[Funland] Dịch sách siêu cổ: Bổ An Nam dị lược đồ ký

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đang có vụ nói về giới nghệ sĩ, về văn hóa, dù đang bận dịch sách về thời nhà Trần, nhưng em chợt nhớ đến 1 bản dịch từ rất lâu, 1 cuốn sách cực cổ, thực ra, đó chỉ là 1 bản văn ngắn, nhưng nó được viết ra cách đây gần 1.200 năm, là những trang viết cổ xưa nhất về nước ta, nói riêng về con người, phong tục.

Nhiều cụ sẽ hỏi, sao mà Trung Hoa đô hộ chúng ta gần 1000 năm mà không đồng hóa nổi, đọc những dòng này, chúng ta sẽ đôi phần hiểu được.

Sách viết bằng chữ Hán cổ, dạng Biền thể văn cổ thời Đường, nên việc chuyển dịch sang tiếng Việt hiện đại, nếu nói là tương đương, thì gần như không thể.
Với trình độ vô cùng quê mùa, kiến thức ngu muội, cũng xin gửi đến các cụ bản dịch sách : Bổ An Nam dị lược đồ ký của tác giả Thôi Trí Viễn, người Triều Tiên.

Trong bản dịch, tác giả viết rất khó hiểu và cô đọng, nên em phải đọc thêm cả : Hán Thư, Nam Tề Thư, Nam Sử...và 1 số sách cổ TQ để bổ xung những chỗ còn nghi hoặc.

Các cụ down bản mềm ở đây

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
補安南錄異圖記

Bổ An Nam lục dị đồ ký

Tác giả: Thôi Trí Viễn 崔致遠

Vài lời ngỏ


Cách đây 1.139 năm, năm 882, có 1 người Triều Tiên đã đến Việt Nam, lúc bấy giờ còn dưới sự cai trị của chính quyền nhà Đường, và cũng vẫn dưới thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Người đó chính là Thôi Chí Viễn, ông đến nước ta với mục đích xác lập địa đồ, ghi chép về địa lý, bổ xung những điều còn thiếu sót, xác định lại ranh giới các châu, huyện được phân chia từ các triều đại phong kiến Trung Hoa từ trước, rồi dâng lên cho Cao Biền.

Cao Biền là ai? Ông ta là một tướng lĩnh nhà Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Người ta đồn đại rất nhiều về ông ta, nhưng chủ yếu về những điều xấu xa ông ta đã làm ở Giao Chỉ, và, cái tài năng pháp thuật trấn yểm các long mạch, cưỡi diều giấy đi khắp nơi xem địa thế, rồi trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch, xây thành Đại La, đặc biệt với câu thành ngữ: “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, ám chỉ việc Cao Biền có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, các âm binh đều lẩy bẩy đi không vững, nên không có tác dụng.

Những điều ấy có thật không? Qua những dòng ghi chép của Thôi Chí Viễn chúng ta sẽ biết ít nhiều đấy là sự thật.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thôi Chí Viễn là ai?

Tên tiếng Triều Tiên của ông là Choe Chiwon 최치원, Tên chữ Hán của ông là: 崔致遠, Thôi Trí Viễn; sinh năm 857 – không rõ năm mất), tự Hải Phu 海夫, hiệu Cô Vân 孤云, cũng xưng là Hải Vân 海云, sau khi mất được đặt thụy hiệu là Văn Xương Hầu 文昌侯, là một nhà thơ, nhà văn người Triều Tiên nổi tiếng sống vào thời kỳ Tân La Thống nhất (668–935). Tài nghệ thi ca của ông được đón nhận ở cả Trung Quốc lẫn Triều Tiên.

