòn (đang nắm giữ lực lượng quân đội chính quy trong khu vực thủ đô) sẽ cùng Đại tá Lê Quang Tung - chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt (được phép hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH) kết hợp Liên binh phòng vệ Phủ tổng thống trung thành với hai ông Diệm - Nhu, sẽ bắt tay thực hiện chiến dịch mang tên Bravo
- Giai đoạn 1 (Bravo I): “Để đánh lừa người Mỹ và các tướng đang mưu toan đảo chánh, Đại tá Lê Quang Tung sẽ gửi một vài đơn vị của ông (lực lượng đặc biệt) ra khỏi Sài Gòn, nói là đi hành quân.
Trong khi đó, các lực lượng trung thành khác cùng với các đơn vị thiết xa sẽ bí mật bố trí quanh thành phố (Sài Gòn). Rồi bất thần, các đơn vị cảnh sát và những toán phá rối làm ra vẻ chống Diệm để tạo một cuộc nổi dậy giả (đảo chánh giả). Hai ông Diệm - Nhu ngay trong giờ đầu hành động sẽ ra Vũng Tàu - nơi đây đã đặt sẵn một bộ chỉ huy có đầy đủ phương tiện liên lạc. Hai ông làm như thể đã “thoát được một cuộc nổi dậy”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,124
Động cơ
1,072,604 Mã lực
Một chính phủ cách mạng giả hiệu ở Sài Gòn sẽ ra tuyên cáo về chương trình mới. Và một vài tù nhân chính trị có tiếng tăm sẽ được thả ra khỏi nhà tù. Những toán du đãng khác được chiêu mộ khi ấy sẽ bắt tay vào hành động và sẽ có một cuộc tắm máu…”.
- Giai đoạn 2 (Bravo II): “Trong vòng 24 giờ, “để tái lập trật tự” - các tướng Tôn Thất Đính, Huỳnh Văn Cao sử dụng quân đội của họ quanh Sài Gòn, sẽ tấn công chiếm (giả vờ như tái chiếm) thành phố. Giai đoạn 2 này của cuộc “đảo chánh giả” gọi là Bravo II. Và cuối cùng, hai ông Diệm - Nhu sẽ trở về từ Vũng Tàu như những vị anh hùng”.
Nhưng cuộc “tắm máu” như Robert Shaplen nhắc đến đã không xảy ra, vì kế hoạch Bravo phá sản, do một mắc xích quan trọng trong hàng ngũ tướng lãnh trung thành với Diệm - Nhu là tướng Tôn Thất Đính đã ngã sang phía Hội đồng Quân nhân cách mạng (phe đảo chánh) vào những ngày cuối. Nên khi bị bao vây, hai ông Diệm - Nhu liên lạc điện thoại với tướng Tôn Thất Đính nhưng tướng Đính không trả lời. ...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,124
Động cơ
1,072,604 Mã lực
Ngày 2-9-1963, Kennedy trả lời phỏng vấn của Walter Cronkite trên đài CBS: "Tôi không nghĩ là có thể thắng chiến tranh được trừ khi họ được nhân dân ủng hộ. Và theo ý tôi, trong 2 tháng qua chính phủ Diệm đã quá xa rời quần chúng".
Việt Nam 1963_9_2 (1).jpg

Dù vậy, các tướng đảo chính vẫn án binh bất động.
Cùng ngày, phe ông Nhu viết bài trên báo Times of Vietnam (tờ báo tiếng Anh do Nhu tài trợ) lên án Mỹ ủng hộ đảo chính.
Giám đốc CIA Colby nói: "Ý họ muốn khuyên chúng ta nên đứng ngoài".
Bà Nhu viết bài chửi Mỹ.
Bà xưng bà là người cứu tinh cho miền Nam Việt Nam, và bà còn tố cáo Mỹ và CS giật dây Phật giáo biểu tình làm loạn.
Bà tố cáo Đại sứ Lodge mưu sát bà.
Để trả thù, Trần Văn Khiêm (em ruột bà Nhu) lập một danh sách ám sát lại người Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với ký giả Úc Denis Warner, Khiêm tiết lộ các người Mỹ nằm trong danh sách bị ám sát đó có Trưởng CIA Sài Gòn Richardson, Lucien Conein và người phát ngôn Đại sứ quán John Mecklin. Tình cảm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ căng thẳng và tồi tệ trầm trọng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,124
Động cơ
1,072,604 Mã lực
10:30 AM ngày 6-9-1963, tại buổi họp ở Nhà Trắng, Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy (em ruột John Kennedy) hỏi: "Liệu có thắng hai ông Diệm-Nhu? Liệu ông Nhu có bị ông Diệm loại bỏ? Phải xử sự ra sao nếu không thể thắng ông Diệm được?".
Cuối cùng ông Robert Kennedy đề nghị phải cứng rắn với Diệm và cắt đứt viện trợ.
Bộ trưởng Quốc phòng trả lời là không có tin tức nào chính xác cả.
Tướng Taylor đề nghị cử Tướng Victor Krulak đi Việt Nam. Bộ Ngoại giao cử ông Joseph A. Mendenhall tháp tùng.
6:00 AM ngày 8-9-1963, hai viên chức này đến Việt Nam.
Tướng Krulak phỏng vấn 80 cố vấn Mỹ luôn cả các viên chức cao cấp.
Nhà ngoại giao Mendenhall lại dành thì giờ đi Sài Gòn, Huế, Đà Nẳng để thăm viếng một số bạn bè cũ.
Ngày 9-9-1963, hai vị này trở về Washington báo cáo lại cho Tổng thống Kennedy.
Tướng Krulak báo cáo là "tinh thần chiến đấu cao và tốt. Việc xáo trộn chính trị không ảnh hưởng gì đến việc đánh giặc. Dân chúng ghét ông Nhu thôi chứ không ghét Tổng thống Diệm".
Trái lại, nhà ngoại giao Mendenhall thì báo cáo là "chính phủ Diệm bị dân chúng chán ghét, chế độ sắp sụp đổ, và không thể chiến thắng CS được nếu còn Diệm-Nhu".
Nghe xong hai báo cáo, Kennedy ngẩn tò te, vì hai báo cáo hoàn toàn trái ngược nhau, khiến ông phải tự hỏi: "Có phải là hai vị đã đến cùng một quốc gia không vậy?"
Tuy vậy, Tổng thống Kennedy ra lệnh cho các cố vấn nghiên cứu việc cắt viện trợ kinh tế Việt Nam.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top