[Funland] Giáo dục bị biến tướng

Bomva

Xe điện
Biển số
OF-73151
Ngày cấp bằng
17/9/10
Số km
2,579
Động cơ
443,489 Mã lực
Mở đầu là anh Lân Hiếu, giờ đến em này, kỳ này cho anh Nhạ lên thớt nhất đi.

Nay, 2020, thằng nhóc phải học thuộc, leo lẻo về Mỹ của môn lịch sử lớp 8:
Đối nội: để cao vai trò tổng thống, 2 đảng thay nhau cầm quyền phục vụ giai cấp tư sản
Đối ngoại: .. đế quốc bành trướng ra tận Thái Bình Dương
Lấy ngay quyển SGK lịch sử lớp 8, nó vẫn thế này.
20201105_195149.jpg
Chả bao giờ lên thớt nếu trọn đúng đội mà chơi nhé
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,073
Động cơ
337,763 Mã lực
Đáng để suy ngẫm, nếu có thể e mong chúng ta nên đi đến tận cùng vấn đề này, ko thể để chìm xuồng vì nó còn ảnh hưởng đến vài lứa tuổi, hàng bao nhiêu con người
Vấn đề nào cũng đi đến tận cùng thì lấy đâu ra thiên đường nữa cụ.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,240
Động cơ
-122,624 Mã lực
Tuổi
45
Mà các cụ không nhớ Bộ rưởng Bộ Giáo dục lên cái là đã có phương án đề nghị nhà nước lấy 01 kỳ thi tốt nghiệp để tính luôn cho cả đại học đỡ tốn tiền của của dân cũng có cái hay.?
Hơn nữa với cách ra đề thi thật khó đã lòi đuôi tham nhũng.
Học hàm học vị cũng học sau đại học tại Mỹ, tại Anh cụ à?
2 mục trên chả hiểu cụ nghĩ gì.
Quan trọng là làm đc gì, chứ học hàm với vị ở Mỹ Anh cũng chả là gì.
 

MEC V6

Xe điện
Biển số
OF-694172
Ngày cấp bằng
9/8/19
Số km
2,744
Động cơ
128,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đó là phát biểu đầy của Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền về nền giáo dục Việt Nam tại buổi họp Quốc hội, trong đó đề cập tới khủng hoảng sách giáo khoa lớp 1 mới xảy ra
FB_IMG_1604584841861.jpg

