[Funland] Dịch tài liệu viết tay : Nhật Ký ở Bắc Hà từ 1787-1789 của Giáo sĩ Jean Davoust

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 8 [1788], tôi nhận được một lá thư của ông Serard đề ngày 10, cho biết rằng một thủ lĩnh một đảng nọ ở Bắc Hà vừa mới tuyên bố: là con cháu một vị đại thần tên là Trạng Trình (tức cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) người đã từng nâng vào hàng chất phẩm cao nhất tức là chức Tể tướng vương quốc. Hắn lại còn khoe khoang là được chỉ định làm vua theo một lời sấm truyền mà hắn bảo lấy trong cuốn Sam ki (tức là cuốn Sấm Ký của cụ Trạng). Cuốn này được khắc lên đá và viết bởi vị sĩ phu trên [Trạng Trình]. Vị sĩ phu này được dân Bắc Hà coi là Nostradamus (tiếng Pháp Michel de Nostredame nhà chiêm tinh và bác sĩ ở Saint Resmy, 1503 -1560, tác giả cuốn Centuries, Les Propheties, một bộ sưu tập những lời tiên đoán của ông được xuất bản năm 1555. Quyển sách là một tập hợp những bài đoản thi gồm 4 câu thơ tứ tuyệt, mỗi nhóm 100 câu nói về một thế kỷ; những lời lẽ trong quyển sấm ký này mơ hồ, khó hiểu, chúng miêu tả những biến cố được tiên kiến sẽ xảy đến cho thế giới từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày tận thế, theo dự kiến là vào năm 3797 CN. Nhiều người đã luận giải những lời sấm truyền trong đó và liên hệ với các sự kiện đã xảy ra từ thời Nostradamus đến nay và tiên liệu những biến động có thể sẽ xảy đến cho nhân loại) của họ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong cuốn nhật ký này, tôi chưa nói tới các hoạn quan Bắc Hà vì khi tôi bắt đầu viết cuốn này tôi chưa biết rõ đời sống của họ. Giờ đây, tôi chép lại bài trần thuật mà tôi vừa mới nhận được ngày 9 tháng 11 [1788]. Tác giả của bài viết này là một vị linh mục tự nhận là người được tận mắt chứng kiến nhiều sự việc ly kỳ nhất. Ông ta viết bài này theo lời dặn của tôi. Đây là bản dịch sát nghĩa của bài đó (người viết là 1 linh mục người Việt, cho nên tác giả dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp):

“Thưa đức ông, tôi lấy làm hân hạnh được dâng lên đức ông bài trần thuật này kèm với tất cả sự kính-cẩn của tôi. Trước hết, tôi xin nói về những việc làm của ông hoàng lập pháp Đức lệnh hay Bắc Vương, sau khi tới thủ đô Bắc Hà. Khi vừa mới nhập thành, ngài lập tức ra chỉ-thị cho các văn võ đại thần và các hoạn quan của cựu quốc vương Bắc Hà, gọi là Vua hay Đức thống trị, và của người nắm hết quyền hành lúc bấy giờ là Chúa, phải tuân theo ý ngài, đến yết kiến [ra mắt] ngài ngay, không được chậm trễ, để bày tỏ lòng tôn-kính ngài. Ai nấy đều tin chắc rằng Bắc Vương ra Bắc Hà là để chiếm ngai vàng vương quốc mà thôi. Song phần lớn các quan văn võ không vội tuân-lệnh đó và chỉ có thiểu số quan lại đến ra mắt Bắc Vương. Những người ra trình-diện đều bị bắt ngay lập tức. Họ phải trả một số tiền chuộc ít hay nhiều tùy theo chức vụ và tư cách của họ nếu họ muốn chạy tội. Còn nếu không có tiền chuộc họ sẽ bị xử tử. Phần đông các vị quan bỏ trốn không chịu giáp mặt Bắc Vương. Phẫn nộ trước các hành động khinh thị ý ngài, Bắc Vương liền cho bắt họ lại và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Còn các hoạn quan, binh lính ở tại triều đình vì vậy rất chóng giàu có [và ngày một giàu hơn]. Ngài ra lệnh bắt họ lại, gây áp lực mạnh và canh chừng nghiêm ngặt để họ chịu nộp cho chính quyền vàng bạc lụa là của họ. Ngược lại, nếu họ cứ cứng đầu mãi, thì họ sẽ bị giết. Những kẻ giàu có vì muốn bảo đảm an ninh cho đời sống và gia đình họ nên chấp nhận trả cho chính quyền một số tiền lớn. Những người này, nhờ cách đó mà hưởng một đời sống khá dễ chịu. Nhưng họ sợ ngài lại làm khó dễ một lần nữa, nên bỏ trốn rất xa nơi trú ngụ của họ. Các hoạn quan [tại Hoàng thành] vì nghèo mà không thể nộp tiền cho nhà cầm quyền, đều bị trói tay sau lưng và đeo ở cổ một đồng tiền. Họ gồm 2 hoặc 300 người bị dẫn độ về Phú Xuân [tại Nam Hà thượng] trong tình trạng đó. Nếu bỏ trốn mà bị bắt lại, họ sẽ bị xử tử liền tại chỗ. Đó là trường hợp một hoạn quan đã bỏ trốn từ hai ngày nay. Quân Tây Sơn ra lệnh cho dân làng ông phải đem nộp ông ta ngay nếu không cả làng sẽ bị trừng phạt. Dân làng buộc lòng phải tuân lệnh và vị quan khốn nạn lại rơi vào tay của quân Tây Sơn. Chúng liền xử tử ông và treo đầu ông bên lề đường… một hoạn quan khác trốn đi đã được một ngày thì chúng hay tin và cho người đuổi theo. Nhưng vì ông không dám về nhà, chúng bắt dân làng phải nộp cho chúng người anh [hoặc em] của ông nếu họ không muốn cả làng họ bị phá hủy. Rồi chúng mang người anh [em] đó theo các tù binh khác. Nhưng tới một quãng đường thấy không có cách nào bắt ông này công khai cả nên chúng đành thả ông ra. Quân Tây Sơn chỉ muốn moi tiền của các tù binh thôi nên gia đình bà con họ đến đón đường xin chuộc cho họ chúng chịu liền, [nếu họ nhận điều kiện của chúng]. Thật là một cảnh tượng đau lòng khi thấy cha mẹ, anh em, vợ con [hoạn quan làm gì có vợ con?] và họ hàng các hoạn quan vượt mấy dặm đường đi theo họ từ Kinh đô tới một làng xa xôi hẻo lánh, vừa khóc vừa rên rỉ như đi đưa đám, rồi nhìn lại và nghe họ từ biệt nhau bằng những lời lẽ thật thắm thiết và cuối cùng chứng kiến cảnh quân Tây Sơn thúc giục những nạn nhân bạc mệnh và khốn nạn của họ lên đường. Đó là việc mà tôi đã chứng kiến tận mắt”.
Ký tên Thomas Diên
Linh mục người Bắc kỳ.

