[Funland] Định Cư Xứ Người

Amazzar

Xe hơi
Biển số
OF-571189
Ngày cấp bằng
28/5/18
Số km
151
Động cơ
145,504 Mã lực
Làm tiền mặt 15$/h, chỉ cần cụ có sức khỏe, nhà hàng, farm, hãng tùy chọn, có xe đưa đón.


Screenshot_20211021-105623_Facebook(1).jpg
Cám ơn cụ. Cho em hỏi thêm kinh nghiệm của cụ với ạ, tầm 4x như em và mấy cụ khác trong thớt này, sang đó diện Skilled workers, giả sử TA ok đi. Thì cơ hội kiếm được thẻ xanh là có quá khó không ạ? Em cũng tính đường sang mà lăn tăn quá cụ ạ.
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,233
Động cơ
-396,900 Mã lực
Cám ơn cụ. Cho em hỏi thêm kinh nghiệm của cụ với ạ, tầm 4x như em và mấy cụ khác trong thớt này, sang đó diện Skilled workers, giả sử TA ok đi. Thì cơ hội kiếm được thẻ xanh là có quá khó không ạ? Em cũng tính đường sang mà lăn tăn quá cụ ạ.

Nếu cụ theo diện SW thì cụ được PR rồi (Canada không có thẻ xanh, chỉ có thẻ vàng).

 

hoviba

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,628
Động cơ
315,919 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Trong này có khá nhiều cụ mợ học bách khoa Hà Nội. Hồi em còn theo học đại học CTU Praha thì cùng khoá có gần chục sinh viên và nghiên cứu sinh ở Việt Nam sang học, chủ yếu là từ trường Bách khoa Hà Nội. Năm thứ hai em học cùng nhóm với 2 cậu sinh năm 80 về lĩnh vực CNTT. Các cậu ấy cũng có nói là khi ở VN cũng tìm nhiều nguồn học bổng, nhưng thời điểm đó để dành được xuất học bổng sang các nước có nền giáo dục mạnh như Mỹ, Anh, Pháp,... cạnh tranh rất cao. Nên các cậu ấy chuyển hướng sang xin học bổng của Séc.

Em nhớ hồi đó các cậu ấy không phải đóng học phí, tiền ký túc xá cũng không mất. Mỗi tháng được trợ cấp tầm 300 hay 400 USD (em không nhớ chính xác) để ăn uống và chi phí sinh hoạt. Visa du học cấp năm một với điều kiện đủ môn, không được thi quá 2 lần một môn. Mỗi kỳ chỉ được phép đăng ký tối đa 4 môn bằng tiếng Anh, còn lại là học bằng tiếng Séc. Còn các anh nghiên cứu sinh thì được phép đăng ký học toàn bộ bằng tiếng Anh.

Em học tới năm thứ 3 thì đứt gánh, bỏ ra ngoài đi buôn. Còn lại mọi người khoá đó sau này đều tốt nghiệp. Có hai cậu sinh năm 80 thì quay về VN sau khi tốt nghiệp. Một cậu sinh năm 79 thì ở lại thành lập công ty phát triển tới giờ. Một cậu sinh năm 82 ở lại trường giảng dạy, sau này cũng thành lập công ty phần mềm khá phát triển tại Séc. Số còn lại thì tiếp tục qua Ảnh, Mỹ, Canada làm luận án tiến sĩ.

Đợt đó ở cùng blok với em có mấy anh nghiên cứu sinh người Hà Nội rất giỏi. Các anh ấy sau khi bảo vệ luận án ở Séc xong thì đa số cũng đều chuyển qua Canada với Mỹ định cư và công tác. Như các anh ấy chia sẻ thi các ông Giáo sư ở trường rất nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để các anh ấy sang các nước phát triển làm việc. Chỉ có hai anh là quay về VN, trong đó có 1 người là anh Phạm Kim Long, tác giả của phần mềm gõ tiếng Việt Unikey.

