- Biển số
- OF-596130
- Ngày cấp bằng
- 26/10/18
- Số km
- 854
- Động cơ
- 137,845 Mã lực
- Tuổi
- 47
Em không chơi đồ cổ, nhưng em có sưu tập tiền xu, kể cả tiền xu gọi là cổ, và cũng đọc sách của cụ Vương Hồng Sển mô tả về việc cụ ấy sưu tầm đồ như thế nào, nên có một vài ý sau, có gì các cụ cho ý kiến:
- Đồ cổ từ thời cụ Sển sưu tập cách đây gần thế kỷ đã có đồ giả rồi, nên với công nghệ làm giả như hiện tại thì lại càng nhiều. Vì thế dù được đánh giá là đồ thời nào chăng nữa thì cũng phải truy được nguồn gốc. Ví dụ cụ Sển ngày xưa sưu tập đồ men lam Huế, đều phải ra tận Huế, vào tận các gia đình hoàng tộc/quan lại cũ, hoặc truy xuất nguồn gốc qua vài chủ đến các gia đình này thì mới tin được. Còn có một món đồ trời ơi đất hỡi xong mang đến chuyên gia đánh giá, dù chuyên gia có giỏi bao nhiêu chăng nữa thì nhiều khả năng vẫn gặp phải đồ giả nếu không truy được nguồn gốc. Nếu mới đào từ dưới đất hoặc vớt dưới biển lên thì cũng phải có biên bản hoặc có căn cứ xác đáng (tất nhiên đều làm giả được hết). Khi cụ Sển sưu tập xong, mỗi món đồ của cụ (cụ có đến vài nghìn món đồ) đều được ghi lí lịch cẩn thận, gồm cả các sự tích có liên quan.
- Thời cụ Sển mới mất năm 1997, con cháu thỉnh thoảng lại rao trên báo là bán đồ sưu tập của cụ để lập lờ đưa hàng ngoài vào
- Công nghệ làm đồ cổ giờ cực phát triển. Các cụ lên Sapa mua bạc hoa xòe niên đại 1905 – 1920 năm này qua năm khác vẫn thấy bán đầy đường, các em gái Hmong vẫn đeo đồng bạc hoa xòe đầy cổ, chứng tỏ là làm giả.