[Funland] Dùng từ "mình chứng" có chuẩn không?

khiconmtv

Xe buýt
Biển số
OF-201537
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
692
Động cơ
329,043 Mã lực
連環計 (liên hoàn kế) là kế thứ 22 trong 36 kế của Tôn Tử, viết đúng mặt chữ Hán là như thế trong Tam quốc chí, việt hoá Tiếng Việt đúng là “liên hoàn kế”.
Tôn Tử nào viết 36 kế vậy cụ
Binh Pháp Tôn Tử chỉ có 13 thiên thôi
Còn Tam thập lục sách là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Từ đó nó dùng đúng chứ có gì mà chửi “lỗi thằng oánh máy” nhiểu cụ đọc ít, vốn từ nghèo nàn kêu khó hiểu :))
Nhưng cũng công nhận báo chí giờ dùng từ sai nhiều, nhất là các từ Hán Việt.
Ví dụ báo dùng sai rất nhiểu như dùng tử “cứu cánh” theo nghĩa lả sự trợ giúp, cứu vớt, trong khi nghĩa đúng của nó là kết cục, cuối cùng.
Hay tử “khuất phục”có báo giật title “khuất phục tuyển Anh, Brazil bước vào chung kết”, ơ hay, thế thằng nào thua thằng nào??
Cứu cánh (究竟) ~ kết quả.
Muốn dùng đúng thì phải dùng “Cứu tinh” (救星).

Khuất phục (屈服) ~ đầu hàng.
Muốn dùng đúng thì phải dùng “Đả bại” (打敗) ~ đánh bại.
 
Chỉnh sửa cuối:

thinhtd

Xe container
Biển số
OF-347592
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
5,301
Động cơ
419,108 Mã lực
AF45798F-8152-4D97-A83F-5290DBD21496.png

Không phải nghề của các cụ nên các cụ thấy lạ. Chứ Google ra thì thấy top gợi ý nó liên quan tới giáo dục rồi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đây, khuất phục, nhan nhản báo luôn
C296CEC4-1A1A-412C-A754-09CD8025DED5.png
, thanh niên hẳn hoi:
C952F7FC-8D58-4986-9508-0C2555D3247A.png
Dùng sai nghĩa, nhưng đến một lúc nào đó, cái nghĩa sai, lại thành đúng, là chuyện bình thường của Tiếng Việt.

Ví dụ: “Phương phi” (芳菲) ~ tốt đẹp (dùng cho thực vật), lâu dần người Việt dùng để chỉ một người béo tốt.
 

toduongvpvn

Xe hơi
Biển số
OF-352277
Ngày cấp bằng
25/1/15
Số km
168
Động cơ
289,084 Mã lực
Theo em hiểu, "minh chứng" là cách nói của khoa học xã hội, nó là cách nói hoa mỹ để tạo hiệu ứng làm phong phú trong câu câu nói.
Còn đối với những việc cần định lượng, đo lường làm căn cứ xác định thì phải dùng "chứng minh".
Dùng "minh chứng" như văn bản trên là sự cẩu thả.
Cụ hiểu sai rồi. Minh chứng là danh từ, chỉ tất cả những gì dùng để chứng minh cụ có đầy đủ điều kiện cần thiết để xét tuyển. Còn 'chứng minh' là động từ cụ ạ
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,300
Động cơ
184,297 Mã lực

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Dẫn chứng" khác hẳn "minh chứng" mà cụ
Vâng ạ, cháu đã tìm được “minh chứng” trong văn bản rồi: Công văn 4529/BGDĐT.
Khoản 2.2

7CF842D3-09B4-4C44-A3E8-161280883310.jpeg


Theo giải thích của Công văn 4529/BGDĐT thì “Minh chứng” không khác biệt “Dẫn chứng”, nhưng đã có công văn của Bộ sử dụng “Minh chứng” thì các trường đại học sử dụng “Minh chứng” thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
“Minh chứng” đã được sử dụng trong “văn bản quy phạm pháp luật”: Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, điều 3, khoản 7.

70F17267-69D5-4DE0-A841-6F5261799F19.jpeg


Như vậy sử dụng “Minh chứng” là hoàn toàn chính xác.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hi hi hi, tính cách của cháu là vậy đấy: phải đi đến sự chính xác 100%.
Cảm ơn bác chủ thớt đã nêu thắc mắc, giúp cháu có cơ hội tìm tòi, bổ sung kiến thức.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,443
Động cơ
262,194 Mã lực
Vâng ạ, cháu đã tìm được “minh chứng” trong văn bản rồi: Công văn 4529/BGDĐT.
Khoản 2.2