Nói chung, đa phần các sinh viên từ Việt Nam sang Séc du học theo diện học bổng toàn phần đều là những người khá giỏi. Chỉ là họ không đủ điều kiện để cạnh tranh những xuất học bổng ở những quốc gia tiên tiến, nên chọn du học Séc để làm bàn đạp dễ dàng hơn nếu có ý định phát triển ở Mỹ hay Canada.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,707
Động cơ
170,838 Mã lực
Trong này có khá nhiều cụ mợ học bách khoa Hà Nội. Hồi em còn theo học đại học CTU Praha thì cùng khoá có gần chục sinh viên và nghiên cứu sinh ở Việt Nam sang học, chủ yếu là từ trường Bách khoa Hà Nội. Năm thứ hai em học cùng nhóm với 2 cậu sinh năm 80 về lĩnh vực CNTT. Các cậu ấy cũng có nói là khi ở VN cũng tìm nhiều nguồn học bổng, nhưng thời điểm đó để dành được xuất học bổng sang các nước có nền giáo dục mạnh như Mỹ, Anh, Pháp,... cạnh tranh rất cao. Nên các cậu ấy chuyển hướng sang xin học bổng của Séc.

Em nhớ hồi đó các cậu ấy không phải đóng học phí, tiền ký túc xá cũng không mất. Mỗi tháng được trợ cấp tầm 300 hay 400 USD (em không nhớ chính xác) để ăn uống và chi phí sinh hoạt. Visa du học cấp năm một với điều kiện đủ môn, không được thi quá 2 lần một môn. Mỗi kỳ chỉ được phép đăng ký tối đa 4 môn bằng tiếng Anh, còn lại là học bằng tiếng Séc. Còn các anh nghiên cứu sinh thì được phép đăng ký học toàn bộ bằng tiếng Anh.

Em học tới năm thứ 3 thì đứt gánh, bỏ ra ngoài đi buôn. Còn lại mọi người khoá đó sau này đều tốt nghiệp. Có hai cậu sinh năm 80 thì quay về VN sau khi tốt nghiệp. Một cậu sinh năm 79 thì ở lại thành lập công ty phát triển tới giờ. Một cậu sinh năm 82 ở lại trường giảng dạy, sau này cũng thành lập công ty phần mềm khá phát triển tại Séc. Số còn lại thì tiếp tục qua Ảnh, Mỹ, Canada làm luận án tiến sĩ.

Đợt đó ở cùng blok với em có mấy anh nghiên cứu sinh người Hà Nội rất giỏi. Các anh ấy sau khi bảo vệ luận án ở Séc xong thì đa số cũng đều chuyển qua Canada với Mỹ định cư và công tác. Như các anh ấy chia sẻ thi các ông Giáo sư ở trường rất nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để các anh ấy sang các nước phát triển làm việc. Chỉ có hai anh là quay về VN, trong đó có 1 người là anh Phạm Kim Long, tác giả của phần mềm gõ tiếng Việt Unikey.

Nói chung, đa phần các sinh viên từ Việt Nam sang Séc du học theo diện học bổng toàn phần đều là những người khá giỏi. Chỉ là họ không đủ điều kiện để cạnh tranh những xuất học bổng ở những quốc gia tiên tiến, nên chọn du học Séc để làm bàn đạp dễ dàng hơn nếu có ý định phát triển ở Mỹ hay Canada.
Em hồi xưa làm cùng anh Long. Anh Long giỏi, có tâm và có đam mê ạ. Tính tình cũng hiền lành nhường nhịn.
 

--Lamborghini--

Xe lăn
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
14,833
Động cơ
572,263 Mã lực
Chặn nick viết linh tinh cho đỡ rác mắt. Cũng chả buồn tranh cãi với nó làm gì cho mất thời gian. Chả qua là nói mấy câu để bớt cái dư luận trên mạng, bọn trẻ trâu ở Việt Nam rất hay dè bỉu chê bai đồng bào ta làm nail là nail tộc. Trong khi ở nước ngoài công việc nào cũng là công việc, miễn là hợp pháp và phù hợp với bản thân.

Có nhiều người cứ hỏi ví dụ lái xe tải sang đấy có kiếm được việc không? Có nhiều trở ngại vì bằng Việt Nam thường không được công nhận, phải chuyển đổi, thi lại thì lại vướng rào cản ngôn ngữ. Chưa kể cạnh tranh bởi hội Tây Đông Âu, có sức khoẻ, có kỹ năng... nên việc kiếm được việc là khó.

Trong khi đó những nghề như làm bếp, làm nail phù hợp với thể chất của dân Việt. Tây thường rất vụng mấy cái như vẽ móng chả hạn. Làm nghề này có cái buồn chán và chịu độc hại hoá chất nhưng bù lại thu nhập cao. Làm chủ tiệm nail mà đông khách thì thu nhập rất cao.

