[Funland] Gió Đông đã nổi lên

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,296
Động cơ
153,514 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mấy cụ đọc bài em sinh viên không hiểu à??? Kiện ra tòa em sinh viên trường luật bảo kiện ra Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS. Kiện cái gì em gái Yến Phương bày cỗ cho xơi rồi đây nè:

- Nếu giặc Tàu lại tiếp tục cho tàu bè của họ, Hải Dương địa chất các loại đó, xâm phạm vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình, thì thu thập bằng chứng về các hoạt động trái phép của họ để đệ đơn lên một Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, yêu cầu Toà phán quyết là hành động đó đúng hay sai? Tiện thể thì kiện luôn vụ Cá Rồng Đỏ xem rớt 30 Su 30 hoặc đắm 3 cái tầu ngầm ông nào chịu???

- Và giặc Tàu bảo đó là vùng tranh chấp như khu vực Bãi Tư Chính chẳng hạn, thì đệ đơn lên Toà hỏi khu vực đó của Việt Nam hay của Tàu Cộng? Và ai có quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt ở đó? Cái đó hoàn toàn nằm trong việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS, nên Toà sẽ có thẩm quyền.
Lại muốn biến cái đương nhiên của mình thành trở thành cái "bị tranh chấp" à, sao lại có người cứ đội mấy em sinh viên lên đầu vậy nhỉ.
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực
Lại muốn biến cái đương nhiên của mình thành trở thành cái "bị tranh chấp" à, sao lại có người cứ đội mấy em sinh viên lên đầu vậy nhỉ.
Cụ vẫn chưa trả lời đề xuất của em sinh viên đã được tòa xử trong vụ kiện của Philipine thế nào. Không trả lời được thì cho mấy em sinh viên ngồi lên đầu để các em ấy bày thêm cho.
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực

Drake Long
Washington
2020-07-13
1598348476203.png

Satellite imagery from July 6, 2020, shows what looks to be the China Coastguard ship 5402 (inset right), 21 nautical miles from the Lan Tay oil platform (inset left) in this composite of two photos off the coast of Vietnam. The 5402 is still patrolling Vanguard Bank.

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 6 tháng 7 năm 2020 cho thấy chiếc tàu Cảnh sát biển Trung Quốc 5402 (ảnh bên phải), cách giàn khoan Lan Tây 21 hải lý (ảnh bên trái) trong tổng hợp hai bức ảnh ngoài khơi Việt Nam. Tàu 5402 vẫn đang tuần tra bãi Tư Chính.

Vietnam has cancelled its contract with an oil rig originally meant to begin exploring at an oil field near Vanguard Bank, off Vietnam’s southeastern coast, the owner of the rig has confirmed.

The cancellation comes as Beijing exerts pressure on Southeast Asian nations that want to exploit resources in the South China with international partners.

In the latest exhibition of that pressure, a China Coast Guard vessel is patrolling near another Vietnamese oil rig already in the area. It is being monitored by several Vietnamese coastguard ships, in what has the makings of another maritime standoff between the two powers.

The Noble Clyde Boudreaux, an oil rig contracted by Vietnam to drill in the contentious oil block 06-01, had its contract with Vietnam canceled according to a fleet status report uploaded to the Noble Corporation’s website. Its parent company received an undisclosed sum as compensation.

1598349448105.png


Chủ sở hữu giàn khoan đã xác nhận Việt Nam hủy hợp đồng với một giàn khoan dầu đang chuẩn bị bắt đầu thăm dò tại một mỏ dầu gần bãi Tư Chính, ngoài khơi bờ biển Đông Nam của Việt Nam.

Việc hủy hợp đồng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh gây áp lực lên các quốc gia Đông Nam Á muốn khai thác tài nguyên ở biển Đông cùng các đối tác quốc tế.

Trong diễn biến mới nhất về áp lực đó, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đang tuần tra gần một giàn khoan dầu khác của Việt Nam đã có mặt trong khu vực. Nó được một số tàu tuần duyên của Việt Nam giám sát, trong đó đã tạo ra một cuộc tranh chấp hàng hải khác giữa hai cường quốc.

Noble Clyde Boudreaux, một giàn khoan dầu do Việt Nam ký hợp đồng để khoan trong lô dầu 06-01, đã bị hủy hợp đồng với Việt Nam theo một báo cáo tình trạng đội tàu được tải lên trang web của Tập đoàn Noble. Công ty mẹ của dàn khoan đã nhận được một khoản tiền không được tiết lộ như khoản bồi thường.
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực
Cụ Star Link chưa CtrC + CtrV được hậu quả vụ dàn khoan nào à???


Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

1598417441925.png


Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra "một tiền lệ tồi tệ" từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã "đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam", GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. "Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam".

"Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon," GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là 'đòn nghiêm trọng' giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

"Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách," Bill Hayton nói.

"Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
437
Động cơ
70,572 Mã lực
Cụ Star Link chưa CtrC + CtrV được hậu quả vụ dàn khoan nào à???
Kiện thì dàn khoan không bị ảnh hưởng à? Phi kiện thắng đấy cuối cùng có dám tự khai thác không hay là cuối cùng phải hợp tác chia phần với TQ để khai thác?

