[Funland] Đầu tư theo chu kỳ kinh tế

Biển số
OF-69550
Ngày cấp bằng
31/7/10
Số km
216
Động cơ
431,075 Mã lực
Xin chào CCCM, Sau 2 năm 1 nhịp uptrend sóng thần của Vnindex phần nào đã đem chứng khoán được biết đến nhiều hơn đối với CCCM.
Nay em xin mạn phép mở topic để cccm trao đổi thêm với em về các cách kiếm tiền trên TTCK.
Mong nhận được nhiều đóng góp hơn từ CCCM




Một chu kỳ là một chuỗi các sự kiện lặp lại theo thời gian. Kết quả có thể không giống nhau mỗi lần nhưng có các đặc điểm khá giống nhau. Lấy ví dụ thời tiết bốn mùa. Mỗi năm chúng ta có mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Sau mùa đông, chúng ta lại có mùa xuân và chu kỳ của thời tiết sẽ lại bắt đầu. Tuy nhiên, mùa hè năm nay sẽ không giống như mùa hè năm ngoái vì nhiệt độ có sự thay đổi hàng năm.
Các sự kiện trong vòng đời của chu kỳ thị trường không đơn thuần là các sự kiện nối tiếp nhau, mà quan trọng hơn thế nhiều, sự kiện này là nguyên nhân của sự kiện tiếp theo.
Hiểu về chu kỳ dài hạn trên thị trường chứng khoán giúp bạn xác định xu hướng thị trường chung và các chu kỳ ngắn hạn, nhờ đó giúp bạn xác định thời điểm để nhảy vào và thoát ra khỏi thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư có thể được đạt được hiệu suất đầu tư tốt hơn nhờ nắm bắt được họ đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ thị trường, chiến lược đầu tư kiểu này gọi là đầu tư theo chu kỳ.

Hình 1. Thời điểm tốt để đầu tư theo từng lĩnh vực
Biểu đồ TRONG HÌNH SỐ 2 thể hiện đỉnh thị trường và sau đó suy giảm trong giai đoạn năm 2007 đến 2008 khi thị trường tài chính sụt giảm mạnh và suy thoái kinh tế xảy ra (ND-biểu đồ cho thấy thị trường tạo đáy khi nền kinh tế tiếp tục suy thoái, và thị trường đạt đỉnh khi nền kinh tế còn đang đi lên).
Dưới đây thảo luận về cách sử dụng biểu đồ chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường, và cách vận dụng để đầu tư vào 11 lĩnh vực trong nền kinh tế. Hãy nhớ cuộc thảo luận về chu kỳ này dựa trên lý thuyết, có thể sẽ không lặp lại chính xác 100%, nhưng sẽ có nhiều điểm tương đồng có thể tham khảo cho các chu kỳ mới.
Xin lưu ý: Phân tích này chủ yếu dựa vào vĩ mô. Nghĩa là phân tích này phù hợp hơn để đầu tư với các mục tiêu trung hạn (trên 2 tháng) và dài hạn (trên 365 ngày). Mặc dù phân tích này có thể không phù hợp với các nhà giao dịch theo ngày, nhưng tôi nghĩ nắm bắt được một viễn cảnh vĩ mô có thể hữu ích cho các chiến lược giao dịch swing theo ngày.
Ngoài ra, ngày nay các ngân hàng trung ương và các chính phủ có xu hướng phản ứng ngày càng nhanh hơn trong hỗ trợ nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ, tài khoá khi nền kinh tế suy thoái, điều này có thể làm cho giai đoạn giảm chậm kéo dài hơn và giai đoạn suy thoái diễn ra nhanh hơn trước đây.
8 GIAI ĐOẠN TRONG MỘT CHU KỲ THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán đi theo mô hình chung gồm thị trường bò tót và thị trường gấu. Thị trường bò tót nghĩa là đa số cổ phiếu trong thị trường thường tăng giá. Thị trường con gấu nghĩa là đa số cổ phiếu thường giảm giá. Khi nhìn vào một chỉ số thị trường chung, chẳng hạn như DJIA, NASDAQ, VNINDEX… có thể thấy được tổng thể các giai đoạn thị trường tương ứng.
Chu kỳ thị trường chứng khoán có thể chia nhỏ thành 8 giai đoạn với hiệu suất của các ngành là khác nhau ở mỗi giai đoạn:
  1. Đầu thị trường bò tót– Early Bull,
  2. Giữa thị trường bò tót – Mid Bull,
  3. Cuối thị trường bò tót – Late Bull,
  4. Đỉnh thị trường – Top,
  5. Đầu thị trường gấu – Early Bear,
  6. Giữa thị trường gấu – Mid Bear,
  7. Cuối thị trường gấu – Late Bear, và
  8. Đáy thị trường – Bottom.
6 GIAI ĐOẠN TRONG MỘT CHU KỲ KINH TẾ
Chu kỳ kinh tế chỉ đơn giản là những vòng lặp lại của chu kỳ phục hồi và suy thoái kinh tế. Trong giai đoạn phục hồi người tiêu dùng tăng chi tiêu và các doanh nghiệp tăng cường nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong giai đoạn suy thoái, người tiêu dùng chi tiêu ít hơn và các doanh nghiệp giảm công suất đang dư thừa. Chu kỳ kinh tế có 6 giai đoạn, bao gồm:
  1. Đầu giai đoạn phục hồi/đáy chu kỳ kinh tế – Early recovery/trough.
  2. Giữa giai đoạn phục hồi – Mid recovery,
  3. Giai đoạn cuối hồi phục – Late recovery,
  4. Đầu giai đoạn suy thoái/Đỉnh chu kỳ kinh tế – Early recession / peak,
  5. Giữa suy thoái – Mid recession,
  6. Cuối suy thoái – Late recession.
ĐỒNG HỒ ĐẦU TƯ TÀI SẢN TÀI CHÍNH THEO CHU KỲ KINH TẾ
Hầu hết các biểu đồ chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường đều cho thấy chu kỳ thị trường đi trước chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân là bởi là các chuyên gia tài chính và các nhà đầu tư nhìn thấy các dấu hiệu của chu kỳ kinh tế trước khi báo cáo thực tế về một giai đoạn kinh tế được đưa ra, do đó thị trường chứng khoán luôn đi trước như một chỉ báo của nền kinh tế