Nhưng vì loại người đó [ hoạn quan] rất khả ố và đáng khinh đối với nông dân Bắc Hà, dân chúng không chú mấy tới sự thất sủng của họ, và vì phần đông họ thù ghét Thiên Chúa giáo, nên đạo này chẳng tổn hại gì khi họ chết cả.

Ngày 18 tháng 12 năm 1788
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang thứ 9 của Nhật ký

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang thứ 10 của tài liệu

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang cuối của phần 1 Nhật ký

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phần thứ 2:

Nhật ký về những sự kiện đáng ghi nhớ trong địa phận Giáo hội Bắc Hà về chính trị, dân sự, tôn giáo từ tháng 10 năm 1788 cho tới cuối tháng 7 năm 1789.

Trong cuốn nhật ký cuối cùng, ghi ngày 16 tháng 10 năm 1788, tôi phải thú thực rằng qua cả 1 thời gian dài cho đến nay, tôi vẫn chưa biết ai là Vua thực sự, em trai của bạo chúa Nhạc- Tiếm vương ấy [Bắc Vương, tức là Nguyễn Huệ] kể từ khi ông ta trở về từ Bắc Hà, đang bận xây tại Huế, theo một lá thư của đức ông La Bartette đề ngày 17 tháng 8 [ 1788] và nhận được ngày 24 tháng 10 [1788], một pháo đài bằng đá granit rất cao rộng đã làm chết rất nhiều người [thợ], để bảo đảm thành phố đó chống lại mọi sự đánh úp hay công kích của ông vua Nam Hà chính thống [ Nguyễn Ánh] vì ông không ngớt lo sợ vua [ Nguyễn Ánh] trở về nay mai. Đức ông nói thêm rằng có tin đồn Bắc Vươngsẽ ra Bắc Hà vào tháng 11.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang đầu tiên của phần thứ 2 nhật ký

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 25 tháng 10 [ 1788], tôi nhận được một lá thư gửi tới từ Hoàng thành đề ngày 21 báo rằng khi Hoàng đế Trung Hoa được một đơn thỉnh nguyện của mẹ và vợ [ Chú thích của tác giả: Trong lá thư nhận mệnh mà tôi sẽ nhắc tới sau.Hoàng đế Càn Long hình như nói rằng: “ Tân Vương Bắc Hà đang ẩn náu tại Trung Hoa và chính ông đến cầu viện”].

Chiêu Thống đã ẩn náu tại đế quốc đó, thông tri cho ngài vận khốn nguy của vua Chiêu Thống, theo lời đồn, Hoàng đế [nhà Thanh] cho gửi 300.000 người vừa theo đường bộ lẫn đường biển sang cứu vua Chiêu Thống chống quân Tây Sơn. Đồng thời tôi nhớ rằng các lãnh tụ đảng ở Bắc Hà hình như phấn khởi bởi tin đó. Mới đây có âm mưu công kích giặc Tây Sơn khắp nơi ngõ hầu tiêu diệt họ. Nhưng kế hoạch hay ấy không thể tiến hành được, hoặc vì kế hoạch bị phát giác kịp thời, hoặc vì người chủ mưu dự định đó không dám hành động.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 18 tháng 11 [1788], tôi đọc một lá thư đề ngày 20 tháng 9 [1788] của đức ông La Bartette gửi cho ông Le Breton, trong đó Đức ông cho biết rằng:

1. Tiếm vương Phú Xuân hay Bắc Vương vừa mới phong cho con trai ông làm Nam Vương lúc đó mới có 7 tuổi, nhưng hoàng tử đó được coi như được 12 tuổi, vì theo như lời đồn, các quan muốn nịnh người cha nên tặng cho người con nhiều tuổi hơn (tức là Nam Vương Nguyễn Quang Toản).
2. Bắc Vương đã ấn định ngày 11 tháng 10 [Âm lịch] tức ngày mồng 8 tháng 11 [ 1788] là ngày ông tự phong mình làm Hoàng đế dưới danh hiệu Quang Trung [có nghĩa là ánh sáng trung ương, tức là theo sự giải thích có lẽ đúng nhất, mặt trời của vũ trụ] đồng thời ông đang bận tính một kế hoạch vĩ đại theo như một sắc lệnh ban bố ngày 6 tháng 10 [Âm lịch] hay ngày 3 tháng 11 [1788] gởi cho đại thần Đại Tư Mã và tất cả các quan hay võ quan Tây Sơn làm việc tại Bắc Hà ; ngày 19, một giáo đồ Bắc Hà rất thân với Đại Tư Mã có cho bản sao của sắc vị đó. Tự văn bản đó như sau:

“Bởi sắc lệnh này ta cho các tướng Đại Tư mã, Đại [đô] đốc (Đại Tư mã là Ngô Văn Sở và Đại Đô đốc là Phan Văn Lân) và các võ quan khác biết rằng từ trước tới nay các vua chúa đều lấy luật pháp để cai trị thần dân và duy trì hòa bình, nên ta cũng noi gương các vị tiền bối mà đánh dấu ngày khởi đầu triều đại ta bằng cách soạn ra một bộ Luật để dân chúng sống trên đất đai ta nghiêm ngặt tuân theo. Vì thế ta đã giao cho các quan tư pháp và tham chính viện nhiệm vụ hoàn tất tác phẩm đó trong 1, 2 tháng. Trong khi chờ đợi ta ban bố vài pháp quy yêu cầu mọi người và mỗi các ngươi đứng đắn thi hành. Nội dung điều lệ đó như sau:

1) Nếu một võ quan hay binh lính nào phạm tội gì, các quan văn võ sẽ họp lại để xử tội họ và nếu tội đáng bị chết họ sẽ bị kết án tử hình.
2) Bởi vì trong thời chiến tranh, mỗi lần một vị chỉ huy sai thuộc hạ mình đi đánh địch, thuộc hạ đó phải tuyệt-đối tuân theo lệnh, người nào tử trận một cách can đảm sẽ được ban vẻ-vang. Trái lại ai vì sợ chết mà bỏ trốn sẽ bị sỉ nhục. Bởi vậy ta cho phép xử tử tức thì những kẻ trốn bổn-phận cũng như những kẻ cho địch có thời giờ dưỡng sức lại và tấn công vì hèn-nhát hay vì chậm-chạp; sau rồi các tướng lãnh phải báo cáo hành động của họ trong trường hợp đó.
3) Khi chiến tranh chấm dứt và khi quân đội trở về kinh đô và được trả lại cho chính quyền, không một quan chỉ huy nào được tự tiện xử tử một người ngang quyền hay ngang chức và ai mà vi phạm luật này sẽ không có hi vọng được khoan hồng.
4) Một lần xảy ra chuyện gì liên quan đến quốc gia hay việc công ích, mọi người đều phải lưu ý ngay đến việc đó kẻo một sự chậm trễ nhỏ nhặt có thể gây trở ngại cho công việc.Thời bình, sự mau lẹ đó cũng cần thiết rồi, huống chi tại Bắc Hà nơi cuộc chiến càng ngày càng ác-liệt, một cuộc chiến mà các ngươi phải coi như việc trọng-yếu bởi vì mỗi giây mỗi phút có thể mang lại nhiều sự thay đổi bất ngờ liên tiếp theo nhau như gió, như chớp hay như hơi và những biến chuyển đó lúc thì thuận, lúc thì nghịch thành thử không thể căn cứ trên cái gì chắc chắn được. Bởi vậy mỗi khi nhu cầu quốc gia hay tình hình chiến tranh bắt phải họp để thảo luận về những việc phải làm và mỗi khi ngày giờ họp được ấn-định, các quan văn võ sẽ phải họp ngay lập tức vào ngày giờ đó để bàn bạc và quyết-định với nhau. Nếu bất kỳ có người vì sơ-suất mà quên tới nơi họp đúng giờ, ta cho phép Tư Mã và Đại Đô [đốc] phạt họ tùy theo lỗi nặng hay nhẹ.

