Đền Vua Lê linh thiêng ở trung tâm Hà Nội.

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,224
Động cơ
589,297 Mã lực
Em cũng chưa rõ lý do tại sao tượng lại để trên đỉnh cột và kích thước nhỏ vậy ?
 

ngoctu2109

Xe tăng
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
1,817
Động cơ
300,545 Mã lực
Cụ đưa trình tự ngược rồi: là chùa trước rồi thờ thánh văn (Văn Chương) rồi tiếp theo thờ thánh võ (Quan Công, Trần Hưng Đạo...) ... Hiện còn thờ cả con rùa nữa thì phải.
Nói chung hơi thập cẩm.
Giờ e mới biết, Quan Công và Trần Hưng Đạo cùng đc thờ ở 1 nơi như thế.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,669
Động cơ
495,452 Mã lực
Buổi tối phố đi bộ, khi ngang cổng đền có phải hay có hát dân ca bắc bộ ở đó không?
 

mrdaubac

Xe điện
Biển số
OF-459647
Ngày cấp bằng
7/10/16
Số km
2,296
Động cơ
227,300 Mã lực
Tuổi
54
Đền nào thì cũng chỉ là đền thờ ai đấy thôi, tưởng nhớ kính trọng và biết ơn là đủ rồi, có làm được gì thì lúc sống còn làm được chứ đã nhắm mắt xuôi tay về với hư vô thì còn làm được gì nữa, phù hộ độ trì được ai nữa, vậy nên đừng sùng bái quá, thần thánh hóa quá với linh thiêng quá.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,593
Động cơ
415,294 Mã lực
Theo các cụ, thì ngài Lê Lợi có phải người Mường ở các động khu vực Thanh Hóa
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
2,922
Động cơ
348,035 Mã lực
Vd này nửa sử toàn thư viết về vua Lê Lợi như sau
Vua hiểu biết hơn hẳn mọi người, sáng suốt và cương quyết, không bị quan tước dụ dỗ, không bị uy thế khuất phục. Người Minh đã dùng trăm phương ngàn kế xảo trá, vẫn không dụ được vua.
Trước đó bọn Đặng Tất, Nguyễn Súy ở châu Hóa cùng lập con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi, Trần Khoáng làm vua. Nhưng vua thấy họ yếu hèn, lại say đắm tửu sắc, biết là chẳng làm nên chuyện, mới ẩn náu nơi núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân chúng lưu ly, hăng hái dấy binh, mong trừ hoạn lớn.”
Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 1b.

Nhưng Minh thực lục nó viết khác, và nó cho thấy một phần khác về Lê Lợi
Ngày 3 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 16 [8/2/1418]
Viên Thổ quan Tuần kiểm Lê Lợi tại huyện Nga Lạc, phủ Thanh Hóa làm phản; quan Tổng binh Giao Chỉ Phong thành hầu Lý Bân sai bọn Đô đốc Chu Quảng chinh tiễu. Trước đây Trần Quí Khoáng làm phản, Lợi sung chức Kim Ngô Tướng quân ngụy; rồi bó thân xin hàng, được ban chức Tuần kiểm, nhưng vẫn ôm lòng phản trắc. Nay tiếm xưng là Bình định vương, cho em Lê Thạch làm Tướng quốc ngụy, Đoàn Mãng làm Đô đốc; tụ tập bọn giặc là Phạm Liễu, Phạm Yến mang binh cướp phá. Quân Quảng tới chém hơn 60 thủ cấp, bắt sống bọn giặc Phạm Yến hơn 100 người, bọn Lợi bỏ trốn. Nay Bân tâu xin đem bọn Yến tru lục tại Giao Chỉ để răn đe dân chúng. Thiên tử chấp thuận.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 48)
Vương Thế Trinh, một danh thần nhà Minh đời Gia Tĩnh, chép sự việc tương tự trong An Nam Truyện:
“Vào năm Vĩnh Lạc thứ 16 [1418] Phong thành hầu Lý Bân tấu Tuần kiểm Lê Lợi làm phản. Lợi vốn là bề tôi của cố Vương Trần Quí Khoáng, thiện chiến, được thăng mấy lần đến chức Kim Ngô Tướng quân. Xin hàng, lãnh chức Tuần kiểm; nhưng vì không được cư xử tốt bởi người có đức nên làm phản, đánh phá các quận ấp, tự xưng là Bình định vương.”[1]