Thôi Trí Viễn sinh vào năm 857 trong một gia đình quý tộc ở Sa Lương bộ, kinh đô Kim Thành (nay làGyeongju, Hàn Quốc) của Tân La. Người ta không biết nhiều về gia thế của ông. Tam quốc sử ký chép rằng "sử liệu đã mất hết, [nên] không rõ dòng dõi". Chỉ biết rằng, ông đã nhận được giáo dục rất tốt từ gia đình ngay từ khi còn nhỏ.

Thôi Trí Viễn tới Trung Quốc du học nhà Đường khi mới lên 12 tuổi, tham gia khoa cử và thi đỗ tiến sĩ năm 17 tuổi. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ cao tại nơi đây trước khi quay trở về Tân La.

Năm 877, Thôi Trí Viễn được bổ nhiệm làm huyện úy Lật Thủy (nay là quận Lật Thủy, Nam Kinh, Giang Tô. Tuy là một huyện úy hưởng bổng lộc nhưng điều này không đảm bảo cho Thôi Trí Viễn đủ cơm ăn áo mặc. "Cũng vì bổng lộc không đủ, mà không thể cứu giúp [nhân dân]", ông không còn cách nào khác ngoài việc phải tìm một lối thoát. Năm 884, ông rời Lật Thủy đến Hoài Nam để tham gia khoa thi Bác học.

Tại Hoài Nam, Thôi Trí Viễn được Tiết độ sứ Hoài Nam lúc bấy giờ là Cao Biền mời làm quan tòng sự, chuyên xử lý các vấn đề văn thư. Sau khi khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra, Cao Biền được bổ nhiệm làm Chư đạo binh mã đô thống. Thôi Trí Viễn dưới trướng Cao Biền đã biên soạn một lượng lớn công văn, trong đó có tác phẩm Hịch Hoàng Sào sách trứ danh. Tài năng của ông được Cao Biền cùng Đường Hy Tông đánh giá cao. Cũng chính vì thế mà ông được phong làm Lang thị Ngự sử trong cung, được phép mặc áo tía, đeo túi cá vàng.

Khi Cao Biền sang Giao Chỉ, ông có sang theo để giúp Cao Biền lập địa đồ, đồng thời soạn thảo công văn, giấy tờ, thời gian này do đi lại nhiều, ông đã ghi chép nhiều về phong cảnh, con người Vn thời ấy, cho ta cái nhìn khá bao quát về Vn thời xưa nhất, và cũng là văn bản cổ xưa nhất nói về con người, phong tục Vn thời Bắc thuộc.

Sau khi thất thế, Cao Biền thường xuyên nghe lời nịnh nọt, Thôi Trí Viễn cũng vì thế mà dần dần rơi vào lãng quên. Năm 884, ông dâng thư thỉnh cầu về nước, được Cao Biền chuẩn ý. Thôi Trí Viễn rời Trung Quốc về Tân La vào tháng 8 năm đó, được Đường Hy Tông lệnh mang theo quốc thư, lấy thân phận sứ giả nhà Đường để về nước.

Tại quê hương của mình, ông đã thực hiện những nỗ lực nhằm cải cách cải cách bộ máy chính quyền của vương triều Tân La đang dần suy tàn nhưng bất thành. Vào những năm cuối đời, Thôi Trí Viễn trở nên sùng bái Phật giáo. Không thể thực hiện ý tưởng chấn hưng triều đình, ông đã cáo quan mà lui về ở ẩn tại Hải Ấn tự trên núi Già Sơn rồi qua đời tại đây.

Được coi là bậc thầy của thơ phú, Thôi Trí Viễn được hậu thế tôn làm thủy tổ của nền văn học Triều Tiên và được xem là một ba nhà thơ lớn nhất văn học cổ điển nước này bên cạnh Lý Khuê Báo và Lý Tề Hiền.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản dịch: Bổ An Nam lục dị đồ ký

Nước An Nam [ ở phía Nam TQ] bốn bề bờ cõi bao-la, phong cảnh, đường xá [ đi lại] thật chằng chịt. Tuy nhiên có nhiều nhóm dân [ thiểu số hung dữ] sinh sống, gần bờ cõi cây cối rậm rạp xanh tươi, cần phải tuyển-chọn [những người tài giỏi] biết giáo-hóa để mài giũa họ, đấy là nói qua sơ-lược về địa chí nước này.

