[Funland] Dịch sách cổ : Doanh Nhai Thắng Lãm- Chăm Pa phong thổ ký

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,158
Động cơ
32,185 Mã lực
Quốc vương [ Chăm Pa có nhiều tiểu quốc, đây có lẽ là vua tiểu quốc Vijaya] ưa trang sức, ông có khi để đầu tóc bồng hoặc đội vương miện bằng vàng hình hoa lá??? Trên mình không mặc áo bào??? Phía dưới ông quấn quanh mình 1 chiếc khăn làm bằng tơ tằm dệt thủ công, có 1 hoặc 2 sọc, ông quấn quanh lưng bằng mảnh gấm hay lụa có hoa văn hoặc tấm lụa tơ tằm, gọi là thắt lưng [ đây là trang phục Chăm Pa, giống như kiểu thắt lưng dài bằng vải có túi ở giữa, thường thắt ngang hông].Ông đeo 1 đến 2 cái đoản đao bên hông, tên của ông được tạc vào đầu thanh đoản đao. Mỗi khi ra hay vào cung điện, Quốc vương thường cưỡi xe do bò kéo hoặc cưỡi voi.
Là quấn sampot đó cụ. Vijaya tôn giáo chính là Shiva giáo tiếp thu từ Ấn Độ giáo. Vua tự ví/ được coi là Thần Shiva. Đây là tượng Thần Shiva phong cách Bình Định thế kỷ 12, 13 / tương đương giai đoạn trong sách. Nhìn tượng có thể hình dung ra vua Chiêm Thành.
400px-Thần_Siva_1.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,158
Động cơ
32,185 Mã lực
Cán dao bằng vàng hoặc bằng sừng tê giác, họ dùng ngà voi để chạm khắc hình người có mặt quỷ [ đây là hình khắc nữ thần Kali trong Ấn Độ Giáo, nữ thần Kali là một sự cân bằng vĩnh cửu và sự hài hòa, một sự thống nhất của một nguyên tắc sáng tạo và phá hoại] được chế tác cực-kỳ tinh xảo.
Là Kala, thần Thời gian, một hóa thân của thần Shiva
20201123_021629.jpg
yeu to cham pa a13.jpg
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,734
Động cơ
495,927 Mã lực
Em nhấc cái thớt của cụ Đốc lên cho tiện theo dõi. Bẵng qua ngày mà tìm mãi mới ra được.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Người dân ở vương quốc này cả nam và nữ đều rất quý trọng cái đầu, nếu có ai đó chạm hay sờ tay vào [ đầu] trong khi đang mua bán và tính tiền nong mà số tiền không rõ ràng, hoặc giả say rượu mất kiểm soát hành vi, hoặc lời nói căng thẳng, người ta sẽ lập tức rút dao ra [ đánh nhau], ai mạnh hơn thì thắng. Nếu có người bị giết, và người kia bỏ trốn đi 3 ngày không quay về, người này sẽ không phải đền mạng??? [ không hiểu luật kiểu gì?]; còn nếu đang trong thời gian bị truy nã [chưa hết 3 ngày ấy], lập tức sẽ bị phanh thây. Xứ này không có tiền lệ hình phạt đánh đòn roi, án cũng chẳng phân biệt lớn nhỏ, cứ có tội là lập tức bị lấy dây mây trói quặt 2 tay ra sau, giữ cho phạm nhân đi vài bước, ngay lập tức dùng dao đâm vào 2 quả thận hoặc mạng sườn tội nhân 2 đến 3 nhát, tội nhân chết ngay lập tức. Phong tục của xứ này không có ngày nào là không giết người, tôi thấy thật quá mức kinh sợ.
Luật này c0s vẻ giống luật cao bồi: ông nào giết người khi đánh bạc uống rượu thì cho chạy trước một thời gian (nủa ngày?), sau đó có đội tìm diệt, thoát được thì thôi, không quay lại nữa.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,246
Động cơ
533,638 Mã lực
Cảm ơn cụ Đốc😍
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Là quấn sampot đó cụ. Vijaya tôn giáo chính là Shiva giáo tiếp thu từ Ấn Độ giáo. Vua tự ví/ được coi là Thần Shiva. Đây là tượng Thần Shiva phong cách Bình Định thế kỷ 12, 13 / tương đương giai đoạn trong sách. Nhìn tượng có thể hình dung ra vua Chiêm Thành.
400px-Thần_Siva_1.jpg
Cảm ơn cụ quá, vậy là tác giả mô tả khá chính-xác trang phục vua Chăm Pa
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trc cụ cũng dịch một cuốn của sứ giả nhà Minh nhỉ ?
Của nhà Nguyên cụ ạ, cuốn Chân Lạp Phong Thổ Ký của Chu Đạt Quan, so với quyển này, sách kia viết hay hơn, nhiều mặt hơn, do tác giả chỉ đến đó rồi ở lại khá lâu, còn quyển này tác giả đi dọc Chăm Pa, ông ta ở chắc là ngắn ngày, nên quan sát có lẽ không chi tiết ..
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Luật này c0s vẻ giống luật cao bồi: ông nào giết người khi đánh bạc uống rượu thì cho chạy trước một thời gian (nủa ngày?), sau đó có đội tìm diệt, thoát được thì thôi, không quay lại nữa.
Tức là trốn đi biệt xứ luôn à cụ? vậy là Chăm Pa mỗi tiểu quốc 1 loại luật chứ không thông thống nhất, đoạn trên tác giả có miêu tả các hình phạt khác ở Đồ Bàn này cụ ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiền đồng Trung Quốc được sử dụng ở đây ngay cả tiền của các triều đại trước [ nhà Minh]. Thành Đỗ Bàn [ 杜板 tức là Tuban, một thị trấn cổ nằm trên bờ biển phía bắc của Java, cách Surabaya, thủ phủ của Đông Java khoảng 100 km về phía Tây. Tuban được bao quanh bởi Lamongan ở phía Đông, Bojonegoro ở phía Nam và Rembang, Trung Java ở phía Tây.Là một thị trấn cổ, Tuban có giá trị lịch sử và văn hóa đáng kể. Điểm nổi bật nhất là vẻ đẹp của phong cảnh như bãi biển, hang động, rừng cây, đặc biệt là rừng tếch] có nhiều nét giống với thành Đồ Bàn này, dù cách nhau cả ngàn dặm, tên [Đồ Bàn] theo tiếng địa phương hay nhầm là Đổ Ban [ 賭班] có nghĩa là khu vực đánh cờ bạc [ đoạn này tác giả chơi chữ rất rắc rối, vì phiên âm tiếng Chăm Pa ra tiếng Hán nên dịch rất khó]. Xứ này có khoảng 1000 gia đình sinh sống, có 2 vị tù trưởng cai quản, ở đây cũng có nhiều người Trung Quốc vùng Quảng Đông, Chương Châu [ thuộc Phúc Kiến] đến cư ngụ. Gà, dê, cá và các loại rau xanh có rất nhiều và rẻ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Giữa bãi cát ven biển có 1 cái giếng nhỏ, nước rất ngọt có thể uống ngay được, tương truyền đây là nước Thánh? Truyền thuyết kể lại rằng tướng nhà Nguyên là Sử Bật, [ 1233-1318, tự là Quân Tá, tên Mông Cổ là Tháp Lạt Hỗn], Cao Hưng, khi đi chinh phạt Đồ Bàn, đánh cả tháng không [đổ bộ] được, nước uống trên thuyền đều cạn, quân sĩ thiệt hại. Cả Sử Bật, Cao Hưng, cả 2 người hướng lên trời khấn bái rằng:

- Phụng mệnh đi đánh man di, nếu lòng trời thương xót, thì cho sinh dòng suối, nếu không giúp, thì dòng suối sẽ không có nước.

Cầu đảo xong, dùng hết sức lực cắm cây thương xuống bãi biển, từ chỗ cây thương cắm xuống nước phun lên rất mạnh, nước có vị ngọt, mọi người đều đủ mà uống. Cái giếng trời ban này vẫn còn đến bây giờ vậy. [ nghe quen quen, giống cái chuyện về Nguyễn Ánh cũng kiểu này, cũng khấn vái rồi cắm kiếm xuống đất ở đảo, nước vọt lên???].

Từ [ trung tâm] Đồ Bàn đi về phía Đông khoảng nửa ngày đường là đến Tư Thôn, người dân gọi [ theo tiếng Chăm Pa] là Cách Nhi Tích [ bây giờ không rõ vùng nào?]. Nguyên là một vùng đất ven biển, là do người Trung Quốc sang bên này cư ngụ mà lập lên, bèn gọi tên là làng mới. Đến nay làng mới chủ yếu là người Quảng Đông, ước chừng có hơn 1000 hộ gia đình. Thuyền bè từ nhiều nơi trong các nước phiên thuộc đến đây mua bán tấp nập. Người ta đem vàng đổi hàng, có những thuyền chở đá quý đủ chủng loại, người dân ở đây chỉ thích mua hàng hóa của các nước lân bang, đa phần người dân đều lấy vàng mua hàng hóa, cuộc sống người dân ở đâu cực kỳ sung túc và giàu có.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,936
Động cơ
1,234 Mã lực
Giữa bãi cát ven biển có 1 cái giếng nhỏ, nước rất ngọt có thể uống ngay được, tương truyền đây là nước Thánh? Truyền thuyết kể lại rằng tướng nhà Nguyên là Sử Bật, [ 1233-1318, tự là Quân Tá, tên Mông Cổ là Tháp Lạt Hỗn], Cao Hưng, khi đi chinh phạt Đồ Bàn, đánh cả tháng không [đổ bộ] được, nước uống trên thuyền đều cạn, quân sĩ thiệt hại. Cả Sử Bật, Cao Hưng, cả 2 người hướng lên trời khấn bái rằng:

- Phụng mệnh đi đánh man di, nếu lòng trời thương xót, thì cho sinh dòng suối, nếu không giúp, thì dòng suối sẽ không có nước.