“Kính thưa Quốc hội!
Quan sát và lắng nghe dư luận xã hội là một phần tất yếu trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước. Tôi tin Chính phủ sẽ thừa hiểu, không phải tự nhiên mà phần lớn dư luận xã hội bức xúc và giận dữ khi nhắc về các bộ sách giáo khoa trong thời gian gần đây.
Là năm đầu tiên áp dụng một chương trình nhiều bộ sách theo hình thức xã hội hóa, trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên cấp tiểu học chưa thể đạt yêu cầu cao hơn, chắc chắn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã nhận định, chúng ta học tập tham khảo rất nhiều nước và áp dụng mỗi nơi một ít vào chương trình giáo dục đổi mới. Và vì vậy, sách giáo khoa khi biên soạn cũng bị gọt đẽo theo một hệ thống không hoàn thiện.
Muốn biên soạn bộ hoàn chỉnh thì trước hết phải có sẵn hoặc xây dựng hệ thống khoa học chuẩn chỉnh nhưng chúng ta lại làm theo kiểu cuốn chiếu từng giai đoạn, chỗ nọ phá vỡ chỗ kia. Không riêng gì một bộ sách mà cả 5 bộ sách đều dính vào các lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, về bản quyền, về ngữ liệu, mà lỗi trong sách giáo khoa thì chỉ có sai hoặc đúng, chứ không có lỗi “ chưa phù hợp”...
Điều đó càng bộc lộ rõ hơn về một quy trình, thẩm định, phát hành sách lỏng lẻo, dễ dãi, vội vàng đến khó tin. Cách đùn đẩy trách nhiệm như một trận đấu bóng không có trọng tài điều khiển khi xảy ra sự cố cũng thật là khó hiểu, không thể làm hài lòng dư luận. Tôi nghĩ sẽ có nhiều cách xử lý sự cố này bằng chính sự tử tế của người làm giáo dục.
Đọc báo cáo và lắng nghe giải trình của Bộ Giáo dục về bộ SGK, tôi chỉ có thể nói rằng: người lớn đã sai rồi, sai trong cách tiếp cận ngược, sai trong lối tư duy ngược. Chẳng có ở đâu làm sách cho trẻ nhưng lại mang ý chí và tham vọng đạt được của người lớn hay không?
Có Hội đồng thẩm định SGK cấp quốc gia nào mà thẩm quyền còn thua giáo viên? Chẳng có ở đâu lại cho phép giáo viên thay ngữ liệu khác phù hợp hơn so với SGK.
Một đội ngũ có trình độ, có bề dày nghiên cứu khoa học, học hàm học vị được nhà nước đào tạo bài bản mà biên soạn sách còn sai lên sai xuống, Hội đồng thẩm định yêu cầu thay vẫn bảo vệ đến cùng, thì với trình độ bằng cấp thấp hơn, giáo viên nào tự tin nói rằng tôi sẽ dùng ngữ liệu đúng hơn các giáo sư, tiến sĩ?
Sách giáo khoa là nền tảng xây dựng tri thức, có nơi nào lại xem sách là tài liệu thể hiện chương trình giáo dục như ở ta không? Và chúng ta sẽ dạy gì cho các con về thái độ trân trọng nâng niu đối với sách giáo khoa?
Kính thưa Quốc hội!
Giá trị một bộ sách giáo khoa khác hoàn toàn với một sản phẩm hàng hóa thông thường. Nếu chấp nhận các bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá để tiếp tục vận hành, thì tôi cho đó một thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, là sự xem nhẹ giá trị nhân văn, trong sáng của tiếng Việt rất cần được truyền dạy một cách thấu hiểu, cẩn trọng, tận tâm và tận tụy đối với từng đứa trẻ vừa bước qua tuổi mầm non.
Cá nhân tôi trước khi lên tiếng về vấn đề này đã mua sách về đọc, ghi chép, liệt kê từng nội dung mà mình chưa hiểu thấu, đã gặp gỡ giáo viên và phụ huynh để thảo luận, đã tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn về ngôn ngữ, tâm lý. Tôi tin, họ có thừa năng lực, đủ phẩm chất và tâm thức để có góc nhìn khoa học, thấu đáo trong giáo dục trẻ.
Với những phân tích nêu trên, tôi kiến nghị Chính phủ và các bên liên quan cần phải có trách nhiệm trong việc bày tỏ thái độ, quan điểm đúng đắn, đứng về phía quyền lợi của người học, nhất là với trẻ em, đảm bảo rằng các quyền của trẻ em thông qua giảng dạy văn hóa cần phải được bảo vệ và thực thi nghiêm túc.
Xin đừng trút thêm gánh nặng, áp lực cho đội ngũ giáo viên, bởi chính họ cũng cần được bảo vệ trong sự cố này.
Thứ hai, với tất cả niềm tin vào một Chính phủ kiến tạo, tôi rất mong các cơ quan, bộ phận có trách nhiệm cần dũng cảm nhìn thẳng sự thật, cho dừng sử dụng những bộ SGK chất lượng thấp.
Cần thiết thì nên lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục mới để hoàn thiện chặt chẽ. Bác Hồ đã dạy rằng, “giáo dục trẻ em như trồng một cây non”, đối với việc trồng người, dục tốc sẽ bất đạt.
Thứ ba, tôi rất mong Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm trong sự cố về sách giáo khoa lớp 1.
Đặc biệt, lỗi sai về trách nhiệm cần phải được giải quyết, xử lý thật nghiêm minh ở từng cấp, từng bộ phận. Không thể dừng lại ở việc rút kinh nghiệm và càng không nên trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm có sức biến hóa thần kỳ, không người dân nào đủ kiên nhẫn rút mãi sợi dây vô định này bằng sức lực của niềm tin.
Giáo dục là xây dựng con người. Nhưng một khi giáo dục bị biến tướng bởi sức mạnh đồng tiền và “sức khỏe” của lợi nhuận, thì lúc ấy đến cả con người cũng sẽ bị biến tướng.
Xây dựng con người hay trồng người, chỉ cần một nhận thức đúng đắn về hệ giá trị từ trong nhà trường đến xã hội, chi phí cho những điều này không phải bằng ngân sách, vốn đầu tư công, mà bằng sức mạnh của tư duy và lòng trắc ẩn đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc”.
Sách vẫn có hình đồng tiền thì sách vẫn bị lỗi
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,800
Động cơ
278,096 Mã lực
Nhân nhanh: 17 triệu học sinh = 17 bộ sách giáo khoa.

Nếu mỗi bộ sách giáo khoa giá trung bình 500k thì tổng giá trị 1 năm học là 8500 tỷ đồng.