Năm 583, Tùy Văn Đế bỏ quận lập châu. Giao Chỉ khi đó bao gồm những châu: Giao (vùng đồng bằng Bắc Bộ), Hưng Châu (năm 598 đổi là Phong Châu, tức là vùng Sơn Tây, Phú Thọ), Hoàng (năm 598 đổi là Ngọc Châu, tức là bờ biển Bắc Bộ thuộc vịnh Hạ Long), Ái (tương đương Thanh Hóa), Đức (năm 598 đổi là Hoan Châu, tương đương tỉnh Nghệ An), Lợi (năm 598 đổi là Trí Châu, tương đương tỉnh Hà Tĩnh).

Tuy nhiên trước năm 602, các châu này chỉ đặt trên danh nghĩa, [vì] nhà Tùy chưa chiếm được [Vạn Xuân].

Năm 602, Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh bại Lý Phật Tử, [Vạn Xuân] mới nằm trong quyền cai-trị của nhà Tùy. Nhà Tùy gộp hết các huyện của quận Giao Chỉ cũ làm 2 huyện Giao Chỉ và Long Biên, lệ thuộc vào Giao Châu.

Sang thời Tùy Dạng Đế, năm 607 lại đổi Châu thành Quận:

Quận Giao Chỉ 交趾郡: gồm có 9 huyện, 30.056 hộ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1. Tống Bình 宋平 [đặt trị sở Giao Chỉ tại đây từ thời Tùy Dạng Đế]: là quận Tống Bình thời thuộc Lưu Tống, là một phần huyện Long Biên đời thuộc Tấn được tách ra. (Nay là phía nam sông Hồng và sông Đuống, Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Thuận Thành, Khoái Châu).

2.Long Biên 龍編 (sát với huyện Tống Bình, nay có thể là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn)

3. Chu Diên 周延: (nay là tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lữ).

4. Long Bình 隆平, trước là huyện Vũ Định, đời Tùy Văn Đế đổi tên mới. (tương đương vùng sông Đáy thuộc Hà Nội, Hà Tây cũ, Hòa Bình và Hà Nam).

5. Bình Đạo 平道, trước là Quốc Xương 國昌, đời Tùy Văn Đế đổi tên mới. (Nay là khu vực Đông Anh)

6. Giao Chỉ 交趾 (phía tây Hà Nội, 1 phần Sơn Tây)

7. Gia Ninh 家寧 (nay là khu vực Việt Trì, Phú Thọ)

8. Tân Xương 津昌 (nay khoảng khu vực huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc)

9. An Nhân 安人, trước là Lâm Tây 林西, đời Tùy Văn Đế đổi tên mới. (Nay ở vùng Yên Bái)

Quận Ninh Việt 寧越郡

Không rõ các huyện và số hộ khẩu. (bây giờ là vùng Đông Bắc Vn và một phần Khâm Châu thuộc Quảng Tây).
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,237
Động cơ
437,748 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
hấp dẫn quá, cụ có cần tiếp thêm gì để mạch tuôn như suối không ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quận Cửu Chân 九真郡

Quận Cửu Chân nhỏ hơn quận Cửu Chân thời nhà Hán, [thuộc Thanh Hóa hiện nay]. Gồm 7 huyện, 16.135 hộ:

1. Cửu Chân九真: tách huyện Di Phong trước đây lập ra và đặt quận trị tại đây. (Nay là huyện Đông Sơn và huyện Nông Cống)

2. Di Phong 貽豐: phần còn lại của huyện Di Phong cũ. (Nay là khu vực Thọ Xuân)

3. Tư Phố 胥浦: (khu vực Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, 1 phần Diễn Châu)

4. Long An 隆安: là huyện Kiến Sơ thời thuộc Ngô và Cao An đời thuộc Tấn (khu vực Hoằng Hóa và Quảng Xương)

5. Quân An 鈞安: (miền huyện Thiệu Hóa và Yên Định, ở giữa sông Chu và sông Mã)

6. An Thuận 安順: là huyện Thường Lạc 常樂 đời thuộc Tấn. (vị trí tương đương 1 phần huyện Tĩnh Gia)

7. Nhật Nam 日南: (là 1 huyện nhỏ, khu vực Hà Trung, Thạch Thành, Vĩnh Lộc chứ không phải quận Nhật Nam, bao gồm cả Chăm Pa).
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quận Nhật Nam日南郡

Nam Sử 南史 [viết từ khi nhà Lưu Tống kiến quốc năm 420 tới khi nhà Trần diệt vong năm 589 林邑國,本漢日南郡象林縣,古越裳界也。伏波將軍馬援開南境,置此縣 Lâm Ấp quốc, bổn Hán Nhật Nam quận Tượng Lâm huyện, cổ Việt Thường giới dã. Phục Ba tướng quân Mã Viện khai nam cảnh, trí thử huyện] Nước Lâm Ấp, vốn là quận Nhật Nam, huyện Tượng Lâm thuộc nhà Hán, xưa tiếp giáp đất Việt Thường, Phục Ba tướng quân Mã Viện mở cương giới về phía Nam, lập huyện Trí Thử.

日南郡: 南至北鄉戶Nam chí bắc hướng hộ [phía Nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng Bắc". Sử ký tập giải 史記集解 của Bùi Nhân 裴駰 thời Lưu Tống dẫn Ngô đô phú của Tả Tư 左思 viết: 開北戶以向日Khai bắc hộ dĩ hướng nhật, [Mở cửa hướng Bắc để đón ánh mặt trời]. Lưu Quỳ 刘逵 thời Tống Huy Tông giải nghĩa: [日南之北户,犹日北之南户也: Nhật Nam chi Bắc hộ, do Nhật Bắc chi Nam hộ dã] nghĩa là phía Nam mặt trời thì làm cửa quay mặt về hướng Bắc, cũng như phía Bắc mặt trời thì cửa nhà quay mặt về hướng Nam vậy.

Theo Hán thư, quận này thành lập năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thời Hán Vũ Đế, bao gồm 15.400 hộ, 69.485 nhân khẩu, chưa bằng nửa Cửu Chân (35.743 hộ, 166.013 khẩu) và chỉ bằng một phần sáu Giao Chỉ (92.440 hộ, 746.237 khẩu). Toàn quận chia làm năm huyện:

1. Tây Quyển 西捲. (Nay là bắc Quảng Bình, lưu vực sông Gianh).

2. Tỉ Cảnh 比景 (Nay là nam Quảng Bình, lưu vực sông Nhật Lệ, Đại Giang).

3. Chu Ngô 朱吾 (Nay là Quảng Trị, lưu vực sông Thạch Hãn).

4. Lô Dung 盧容 (Nay là Thừa Thiên-Huế, lưu vực sông Bồ và sông Hương).

5. Tượng Lâm 象林, thành lập sau khi Mã Viện đánh xuống phía Nam. (Nay là Quảng Nam-Quảng Ngãi, lưu vực sông Thu Bồn - Trà Khúc, sau là nước Lâm Ấp).

Thời Vương Mãng, quận Nhật Nam đổi thành đình Nhật Nam. Năm 192, Khu Liên nổi dậy ở huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng gọi là Lâm Ấp. Thời Đông Ngô, Nhật Nam đổi làm tỉnh. Đến năm Thái Khang thứ 3 (282) thời Tấn Vũ Đế lại đổi thành quận. Đến thời Lưu Tống, quận Nhật Nam gồm 7 huyện: Tây Quyển, Lô Dung, Tượng Lâm, Thọ Linh (tách từ Tây Quyển), Chu Ngô, Vô Lao (tách từ Bắc Cảnh), Bắc Cảnh.

