Em cần tư vấn về xử lý tài sản đảm bảo khi nợ xấu

DuongPago

Xe máy
Biển số
OF-503965
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
92
Động cơ
187,000 Mã lực
Tuổi
32
Chắc cụ bị nợ xấu mất hút con mẹ hàng lươn ngân hàng ko liên lạc đc lên mới ko biết tin tức gì chứ :)). Nói chung là cụ đã thiếu trách nhiệm và hợp tác như vậy thì ko làm gì đc tech đâu. Sổ đã sang tên rồi tức là quy trình văn bản của tech đã có đủ mà cụ đã từng ký cái gì lúc vay cụ còn ko nhớ thì khoai lắm
 

BòSữa

Xe đạp
Biển số
OF-337668
Ngày cấp bằng
7/10/14
Số km
39
Động cơ
277,190 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ tham khảo hợp đồng bên em
Điều 3. Xử lý tài sản bảo đảm

  1. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ:
  1. Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên B không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ.

  2. Các trường hợp khác mà Bên A có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định pháp luật.
  1. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm:
Các bên đồng ý thực hiện theo:

  1. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật liên quan; và sự thỏa thuận của các bên, cụ thể như sau:

    - Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ nêu tại Điều 1 của bản Hợp đồng này mà Bên B không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Bên A có quyền yêu cầu xử lý, hoặc xử lý trực tiếp tài sản thế chấp theo một trong các phương thức sau:

    + Bên B đứng ra chuyển nhượng tài sản thế chấp nói trên trong thời hạn nhất định sau khi được sự chấp thuận của bên A.

    + Bên A và Bên B cùng phối hợp chuyển nhượng tài sản;

    + Bên A trực tiếp chuyển nhượng toàn bộ tài sản nói trên cho người nhận chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho bên thứ ba chuyển nhượng bằng đấu giá tài sản. Giá chuyển nhượng tài sản do bên A và bên B thỏa thuận; trong trường hợp không thỏa thuận được thì bên A có toàn quyền quyết định giá chuyển nhượng;

    + Bên B cam đoan tạo mọi điều kiện thuận lợi, không làm bất cứ điều gì gây khó khăn, trở ngại cho việc chuyển nhượng của Bên A.

    - Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ cho bên A sau khi đã trừ chi phí bảo quản, chuyển nhượng tài sản và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp.

  2. Bên A được lựa chọn phương thức xử lý tài sản thuận lợi nhất trong các phương thức xử lý theo quy định pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm.
  1. Xử lý tiền bán tài sản bảo đảm:
Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự như sau: chi phí xử lý tài sản, nợ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, chi phí khác (nếu có).

Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, nếu thừa sẽ trả lại cho Bên B, nếu thiếu thì Bên B phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền còn thiếu đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top