Những năm qua, việc phát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển này là tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương. Mặc dù người dân kiến nghị nhiều lần, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn đang là bài toán nan giải.
Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... chế biến nông sản, thu hút hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận. Ngành nghề phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình sơ chế nguyên liệu (củ dong, sắn...), chất thải chưa qua xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung trong khu dân cư. Thậm chí do quá tải, chất thải ứ đọng lâu ngày đã phân hủy, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường. Theo Trưởng thôn Hợp Nhất Nguyễn Văn Thuận, mỗi khi vào vụ, các hộ làm nghề gom hàng nghìn tấn củ nguyên liệu. Không có sân bãi, nguyên liệu được tập kết bừa bộn tại khu vực công cộng, ven trục đường lớn, thậm chí tràn ra cả lòng đường. Ước tính lượng bã thải từ sản xuất củ sắn cũng khoảng 300 tấn/ngày.
Tương tự, trên địa bàn xã Cát Quế hiện có khoảng 600 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn hơn 15.000 con/năm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% số hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng hầm biogas xử lý chất thải, còn lại đều xả thẳng vào hệ thống cống rãnh, kênh mương nội đồng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, huyện đã được thành phố chấp thuận đầu tư xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải là Cầu Ngà, Sơn Đồng và Vân Canh. Tuy nhiên, hiện mới có Nhà máy Xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu) công suất 20.000m3/ ngày đi vào hoạt động, xử lý được một phần nước thải cho các hộ sản xuất trong đê; còn nước thải khu vực ngoài đê sông Đáy (khoảng 3.000 hộ dân) chưa được xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra.
Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Văn Tâm cho biết, Hoài Đức hiện có 53 làng nghề, với đặc trưng là sản xuất quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, thiết bị đơn giản, thủ công, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường như xử lý, giảm thiểu chất thải từ quá trình sản xuất rất ít được quan tâm... UBND huyện đã yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường. Năm 2019, các cơ quan chức năng huyện đã phát hiện và xử phạt 7 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 652 triệu đồng...
Trước tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, người dân Hoài Đức kiến nghị thành phố sớm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, Vân Canh; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cụm công nghiệp làng nghề, khu chăn nuôi tập trung gắn với xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, chất thải đồng bộ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, hộ làm nghề cần đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc để nâng cao năng lực sản xuất và giảm thiểu việc xả rác thải, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, góp phần sớm trả lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho người dân.
Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... chế biến nông sản, thu hút hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận. Ngành nghề phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trì
daibieunhandan.vn