Hình 2. Đồng hồ đầu tư
Đồng hồ thị trường ở hình trên cho thấy thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu là khi cuộc suy thoái kết thúc và sự phục hồi bắt đầu. Các tín hiệu kinh tế khác xuất hiện quanh đồng hồ là những chỉ báo để hỗ trợ cho việc xác định chu kỳ kinh tế. Dưới đây trình bày về Các lĩnh vực chiếm ưu thế – là các lĩnh vực mà cổ phiếu có thể tăng giá tốt hơn phần còn lại – trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Trong trang thống kê nhanh các loại tài sản tài chính, giai đoạn thị trường được thể hiện đầu tiên, giai đoạn kinh tế thể hiện thứ hai, và các dấu hiệu của giai đoạn kinh tế thứ ba.
  1. Hàng tiêu dùng không theo chu kỳ: đầu thị trường gấu, tương ứng Cuối giai đoạn nền kinh tế phục hồi; Các dấu hiệu: dự trữ ngoại hối tăng, các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng, và giá các loại hàng hóa tăng.
  2. Hàng tiêu dùng theo chu kỳ (lâu bền và không lâu bền): cuối thị trường gấu, tương ứng giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế (đầu suy thoái kinh tế); Các dấu hiệu: lãi suất tăng và trái phiếu chính phủ ngắn hạn tăng.
  3. Chăm sóc sức khỏe (y tế, dược phẩm): tăng giá ở đầu thị trường gấu tương ứng giai đoạn cuối phục hồi kinh tế; Các dấu hiệu: dự trữ ngoại hối tăng, Các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng, các loại hàng hóa tăng.
  4. Các cổ phiếu tài chính: tăng giá ở hai thời điểm là (1) cuối thị trường gấu, tương ứng đỉnh chu kỳ kinh tế (cũng là giai đoạn đầu suy thoái kinh tế); Các dấu hiệu: thất nghiệp vượt lên và trái phiếu doanh nghiệp vượt lên (2) đầu thị trường bò tót, tương ứng là giai đoạn cuối suy thoái kinh tế; Các dấu hiệu: lãi suất ngân hàng vượt lên và trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn vượt lên.
  5. Cổ phiếu công nghệ: tăng giữa của đoạn đầu thị trường bò tót và giữa thị trường bò tót, tương ứng giai đoạn đầu phục hồi kinh tế; các dấu hiệu: bất động sản rớt, trái phiếu lãi suất cao (trái phiếu rác, uy tín thấp) vượt lên, và cổ phiếu vốn hóa nhỏ vượt lên.
  6. Công nghiệp cơ bản (hay công nghiệp nặng): Cuối thị trường bò tót, tương ứng trước khi tới giai đoạn giữ kinh tế hồi phục; Các dấu hiệu: lãi suất giảm mạnh (falling) và cổ phiếu vượt lên.
  7. Các cổ phiếu tư liệu sản xuất (Capital goods): Từ giữa thị trường bò tót đến cuối thị trường bò tót, tương ứng từ đầu giai đoạn kinh tế hồi phục đến giai đoạn giữa kinh tế hồi phục; các dấu hiệu: lãi suất rớt và cổ phiếu vượt lên.
  8. Cổ phiếu vận tải: đầu thị trường bò tót, tương ứng là cuối giai đoạn suy thoái; Tín hiệu: tăng (rising) thất nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp tăng (rising corporate bonds).
  9. Năng lượng: đỉnh của thị trường bò tót, tương ứng giữa giai đoạn kinh tế hồi phục; Tín hiêu: tài nguyên lên giá (rising resources), các cổ phiếu giá trị lên giá (rising value stocks), và các trái phiếu liên kết lạm phát lên giá (rising inflation linked bonds).
  10. Tiện ích: ở giữa khoảng từ đầu đến giữa thị trường gấu (between early and mid bear), tương ứng cuối giai đoạn kinh tế hồi phục; Tín hiệu: bất động sản lên giá.
  11. Các kim loại quý: đỉnh của thị trường bò tót, tương ứng giữa giai đoạn kinh tế phục hồi; tín hiệu: các tài nguyên lên giá, các cổ phiếu giá trị lên giá, và các trái phiếu liên kết lạm phát lên giá.
Ngành hàng tiêu dùng không theo chu kỳ (Consumer non-Cyclicals) (1):Hay còn gọi là cổ phiếu phòng thủ, hoạt động tốt trong suy thoái kinh tế do nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong nhóm này vẫn tiếp diễn bất kể nền kinh tế thế nào. Cổ phiếu không theo chu kỳ đại diện cho những mặt hàng và dịch vụ mà người tiêu dùng và doanh nghiệp không thể không có. Nếu nền kinh tế đột ngột lao dốc, mọi người vẫn cần những vật dụng thiết yếu. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, các cổ phiếu này có xu hướng bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, mức tăng ổn định của chúng là cần thiết cho các nhà đầu tư. Đây là những hàng hóa thiết yếu và được coi là một chiến thuật phòng thủ bởi vì các nhà đầu tư vẫn sẽ tạo ra lợi nhuận ngay cả trong một thời kỳ kinh tế ở đáy suy thoái.
Ngành hàng tiêu dùng theo chu kì (Consumer cyclicals) (2):Bao gồm những ngành như sản xuất ô tô, nhà đất, giải trí, và bán lẻ. Những ngành này cũng có thể được chia ra thành hai nhóm là hàng tiêu dùng lâu bền và hàng tiêu dùng không lâu bền. Hàng tiêu dùng theo chu kì lâu bền bao gồm những tài sản vật chất như dụng cụ hay xe cộ, còn hàng tiêu dùng theo chu kì không lâu bền là những sản phẩm mà con người tiêu thụ nhanh như quần áo hay thức ăn.