Cầu đảo xong, dùng hết sức lực cắm cây thương xuống bãi biển, từ chỗ cây thương cắm xuống nước phun lên rất mạnh, nước có vị ngọt, mọi người đều đủ mà uống. Cái giếng trời ban này vẫn còn đến bây giờ vậy. [ nghe quen quen, giống cái chuyện về Nguyễn Ánh cũng kiểu này, cũng khấn vái rồi cắm kiếm xuống đất ở đảo, nước vọt lên???].

Từ [ trung tâm] Đồ Bàn đi về phía Đông khoảng nửa ngày đường là đến Tư Thôn, người dân gọi [ theo tiếng Chăm Pa] là Cách Nhi Tích [ bây giờ không rõ vùng nào?]. Nguyên là một vùng đất ven biển, là do người Trung Quốc sang bên này cư ngụ mà lập lên, bèn gọi tên là làng mới. Đến nay làng mới chủ yếu là người Quảng Đông, ước chừng có hơn 1000 hộ gia đình. Thuyền bè từ nhiều nơi trong các nước phiên thuộc đến đây mua bán tấp nập. Người ta đem vàng đổi hàng, có những thuyền chở đá quý đủ chủng loại, người dân ở đây chỉ thích mua hàng hóa của các nước lân bang, đa phần người dân đều lấy vàng mua hàng hóa, cuộc sống người dân ở đâu cực kỳ sung túc và giàu có.
Các bãi biển đoạn Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thì nước ngọt chảy ra tận bãi biển. Đào cái hố trên bãi cát ven biển là có thể lấy được nước ngọt rồi. Ngày xưa thủy quân tướng nhà Nguyên đánh thành không xong chắc hạ trại trên bãi biển, họ đào hố thấy nước ngọt nên bất ngờ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ ngôi làng thứ 2 đi về phía Nam, thuyền đi chừng độ nửa ngày đường, sẽ đến Tô Lỗ Mã Ích, một hải cảng quan trọng của không chỉ xứ này mà cả các nước phiên thuộc. Từ cửa cảng, dòng nước nhờ nhờ chảy ra, bãi biển đầy cát và nông điều này làm cho thuyền lớn khó mà cập bến được, muốn dỡ hàng, họ dùng thuyền nhỏ chuyển hàng từ thuyền lớn xuống. Đi thêm hơn 20 lý (cỡ hơn 10km) là đến [ trung tâm] Tô Lỗ Mã Ích, tên người dân bản xứ gọi là Tô Nhi Bá Nha [ tác giả phiên âm tiếng CHăm Pa, bây giờ không rõ địa danh nào], có 1 vị trưởng thôn quản lý trông coi mọi việc, quản lý hơn 1000 hộ gia đình.

Người Trung Quốc cũng có, họ ở xen lẫn với người bản địa. Gần bến cảng có 1 cù lao, cây cối thật xanh tốt đẹp mắt, có đến hàng vạn con khỉ đuôi dài ở trên cù lao, có 1 con khỉ đực già mặt đen làm đầu đàn, đi cạnh 1 bên [ con khỉ đầu đàn] là 1 người bà già người bản xứ, không hiểu số kiếp sao [lại lấy khỉ]?
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Tức là trốn đi biệt xứ luôn à cụ? vậy là Chăm Pa mỗi tiểu quốc 1 loại luật chứ không thông thống nhất, đoạn trên tác giả có miêu tả các hình phạt khác ở Đồ Bàn này cụ ạ.
À vâng, cao bồi là thế, Champa cứ nhìn bản đồ bây giờ có lẽ cũng là những doi đất ngăn cách nhau bởi các rặng núi sát biển, các vịnh sâu, nhất là khi chưa có đường cái quan như sau này. Vì vậy có vài bộ luật hay vài ông vua cũng không lạ.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Giữa bãi cát ven biển có 1 cái giếng nhỏ, nước rất ngọt có thể uống ngay được, tương truyền đây là nước Thánh? Truyền thuyết kể lại rằng tướng nhà Nguyên là Sử Bật, [ 1233-1318, tự là Quân Tá, tên Mông Cổ là Tháp Lạt Hỗn], Cao Hưng, khi đi chinh phạt Đồ Bàn, đánh cả tháng không [đổ bộ] được, nước uống trên thuyền đều cạn, quân sĩ thiệt hại. Cả Sử Bật, Cao Hưng, cả 2 người hướng lên trời khấn bái rằng:

- Phụng mệnh đi đánh man di, nếu lòng trời thương xót, thì cho sinh dòng suối, nếu không giúp, thì dòng suối sẽ không có nước.