Ra nước ngoài định cư thì việc đầu tiên là phải gạt bỏ suy nghĩ về lao động chân tay.
Bằng cấp của ta mang ra nước ngoài có được chấp nhận đâu, trừ ngành IT thì đặc biệt hơn.
Nên không có tiền thì sang chả làm tay chân mà làm cái gì chả được miễn lương thiện và phù hợp với sức khỏe.
Em rất khâm phục nh người làm tay chân nhưng vẫn học hành để vươn lên trong xã hội.
 

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
390
Động cơ
96,132 Mã lực
Tuổi
46
Em học BK, điện tử K41, bây giờ sang đây làm tự động hoá & điều khiển. Nói chung việc ngành này đang cần khá nhiều người. Các bác có F1 cho các cháu nó theo ngành này cũng dễ xin việc.
 

hoviba

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,628
Động cơ
315,919 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em hồi xưa làm cùng anh Long. Anh Long giỏi, có tâm và có đam mê ạ. Tính tình cũng hiền lành nhường nhịn.
Vâng, anh ấy hiền lành, điềm đạm và đầy trách nhiệm. Em có cảm giác lúc nào anh ấy cũng tươi cười và hình như chưa bao giờ em thấy anh ấy nổi nóng, mặc dù ở cùng toà ký túc xá với anh ấy hơn 2 năm.
 

hoviba

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,628
Động cơ
315,919 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em học BK, điện tử K41, bây giờ sang đây làm tự động hoá & điều khiển. Nói chung việc ngành này đang cần khá nhiều người. Các bác có F1 cho các cháu nó theo ngành này cũng dễ xin việc.
Em cũng học ngành này, nhưng chểnh mảng nên không theo được. Sau đúng 20 năm, khi đầu năm nay em xin vào nhà máy này làm, may mắn là em lại có cơ hội để tiếp xúc lại với những kiến thức mình đã học. Vì đều là những hệ thống cơ bản sử dụng cho việc hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm nên em vẫn tận dụng được mớ kiến thức từ hồi xưa. Công việc cũng chỉ cần như vậy nên có thể nói là phù hợp với em. Tiếc là em không có bằng cấp, nhưng âu cũng là sự lựa chọn con đường đi trước đây của em. Giờ 44 tuổi, em thấy vẫn luôn còn thời gian và cơ hội để nâng cao và áp dụng kiến thức.

Em cũng mong các con của em sẽ có ý trí và đam mê để phát triển trên con đường tri thức.
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
388
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Anh ấy gọi Unikey là con vàng của lão Hạc :) Hồi xưa có cty định mua nhưng anh ý không bán. Giữ để đóng góp cho xã hội thế nên em rất nể.
Băn cho apple chả hạn là được ối rồi. Kể cả danh bác ý cũng không hám. Như nhiều người biết đến Tuấn Vietkey chứ mấy ai nhớ Long Unikey.
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
388
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Em cũng học ngành này, nhưng chểnh mảng nên không theo được. Sau đúng 20 năm, khi đầu năm nay em xin vào nhà máy này làm, may mắn là em lại có cơ hội để tiếp xúc lại với những kiến thức mình đã học. Vì đều là những hệ thống cơ bản sử dụng cho việc hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm nên em vẫn tận dụng được mớ kiến thức từ hồi xưa. Công việc cũng chỉ cần như vậy nên có thể nói là phù hợp với em. Tiếc là em không có bằng cấp, nhưng âu cũng là sự lựa chọn con đường đi trước đây của em. Giờ 44 tuổi, em thấy vẫn luôn còn thời gian và cơ hội để nâng cao và áp dụng kiến thức.

Em cũng mong các con của em sẽ có ý trí và đam mê để phát triển trên con đường tri thức.
Thời đấy dân Việt ở Đông Âu bỏ học đi buôn hết. Tiến sĩ cũng buôn.
 

chim to

Xe tăng
Biển số
OF-507278
Ngày cấp bằng
28/4/17
Số km
1,437
Động cơ
3,473 Mã lực
Tuổi
49
em hóng các cụ ở bển bày cách cho em sang bên đấy hưởng thủ theo diện đầu tư.
 

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
390
Động cơ
96,132 Mã lực
Tuổi
46
Em cũng học ngành này, nhưng chểnh mảng nên không theo được. Sau đúng 20 năm, khi đầu năm nay em xin vào nhà máy này làm, may mắn là em lại có cơ hội để tiếp xúc lại với những kiến thức mình đã học. Vì đều là những hệ thống cơ bản sử dụng cho việc hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm nên em vẫn tận dụng được mớ kiến thức từ hồi xưa. Công việc cũng chỉ cần như vậy nên có thể nói là phù hợp với em. Tiếc là em không có bằng cấp, nhưng âu cũng là sự lựa chọn con đường đi trước đây của em. Giờ 44 tuổi, em thấy vẫn luôn còn thời gian và cơ hội để nâng cao và áp dụng kiến thức.