[Năm 111 TCN], Nhà Hán chinh phục Nam Việt. Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên nói năm Nguyên Đỉnh 6 (111 TCN), Hán Vũ Đế đặt quận Nhật Nam, trị sở là Tây Quyển. Nhưng Mã Viện mới chỉ tiến vào đến huyện Cư Phong (Thanh Hoá) là chặng cuối [ khi đánh dẹp Hai Bà Trưng, năm 39-43].

Quận Nhật Nam thời nhà Lương là Đức Châu, Tùy Văn Đế đổi thành Hoan Châu, sau gộp cả Minh Châu và Lợi Châu [mà Lương Vũ Đế tách] vào trở lại với Hoan Châu thành quận Nhật Nam. Như vậy quận Nhật Nam thời thuộc Tùy được dịch chuyển lên phía Bắc, gồm một phần quận Cửu Chân và cả quận Cửu Đức thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, không bao gồm huyện nào thuộc quận Nhật Nam các thời trước.

Nhật Nam [mới] gồm có 8 huyện, 9.915 hộ:

  • Cửu Đức九德 [đặt quận sở ở đây]: (khu vực Hưng Nguyên, Nam Đàn)
2. An Viễn 安遠: (khu vực Thanh Chương, về phía hữu ngạn sông Lam)

3.Quang An 光安: trước là Tây An, Tùy Văn Đế đổi tên này. (vị trí tương đương huyện Tương Dương, phía tây bắc huyện Thanh Chương).

4. Hàm Hoan 邯歡: (vị trí tương đương các huyện Anh Sơn, Con Cuông, 1 phần Nam Đàn).

5. Phố Dương 埔陽 (nay khoảng khu vực Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh và Nghi Lộc tỉnh Nghệ An).

6. Việt Thường 越裳 (khu vực huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)

7. Kim Ninh 金寧: Lợi Châu thời thuộc Lương, thời Tùy Văn Đế đổi thành Tri Châu, đến Tùy Dạng Đế bỏ châu. (vị trí tương đương huyện Hương Sơn)

8. Giao Cốc 交穀: thời thuộc Lương đặt Minh châu, sau bỏ. (tương đương huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Quận Tỷ Ảnh 璽影郡

Năm 605, Tùy Dạng Đế đánh Lâm Ấp, chiếm đất đặt ra Đãng châu, sau đổi thành quận Tỷ Ảnh, (nay là khu vực Quảng Bình) gồm có 4 huyện, 1.815 hộ

Tỷ Ảnh 璽影

Chu Ngô 周吳

Thọ Linh 壽靈

Tây Quyển 西卷

Quận Hải Âm 海陰郡

Tùy Dạng Đế đánh Lâm Ấp, chiếm đất đặt ra Nông Châu, sau đổi thành quận Hải Âm, (bây giờ vị trí ở khu vực Quảng Trị), gồm có 4 huyện, 1.100 hộ.

Tân Dung 津庸

Chân Long 真隆

Đa Nông 多農

An Lạc 安樂
 

Fiat2007

Xe buýt
Biển số
OF-197253
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
828
Động cơ
326,081 Mã lực
Nằm xem Euro và lịch sử Việt Nam ta. Cám ơn Cụ đã trở lại!
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quận Tượng Lâm 象林郡

Tùy Dạng Đế đánh Lâm Ấp, chiếm đất đặt ra Xung Châu, sau đổi thành quận Tượng Lâm (nay là Thừa Thiên Huế, giới hạn ở phía bắc đèo Hải Vân), gồm có 4 huyện, 1.220 hộ.