Cầu đảo xong, dùng hết sức lực cắm cây thương xuống bãi biển, từ chỗ cây thương cắm xuống nước phun lên rất mạnh, nước có vị ngọt, mọi người đều đủ mà uống. Cái giếng trời ban này vẫn còn đến bây giờ vậy. [ nghe quen quen, giống cái chuyện về Nguyễn Ánh cũng kiểu này, cũng khấn vái rồi cắm kiếm xuống đất ở đảo, nước vọt lên???].

Từ [ trung tâm] Đồ Bàn đi về phía Đông khoảng nửa ngày đường là đến Tư Thôn, người dân gọi [ theo tiếng Chăm Pa] là Cách Nhi Tích [ bây giờ không rõ vùng nào?]. Nguyên là một vùng đất ven biển, là do người Trung Quốc sang bên này cư ngụ mà lập lên, bèn gọi tên là làng mới. Đến nay làng mới chủ yếu là người Quảng Đông, ước chừng có hơn 1000 hộ gia đình. Thuyền bè từ nhiều nơi trong các nước phiên thuộc đến đây mua bán tấp nập. Người ta đem vàng đổi hàng, có những thuyền chở đá quý đủ chủng loại, người dân ở đây chỉ thích mua hàng hóa của các nước lân bang, đa phần người dân đều lấy vàng mua hàng hóa, cuộc sống người dân ở đâu cực kỳ sung túc và giàu có.
Người Trung quốc có tài khoan giếng lấy nước muối, ắt là họ cũng có nghề khoan giếng và lọc qua cát, qua cây tre, cây mía .. sao đó thành nước uống được. Xem bảo tàng ngành muối ở Tự Cống (Tứ xuyên) họ có đủ loại mũi khoan và cách tái tạo giếng khoan đã mất mạch, chỉ dùng cần tre và các giàn giáo tre cũng tạo các tháp khoan cao như tháp khoan dầu.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
À vâng, cao bồi là thế, Champa cứ nhìn bản đồ bây giờ có lẽ cũng là những doi đất ngăn cách nhau bởi các rặng núi sát biển, các vịnh sâu, nhất là khi chưa có đường cái quan như sau này. Vì vậy có vài bộ luật hay vài ông vua cũng không lạ.
Lúc tác giả này đến Chăm Pa thì có thể vương quốc có nhiều tiểu quốc nhỏ đấy cụ, hình như thuyền là phương tiện giao thông chính hay sao? Có vẻ dân Chăm Pa khá giàu có, nhưng dân Vn chả sang buôn bán trao đổi gì.
 

Fleurs

Xe hơi
Biển số
OF-606115
Ngày cấp bằng
30/12/18
Số km
160
Động cơ
223,721 Mã lực
Cảm ơn cụ. E đánh dấu thớt để sắp xếp được thời gian sẽ đọc ạ.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Lúc tác giả này đến Chăm Pa thì có thể vương quốc có nhiều tiểu quốc nhỏ đấy cụ, hình như thuyền là phương tiện giao thông chính hay sao? Có vẻ dân Chăm Pa khá giàu có, nhưng dân Vn chả sang buôn bán trao đổi gì.
Sau Champa bị diệt thì chính sử ắt không ghi rồi, tư sử thì nước ta không có thương nhân cự phú nào đến tầm tự viết được cả, có lẽ lại như các công ty mex, expo đình đám thời mới vỡ bao cấp, toàn các quan nhảy ra buôn với bên ngoài, mà quan thì ... chắc lại như mấy anh... ai cũng biết.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,936
Động cơ
1,234 Mã lực
Sau Champa bị diệt thì chính sử ắt không ghi rồi, tư sử thì nước ta không có thương nhân cự phú nào đến tầm tự viết được cả, có lẽ lại như các công ty mex, expo đình đám thời mới vỡ bao cấp, toàn các quan nhảy ra buôn với bên ngoài, mà quan thì ... chắc lại như mấy anh... ai cũng biết.
Em thì thấy trong lịch sử VN chưa bao giờ giỏi làm ăn thương mại. Buôn bán chủ yếu là người nước khác đến buôn bán. Còn trong lịch sử phong kiến không thấy có doanh nhân hay thương nhân nào nổi bật. Có lẽ vì nền sản xuất của VN yếu kém.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top