Hiệu quả hoạt động của ngành hàng tiêu dùng theo chu kì liên quan mật thiết đến tình trạng của nền kinh tế. Nó đại diện cho những hàng hóa và dịch vụ không cần thiết và được mua tùy theo sở thích. Trong giai đoạn kinh tế thu hẹp hay suy thoái, người dân thường không có thu nhập dư dả để mua sắm những hàng tiêu dùng theo chu kì này. Còn khi nền kinh tế đang mở rộng hay bùng nổ, thì doanh thu của những sản phẩm này sẽ tăng do chi tiêu dành cho những nhu cầu này tăng.
Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng theo chu kì sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động trong chi tiêu và tiêu dùng. Chi tiêu tiêu dùng bị tác động bởi các yếu tố trong nền kinh tế như lãi suất, lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp và mức tăng trưởng thu nhập. Khi tình hình nền kinh tế chuẩn bị xấu đi thì người tiêu dùng ít sẵn sàng để chi tiền cho những sản phẩm không thiết yếu như ti vi màn hình phẳng, du lịch hay quần áo mới, xe hơi mới.
Công nghiệp cơ bản (hay công nghiệp nặng) – Basic industry (6):Lĩnh vực công nghiệp cơ bản hay vật liệu cơ bản là loại cổ phiếu của các công ty tham gia vào việc phát hiện, phát triển và xử lý nguyên liệu thô. Lĩnh vực này bao gồm khai thác và tinh chế kim loại, các sản phẩm hóa học và lâm sản. Lĩnh vực vật liệu cơ bản rất nhạy cảm với những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh. Bởi vì các công ty trong lĩnh vực này cung cấp vật liệu cho xây dựng, chúng phụ thuộc vào một nền kinh tế mạnh.
Tư liệu sản xuất (capital goods) (7):Tư liệu sản xuất là tài sản hữu hình mà một doanh nghiệp sản xuất và sau đó được một doanh nghiệp thứ hai sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng. Tư liệu sản xuất bao gồm các tài sản hữu hình, như các tòa nhà, máy móc, thiết bị, phương tiện và công cụ mà một tổ chức sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Cổ phiếu tư liệu sản xuất là nhóm cổ phiếu sản xuất kinh doanh các tư liệu sản xuất. Các lĩnh vực của nhóm này đa dạng, bao gồm các công ty sản xuất máy móc dùng để tạo ra tư liệu sản xuất, thiết bị điện, hàng không vũ trụ và quốc phòng, kỹ thuật và dự án xây dựng. Hiệu suất của lĩnh vực Tư liệu sản xuất rất nhạy cảm với những biến động trong chu kỳ kinh tế. Bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất, lĩnh vực này hoạt động tốt khi nền kinh tế đang bùng nổ hoặc mở rộng. Khi điều kiện kinh tế trở nên tệ hơn, nhu cầu về tư liệu sản xuất giảm xuống, thường làm giảm giá cổ phiếu trong ngành.
Ngành năng lượng (energy sector) (9):Là nhóm các cổ phiếu có liên quan đến hoạt động sản xuất và cung cấp năng lượng. Ngành năng lượng gồm những công ty tham gia vào việc khảo sát và phát triển trữ lượng dầu khí, khoan lắp dầu khí và lọc dầu. Ngành năng lượng cũng bao gồm các công ty điện năng tích hợp như năng lượng tái tạo và than đá.
Năng lượng là một khái niệm lớn và bao trùm, dùng để diễn tả mạng lưới phức tạp và tương quan giữa các công ty trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và phân phối năng lượng cần thiết cho nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển. Các công ty trong ngành năng lượng có liên quan đến nhiều loại năng lượng khác nhau. Phần lớn thì những công ty năng lượng thường được phân loại dựa trên nguồn của dạng năng lượng mà họ sản xuất; và thường rơi vào một trong hai nhóm sau:
– Năng lượng không tái tạo: – Dầu mỏ – Khí tự nhiên – Xăng – Dầu diesel – Dầu đốt – Hạt nhân
– Năng lượng tái tạo: – Thủy điện – Nhiên liệu sinh học (vd ethanol) – Năng lượng gió – Năng lượng mặt trời.
Công ty sản xuất dầu khí thường hoạt động tốt trong các giai đoạn giá cả dầu khí leo thang. Tuy nhiên, các công ty năng lượng thường bị giảm thu nhập khi giá hàng hóa năng lượng giảm. Ngược lại, những công ty lọc dầu hưởng lợi từ việc giảm thiểu chi phí nguyên liệu để sản xuất thành phẩm dầu (như xăng, diezen) khi giá dầu thô giảm. Ngoài ra, ngành năng lượng cũng nhạy cảm với các sự kiện chính trị mà trong quá khứ đã nhiều lần dẫn đến biến động lớn trên giá dầu.
Mỗi loại công ty trong ngành năng lượng đều có vai trò riêng trong việc mang năng lượng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một số loại công ty trong ngành năng lượng bao gồm: Khoan lắp và sản xuất dầu khí, bọc ống và lọc dầu, dịch vụ công cộng điện và khí tự nhiên, công ty khai thác, năng lượng tái tạo, hóa chất.