kết hợp với lời tâm sự của Lê Lợi trong Lam Sơn Thực Lục ta thấy
Như vậy ban đầu Lê Lợi theo Trần Quý Khoáng được làm kim ngô tướng quân sau bỏ Quý Khoáng chạy theo Minh được phong chức tuần kiểm Nga Lạc.
Bị bọn quan lại Minh triều sách nhiễu bức bách nhiều lần bất đắc dĩ mới khởi nghĩa.
Nó khác xa với sử ta viết
Sử ta thì lúc nào cũng là ở Bên Thắng Cuộc mà cụ... trong khi Sử là phải trung thực khách quan chứ không phải tuyên truyền bảo vệ
 

PenII

Xe tải
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
432
Động cơ
41,774 Mã lực
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay ( trích dẫn SGK)
- Em nạm phép lấy sách giáo khoa ra bàn luận. Ngay từ thủa ban đầu nhà Minh hận không ăn sống nuốt tươi được Lê Thái Tổ mà thôi, sau đây xin gọi là Vua. Vua anh minh sáng suốt , anh dũng , quyết đoán , trí tuệ hơn người, sử nhận xét như thế xin hỏi có gì sai , từ tay trắng lập nên triều đại không anh minh thần võ , thì đã là Trùng Quang , Giản Đế bùi ngùi ngẩng đầu...
- Tiếc rằng sử ta chép đại khái không cụ thể chi tiết nên ta chỉ có thấy chi tiết chính của sự kiện mà thôi
- Khi Vua dựng cờ Minh Thành Tổ vẫn sống , quân nhà Minh lúc đó dồn về hận không thể ăn thịt hết quân của Vua.Lý Bân vì lao lực, ốm thăng thiên tại Giao Chỉ .
- Trần Cảo được gọi về đặt lên ghế sau trận Tốt động, Chúc Động (chỗ này sử việt dẫn khác nhau , tạm lấy toàn thư thực ra lập đặt 1 người lên ghế thì thực lực phải có rồi) , để làm ngoại giao. VÌ thế thề hay không thề thì đất nước cũng đã vô chủ từ lâu. Thế mới có câu
Ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất ( trích dẫn SGK )
-Có người rao giảng sử phải biết toàn diện, xem từ hai phía nhưng nhận xét thì phiến diện, hỏi sử "nếu như": , thì chỉ gọi là người biết sử mà thôi. Đôi lời bàn luận cho ngày mưa
 
Chỉnh sửa cuối:

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
90
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
43
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay ( trích dẫn SGK)
- Em nạm phép lấy sách giáo khoa ra bàn luận. Ngay từ thủa ban đầu nhà Minh hận không ăn sống nuốt tươi được Lê Thái Tổ mà thôi, sau đây xin gọi là Vua. Vua anh minh sáng suốt , anh dũng , quyết đoán , trí tuệ hơn người, sử nhận xét như thế xin hỏi có gì sai , từ tay trắng lập nên triều đại không anh minh thần võ , thì đã là Trùng Quang , Giản Đế bùi ngùi ngẩng đầu...
- Tiếc rằng sử ta chép đại khái không cụ thể chi tiết nên ta chỉ có thấy chi tiết chính của sự kiện mà thôi
- Khi Vua dựng cờ Minh Thành Tổ vẫn sống , quân nhà Minh lúc đó dồn về hận không thể ăn thịt hết quân của Vua.Lý Bân vì lao lực, ốm thăng thiên tại Giao Chỉ .
- Trần Cảo được gọi về đặt lên ghế sau trận Tốt động, Chúc Động (chỗ này sử việt dẫn khác nhau , tạm lấy toàn thư thực ra lập đặt 1 người lên ghế thì thực lực phải có rồi) , để làm ngoại giao. VÌ thế thề hay không thề thì đất nước cũng đã vô chủ từ lâu. Thế mới có câu
Ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất ( trích dẫn SGK )
-Có người rao giảng sử phải biết toàn diện, xem từ hai phía nhưng nhận xét thì phiến diện, hỏi sử "nếu như": , thì chỉ gọi là người biết sử mà thôi. Đôi lời bàn luận cho ngày mưa
Anh có thể cho tôi biết thế nào được gọi là nhận xét phiến diện được không?
Vậy những từ vua ta anh minh sáng suốt quyết đoán trí tuệ hơn người... Có phải là phiến diện hay không?
 

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
90
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
43
Đây là trọn vẹn lời khấn xin của Lê Lợi
Trích Quân Trung Từ Mệnh Tập
VĂN TẤU CÁO (LIỆT THÁNH NHÀ TRẦN)(1)

Nay năm Bính ngọ Thiên-khánh(2) thứ 2 (1426), tháng 12, qua ngày sóc(3) Canh thân, đến hôm nay 29 ngày Mậu tý, Nhập nội kiểm hiệu thái sư bình chương quân quốc trọng sự Đại thiên hoành hóa tứ kim ngư đại song kim hổ phù Tráng vũ vệ quốc công(4), thần Lê Lợi. thực lòng sợ hãi, cúi đầu giập trán, kính cẩn tâu dưới đức Thái tôn hoàng đế, đức Hiển từ thuận thiên hoàng thái hậu, đức Thánh tôn hoàng đế, đức Nguyên thánh hoàng thái hậu, đức Nhân tôn hoàng đế, đức Khiêm từ hoàng thái hậu, đức Anh tôn hoàng đế, đức Chiêu từ hoàng thái hậu, đức Chiêu tôn hoàng đế, đức Hiến từ hoàng thái hậu, đức Nghệ tôn hoàng đế, đức Thuận từ hoàng thái hậu, đức Túc tôn hoàng đế, đức Gia từ hoàng thái hậu, đức Trùng quang hoàng đế, mà nói rằng: Tổ phụ thần chịu nhiều ơn nước, đời làm cận thần, nghĩa phải hết trung ra sức. Từ khi giặc Minh chiếm cướp đất ta, ngược đãi dân ta, phạm vào lăng miếu các tiên đế, diệt hết con cháu họ Trần, thầm nằm gai nếm mật, hơn ba mươi năm, chỉ cốt phục thù, mong được rửa nhục. Năm Ất tỵ (1425)(5) tìm được Trần Mỗ ở đất Lão-qua là cháu ba đời của đức Nghệ tôn, năm nay đã chính đại hiệu đế thờ Tôn Xã. Một khi nghĩa binh mới dấy, bốn phương kéo đến như mây. Cho nên đánh một trận ở Trà-long(6) mà lấy lại đất Nghệ-an Thanh-hóa; đánh trận nữa ở Ninh-kiều(7) mà thu lại nước Đại Việt cõi xưa. Quân giặc các nơi đều đã ra thành hàng phục, duy còn thành Đông-quan chưa thể vội diệt. Thế thực là trời tựa Hoàng Trần, cho nên thành công được chóng; mà thần đẳng mặc giáp cầm gươm may được có chút công lao. Cúi nhờ Liệt thánh hoàng đế rủ lòng giúp đỡ, tiêu diệt quân Minh, để đem lại cái phúc thái bình muôn thuở. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết bao nỗi trông trời ngóng thánh, kính cẩn dâng tâu.