5) Nếu mỗi khi thuộc hạ quan chỉ huy đội [đơn vị quân Tây Sơn, 60-100 lính] hay thuộc hạ của ông đi đuổi bắt kẻ gian, đáng lẽ bảo vệ và che chở dân vô tội và hiền lành mà họ lại cưỡng đoạt của cải dân gian, áp bức đàn bà con gái, hay cướp phá những nơi họ đi qua thì cách cư xử đó thật đáng trách và chỉ mang đến cho dân chúng đáng thương sẽ đau khổ và thất vọng, vì họ phải chịu nhiều tai vạ hơn dưới thời Nhậm hay Tiết chế. Họ cư xử như vậy thì làm sao dân chúng yên lành được? Và làm sao gọi hành động đó là giải phóng dân chúng khỏi áp bức, và làm sao phạt thủ phạm cho được? Vậy ta ra lệnh cho các võ quan phải công bố trong cơ [đơn vị quân Tây Sơn, 300-500 lính] hay binh đoàn mình điều nghiêm cấm, không được lấy bất cứ vật gì của dân dù là một ngọn cỏ, nhưng ta không ngớt tuyên cáo trước đây. Các võ quan sẽ chắc chắn làm vừa lòng ta và đúng theo tình ý ta nếu hết sức thi hành điều nghiêm cấm đó. Ai cư xử như vậy có thể tin rằng sau khi chia sẽ cùng ta những nỗi khổ nhọc và những mối hiểm nghèo của thời chiến này, họ cũng sẽ chia-sẻ thanh-danh và hưởng thú vui thời bình cùng ta. Vả lại nữa, không ai có quyền dựa vào sự vắng mặt hay sự cách xa của ta để phiền nhiễu cướp bóc dân chúng và uy hiếp đàn bà con gái. Chỉ có khi nào ngưng và dẹp được những bạo-hành đó, họ mới có thể tự phụ giữ nổi chức vụ và bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình họ, bằng không, đừng mong gì ta dung thứ họ.

Đó là những điều ta muốn các ngươi phải biết

Ngày 3 tháng 10 [Âm lịch] năm Thái Đức (Tiếm vương Nhạc) thứ 11.

Lúc đó Bắc Vương chưa thực thụ tự xưng Hoàng đế dưới danh hiệu Quang Trung [Chú thích của tác giả: Có lẽ đó là văn bản cuối cùng của ông đề Niên hiệu anh cả ông vì chính mắt tôi đã thấy hai sắc lệnh đề ngày 2 và 7 tháng 2 [1788] mang Niên hiệu năm đầu triều đại hay Hoàng đế chính thức Quang Trung].
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 29 tháng 11 [ 1788] tôi được tin trấn thủ xứ [Sơn] Nam của Tây Sơn tên là Đốc Thung (có lẽ là Đốc Thung, chưa rõ là ai) vừa mới có ý định sai người đi lùng bắt các giáo sĩ với hy vọng làm giàu nhờ sự bắt bớ đó. Từ một đánh giá khác vào ngày 7 tháng 12 [1788], tin tức tương tự ngay lập tức được xác-nhận với tôi bằng báo cáo của một người Công giáo có mặt và thấy chỉ thị được chuyển đến chính quyền [ Tây Sơn] chống lại chúng tôi.

Những người đàn ông này, những thành viên tại một hội đồng được tổ chức ở Kiên Pau (không rõ ở đâu) [đã quyết định việc truy bắt các giáo sĩ]. Đốc Thung và cắt cử một số quan văn và quan võ cả Nam Hà và Bắc Hà trong Hội đồng này, hội đồng đã thú nhận rằng tất cả các phương cách khả dĩ kiếm ra tiền cạn kiệt, thì ở đó, người ta có thể lấy được nó, điều đó có nghĩa là các giáo sĩ, và một số quan lại cũ [của nhà Lê] Bắc Hà là đang có tiền, những người này đã giao cho ông phụ-trách nhiệm vụ này.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 11 [1788], hai người lính Bắc Hà, thuộc quân đội Tây Sơn chạy trốn đến nơi chúng tôi ở và kể lại rằng quân Nam Hà đã bị đánh tan trong 6 cuộc giao chiến; một số lớn tử trận, quân còn lại thì tẩu tán. Tin đầu đó được đón tiếp theo nhanh chóng bởi nhiều tin khác: Chiều Ngày 15 và hôm 16 [1788], Đại Tư mã và các võ quan Tây Sơn khác đã rời bỏ kinh đô và chạy trốn với đội ngũ, khí giới và hành lý họ. Nhưng không thấy ai bị bắt cả. Ngày 17, một phần quân đội Trung Hoa vào thủ đô cùng với vua Chiêu Thống. Ngày 19 sứ giả của Hoàng đế Trung Hoa là đại tướng chỉ huy quân đội Thiên triều tên gọi là Toũ Đốc (Tổng Đốc, đây là Tôn Sỹ Nghị) đã lĩnh mệnh [từ Hoàng đế nhà Thanh] và tuyên bố Chiêu Thống làm vua Bắc Hà. Viện binh Trung Hoa gồm độ 280.000 người, một nửa đóng trong thành phố, nửa còn lại ở bên kia sông Hồng. Quân đội đó được cung cấp rất nhiều lương thực cần thiết mang từ bên Trung Hoa sang. Thành thử họ không phải là một gánh nặng cho Bắc Hà và không hề quấy-nhiễu dân chúng. Quân Trung Hoa đã phá tan tất cả các đồn vệ binh quân Tây Sơn lập trong kinh thành hay trong vùng lân cận. Người Nam Hà nào rơi vào tay chúng đều bị xử tử không tha một ai [Chú thích của tác giả: “Người ta còn quả quyết rằng hồi đầu chúng quen thói bạo ngược bắt ăn thịt và người đáng thương”].
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đó là [tôi nói] sơ lược một lá thư của một Linh mục trông coi giáo dân Hoàng thành viết cho tôi đề ngày 26 tháng 12 [1788] và tới tay tôi ngày hôm sau. Nhưng đấy không phải là cách duy nhất cho chúng tôi biết tin tức về sự thất bại của địch [Tây Sơn] : từ ngày 17, các làng mạc đánh trống để đánh dấu sự vui mừng của họ vì trống tuy là một nhạc khí được dân Bắc Hà ưa chuộng đã bị cấm đánh và ngưng sử dụng từ ngày quân Tây Sơn làm chúa tể xứ này. Chẳng bao lâu các đồn do địch chống giữ tại xứ Nam Hà bị phá hủy hết. Chính quân địch cũng bị tấn công bởi dân cư các làng. Họ còn nhiều khi cướp bóc và tàn sát chúng. Chúng rút lui về xứ Thanh Hóa tại doanh trại cũ của chúng và đóng đồn phòng ngự tại đó. Quân Trung Hoa chẳng hề lo-ngại việc ấy làm dân chúng lấy là ngạc nhiên vì ai cũng tưởng thế nào họ cũng đuổi kỳ được quân Tây Sơn không cho chúng có thì giờ nghỉ ngơi trước khi rút ra hết khỏi vương quốc. Thái độ hay tính khinh địch của quân Trung Hoa đầy kiêu-ngạo vì đã thành-công quá sớm mà quên rằng họ đang chống lại một kẻ địch lợi-hại làm cho những người biết suy nghĩ e sợ và tiên đoán những biến chuyển về sau.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cũng ngày 27 tháng 12 [1788], tôi nhận được mấy bản văn thư từ kinh đô gửi tới những biến cố đã giúp Chiêu Thống lấy lại ngai vàng của ông. Vì những sắc lệnh đó chứa nhiều điểm kỳ-khôi đáng nên biết nên tôi đã tóm tắt hoặc dịch những bản đó dưới đây:

Sắc lệnh thứ nhất là một lời tuyên-ngôn hay khuyến-cáo mà đại thần Trung Hoa đảm đương việc canh chừng biên giới đế quốc và Bắc Hà gửi cho các quan dân Bắc Hà, trong đó họ mô tả một cách cảm động những nổi khốn khổ của vua Chiêu Thống. Họ trách các quan dân Bắc Hà đã không chịu hợp-tác với nhau bằng những lời lẽ thiết-tha và giảng cho họ hiểu những hậu-quả đáng tiếc không thể tránh được của thái-độ đó. Họ khuyến-khích mọi người đoàn-kết lại và cùng nhau vùng dậy chống kẻ địch chung, nhất định giải thoát nhà vua và tổ quốc họ. Họ kêu gọi quan dân suy nghĩ kỹ vì chỉ có cách đó mới bảo toàn được danh dự họ [quan dân] và mới tránh cho họ sự chê bai của thiên hạ. Họ còn thêm rằng:

“ Nếu quan dân Bắc Hà chịu hành-động như vậy, họ sẽ không quên báo cáo cho Hoàng đế [Càn Long] biết và quan dân xứng-đáng được Hoàng đế bảo trợ và sủng-ái hơn.Ngài sẽ nhớ đến lòng nhiệt-thành và công-trạng của các quan dân và việc đó sẽ được vĩnh viễn lưu truyền trong sử ký đế quốc [Trung Hoa]. Sau đó, từ lời khuyên dụ đến lời dọa nạt cho đến lời khoe khoang [kiểu người Trung Hoa] họ tuyên bố với các quan Bắc Hà mà họ coi như trẻ con rằng nếu các quan từ- chối không chịu nghe những lời khuyên-bảo khôn ngoan đó, họ cũng sẽ báo cáo cho Thiên tử biết và ngài thế nào cũng chừng trị họ [các quan Bắc kỳ] [ Chú thích của tác giả: Khi đọc bài này một người có thể nghĩ rằng quân Trung Hoa tuy không lộ ra là họ sợ chính họ bị khốn vì quân Tây Sơn hơn là sợ quân Bắc Hà và hình như họ lấy làm vui sướng nếu xúi được quân Bắc Hà đánh nhau với kẻ thù của họ]. Các quan phải biết rằng lực lượng quân sự của Thiên triều thật là ghê gớm, rằng Trung Hoa không thiếu tiền và lương thực và quân Trung Hoa đi đến đâu thì không một thành lũy nào mà họ không phá-hủy được, không một pháo đài nào mà họ không triệt-hạ được. Quan dân Bắc Hà hãy thức-tỉnh khỏi cơn mê say cuồng loạn của họ bằng cách rời bỏ phe giặc, kẻ thù của quốc gia dân tộc để trở về với vị vua chính thống của họ. Bằng không, Thiên tử sẽ gửi sang đây một đạo quân mạnh mẽ đến nỗi đi đến đâu đá phải nát, ngọc phải tan để bắt họ trị tội. Lúc đó, họ chỉ còn nước tự trách mình vì đã không sáng-suốt kịp thời để né tránh tai họa. Bởi vậy, họ phải cân-nhắc thật chín-chắn nên theo phe nào và bàn bạc kỹ càng với nhau phải hành-động ra sao trước khi báo cho các vị quan Trung Hoa biết ý kiến của họ. Các vị này sau đó sẽ báo cho Thiên tử biết kết quả. Trong khi chờ đợi, Thiên tử đã sai một danh tướng Trung Hoa cùng với một đạo quân gồm 4 binh đoàn đuổi theo giặc Nhạc để giết hắn cùng các tướng khác vì tội hắn thật quả đáng chết. Các quan Trung Hoa còn nhắc lại rằng: “nếu sau khi đọc cáo thị này các ông rời bỏ phe giặc để về quy-hàng nhà vua và dẫn cả hoàng tộc trở về thủ đô, Thiên tử sẽ tha tội các ông. Nhưng nếu các ông vẫn còn mê muội. Không sợ cơn phẫn nộ của ngài mà còn cố chấp, ngài sẽ gửi thêm 800.000 người qua đường thủy và đường bộ để bắt hết thảy các ông hòng trị tội. Chắc hẳn từ khi có xứ Bắc Hà cho tới nay, chưa có một cuộc chinh phạt nào lớn như vậy. Dù các ông có khinh thường lệnh ngài, các ông cũng sẽ bị tiêu diệt và không có một người nào trong các ông có thể than phiền là chưa được cảnh báo trước”.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bài sau đề ngày 17 tháng 12 [1788], là một bài khuyến cáo của ba đại tướng Trung Hoa gửi cho dân Bắc Hà. Nội dung bài này như sau:


“Từ khi quân đội Thiên triều lên đường vào Nam nhanh như hỏa tốc, mau lẹ như chớp bão, dữ tợn như sấm sét, họ mới tới một con sông đã gặp quân địch. Họ đã giết hơn 1.000 tên địch và đánh đuổi lũ tàn quân rồi đem vua Chiêu Thống trở về kinh đô bình-an vô sự. Họ không chậm trễ khi đuổi theo giặc tới nơi ẩn trú cuối cùng của chúng [Chú thích của tác giả: Tên lếu láo đã không giữ lời hứa] để tiêu diệt cả giống chúng. Chúng ta cho toàn dân Bắc Hà hay biết rằng khi Thiên tử được tin các người trở thành mồi cho lũ giặc Tây Sơn, ngài đã cảm-kích tình trạng bi-đát ấy và đã gửi viện binh sang để giải thoát các người khỏi cảnh giông bão và khói lửa. Chúng ta cũng xin nói rằng đội quân của Thiên tử đi đến đâu cũng đều để yên cho dân làng làm ăn, không gây một tổn-hại nào. Chúng ta còn phái quan quân đi khắp nơi để dò xét xem có tên lính nào xâm nhập gia cư dân chúng để ăn cướp không và chúng ta có ra lệnh xử tử tất cả những tên này và đem bêu đầu chúng dù chúng chỉ ăn cắp một ngọn cỏ. Như vậy toàn dân đều có thể an tâm làm việc hàng ngày như thường không phải lo sợ cho số mạng mình hoặc bỏ nhà cửa ra đi. Sau hết, nếu chẳng may quân Tây Sơn có ẩn nấu tại nơi nào đó, các người phải cố tìm ra vị trí của chúng để còn đi thông báo cho quân đội Trung Hoa. Ai trái lệnh này là chứa chấp chúng trong nhà sẽ không mong được sống sót mà còn chịu chung số phận như chúng. Chúng ta xin thông báo cho các ngươi trước để sau này nếu có phải chết thì đừng hối hận.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản thứ 3 là 1 sắc lệnh trong đó Hoàng đế Càn Long tuyên bố lập ông hoàng Chiêu Thống làm vua Bắc Hà. Đây bản dịch bài đó:

Trẫm thừa mệnh trời mà làm Hoàng đế muốn mọi người biết rằng: [đúng ra là: Phụng Thiên thừa Vận-Hoàng đế chiếu viết, nhưng đây là tác giả đã dịch ra tiếng Pháp nên người dịch tôn trọng nguyên tác]

1)Mối quan tâm của người cai trị một đế quốc là duy-trì hòa bình trong hay ngoài đế quốc mình.


2) Không có việc thiện nào đáng giá hơn sự giúp-đỡ kẻ khốn khổ khỏi bị áp-bức và sự biểu lộ tình thân-hữu lớn nhất là giúp đỡ kẻ bị sa-sút và phục hồi tài sản họ.