Ngành tiện ích (Utilities sector) (10):Là một tập hợp các công ty cung cấp những tiện nghi cơ bản như điện, nước, khí tự nhiên, dịch vụ chất thải và đập ngăn nước. Nhà đầu tư thường xem ngành tiện ích là khoản nắm giữ dài hạn và sử dụng chúng để vun đắp thêm dòng thu nhập cố định cho danh mục đầu tư của họ. Ngành tiện tích thường cho nhà đầu tư những khoản cổ tức đều và ổn định, cùng với mức dao động giá tương đối thấp hơn thị trường cổ phiếu chung. Vì các lí do này, ngành tiện ích thường hoạt động tốt trong những giai đoạn suy thoái.
Trái lại, các cổ phiếu tiện ích thường không được thị trường ưa chuộng trong những thời kì kinh tế tăng trưởng. Có nhiều loại hình công ty tiện ích như điện, khí tự nhiên, cấp nước.
Một số doanh nghiệp tiện ích khác hoạt động dựa trên nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo như tua bin gió và pin mặt trời để sản xuất điện.
Nhìn chung nhóm ngành này được phân thành bốn mảng cung ứng là:
– Công ty phát điện: Hoạt động là tạo ra năng lượng điện.
– Công ty vận hành mạng năng lượng: Là các công ty vận hành đường dây, mạng lưới địa phương và mạng lưới phân phối, bán quyền truy cập vào mạng lưới của họ cho các công ty bán lẻ dịch vụ.
– Công ty tiếp thị và giao dịch năng lượng: Bằng cách mua và bán các hợp đồng tương lai năng lượng, công cụ phái sinh và tạo ra những “sản phẩm được cơ cấu” phức tạp; những công ty này hỗ trợ bảo đảm cho các doanh nghiệp tiện ích và sử dụng nhiều năng lượng một nguồn cung điện ổn định và có mức giá được báo trước.
– Công ty cung cấp và bán lẻ năng lượng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ 6 GIAI ĐOẠN TRONG MỘT CHU KỲ KINH TẾ
Giai đoạn suy thoái là giai đoạn xảy ra sự sụt giảm GDP thực tế xảy ra trong ít nhất hai hoặc nhiều quý. Suy thoái tự nó nuôi sống bản thân. Nhận biết giai đoạn suy thoái giúp bạn lên sẵn kế hoạch cho một trận đánh lớn vì khi kinh tế chưa chạm tới đáy thì thị trường chứng khoán đã bắt đầu đảo chiều tăng trở lại chứ không phải khi kinh tế đã chạm đáy. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
  • Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
  • Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
  • Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
  • Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Điểm đáy của chu kỳ kinh tế (Low Point), hay khủng hoảng kinh tế (Depression)là trạng thái nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp lớn, thu nhập hàng năm tuột giảm và sản xuất dư thừa. Đây là thời điểm mà GDP thực tế dừng tuột giảm và bắt đầu mở rộng; là điểm thấp nhất trong chu kỳ kinh tế. Sớm hay muộn, suy thoái kinh tế sẽ chạm đáy của chu kỳ kinh tế. Chu kỳ sẽ duy trì ở điểm thấp nhất này có thể là từ vài tuần đến nhiều tháng. Trong một số lần suy thoái, chẳng hạn như trong những năm 1930, điểm thấp nhất của chu kỳ đã kéo dài trong nhiều năm. Đáy chu kỳ kéo dài bao lâu tuỳ thuộc vào các yếu tố như sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và tài khoá của các chính phủ, chu kỳ nhân khẩu học, chu kỳ thay đổi công nghệ…
Mở rộng và phục hồi kinh tế.
  • Đây là thời kỳ trong đó GDP thực tế tăng trưởng; sự phục hồi sau suy thoái. Khi doanh nghiệp bắt đầu cải thiện một chút, các công ty sẽ thuê thêm một số ít công nhân và tăng đơn đặt hàng nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Đơn đặt hàng tăng dẫn đến các công ty khác cũng tăng sản xuất và phục hồi số lượng công nhân. Việc làm nhiều hơn dẫn đến chi tiêu tiêu dùng nhiều hơn, hoạt động kinh doanh phát triển hơn nữa và kéo theo việc làm tiếp tục tăng thêm. Các nhà kinh tế mô tả sự đi lên này trong chu kỳ kinh doanh là một giai đoạn mở rộng và phục hồi.
Đỉnh chu kỳ kinh tế.
  • Là điểm mà GDP thực tế ngừng tăng và bắt đầu giảm; là điểm cao nhất của chu kỳ kinh tế. Ở đỉnh, hay đỉnh cao nhất của chu kỳ kinh tế, việc leo thang trong mở rộng kinh doanh kết thúc. Việc làm, chi tiêu tiêu dùng và sản xuất đạt mức cao nhất. Một đỉnh chu kỳ kinh tế, cũng giống như đáy suy thoái, có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Khi đỉnh chu kỳ kinh tế kéo dài trong một thời gian dài, chúng ta đang trong thời kỳ thịnh vượng.
  • Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội.
  • Trước đây, một chu kỳ kinh tế thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Ở Việt Nam, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa nền kinh tế trở nên tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… hiếm khi xảy ra do những biện pháp can thiệp của chính phủ để giảm nhẹ hậu quả.Vì thế, một số lý thuyết mới chỉ nói về 3 pha là suy thoái-phục hồi-hưng thịnh. Toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.
Theo KHÚC NGỌC TUYÊN - Nhà đầu tư thành công
 