Dồn hết doanh thu vào nhà xuất bản giáo dục, từ khâu soạn sách, đến định giá bán.

Kèo nào thơm hơn thế các cụ?







≠≠===========

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2019 - 2020 cả nước có 5.517.000 trẻ mầm non, 17.055.000 học sinh bậc phổ thông và 1.518.986 sinh viên đại học. Ở bậc giáo dục mầm non, có 932.000 trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, 4.585.000 trẻ độ tuổi mẫu giáo.5 thg 9,
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,063
Động cơ
606,655 Mã lực
Mà các cụ không nhớ Bộ rưởng Bộ Giáo dục lên cái là đã có phương án đề nghị nhà nước lấy 01 kỳ thi tốt nghiệp để tính luôn cho cả đại học đỡ tốn tiền của của dân cũng có cái hay.?
Hơn nữa với cách ra đề thi thật khó đã lòi đuôi tham nhũng.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2020 là 98.34%, 2019 là 94.06%, 2018 là 97.57%, 2017 là 98.58% ...
Tổ chức cả một kỳ thi tốn kém, quy mô nhưng không có tính phân loại. Đến giờ hầu hết các trường đại học lớn như ĐH Quốc gia, Bách Khoa đều phải tổ chức thi riêng để chọn sinh viên. Một số trường như Đại học Y nhiều thí sinh được 27/30 vẫn bị trượt vì nhiều thí sinh điểm cao quá. Theo em Bộ giáo dục cố ôm lấy kỳ thi đấy thực ra là làm tốn kém cho nhà nước chứ không phải là tiết kiệm. Cụ xem một thời gian nữa thể nào cũng đẩy thi tốt nghiệp về cho địa phương, đại học sẽ lại tự tuyển sinh thôi.
Để xảy ra việc lớn trong kỳ thi TN THPT ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang mà bộ trưởng vẫn nhơn nhơn theo kiểu ai có lỗi người đó chịu mà cụ còn khen được thì cháu càng nể :). Có tự trọng một chút em nghĩ anh Bộ trưởng nên từ chức lúc đó.

Học hàm học vị cũng học sau đại học tại Mỹ, tại Anh cụ à?
Cụ nhìn lại CV anh ý:
  • Năm 1985, tốt nghiệp đại học tại Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
  • Từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 7 năm 1994, học sau đại học tại trường Đại học Manchester ở Vương quốc Anh với chuyên ngành Kinh tế phát triển.[19]
  • Năm 1999, bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế với luận án có tên là "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia" tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Võ Đại Lược và PTS Đỗ Đức Định.[20]
  • Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003: làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (Fulbright Scholar) tại trường Đại học Georgetown, Hoa Kỳ

Hai mốc quan trọng là đại học và tiến sĩ làm trong nước. Giai đoạn 10 tháng từ 9/1993 đến 7/1994 em không hiểu học sau đại học là học gì? Được bằng cấp gì? Có phải là MBA hay thạc sỹ gì đó không? Mà học ngắn thế em cũng chẳng hiểu có làm được thesis không? Cái này thực sự em không biết, nhưng nói thật, nhìn lý lịch khoa học như thế em cũng chẳng thấy ấn tượng gì như cụ viết "Học hàm học vị cũng học sau đại học tại Mỹ, tại Anh"
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,959
Động cơ
379,526 Mã lực
Học hàm học vị cũng học sau đại học tại Mỹ, tại Anh cụ à?
2 mục trên chả hiểu cụ nghĩ gì.
Quan trọng là làm đc gì, chứ học hàm với vị ở Mỹ Anh cũng chả là gì.
Xét về chuyên môn học thuật, tư cách GS Kinh tế, thì ông N không có uy tín đối với thế giới và cũng có uy tín không cao ở trong nước.
Ông ấy là sản phẩm nội, được tráng men nước ngoài (thời gian ngắn ở nước ngoài). ông ấy bị các GS Việt kiều cáo buộc một số vấn đề đạo văn.