Căn cứ trên nguyên-tắc đó, bổn phận đầu tiên của những thần dân nào đã từng được hưởng ân huệ của quốc vương họ và đã cha truyền con nối chức vị cao. Khi nước họ bị đe dọa bởi sự tiêu diệt và dân họ phải sống trong sự hỗn-loạn và sự quấy-nhiễu [bổn phận đầu tiên của họ, nhắc lại] chắc hẳn là sự hợp sức để phá tan kẻ thù, để cứu tổ quốc điêu-tàn của họ và chấn-hưng mọi sự sai trái, từ nay trở đi từ trong ra ngoài chỉ là yên bình và an ninh. Mới đây từ quân vương quốc Bắc Hà là Lê Duy Kỳ [tên thật của vua Chiêu Thống] ngay sau khi tổ phụ ông băng hà đã bị áp-chế bởi một người dòng họ Nguyễn Nhạc, tên này đã tàn phá vương quốc và chiếm lấy ngọc tỷ, và [quốc vương] bắt buộc phải rời bỏ kinh thành và xứ sở ông để lang-thang đây đó rồi sang ẩn náu tại đế quốc trẫm. Nhân trong tình-trạng đau đớn đó, quốc vương nhớ rằng từ 180 năm nay Bắc Hà thuộc về đế quốc trẫm và cống nộp cho trẫm và thấy quốc vương đó không có tham vọng nào hơn là bảo tồn di sản do tổ tiên ông để lại gồm có 16 tỉnh với điều kiện cũ, không nghĩ tới việc mở mang xâm lấn [nước khác], trẫm động lòng trước những nỗi thống khổ của ông và muốn ông kính thờ trẫm thêm nữa, trẫm đã gửi một đạo quân chống kẻ thù ông để chúng biết uy-lực của trẫm và để giải thoát Bắc Hà khỏi sự áp bức của chúng rồi hồi phục ngai vàng cho quốc vương. Đồng thời ta cũng khuyến cáo các thần dân ông phải đoàn kết để đánh đuổi kẻ địch. Sau hết, đạo quân của ta chỉ huy bởi tướng Đại Nhân (tiếng tôn xưng Tôn Sĩ Nghị) [đặc mệnh đại thần của Hoàng đế] sau khi đánh đuổi quân địch và chấm-dứt nỗi thống khổ và sự lưu vong của quốc vương đã dẫn ông về kinh đô ông bình an vô sự và đã khiến thần dân ông hàng phục ông. Vậy được toàn quyền quyết-định, tướng Đại Nhân đã nhân danh ta tuyên bố là từ nay ông là vua Bắc Hà [tức là An Nam Quốc vương] và thay mặt trẫm ban cho ngài một ngọc tỷ mới”.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau đó, nói thẳng với Chiêu Thống, Hoàng đế kết thúc như sau:

“Quốc vương hãy cố-gắng sửa đổi các luật lệ tập tục cũ và ổn-định trị an lại xứ ông theo mệnh-lệnh và ý định của trẫm. Quốc vương hãy sống yên vui với thần dân. Ngài hãy canh chừng cẩn thận biên giới, đừng sao-nhãng việc nước và chớ tự đặt mình vào thế mất nước một lần nữa vì nếu quá tin tình-trạng yên bình hiện tại bởi sự tin-tưởng đó có thể bị trả bằng một giá rất đắt. Làm như vậy ngài sẽ thực sự chứng-minh lòng biết ơn của quốc vương đối với ta vì hai ân huệ mà ta đã ban cho ngài [phục hưng đất nước và vương tước cho Quốc vương] và mới mãi mãi duy-trì lãnh thổ cho ngài. Quốc vương hãy nhớ lời khuyến cáo này của ta”.
Khâm thử.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10 tháng 11 năm Càn Long thứ 53 [tức là ngày 7 tháng 10 năm1788].

Sau cùng, ngày thứ tư người ta gửi đến làm tôi ngạc nhiên là bản thảo một lá sớ do một Linh mục trông coi giáo dân ở kinh thành gửi cho một bạn đồng liêu của ông ta trú ngụ gần nơi tôi ở. Đơn thỉnh nguyện này được mấy vị quan theo Công giáo, là quan mới của vua Chiêu Thống, nhận trình lên…