Tượng Phố 象埔

Kim Sơn 金山

Giao Giang 郊江

Nam Cực 南極

Năm 679, [Đường Cao Tông] đổi gọi Giao Châu 交州 là An Nam đô hộ phủ 安南都護府. Năm 757, [Đường Túc Tông] đổi gọi là Trấn Nam đô hộ phủ 鎮南都護府 Năm 766, [Đường Đại Tông] đổi lại tên cũ là An Nam đô hộ phủ.

Năm 866, [Đường Ý Tông] thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân 靜海軍. Điều này tương tự như việc Hán Hiến Đế làm năm 203 theo đề nghị của thứ sử Trương Tân và thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp, cho bộ Giao Chỉ được lập thành Giao Châu, coi ngang hàng như các Châu [ở Trung Quốc]. Lúc này An Nam đô hộ phủ trở thành Tĩnh Hải quân cũng giống như các "quân"軍 [đơn vị hành chính ở Trung Quốc] với người đứng đầu có chức danh là Tiết độ sứ 節度使.

Năm 621-622, [Đường Cao Tổ] phỏng theo các quận thời Tùy, nhưng dưới các quận không phải là huyện mà đặt nhiều châu nhỏ. Trong châu nhỏ lại có các huyện nhỏ hơn.

Năm 627, [Đường Thái Tông] lên ngôi chỉnh lại, gọi các quận thời Đường Cao Tổ (cũng là các quận thời Tùy) bằng tên Châu lớn, trong châu lớn có các huyện, gọi đơn vị hành chính lớn nhất dưới Đô hộ phủ 都護府 từ Quận thành Châu.

Năm 742, [Đường Huyền Tông] lại đổi các Châu gọi là Quận, nhưng với nhiều tên mới hoàn toàn, một số dùng lại tên quận thời Tùy. Các huyện trong các quận [đại thể] vẫn như cũ.

Năm 757, [Đường Túc Tông] đang dẹp loạn An Sử vẫn chỉnh lý hành chính, đổi lại các Quận thời [Huyền Tông] thành các Châu như thời [Thái Tông], các huyện trong các châu cơ bản không xáo trộn.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Đến nay] An Nam phân chia thành phủ, có 12 quận, 58 châu cơ mi 羈縻 (nghĩa là quản lý ràng buộc lỏng lẻo) là:

  • Phong 峰 [Châu]
Vốn là quận Tân Hưng thời thuộc Ngô và Tân Xương thời thuộc Tấn. Tùy Dạng Đế bỏ và nhập vào quận Giao Chỉ. Năm 621 [Đường Cao Tổ] đặt lại Phong Châu gồm 6 huyện:

Gia Ninh 家寧 (nay là khu Việt Trì)

Tân Xương 新昌 (nay là khu vực Phú Thọ)

An Nhân 安仁

Trúc Lạc 築洛

Thạch Đê 石鞮

Phong Khê 豐谿 (Nay là khu vực Phong Châu, Cẩm Khê)

Năm 627, [Đường Thái Tông] bỏ 2 huyện Thạch Đê và Phong Khê nhập vào Gia Ninh, bỏ Trúc Lạc nhập vào Tân Xương. Năm 742, [Đường Huyền Tông] đổi thành quận Thừa Hóa. Năm 758 [Đường Túc Tông] lại đổi làm Phong Châu, gồm 5 huyện:

Gia Ninh 家寧: (khu vực Việt Trì)

Thừa Hóa 承貨 (nay thuộc tỉnh Phú Thọ)

Tân Xương 新昌: (nay thuộc huyện Lập Thạch, 1 phần Vĩnh Phúc)

Tùng Sơn 松山 [đặt sau niên hiệu Nguyên Hòa] (820)

Châu Lục洲陸) [đặt sau niên hiệu Nguyên Hòa] (820)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
  • Hoan 驩 [ Châu]
Tức quận Nhật Nam thời thuộc Tùy. Năm 622, [Đường Cao Tổ] lập ra Nam Đức châu tổng quản phủ, lĩnh 8 châu: Đức, Minh, Trí, Hoan, Lâm, Nguyên, Cảnh, Hải. Năm 624 lại đổi là Đức Châu.