Năng lực học thuật thực sự có vấn đề, năng lực quản lý thì ... để người dân tự đánh giá.
=============================================
Nguồn tham khảo
  • Năm 1985, ông N tốt nghiệp đại học tại Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
  • Từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 7 năm 1994, ông học sau đại học tại trường Đại học Manchester ở Vương quốc Anh với chuyên ngành Kinh tế phát triển.
  • Năm 1999, ông N bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế với luận án có tên là "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia" tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Võ Đại Lược và PTS Đỗ Đức Định.
  • Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003: Ông là Fulbright Scholar tại trường Đại học Georgetown, Hoa Kỳ.
  • Năm 2005: Ông được phong hàm Phó Giáo sư.
  • Năm 2016: Ông được phong hàm Giáo sư ngành Kinh tế, khi ông đang là chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Ông N bị một số cáo buộc liên quan đến việc lũng đoạn Hội đồng Giáo sư Nhà nước, gian lận vì các hành vi đạo văn, đăng bài ở các tạp chí giả khoa học, và phi tang dấu vết đạo văn bằng cách tráo bài.

Ông N tính đến năm 2018 có tổng cộng 2 bài báo công bố quốc tế. Hai bài này đều được đăng năm 2014 đăng trên tạp chí Asian Social Science và đã từng được liệt kê trong danh mục Scopus (Elsevier). Tuy nhiên tạp chí này sau đó bị loại ra khỏi danh sách Scopus từ sau năm 2015 do quan ngại về chất lượng xuất bản.

Tạp chí Asian Social Science thuộc một công ty tư nhân vị lợi nhuận tự xưng là Canadian Center for Sience and Education lập ra. Công ty này mới thành lập từ năm 2006 và tung ra một loạt các tạp chí kém chất lượng. Các bài báo gửi đến được đăng trong một thời gian ngắn và phải nộp lệ phí 300-400 USD cho một bài. Tạp chí này còn công bố số liệu trích dẫn và chỉ số ảnh hưởng khống để lôi kéo các tác giả gửi bài. Theo tạp chí Nature, công ty này cũng được liệt kê trong danh sách Beall về cách nhà xuất bản giả khoa học.
 

cupido1

Xe tải
Biển số
OF-403313
Ngày cấp bằng
30/1/16
Số km
472
Động cơ
233,678 Mã lực
Mở đầu là anh Lân Hiếu, giờ đến em này, kỳ này cho anh Nhạ lên thớt nhất đi.

Nay, 2020, thằng nhóc phải học thuộc, leo lẻo về Mỹ của môn lịch sử lớp 8:
Đối nội: để cao vai trò tổng thống, 2 đảng thay nhau cầm quyền phục vụ giai cấp tư sản
Đối ngoại: .. đế quốc bành trướng ra tận Thái Bình Dương
Lấy ngay quyển SGK lịch sử lớp 8, nó vẫn thế này.
20201105_195149.jpg
Mấy ông ở bộ ngoại giao vn khi đi làm việc với phái đoàn Mỹ liệu có vác nguyên cái tư duy này đi theo ko nhỉ?
Obamacare thì giai cấp tư sản cái gì? À mà nghĩ lại cái từ tư sản thì bây giờ làm gì còn vô sản nữa, ai cũng có của riêng ai cũng là tư sản hết rồi còn gì
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,077
Động cơ
395,113 Mã lực
Thì cứ xem đối chất bộ trưởng bộ giáo dục về việc biên soạn là ai?
Ai phê duyệt là rõ?
Khoan đã đổ cho bộ trưởng nhé các cụ?
Năm ngoái em nhớ không nhầm nhà nước mình cho phép nhiều nhà xuất bản được phép xuất bản cùng 01 bộ sách giáo khoa, nhưng không cần giống nhau , về hình thức và nội dung chỉ cần lượng kiến thức cơ bản như nhau Và các trường tự chọn sách. Nên mới ra nông nỗi này? Năm ngoái họp quốc hội em nghe đến đoạn đó đã thấy không ổn rồi. Sách giáo khoa từ xưa đến nay đều có một chuẩn mực nhất định, và nhà xuất bản giáo dục chịu trách nhiệm chính về biên soạn và kiểm duyệt hình như cũng chỉ có một nơi duy nhất tự dưng giờ mạnh ai nấy làm. lộn tùng phèo , loạn hết cả lên đó?
Vậy quýt làm cam chịu à?
SGK là phớp nệnh. Chừ ko pháp lệnh nữa nhá
Khú khú.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,783
Động cơ
481,546 Mã lực
E không hiểu nổi, nước mình trong hiến pháp quy định chỉ có 1 đảng thì cần gì phải quốc hội nữa. Sao không gộp chung lại thành đại hội đảng cho rồi, như là chức chủ tịch nước đã gộp lại chung với tổng bí thư ấy cho nó gọn nhẹ.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,226
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
em thấy vị đại biểu này trẻ và xynh
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,813
Động cơ
474,148 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Mở đầu là anh Lân Hiếu, giờ đến em này, kỳ này cho anh Nhạ lên thớt nhất đi.