Trong khi quốc vương đang cho lùng bắt vài vị quan có tội [phản bội] trong số đó có hai vị bị kết án tử hình vì năm ngoái đã nộp em ông cho Tiếm vương Phú Xuân [để bị xử tử như tôi kể trước đây], quân đội Thiên hoàng hay “Thiên triều” đó là tên mà võ quan và binh lính Trung Hoa tự đặt cho họ vì lòng kiêu-căng thậm tệ của chúng ,chỉ biểu diễn hay hoạt động quân sự để phô trương hơn là vì lợi thực tế và chỉ nghĩ tới ăn mừng năm mới vào ngày 26 tháng 1 hơn là lo về việc quân Tây Sơn. Quân này, một mặt phấn khởi bởi sự thờ ơ và tính nhút nhát của chúng, mặt khác bị kích thích bởi lời đe doạ và sự e sợ cơn phẫn nộ của Hoàng đế Quang Trung hung bạo khi ông hay tin chúng tháo lui tha hồ cướp phá trở lại. Tại những nơi chúng [Tây Sơn] đóng, chúng cho tuyển mộ một cách nghiêm ngặt nào là binh lính, tiền bạc hay lương thực. Chúng đốt phá các làng mạc đã hoan hỉ chứng kiến mối nhục nhất thời của chúng, hay đã tiếp đón binh lính Bắc Hà [quân nhà Lê của vua Chiêu Thống], hay không đủ tư cách chịu đựng sự trưng thu thuế mới.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 16 tháng 1 [1789], 2 học trò trường Kẻ Vinh (tên gọi của Nam Định) của chúng tôi, gần vùng quân giặc [Tây Sơn] đóng, đến nhà tôi cho tôi biết rằng hôm trước quân Tây Sơn đã đốt thành tro một làng lớn gần sát cạnh Kẻ Vinh. [Dân Bắc Hà] thấy quân Trung Hoa, những kẻ tự-hào là người đến giải phóng họ, chẳng làm nghĩa vụ dẹp loạn Tây Sơn, hồi tỉnh khỏi cơn u mê [nhất thời], hết tin tưởng nơi những tên lính Thiên triều đó. Thay vì ca-tụng chúng như trước, họ bắt đầu công-khai chỉ trích tình-trạng bất-động và tính cách khiếp-sợ trước quân Tây Sơn của đạo quân này. Chẳng bao lâu sự hân-hoan của dân chúng, nhất là của những kẻ theo tà giáo [tức là theo Tam giáo] nhường chỗ cho sự thất-vọng ê chề. Những người trên đã đóng góp tiên bạc để xây lại và sửa chữa những đền chùa đã bị địch phá phách, cũng để tỏ lòng tôn-kính đối với những vị thần của họ nhân những buổi hội hè, chè chén, ăn uống thô tục.
Ngày nào cũng vậy, người ta chỉ thấy các sứ giả đem hung tin về tới kinh đô. Trong khi đó các võ quan Trung Hoa bỏ ngoài tai những lời kêu than và vô-tình trước những đại bại, chỉ biết kêu gọi Tư Mã và quân Nam Hà đầu hàng hay ra giao chiến thử tài. Địch nhân sự thách đố đó sớm hơn quân Tàu tưởng và sự thành-công của họ giống như người ta tiên đoán và báo động mặc dầu phần đông dân chúng vẫn chưa chịu tin. Quả nhiên, Hoàng đế Quang Trung mà nhiều người Bắc Hà [nghe theo lời tuyên truyền của Trung Hoa] tưởng đã tạ thế, rời Phú Xuân khi hay biết về tình-trạng nguy-cấp của sự nghiệp ông nếu ông không ra Bắc Hà. Ông tiến như vũ bão ra Bắc chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã giết chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất 3,4 ngày. Từ ngày 20 tháng 1 [1789], quân Tây Sơn do Tư Mã chỉ huy đâm ra lên tinh thần vì biết ông sắp tới. Một đạo (nguyên văn là Trung đoàn) vài ngàn lính Tây Sơn đã tấn công một biệt đội lớn Bắc Hà ở gần Kẻ Vinh.

Chiến thắng, họ [Tây Sơn] tàn-phá cả một vùng giáp nơi xảy ra cuộc giao tranh. Sau đó, đạo quân này được sáp nhập vào binh đoàn được Quang Trung giao cho nhiệm vụ tiến về phía kinh đô, được lệnh đột kích ngay quân Trung Hoa, không phải chờ quân tiếp viện. Khi binh đoàn này vừa tới xứ [ Sơn] Nam sau khi đi qua Thanh Hoá, thì binh lính Tây Sơn đã tràn ra ở chung quanh vùng tôi ở như một lũ chó săn háu đói.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 24, chúng bắt tôi phải bỏ nơi ở của tôi đi sang làng khác giữa ban trưa nóng như đổ lửa. Nhưng vài tên cướp đó ngày đó lại đi theo tôi, vì thế tôi lại phải đánh lừa chúng đi ẩn trốn tại một nơi tương đối an ninh hơn, trọn cả đêm. Ngày hôm sau là ngày thánh Paul cải giáo và là ngày Chủ nhật thứ 3 sau lễ cứu Chúa hiển hiện, ngoài sự đau đớn không được tổ chức và dự thánh lễ, tôi còn nhận được tin địch vào nhà tôi [mà tôi mới bỏ ngày hôm trước] và chiếm cứ nó. Chúng còn cướp phá các nhà tư nhân nào có đồ vật khả dĩ chúng đem theo được, lục lọi khắp nơi và đào đất tìm gạo hay tiền bạc mà dân cư kiếm cách giấu không để lọt vào tay chúng. Vùng này có 9, 10 làng và tất cả các làng đều bị những tên cường đạo tràn-ngập cùng một lúc. Vài làng bị hoàn toàn phá hủy đến nỗi dân cư phải lâm vào cảnh đi ăn xin. Người ta phải bất-lực những trước cảnh bần cùng và chết đói gây bởi quân Tây Sơn vì tại khắp vùng không ai có thể làm phúc giúp đỡ xuể cho hàng ngàn người bất hạnh này. Quân Tây Sơn truy sát và chúng giết ngay ai phản kháng hay không chịu nộp tiền bạc, đồ quý. Bản thân tôi [tác giả] cũng phải lang thang khắp nơi, trên trời rất nắng nóng, còn đôi lúc lại phải băng qua ruộng nước, các bờ bụi, tôi cũng ở với đủ hạng người, phần đông theo tà giáo, vì quân địch đang lùng bắt.
 

dongioang

Xe tải
Biển số
OF-584646
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
257
Động cơ
145,527 Mã lực
Nể cụ nhiệt tình quá.Một tư liệu đáng quý ko biết giới học giả VN đã biết đc tài liệu này chưa?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top