(1) Liệt thánh nhà Trần là những vị đế và hậu tổ tiên của nhà Trần.
(2) Thiện-khánh là niên hiệu của Trần Cảo. Bản chữ Hán in nhầm là Thiên-thành.
(3) Ngày sóc là ngày mồng một đầu tháng âm lịch.
(4) Chức, hiệu và tước của Lê Lợi.
(5) Theo Toàn thư và Cương mục thì đến tháng 11 năm Bính ngọ (1426), Lê Lợi mới lập Trần Cảo lên làm vua. Đại việt thông sử chép việc lập Trần Cảo vào tháng 11 năm Ất tỵ (1425), Lam Sơn thực lục lại chép vào năm Quý mão (1423). Những văn thư trong Quân trung từ mệnh tập chép việc này không thống nhất. Trong bài biểu cầu phong và bài Văn tấu cáo liệt thánh nhà Trần đếu nói tìm được Trần Cảo từ năm Ất tỵ (1425) và năm Bính ngọ (1426) là năm Thiên-khánh thứ 2. Nhưng trong bài Tờ tâu về việc tìm hỏi con cháu nhà Trần (bai 46) và bài Tờ tâu cầu phong (bài 44) lại nói tìm được Trần Cảo vào năm đầu niên hiệu Tuyên-đức, tức là năm 1426. theo Toàn thư và Cương mục có lẽ hợp lý hơn, vì xét lịch sử đấu tranh trong giai đoạn này thì năm 1426 Lê Lợi mới cần lập một người con cháu họ Trần lên làm vua để dễ giao thiệp với nhà Minh.
(6) Trà-long là đất huyện Tương-dương, tỉnh Nghệ-an ngày nay. Năm 1424 nghĩa binh tiến quân vào Nghệ-an và cuối năm ấy hạ được thành Trà-long. Đó là chiến thắng lớn đầu tiên của nghĩa binh.
(7) Ninh-kiều thuộc huyện Chương-mỹ tĩnh Hà-tây. Trận Ninh-kiều ở đây là trận Tốt-động - Chúc-động cuối năm 1426.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Đây là trọn vẹn lời khấn xin của Lê Lợi
Trích Quân Trung Từ Mệnh Tập
VĂN TẤU CÁO (LIỆT THÁNH NHÀ TRẦN)(1)

Nay năm Bính ngọ Thiên-khánh(2) thứ 2 (1426), tháng 12, qua ngày sóc(3) Canh thân, đến hôm nay 29 ngày Mậu tý, Nhập nội kiểm hiệu thái sư bình chương quân quốc trọng sự Đại thiên hoành hóa tứ kim ngư đại song kim hổ phù Tráng vũ vệ quốc công(4), thần Lê Lợi. thực lòng sợ hãi, cúi đầu giập trán, kính cẩn tâu dưới đức Thái tôn hoàng đế, đức Hiển từ thuận thiên hoàng thái hậu, đức Thánh tôn hoàng đế, đức Nguyên thánh hoàng thái hậu, đức Nhân tôn hoàng đế, đức Khiêm từ hoàng thái hậu, đức Anh tôn hoàng đế, đức Chiêu từ hoàng thái hậu, đức Chiêu tôn hoàng đế, đức Hiến từ hoàng thái hậu, đức Nghệ tôn hoàng đế, đức Thuận từ hoàng thái hậu, đức Túc tôn hoàng đế, đức Gia từ hoàng thái hậu, đức Trùng quang hoàng đế, mà nói rằng: Tổ phụ thần chịu nhiều ơn nước, đời làm cận thần, nghĩa phải hết trung ra sức. Từ khi giặc Minh chiếm cướp đất ta, ngược đãi dân ta, phạm vào lăng miếu các tiên đế, diệt hết con cháu họ Trần, thầm nằm gai nếm mật, hơn ba mươi năm, chỉ cốt phục thù, mong được rửa nhục. Năm Ất tỵ (1425)(5) tìm được Trần Mỗ ở đất Lão-qua là cháu ba đời của đức Nghệ tôn, năm nay đã chính đại hiệu đế thờ Tôn Xã. Một khi nghĩa binh mới dấy, bốn phương kéo đến như mây. Cho nên đánh một trận ở Trà-long(6) mà lấy lại đất Nghệ-an Thanh-hóa; đánh trận nữa ở Ninh-kiều(7) mà thu lại nước Đại Việt cõi xưa. Quân giặc các nơi đều đã ra thành hàng phục, duy còn thành Đông-quan chưa thể vội diệt. Thế thực là trời tựa Hoàng Trần, cho nên thành công được chóng; mà thần đẳng mặc giáp cầm gươm may được có chút công lao. Cúi nhờ Liệt thánh hoàng đế rủ lòng giúp đỡ, tiêu diệt quân Minh, để đem lại cái phúc thái bình muôn thuở. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết bao nỗi trông trời ngóng thánh, kính cẩn dâng tâu.