Em cũng mong các con của em sẽ có ý trí và đam mê để phát triển trên con đường tri thức.
Em học điện tử nên trước đây toàn làm về viễn thông, di động. Trước ở trường học được môn điều khiển tự động được một kì. Sang bên này đi làm bắt tay vào làm lại phải tự học hết các mảng về tự động hoá. Rất may bên này các công ty nó rất có sẵn thiết bị để mình chọc ngoáy, hồi đầu em toàn mang máy về nhà cuối tuần, vừa làm vừa xem thêm. Nói chung em khá enjoy làm về ngành này.
 

nguyenkhang09

Xe tải
Biển số
OF-160542
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
243
Động cơ
351,560 Mã lực
Còn 1 tuần nữa em lên đường qua Canada lập nghiệp đây. Vợ chồng em năm nay 45 tuổi, vợ đi học chồng con đi theo. Vợ học chương trình Postgraduate 1 năm, hiện đã học 5 tháng. Ba bố con em đi sau. Hai đứa trẻ 11 và 12 tuổi. Hành trình từ khi tìm hiểu các chương trình định cư và quyết định phương án du học cả gia đình, ôn IELTS, thi và apply Visa cũng như cả nhà đoàn tụ vừa tròn 2 năm.
Khi em quyết định tìm con đường di cư thì thấy rất nhiều cách để đi nhưng chỉ có du học là an toàn và kinh tế nhất thôi. Sau khi oản tù tì xem ai sẽ đi học cái là bắt tay vào chuẩn bị. Hai vợ chồng đều dân ngoại ngữ nên cũng nhanh. Sau chưa tới 6 tháng là đủ IELTS rồi.
Các yêu cầu và chính sách định cư của từng tỉnh bang đều rõ ràng trên website chính phủ, đó là cái rất hay của Canada. Việc học hiên nay của vợ em cũng ổn, áp lực bài vở nhiều nhưng do ko đi làm part time nên có đk tập trung học. Tuổi cao nên tụi em xác định tỉnh bang Manitoba sẽ là điểm đến đầu tiên để kiếm PR, cho con cái học hành, khi có quốc tịch có thể sẽ rời về các thành phố đông đúc cho con cái nhiều cơ hội hơn.
Cứ mạnh dạn mà đi kiếm tìm cơ hội các cụ nhỉ. Như gia đình em hai đứa nhỏ nếu sau này cho đi du học cũng không kham nổi do 2 vợ chồng làm văn phòng, thu nhập đủ sống chứ ko dư. Lên phương án du học cả gia đình nếu thành công thì số tiền bỏ ra rất ít so với cho cháu nó đi du học sau này, mà được cả gia đình bên nhau.
Tạm tính các khoản nhà em đã chi cho kế hoạch này để các cụ có ý định có thể tham khảo nhé.
Tiền học phí ở University of Winnipeg ngành vợ em học là 13,350CAD. GIC (sinh hoạt phí) 10,000CAD. Tiền cho vợ dằn túi 12,000CAD. Tiền 3 bố con sắp mang sang theo quy định 18,000CAD. Tổng cộng khoảng 53,000CAD tương đương gần 1 tỷ VNĐ. Nhà và căn hộ mua theo tiến độ vẫn để ở VN sau khi ổn muốn mua nhà mới bán sau.
Sau khi em qua, đi làm 6 tháng bất kể công việc gì là đủ điều kiện apply PR cho cả gia đình. Sau khi có PR em có thể đi học tiếp theo kế hoạch đã định, lúc này học phí chỉ còn khoảng 5300CAD 1 năm thôi.
Con số gần 1 tỷ chỉ ngang chiếc xe hơi hạng trung nhưng nếu thành công có thể đổi màu Passport cho 4 người gia đình em. Cũng đáng để đánh đổi phải ko các cụ.
 