Biển số
OF-69550
Ngày cấp bằng
31/7/10
Số km
216
Động cơ
431,075 Mã lực
Về tình hình BĐSKCN hiện tại

Dòng vốn FDI gia tăng vào Việt Nam

Năm 2018 là chiến tranh Mỹ Trung, năm nay thì TQ thời gian qua vẫn duy trì chính sách Covid Đi kèm với việc Việt Nam là 1 trong những nước top đầu tiêm vaccine bao phủ trên thế giới, và phục hồi kinh tế qua con số GDP Q2 mạnh mẽ

Kiểm soát lạm phát vẫn ở mức vừa phải, kinh tế thế giới các khu vực đang có sự phân hóa


Trong 5 tháng đầu năm 2022, vốn FDI giải ngân tăng 7,8% so với cùng kỳ đạt 7,7 tỷ USD. Đáng chú ý, 45-65% vốn FDI trong 5 năm qua được đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến & chế tạo, điều này có ý nghĩa tích cực đối với nhu cầu thuê KCN.


Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/06/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP đều tăng mạnh so với cùng kỳ Lộ diện top 10 địa phương hút vốn và 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất cả nước nửa đầu năm 2022 (cafef.vn) 20


Nhu cầu xây dựng, thuê xưởng các cơ sở sản xuất tại các KCN dự kiến tăng cao. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp FDI xây dựng nhà máy bên trong các KCN thay vì bên ngoài các KCN. Các công ty FDI khi thuê các nhà máy bên trong KCN sẽ được hỗ trợ từ các thủ tục pháp lý đến các ưu đãi thuế.


Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tại hầu hết các tỉnh trọng điểm hiện đều đang ở mức cao, vào khoảng 80-90%, trong khi phần lớn vốn FDI của Việt Nam đang tập trung vào các tỉnh này.

Các công ty có quỹ đất tại các tỉnh trọng điểm này sẽ có vị thế tốt để hưởng lợi tư dòng vốn FDI bao gồm IDC, KBC, VGC và PHR với quỹ đất tại Bắc Ninh, Long An, TP.HCM,…

Hỗ trợ từ hệ thống cơ sở hạ tầng:

Yếu tố thúc đẩy tiềm năng của nhóm BĐSKCN đến từ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Quốc hội đã thông qua gòi phục hồi kinh tế trong 3 năm tới với tổng giá trị 347 nghìn tỷ đồng (15 tỷ USD) trong đó 114 nghìn tỷ đồng (5 tỷ USD) sẽ được triển khai đầu tư đầu tư cơ sở hạ tầng.

Một số dự án lớn đáng chú ý bao gồm đường vành đai 4 khu vực Hà Nội, đường vành đai 3 khu vực TP.HCM, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ, đường cao tốc phía Đông Đại lộ Bắc Nam, sân bay quốc tế Long Thành… sẽ góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng hàng không của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Những khoản đầu tư này dự kiến sẽ hỗ trợ hệ thống cơ sở hạ tầng trên cả nước, làm tăng sức hấp dẫn của các KCN trong khu vực đối với các NĐT mà còn hỗ trợ giá cho thuê, giúp nâng cao lợi nhuận của nhà phát triển.
Các chủ đầu tư có quỹ đất tại các khu vực này sẽ hưởng lợi từ xu hướng này – trong đó, KBC, PHR và VGC là những doanh nghiệp thực sự sẽ được hưởng lợi

Môi trường pháp lí cải thiện:

Nghị định 35/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 28/05/2022 thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp.

Việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, giúp giảm thủ tục cấp phép đầu tư tại các KCN, đặc biệt có thể có giấy phép đầu tư ngay khi được chấp thuận đầu tư.

Nguồn cung đang dần cải thiện:

Trong năm 2022, nhiều dự án mới được đưa vào khai thác, đáng chú ý như:

Tại Bình Dương: Khu công nghiệp Cây Trường (700 ha) và VSIP III (1.000 ha), KCN Nam Tân Uyên GĐ 3 (334 ha)

Tại Long An: 2 dự án KCN Nam Tân Tập (245 ha) và KCN Tân Tập (654 ha).

=> Như vậy sau 2 năm ảnh hưởng bởi Covid-19, nguồn cung các dự án KCN đã bắt đầu trở lại, giải tỏa “cơn khát” đất KCN trong giai đoạn từ 2019 – 2021.

Giá thuê tiếp tục tăng trong năm 2022:

Giá cho thuê đất KCN sẽ tiếp tục tăng, bởi nhu cầu vẫn đang tăng trong khi nguồn cung hạn chế. Bên cạnh chi phí đền bù cũng như tiền thuê đất phải nộp tăng hàng năm cũng góp phần đẩy mặt bằng giá cho thuê tăng.

Trong bối cảnh này, các chủ đầu tư bất động sản KCN có sẵn quỹ đất đã đền bù giải phóng mặt bằng và nộp tiền sử dụng đất sẽ hưởng lợi nhiều hơn, nhờ chi phí thấp trong khi giá thuê tăng dần.
Theo số liệu từ CBRE, giá thuê bình quân tại các khu vực trên tăng lần lượt 13%, 15% và 21% trong quý IV/2021. Các dự án KCN trong phạm vi gần trung tâm thành phố có mức giá thuê tăng từ 17% tới 32%.
Việc thiếu hụt nguồn cung cũng xảy ra trong khu vực miền Bắc. Trong dài hạn, VDSC kỳ vọng khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách “Trung Quốc +1” của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia.

Điểm rơi lợi nhuận của các DN trong ngành:

Năm 2022 sẽ là năm các doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao:

Thuận lợi:

• Quỹ đất sẵn sàng khai thác lớn, giá thuê duy trì mức cao.

• Một số DN thực hiện chuyển đổi Phương pháp hạch toán doanh thu từ phân bổ hàng năm theo thời gian thuê sang hạch toán 1 lần

• Giá thuê đất ở VN dù liên tục tăng nhưng vẫn ở mức thấp, cạnh tranh với các nước trong khu vực. Cụ thể, VN có giá thuê trung bình năm 2021 thấp hơn từ 20% -33% so với Indonesia và Thái Lan.

Hạn chế:

• Giá đất tăng là căn cứ tính thuế phải trả cho nhà nước, chi phí phát triển quỹ đất tăng đáng kể so với 2019: Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng đã tăng 10%-50%.

• Nguồn cung tăng mạnh có thể tạo ra điểm cân bằng và khiến giá thuê chững lại: Diện tích đất khu công nghiệp trung bình mỗi năm tăng 10.000 ha. Quỹ đất công nghiệp dự kiến tăng mạnh trong giai đoạn 2023 trở đi có thể khiến giá thuê chững lại.

Với đặc điểm nhóm ngành không chu kì, nền tảng cơ bản của các cổ phiếu BĐS KCN cùng với triển vọng tích cực, nhưng nhóm cổ phiếu này thể hiện phong độ kém hơn so với thị trường. Do tâm lí ảnh hưởng thế giới và cú điều chỉnh mạnh mẽ từ thị trường chung,
 

Rebel Melb

Xe tải
Biển số
OF-804597
Ngày cấp bằng
22/2/22
Số km
231
Động cơ
9,642 Mã lực
Về tình hình BĐSKCN hiện tại

Dòng vốn FDI gia tăng vào Việt Nam

Năm 2018 là chiến tranh Mỹ Trung, năm nay thì TQ thời gian qua vẫn duy trì chính sách Covid Đi kèm với việc Việt Nam là 1 trong những nước top đầu tiêm vaccine bao phủ trên thế giới, và phục hồi kinh tế qua con số GDP Q2 mạnh mẽ

Kiểm soát lạm phát vẫn ở mức vừa phải, kinh tế thế giới các khu vực đang có sự phân hóa


Trong 5 tháng đầu năm 2022, vốn FDI giải ngân tăng 7,8% so với cùng kỳ đạt 7,7 tỷ USD. Đáng chú ý, 45-65% vốn FDI trong 5 năm qua được đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến & chế tạo, điều này có ý nghĩa tích cực đối với nhu cầu thuê KCN.


Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/06/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP đều tăng mạnh so với cùng kỳ Lộ diện top 10 địa phương hút vốn và 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất cả nước nửa đầu năm 2022 (cafef.vn) 20


Nhu cầu xây dựng, thuê xưởng các cơ sở sản xuất tại các KCN dự kiến tăng cao. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp FDI xây dựng nhà máy bên trong các KCN thay vì bên ngoài các KCN. Các công ty FDI khi thuê các nhà máy bên trong KCN sẽ được hỗ trợ từ các thủ tục pháp lý đến các ưu đãi thuế.


Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tại hầu hết các tỉnh trọng điểm hiện đều đang ở mức cao, vào khoảng 80-90%, trong khi phần lớn vốn FDI của Việt Nam đang tập trung vào các tỉnh này.

Các công ty có quỹ đất tại các tỉnh trọng điểm này sẽ có vị thế tốt để hưởng lợi tư dòng vốn FDI bao gồm IDC, KBC, VGC và PHR với quỹ đất tại Bắc Ninh, Long An, TP.HCM,…

Hỗ trợ từ hệ thống cơ sở hạ tầng:

Yếu tố thúc đẩy tiềm năng của nhóm BĐSKCN đến từ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Quốc hội đã thông qua gòi phục hồi kinh tế trong 3 năm tới với tổng giá trị 347 nghìn tỷ đồng (15 tỷ USD) trong đó 114 nghìn tỷ đồng (5 tỷ USD) sẽ được triển khai đầu tư đầu tư cơ sở hạ tầng.

Một số dự án lớn đáng chú ý bao gồm đường vành đai 4 khu vực Hà Nội, đường vành đai 3 khu vực TP.HCM, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ, đường cao tốc phía Đông Đại lộ Bắc Nam, sân bay quốc tế Long Thành… sẽ góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng hàng không của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Những khoản đầu tư này dự kiến sẽ hỗ trợ hệ thống cơ sở hạ tầng trên cả nước, làm tăng sức hấp dẫn của các KCN trong khu vực đối với các NĐT mà còn hỗ trợ giá cho thuê, giúp nâng cao lợi nhuận của nhà phát triển.
Các chủ đầu tư có quỹ đất tại các khu vực này sẽ hưởng lợi từ xu hướng này – trong đó, KBC, PHR và VGC là những doanh nghiệp thực sự sẽ được hưởng lợi

Môi trường pháp lí cải thiện:

Nghị định 35/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 28/05/2022 thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp.

Việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, giúp giảm thủ tục cấp phép đầu tư tại các KCN, đặc biệt có thể có giấy phép đầu tư ngay khi được chấp thuận đầu tư.

Nguồn cung đang dần cải thiện:

Trong năm 2022, nhiều dự án mới được đưa vào khai thác, đáng chú ý như:

Tại Bình Dương: Khu công nghiệp Cây Trường (700 ha) và VSIP III (1.000 ha), KCN Nam Tân Uyên GĐ 3 (334 ha)

Tại Long An: 2 dự án KCN Nam Tân Tập (245 ha) và KCN Tân Tập (654 ha).

=> Như vậy sau 2 năm ảnh hưởng bởi Covid-19, nguồn cung các dự án KCN đã bắt đầu trở lại, giải tỏa “cơn khát” đất KCN trong giai đoạn từ 2019 – 2021.

Giá thuê tiếp tục tăng trong năm 2022:

Giá cho thuê đất KCN sẽ tiếp tục tăng, bởi nhu cầu vẫn đang tăng trong khi nguồn cung hạn chế. Bên cạnh chi phí đền bù cũng như tiền thuê đất phải nộp tăng hàng năm cũng góp phần đẩy mặt bằng giá cho thuê tăng.

Trong bối cảnh này, các chủ đầu tư bất động sản KCN có sẵn quỹ đất đã đền bù giải phóng mặt bằng và nộp tiền sử dụng đất sẽ hưởng lợi nhiều hơn, nhờ chi phí thấp trong khi giá thuê tăng dần.
Theo số liệu từ CBRE, giá thuê bình quân tại các khu vực trên tăng lần lượt 13%, 15% và 21% trong quý IV/2021. Các dự án KCN trong phạm vi gần trung tâm thành phố có mức giá thuê tăng từ 17% tới 32%.
Việc thiếu hụt nguồn cung cũng xảy ra trong khu vực miền Bắc. Trong dài hạn, VDSC kỳ vọng khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách “Trung Quốc +1” của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia.

Điểm rơi lợi nhuận của các DN trong ngành:

Năm 2022 sẽ là năm các doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao:

Thuận lợi:

• Quỹ đất sẵn sàng khai thác lớn, giá thuê duy trì mức cao.

• Một số DN thực hiện chuyển đổi Phương pháp hạch toán doanh thu từ phân bổ hàng năm theo thời gian thuê sang hạch toán 1 lần

• Giá thuê đất ở VN dù liên tục tăng nhưng vẫn ở mức thấp, cạnh tranh với các nước trong khu vực. Cụ thể, VN có giá thuê trung bình năm 2021 thấp hơn từ 20% -33% so với Indonesia và Thái Lan.

Hạn chế:

• Giá đất tăng là căn cứ tính thuế phải trả cho nhà nước, chi phí phát triển quỹ đất tăng đáng kể so với 2019: Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng đã tăng 10%-50%.

• Nguồn cung tăng mạnh có thể tạo ra điểm cân bằng và khiến giá thuê chững lại: Diện tích đất khu công nghiệp trung bình mỗi năm tăng 10.000 ha. Quỹ đất công nghiệp dự kiến tăng mạnh trong giai đoạn 2023 trở đi có thể khiến giá thuê chững lại.