Nay, 2020, thằng nhóc phải học thuộc, leo lẻo về Mỹ của môn lịch sử lớp 8:
Đối nội: để cao vai trò tổng thống, 2 đảng thay nhau cầm quyền phục vụ giai cấp tư sản
Đối ngoại: .. đế quốc bành trướng ra tận Thái Bình Dương
Lấy ngay quyển SGK lịch sử lớp 8, nó vẫn thế này.
20201105_195149.jpg
Ghi tên riêng của nước ngoài nên ghi tên gốc của họ, ghi dạng phiên âm thấy nó thế nào ấy nhỉ, lớp 8 thì cũng đã học qua tiếng Anh rồi mà.
 

Hoa Anh Túc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52066
Ngày cấp bằng
3/12/09
Số km
2,241
Động cơ
476,349 Mã lực
K biết đứa nào chống lưng cho thằng Nhạ ngọng mà mãi Cụ bạc k mang thằng này ra bắn hơi phí
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,832
Động cơ
396,304 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Lâu lắm rồi nhà cháu mới thấy một phát biểu xứng đáng ở diễn đàn QH do Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền phát biểu . Tìm hiểu ra thấy gái Mậu Ngọ 1978 này cũng có những phát ngôn trứ danh như : " Sợi dây rút kinh nghiệm rất dài ...etc" . Ngay cả thời khi Mr Thuyết chưa chủ biên bộ SGK cánh diều nhà cháu đã nghe DTQ , LBN , NLD ... và cả Nguyễn Minh Thuyết phát biểu chung chung bỏ xừ ( Không tính đến hội bưng bô + Phát biểu dốt để lấy số các Mr , Mrs phát biểu rất hùng tráng y như lãnh tụ trước quốc dân đồng bào thay vì nói lên tiếng nói của cử tri ) làm nhiều người dân trong đó có nhà cháu mất niềm tin vào diễn đàn này .
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-482405
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
302
Động cơ
198,348 Mã lực
Tuổi
37
theo tôi nên chuyển nội dung biên tập, phát hành, quản lý SGK sang cho bộ CA là êm chuyện, chẳng ai ý kiến gì.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,057
Động cơ
496,748 Mã lực
Xét về chuyên môn học thuật, tư cách GS Kinh tế, thì ông N không có uy tín đối với thế giới và cũng có uy tín không cao ở trong nước.
Ông ấy là sản phẩm nội, được tráng men nước ngoài (thời gian ngắn ở nước ngoài). ông ấy bị các GS Việt kiều cáo buộc một số vấn đề đạo văn.

Năng lực học thuật thực sự có vấn đề, năng lực quản lý thì ... để người dân tự đánh giá.
=============================================
Nguồn tham khảo
  • Năm 1985, ông N tốt nghiệp đại học tại Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
  • Từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 7 năm 1994, ông học sau đại học tại trường Đại học Manchester ở Vương quốc Anh với chuyên ngành Kinh tế phát triển.
  • Năm 1999, ông N bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế với luận án có tên là "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia" tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Võ Đại Lược và PTS Đỗ Đức Định.
  • Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003: Ông là Fulbright Scholar tại trường Đại học Georgetown, Hoa Kỳ.
  • Năm 2005: Ông được phong hàm Phó Giáo sư.
  • Năm 2016: Ông được phong hàm Giáo sư ngành Kinh tế, khi ông đang là chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Ông N bị một số cáo buộc liên quan đến việc lũng đoạn Hội đồng Giáo sư Nhà nước, gian lận vì các hành vi đạo văn, đăng bài ở các tạp chí giả khoa học, và phi tang dấu vết đạo văn bằng cách tráo bài.

Ông N tính đến năm 2018 có tổng cộng 2 bài báo công bố quốc tế. Hai bài này đều được đăng năm 2014 đăng trên tạp chí Asian Social Science và đã từng được liệt kê trong danh mục Scopus (Elsevier). Tuy nhiên tạp chí này sau đó bị loại ra khỏi danh sách Scopus từ sau năm 2015 do quan ngại về chất lượng xuất bản.