TamMao2612

Xe buýt
Biển số
OF-386712
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
679
Động cơ
494,604 Mã lực
Còn 1 tuần nữa em lên đường qua Canada lập nghiệp đây. Vợ chồng em năm nay 45 tuổi, vợ đi học chồng con đi theo. Vợ học chương trình Postgraduate 1 năm, hiện đã học 5 tháng. Ba bố con em đi sau. Hai đứa trẻ 11 và 12 tuổi. Hành trình từ khi tìm hiểu các chương trình định cư và quyết định phương án du học cả gia đình, ôn IELTS, thi và apply Visa cũng như cả nhà đoàn tụ vừa tròn 2 năm.
Khi em quyết định tìm con đường di cư thì thấy rất nhiều cách để đi nhưng chỉ có du học là an toàn và kinh tế nhất thôi. Sau khi oản tù tì xem ai sẽ đi học cái là bắt tay vào chuẩn bị. Hai vợ chồng đều dân ngoại ngữ nên cũng nhanh. Sau chưa tới 6 tháng là đủ IELTS rồi.
Các yêu cầu và chính sách định cư của từng tỉnh bang đều rõ ràng trên website chính phủ, đó là cái rất hay của Canada. Việc học hiên nay của vợ em cũng ổn, áp lực bài vở nhiều nhưng do ko đi làm part time nên có đk tập trung học. Tuổi cao nên tụi em xác định tỉnh bang Manitoba sẽ là điểm đến đầu tiên để kiếm PR, cho con cái học hành, khi có quốc tịch có thể sẽ rời về các thành phố đông đúc cho con cái nhiều cơ hội hơn.
Cứ mạnh dạn mà đi kiếm tìm cơ hội các cụ nhỉ. Như gia đình em hai đứa nhỏ nếu sau này cho đi du học cũng không kham nổi do 2 vợ chồng làm văn phòng, thu nhập đủ sống chứ ko dư. Lên phương án du học cả gia đình nếu thành công thì số tiền bỏ ra rất ít so với cho cháu nó đi du học sau này, mà được cả gia đình bên nhau.
Tạm tính các khoản nhà em đã chi cho kế hoạch này để các cụ có ý định có thể tham khảo nhé.
Tiền học phí ở University of Winnipeg ngành vợ em học là 13,350CAD. GIC (sinh hoạt phí) 10,000CAD. Tiền cho vợ dằn túi 12,000CAD. Tiền 3 bố con sắp mang sang theo quy định 18,000CAD. Tổng cộng khoảng 53,000CAD tương đương gần 1 tỷ VNĐ. Nhà và căn hộ mua theo tiến độ vẫn để ở VN sau khi ổn muốn mua nhà mới bán sau.
Sau khi em qua, đi làm 6 tháng bất kể công việc gì là đủ điều kiện apply PR cho cả gia đình. Sau khi có PR em có thể đi học tiếp theo kế hoạch đã định, lúc này học phí chỉ còn khoảng 5300CAD 1 năm thôi.
Con số gần 1 tỷ chỉ ngang chiếc xe hơi hạng trung nhưng nếu thành công có thể đổi màu Passport cho 4 người gia đình em. Cũng đáng để đánh đổi phải ko các cụ.
Chúc cụ thượng lộ bình an, mọi việc từ từ theo đúng kế hoạch.
Nhà cụ chắc chắn sẽ thành công vì nghiên cứu kĩ, kế hoạch tốt và xác định rõ được mất. Không bị cảm giác mơ hồ tiếc nuối hay sợ hãi nào dẫn dắt.
 
Chỉnh sửa cuối:

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,916 Mã lực
Sao làm nail còn hơn làm hãng lại thối vậy cụ? Làm hãng nghĩa là làm cho cty nào đó, kể cả làm lao công, bảo vệ… cũng là làm hãng thì làm nail còn hơn là thật đấy chứ?
Mà dân bản xứ nó lại khinh ai? Ý cụ là khinh dân làm nail hay khinh tất cả những người ăn tiền trợ cấp XH?
Thưa với cụ là nếu làm nail mà cứ khai sòng phẳng, làm bao nhiêu khai bấy nhiêu, rồi từ đó mà tính thuế thì chắc là khó đấy cụ nhé. Khó mà có tiền, có xe đẹp mà đi lắm.
Tôi xin thưa là mấy ông nail và nhà hàng gần như 100% là khai man. Đi làm thời gian toàn phần nhưng chỉ khai đi một nửa thời gian. Vừa được lợi cho cả chủ và tớ. Chủ thì không phải đóng thuế nhiều. Tớ thì không phải nộp thuế nhiều mà còn xin thêm được trợ cấp XH do thuộc vào dạng thu nhập thấp.
Những thằng chỉ sống dựa vào XH thì dĩ nhiên là dân nó khinh, kể cả là đó là dân bản xứ. Nhưng thằng nước ngoài sang nước nó sống mà chỉ đợi ăn XH thì nó còn khinh hơn nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top