7CF842D3-09B4-4C44-A3E8-161280883310.jpeg


Theo giải thích của Công văn 4529/BGDĐT thì “Minh chứng” không khác biệt “Dẫn chứng”, nhưng đã có công văn của Bộ sử dụng “Minh chứng” thì các trường đại học sử dụng “Minh chứng” thôi.
Dẫn chứng = citation, minh chứng = proof chứ nhỉ?
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,069
Động cơ
430,666 Mã lực
Minh là rõ, chứng là chứng cớ rõ ràng.
Minh chứng là chứng cớ làm rõ cho một việc gì đó: việc anh ấy cầm báo ngược là minh chứng cho thấy anh ấy mù chữ.
Chứng minh là sự làm rõ một việc nhờ vào một hay nhiều chứng cớ và lập luận: Bài chứng minh định lý, chứng minh thư.
Ngày xưa dùng từ xác nhận là đủ, dùng từ “minh chứng” là chưa đủ do chưa rõ đó là một hay nhiều chứng cớ làm rõ, chưa nói trong hệ thống từ ngữ hành chính chưa có định nghĩa cho từ này.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Dẫn chứng = citation, minh chứng = proof chứ nhỉ?
Theo cách định nghĩa của Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT thì không khác biệt mấy, nhưng khi “văn bản quy phạm pháp luật” đã sử dụng “Minh chứng” thì phải thống nhất cách dùng từ ngữ.

Như cháu đã giải thích ở những còm trước: từ ngữ phải được sử dụng trong các “văn bản quy phạm pháp luật” mới là từ ngữ chính thức. Cho nên muốn tìm được từ ngữ nào chính xác hay không, phải tìm ra từ ngữ đó xuất hiện trong “văn bản quy phạm pháp luật”.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,069
Động cơ
430,666 Mã lực
Đúng rồi cụ, em cũng có thấy cái từ điển chua nghĩa thuốc lào này, nhưng nó chỉ là số ít, còn đa số từ điển khác đều nói "liên hoàn" là "liên tiếp thành vòng kín".
Ở internet thì wiki và tất cả các từ điển đều có mức độ tin cậy thấp như nhau nên em cứ theo số đông thôi.
Liên hoàn là cái sợi xích sắt gồm các vòng sắt tròn được hàn móc vào nhau như trong cái chuỳ xích-thiết liên thời Tam quốc.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,069
Động cơ
430,666 Mã lực
Nhưng từ này chưa được sử dụng trong “văn bản quy phạm pháp luật”, hoặc có thể nói là không sai, nhưng chưa chính thức.
Đúng ra phải có từ điển pháp lý để các nhà sản xuất văn bản pháp lý lôi ra mà dùng, ai lại cứ sáng tác như viết sớ, viết kinh bên Phật giáo. Lại nhớ bên Phật cũng có công văn, nhưng nghĩa khác bên CQ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đúng ra phải có từ điển pháp lý để các nhà sản xuất văn bản pháp lý lôi ra mà dùng, ai lại cứ sáng tác như viết sớ, viết kinh bên Phật giáo. Lại nhớ bên Phật cũng có công văn, nhưng nghĩa khác bên CQ.
Ha ha ha, vui phết, cháu học thêm được “Minh chứng”, từ ngữ chuyên ngành của giáo dục.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,528
Động cơ
2,116,548 Mã lực
Em có cháu gái năm nay vào đại học. Em xem thủ tục của nhiều trường thấy rằng họ dùng từ "minh chứng", em xin hỏi các cụ mợ dùng từ "minh chứng" có chuẩn xác trong ngữ cảnh này không, và em nghĩ thay dùng từ "chứng minh" hoặc "xác nhận" sẽ dễ hiểu hơn.
Em đọc văn bản khác ví dụ thủ tục liên quan đến công an, ngân hàng không bao giờ thấy từ "minh chứng".

Em gửi ảnh ví dụ
Có nhiều cách để diễn tả yêu cầu dễ hiểu nhưng họ ko chọn
 

vuhoang23277

Xe máy
Biển số
OF-747940
Ngày cấp bằng
28/10/20
Số km
92
Động cơ
56,520 Mã lực
em nghĩ chuẩn
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,064
Động cơ
165,006 Mã lực
Dùng sai nghĩa, nhưng đến một lúc nào đó, cái nghĩa sai, lại thành đúng, là chuyện bình thường của Tiếng Việt.

Ví dụ: “Phương phi” (芳菲) ~ tốt đẹp (dùng cho thực vật), lâu dần người Việt dùng để chỉ một người béo tốt.
Ông cụ già nhà em còn tự biên soạn 1 cuốn từ điển từ Hán Việt, cả từ gốc chữ Hán, nghĩa, phiên âm ..... loằng ngoằng mà em ngoài chữ nhị đến chi ra chả biết chữ éo nào =))
Mợ có thích ngâm kiu mai em chụp thử cho coi
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ông cụ già nhà em còn tự biên soạn 1 cuốn từ điển từ Hán Việt, cả từ gốc chữ Hán, nghĩa, phiên âm ..... loằng ngoằng mà em ngoài chữ nhị đến chi ra chả biết chữ éo nào =))
Mợ có thích ngâm kiu mai em chụp thử cho coi
Hi hi hi
Cửu vạn, Bát sách, Chi chi.
Tam vạn, Tam sách, Thất văn.
Dễ học, dễ thuộc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top