Tạp chí Asian Social Science thuộc một công ty tư nhân vị lợi nhuận tự xưng là Canadian Center for Sience and Education lập ra. Công ty này mới thành lập từ năm 2006 và tung ra một loạt các tạp chí kém chất lượng. Các bài báo gửi đến được đăng trong một thời gian ngắn và phải nộp lệ phí 300-400 USD cho một bài. Tạp chí này còn công bố số liệu trích dẫn và chỉ số ảnh hưởng khống để lôi kéo các tác giả gửi bài. Theo tạp chí Nature, công ty này cũng được liệt kê trong danh sách Beall về cách nhà xuất bản giả khoa học.
Em cũng chưa biết nhiều về nguồn gốc này. Nếu đó là sự thật thì cứ chất vấn Bộ trưởng xem trả lời thế nào?
 

Napolong

Xe tăng
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
1,815
Động cơ
392,602 Mã lực
Tất cả phát biểu chung chung, hiệu triệu như này tuy nghe êm tai, song không có nhiều giá trị thực tiễn.

Việc quanh bộ SGK thì gói gọn cách xử lý trong đó. BGD đã xuống nước rồi. Giờ xem bản tái bản sửa như thế nào.

Các cụ mà tập trung làm việc của mình, là tự nhiên việc đánh giá Bộ trưởng với Chính phủ sẽ ít đi ngay. 😚
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,057
Động cơ
496,748 Mã lực
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2020 là 98.34%, 2019 là 94.06%, 2018 là 97.57%, 2017 là 98.58% ...
Tổ chức cả một kỳ thi tốn kém, quy mô nhưng không có tính phân loại. Đến giờ hầu hết các trường đại học lớn như ĐH Quốc gia, Bách Khoa đều phải tổ chức thi riêng để chọn sinh viên. Một số trường như Đại học Y nhiều thí sinh được 27/30 vẫn bị trượt vì nhiều thí sinh điểm cao quá. Theo em Bộ giáo dục cố ôm lấy kỳ thi đấy thực ra là làm tốn kém cho nhà nước chứ không phải là tiết kiệm. Cụ xem một thời gian nữa thể nào cũng đẩy thi tốt nghiệp về cho địa phương, đại học sẽ lại tự tuyển sinh thôi.
Để xảy ra việc lớn trong kỳ thi TN THPT ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang mà bộ trưởng vẫn nhơn nhơn theo kiểu ai có lỗi người đó chịu mà cụ còn khen được thì cháu càng nể :). Có tự trọng một chút em nghĩ anh Bộ trưởng nên từ chức lúc đó.



Cụ nhìn lại CV anh ý:
  • Năm 1985, tốt nghiệp đại học tại Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
  • Từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 7 năm 1994, học sau đại học tại trường Đại học Manchester ở Vương quốc Anh với chuyên ngành Kinh tế phát triển.[19]
  • Năm 1999, bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế với luận án có tên là "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia" tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Võ Đại Lược và PTS Đỗ Đức Định.[20]
  • Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003: làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (Fulbright Scholar) tại trường Đại học Georgetown, Hoa Kỳ

Hai mốc quan trọng là đại học và tiến sĩ làm trong nước. Giai đoạn 10 tháng từ 9/1993 đến 7/1994 em không hiểu học sau đại học là học gì? Được bằng cấp gì? Có phải là MBA hay thạc sỹ gì đó không? Mà học ngắn thế em cũng chẳng hiểu có làm được thesis không? Cái này thực sự em không biết, nhưng nói thật, nhìn lý lịch khoa học như thế em cũng chẳng thấy ấn tượng gì như cụ viết "Học hàm học vị cũng học sau đại học tại Mỹ, tại Anh"
Về học hàm học vị em có thể đồng tình với cụ?
Nhưng về Cái ông cho tổ chức kỳ thi PTTH cùng với để lấy điểm cho đại học. Nếu trường nào cần tổ chức thi riêng thì vẫn cho làm, như thế cũng có cái hay đó giảm được 01 kỳ thi cũng đỡ tốn kém, và việc ra đề thi thật khó năm ngoái lòi đuôi ra gian lận thi cử tham nhũng.
Nhưng việc xử lý cán bộ có phải thẩm quyền của ông không cái đã?
Các cụ có nhớ trước khi ông ấy về thì việc thi cử của học sinh tốt nghiệp và thi đại học và cha mẹ ta vất vả ra sao? Khi rong ruổi với các con chạy khắp nơi khắp chốn.
Dù sao em cũng ghi nhận những mặt tích cực đó thôi.
Cứ để xem trả lời chất vấn bộ trưởng xem ông ấy trả lời thế nào?
Nếu là tất cả việc đó thuộc thẩm quyền của ông ấy thì ông ấy đương nhiên phải chịu trách nhiệm?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top