Với đặc điểm nhóm ngành không chu kì, nền tảng cơ bản của các cổ phiếu BĐS KCN cùng với triển vọng tích cực, nhưng nhóm cổ phiếu này thể hiện phong độ kém hơn so với thị trường. Do tâm lí ảnh hưởng thế giới và cú điều chỉnh mạnh mẽ từ thị trường chung,
Ngược lại đó cụ ơi. Kinh tế thế giới bắt đầu suy thoái nên trong giai đoạn này việc mở rộng, dịch chuyển sản xuất đều bị dừng lại. Khi đầu tư vào Việt Nam thì 3 yếu tố quan trọng nhất về chi phí cần xem xét là : chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công, và chi phí vận chuyển. Hiện tại chi phí mặt bằng và chi phí vận chuyển tăng rất cao nên họ đã ưu tiên sản xuất gần nơi tiêu thụ. Lạm phát của Mỹ tăng cao nên chính quyền Mỹ sẽ giảm thuế đang áp dụng cho Trung Quốc như vậy tạm thời thì việc dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc tạm thời dừng lại để xem xét. Do đợt sốt đất vừa qua nên việc đẩy nhanh việc thâu tóm đất đai đã xảy ra. Để có thể xin được đất thì rất nhiều dự án "ma" với số vốn đầu tư khủngđược lập lên.
Cccm chỉ cần nhìn Samsung Việt Nam bây giờ là hiểu.
 
Biển số
OF-69550
Ngày cấp bằng
31/7/10
Số km
216
Động cơ
431,075 Mã lực
Ngược lại đó cụ ơi. Kinh tế thế giới bắt đầu suy thoái nên trong giai đoạn này việc mở rộng, dịch chuyển sản xuất đều bị dừng lại. Khi đầu tư vào Việt Nam thì 3 yếu tố quan trọng nhất về chi phí cần xem xét là : chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công, và chi phí vận chuyển. Hiện tại chi phí mặt bằng và chi phí vận chuyển tăng rất cao nên họ đã ưu tiên sản xuất gần nơi tiêu thụ. Lạm phát của Mỹ tăng cao nên chính quyền Mỹ sẽ giảm thuế đang áp dụng cho Trung Quốc như vậy tạm thời thì việc dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc tạm thời dừng lại để xem xét. Do đợt sốt đất vừa qua nên việc đẩy nhanh việc thâu tóm đất đai đã xảy ra. Để có thể xin được đất thì rất nhiều dự án "ma" với số vốn đầu tư khủngđược lập lên.
Cccm chỉ cần nhìn Samsung Việt Nam bây giờ là hiểu.
Cái cụ nói cũng đúng ạ. Nhưng cái cần nhìn vào là có những doanh nghiệp họ vẫn duy trì được độ bao phủ và mở rộng thì tiềm năng nhóm này vẫn là triển vọng. Để đột biến trong ngắn hạn là chưa có nhưng xét chung nhóm ngành đây vẫn hiện đang là điểm sáng
 
Biển số
OF-69550
Ngày cấp bằng
31/7/10
Số km
216
Động cơ
431,075 Mã lực
Dài quá, cụ cứ cho 3 chữ cái cho trọng tâm.
3 chữ cái mà nói với các cụ nhà mình nó lại không nhiều ý nghĩa cụ ạ. Em chia sẻ là chính thôi. Còn quan điểm đầu tư mỗi người sẽ mỗi khác. Em đăng bài không nhắm mục đích hô hào hay gì cả
 

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
379
Động cơ
211,975 Mã lực
Bờ rốc cơ lại phét :))
Ui zời ơi. Tôi cũng là broker đây (broker đúng nghĩa, có chứng chỉ hành nghề chứ không phải sinh viên làm cộng tác viên nhá) :D
Nhưng mà định nghĩa thế nào là "cạn cung" thì nó ối dồi ôi lắm.
Vì không có công thức nào là luôn đúng cả, và thị trường không chỉ dựa vào 1 biến số duy nhất, vì thế đừng nhìn vào mỗi cung :D
Cầu khoẻ thì sao? lúc ấy tiền lớn vào, khớp lệnh vol to thì không uptrend à? :-/:D
 

Ryan848

Xe container
Biển số
OF-355634
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
7,029
Động cơ
400,272 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang, Hà Nội
Ui zời ơi. Tôi cũng là broker đây (broker đúng nghĩa, có chứng chỉ hành nghề chứ không phải sinh viên làm cộng tác viên nhá) :D
Nhưng mà định nghĩa thế nào là "cạn cung" thì nó ối dồi ôi lắm.
Vì không có công thức nào là luôn đúng cả, và thị trường không chỉ dựa vào 1 biến số duy nhất, vì thế đừng nhìn vào mỗi cung :D
Cầu khoẻ thì sao? lúc ấy tiền lớn vào, khớp lệnh vol to thì không uptrend à? :-/:D
Nói chung em thấy nhiều thậm chí rất nhiều em/cháu broker trẻ ít kinh nghiệm nhưng ko nâng cao chuyên môn mà hay nói dựa (chắc chả hiểu mình nói cái gì), phán đề sau 6r...gặp quan điểm trái chiều thì lại thừa hung hăng :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top