(1) Liệt thánh nhà Trần là những vị đế và hậu tổ tiên của nhà Trần.
(2) Thiện-khánh là niên hiệu của Trần Cảo. Bản chữ Hán in nhầm là Thiên-thành.
(3) Ngày sóc là ngày mồng một đầu tháng âm lịch.
(4) Chức, hiệu và tước của Lê Lợi.
(5) Theo Toàn thư và Cương mục thì đến tháng 11 năm Bính ngọ (1426), Lê Lợi mới lập Trần Cảo lên làm vua. Đại việt thông sử chép việc lập Trần Cảo vào tháng 11 năm Ất tỵ (1425), Lam Sơn thực lục lại chép vào năm Quý mão (1423). Những văn thư trong Quân trung từ mệnh tập chép việc này không thống nhất. Trong bài biểu cầu phong và bài Văn tấu cáo liệt thánh nhà Trần đếu nói tìm được Trần Cảo từ năm Ất tỵ (1425) và năm Bính ngọ (1426) là năm Thiên-khánh thứ 2. Nhưng trong bài Tờ tâu về việc tìm hỏi con cháu nhà Trần (bai 46) và bài Tờ tâu cầu phong (bài 44) lại nói tìm được Trần Cảo vào năm đầu niên hiệu Tuyên-đức, tức là năm 1426. theo Toàn thư và Cương mục có lẽ hợp lý hơn, vì xét lịch sử đấu tranh trong giai đoạn này thì năm 1426 Lê Lợi mới cần lập một người con cháu họ Trần lên làm vua để dễ giao thiệp với nhà Minh.
(6) Trà-long là đất huyện Tương-dương, tỉnh Nghệ-an ngày nay. Năm 1424 nghĩa binh tiến quân vào Nghệ-an và cuối năm ấy hạ được thành Trà-long. Đó là chiến thắng lớn đầu tiên của nghĩa binh.
(7) Ninh-kiều thuộc huyện Chương-mỹ tĩnh Hà-tây. Trận Ninh-kiều ở đây là trận Tốt-động - Chúc-động cuối năm 1426.
Ồ, tôi tưởng ta nhặt ở tàu về, hoá ra cái Quy định Căn cứ đủ thứKính thưa đủ người, nó do vua Lê Thái Tổ nhà ta đăng ký bản quyền.
 

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
90
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
43
Ồ, tôi tưởng ta nhặt ở tàu về, hoá ra cái Quy định Căn cứ đủ thứKính thưa đủ người, nó do vua Lê Thái Tổ nhà ta đăng ký bản quyền.
Nhặt ở Tàu về chứ nhặt ở đâu!
Bản quyền cái này cụ Trãi cũng lấy từ Tàu chứ đâu
 

PenII

Xe tải
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
432
Động cơ
41,774 Mã lực
"may mắn" anh định tranh luận với tôi về cái gì
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top