Năm 627 đổi Nam Đức châu tổng quản phủ thành Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ [1 trong 8 châu cũ thuộc Nam Đức châu tổng quản phủ] thành Diễn Châu. Năm 628 [Đường Thái Tông] đặt Hoan Châu đô đốc phủ, lĩnh 8 châu Hoan, Diễn, Minh, Trí, Lâm, Nguyên, Cảnh, Hải. Năm 638 bỏ 3 châu Minh, Nguyên, Hải. Năm 742, [Đường Minh Hoàng] đổi thành quận Nhật Nam như thời Tùy. Năm 758, [Đường Túc Tông] đổi lại thành Hoan Châu [như thời Đường Thái Tông], gồm các huyện:

Cửu Đức 九德: vốn là quận thời thuộc Ngô, Tấn, Lưu Tống. Nhà Tùy bỏ quận đặt làm huyện, nhà Đường cho đứng đầu Hoan Châu. Trị sở Hoan Châu ở núi Lam Thành (tức núi Rú Thành thuộc huyện Hưng Nguyên, Nghệ An).

Phố Dương 埔陽: huyện từ thời thuộc Tấn, Lưu Tống và Tùy. (vị trí tương đương huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh).

Việt Thường 越裳: là huyện thời thuộc Tùy. Năm 622 [Đường Cao Tổ] đặt Minh Châu tại đây, chia làm 3 huyện nhỏ là Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định. Lấy 2 huyện Văn Cốc và Kim Ninh của quận Nhật Nam để đặt Tri châu 4 huyện Văn Cốc, Kim Ninh, Tân Trấn, Chà Viên. Năm 627 [Đường Thái Tông] đổi làm châu Nam Trì, bỏ huyện Tân Trấn, Chà Viên. Năm 639 bỏ Minh Châu và các huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định lập thành huyện Việt Thường như thời Tùy, cho thuộc vào Hoan Châu.

Hoài Hoan 懷驩: vốn có tên là Hàm Hoan. Năm 622, [Đường Cao Tổ] đặt Hoan Châu lĩnh 4 huyện An Nhân, Phù Diễn, Trương Ảnh, Tây Nguyên, trị sở ở An Nhân. Năm 627, [Đường Thái Tông] đổi làm Diễn Châu, năm 639 bỏ Trương Ảnh. Năm 642 bỏ châu và huyện An Nhân, Phù Diễn, Tây Nguyên, lấy huyện Hàm Hoan thuộc về Hoan Châu. Sau đó đổi tên Hàm Hoan thành Hoài Hoan. (Nay là vị trí ở lưu vực sông Lam tương đương các huyện Anh Sơn, Nam Đàn tỉnh Nghệ An).
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
  • Diễn 演 [ Châu]
Vốn tên là quận Trung Nghĩa hoặc Diễn Thủy. Thời [Đường Thái Tông] bỏ. Năm 764, tách Hoan Châu ra đặt Diễn Châu. Diễn Châu được xác định là một phần huyện Hàm Hoan thời thuộc Hán, Ngô, Tấn. (Nay là miền bắc Nghệ An gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu).
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
  • Ái 愛 [ Châu]
Là quận Cửu Chân thời thuộc Tùy. Năm 622 đặt thành Ái Châu gồm có 4 huyện: Cửu Chân, Tùng Nguyên, Dương Sơn, An Thuận; đồng thời đặt ở biên giới Cửu Chân 7 châu nhỏ khác là Tích Châu, Thuận Châu, Vĩnh Châu, Tư Châu, Tiền Châu, Chân Châu, Sơn Châu. Sau đó Vĩnh châu được đổi làm Đô Châu.

Năm 627, [Đường Thái Tông] bỏ Đô Châu nhập vào Tiền Châu; bỏ Tư Châu và Chân Châu nhập vào Nam Lăng, lại bỏ An Châu lập huyện Long An, bỏ Sơn Châu lập huyện Kiến Sơ.

Năm 742, [Đường Huyền Tông] đổi Ái Châu thành quận Cửu Chân như thời Tùy. Năm 758, [Đường Túc Tông] đổi trở lại là Ái Châu.Các huyện là:

Cửu Chân 九真: vị trí như huyện Cửu Chân thời thuộc Tùy (nay là Đông Sơn, Nông Cống). Năm 622 tách đặt 3 huyện Tùng Nguyên, Dương Sơn, An Thuận. Năm 627 bỏ Dương Sơn và An Thuận. Năm 635 bỏ huyện Tùng Nguyên.

An Thuận 安顺: là huyện cũ của nhà Tùy (nay là Tĩnh Gia). Năm 622, [ Đường Cao Tổ] đặt huyện Thuận Chân, rồi chia làm 3 huyện Đông Hà, Kiến Xương, Biên Hà. Năm 627 Đường Thái Tông bỏ 3 huyện này nhập vào An Thuận như cũ.

Sùng Bình 崇平: vốn là huyện Long An thời thuộc Tùy (nay là Hoằng Hóa và Quảng Xương). Năm 622, [Đường Cao Tổ] đặt An Châu và 3 huyện Giáo Sơn, Kiến Đạo, Đô Ác; lại đặt Sơn châu cùng 5 huyện Cương, Sơn, Chân Nhuận, Cổ An, Kiến Sơ. Năm 627 bỏ An châu và các huyện Giáo Sơn, Kiến Đạo, Đô Ác, nhập vào huyện Long An thuộc Ái châu; lại bỏ Sơn Châu cùng 4 huyện Cương, Sơn, Chân Nhuận, Cổ An nhập vào huyện Kiến Sơ cho thuộc về Ái Châu. Năm 712 đổi huyện Long An làm Sùng An. Năm 757 đổi Sùng An làm Sùng Bình.

Quân Ninh 軍寧: là huyện Quân An thời thuộc Tùy (nay là Yên Định). Năm 622, [Đường Cao Tổ] đặt Vĩnh Châu. Năm 624 đổi tên là Đô Châu. Năm 627 bỏ Đô Châu nhập vào Nam Lăng châu. Năm 757 đổi làm huyện Quân Ninh.

Nhật Nam 日南: huyện thời thuộc Tùy (nay là Thạch Thành, Hà Trung).

Trường Lâm 長林: tức huyện Vô Biên thời thuộc Hán (nay là Vĩnh Lộc)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
  • Lục 陸
Vốn là Hoàng Châu và quận Ninh Hải thời thuộc Lương. Năm 622 đặt Ngọc Châu. Năm 628 bỏ châu, mang các huyện gộp vào Khâm Châu. Năm 675, [Đường Cao Tông] đổi lại là Lục Châu, năm 742, [Đường Huyền Tông] đổi làm quận Ngọc Sơn, năm 758 [Đường Túc Tông] đổi lại là Lục Châu như cũ. (Nay gồm một phần phía nam Khâm Châu thuộc Quảng Tây và dải đất dọc biển của tỉnh Quảng Ninh), gồm 3 huyện:

Ô Lôi 烏雷: là các hải đảo ở ngoài khơi bán đảo Lôi Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay)

Hoa Thanh 華清

Ninh Hải 寧海: trước là huyện Hải An nhà Tùy (nay là miền Liêm Châu Quảng Tây).
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
  • Trường Quận 長郡
Năm 742, [Đường Huyền Tông] đổi làm quận Văn Dương, năm 758 Đường Túc Tông đổi làm Trường Châu như cũ.

Trường Châu được xác định vị trí tương đương huyện Vô Công thuộc quận Cửu Chân thời thuộc Hán (nay là miền Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top