Tôi im lặng không muốn phản bác nữa vì thấy đối với những kẻ ấu trĩ như cụ hay YP, đến cái tác hại to lớn cả về kinh tế lẫn xã hội nếu VN đối đầu TQ mà còn không chịu nhìn ra cần người khác chỉ tận tay day tận mặt thì không đáng tốn thời gian.

YP chỉ là loại đã ấu trĩ lại còn tự huyễn hoặc bản thân thôi, ai care.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,192
Động cơ
438,084 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
các anh hùng bàn phím cứ phán theo cảm nghĩ của mình, ở phía đối phương Việt Nam vẫn luôn là một đối thủ khó chơi, một khúc xương khó nuốt, Cá bắt hai tay và là nghệ sĩ đi dây siêu hạng đấy.

Chúng ta ngồi gõ bàn phím theo cảm hứng, khác với các nhà ngoại giao hay làm chính sách kỳ cựu đã theo đuổi vấn đề này từ đời này sang đời khác. Cá nhân em nghĩ cái máu độc lập tự do nó ngấm vào máu của người VN rồi, nhất là các lờ đờ VN trải qua thời kỳ Pháp, rồi chống Mỹ, chiến tranh biên giới họ không thay máu được đâu. Đến mình còn không muốn làm nô lệ nữa là các cụ ở bên trên !

Có cả tỷ lý do để hủy hợp đồng, để trì hoãn, để nhượng bộ và cả rút lui. Có ý kiến TQ dọa nếu VN không rút sẽ đánh chiếm đảo VN, cũng có nhiều nguồn tin khác nữa nhưng chẳng biết cụ thể, cũng chưa thể biết đúng sai thế nào, vì đúng hay sai phải căn cứ vào kết quả mới biết được các cụ ạ.

Ví dụ vì thực lực tác chiến của mình chưa đủ, nên ém mình chờ thời. Truyền thống của quân đội Việt Nam là đánh nhỏ, thọc sâu, lấy chiến tranh nhân dân làm nòng cốt, với phương châm "đã ra quân là dành chiến thắng", "đánh chậm", "đánh chắc" nhưng trong chiến tranh trên biển và chiến tranh hiện đại ngày nay lại khác.

Việt Nam cũng chẳng phải tự nhiên mà lẳng lặng mỗi năm tích một ít đồ, từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, xe tăng hạng nặng, súng bộ binh, viễn thông, viễn thám .... nhưng khi hàng chưa đủ dùng, thì không thể manh động với kẻ thù mạnh hơn gấp bội chúng ta.
 

hoangthuywalla

Xe tải
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
470
Động cơ
457,400 Mã lực
Nói gì thì nói hiện tàu cảnh sát biển của nó vẫn quần đảo sát dàn Lan Tây.
Nguồn : Dự án Đại sự ký
Khoảng 6 giờ sáng 21/8, Hải cảnh 5204 tăng tốc tiến về Lô 06.1 thực hiện lần áp sát thứ 2, 3 ngày sau lần áp sát thứ nhất. Mục tiêu của lần áp sát này vẫn giống như lần thứ nhất vào ngày 18/8 là giàn khai thác Lan Tây và khu vực mỏ Phong Lan Dại, với khoảng cách gần nhất đến giàn Lan Tây khoảng 2 hải lý, đến giếng PLDCC-1X khoảng gần 2 hải lý.

Hải cảnh 5204 vẫn di chuyển với tốc độ cao 16-17 hải lý/giờ ngoại trừ khi di chuyển qua khu vực gần nhà giàn Lan Tây (tốc độ 12 hải lý/giờ) và khu vực phía bắc mỏ Lan Đỏ, nơi có sự xuất hiện của 1 tàu chấp pháp Việt Nam (giảm tốc độ xuống 9 hải lý/giờ).

Đức Tâm (cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông).
 

Trang_Đào

Đi bộ
Biển số
OF-522851
Ngày cấp bằng
22/7/17
Số km
5
Động cơ
174,950 Mã lực
Tuổi
34
Kiện không phải để đòi mà để có bằng chứng lịch sử cho con cháu sau này chúng nó biết.
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực

Một loại các nhà đầu tư Ukraine tại Crimea (khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Nga và Ukraine) đã khởi kiện Nga[21] đòi bồi thường, vì nước này đã tước quyền sở hữu tài sản của họ sau khi sáp nhập Crimea năm 2014.[22] Nội dung các vụ kiện được bảo mật, nhưng theo Iareport, có ít nhất 6 HĐTT đã kết luận là có thẩm quyền xét xử, trong phán quyết về thẩm quyền có nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Crimea.[23] Phán quyết mới nhất trong vụ Everest and others v. RussiaOschadbank v. Russia cuối năm 2018 xử có lợi cho nhà đầu tư, theo đó, Nga phải bồi thường 130 triệu USD cho Everest và các bên khác, và bồi thường 1.1 tỷ USD cho Oschadbank.[24] Các án lệ này mở ra tiềm năng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua cơ chế GQTC của hiệp định đầu tư quốc tế (IIA).[25]


NOVEMBER 27, 2018 / 6:44 PM
Ukraine's Oschadbank awarded $1.3 bln from Russia over Crimea loss

KIEV, ngày 27 tháng 11 (Reuters) - Ngân hàng Oschadbank của Ukraine đã được tòa án trọng tài quốc tế trao 1,3 tỷ đô la về vụ kiện của ngân hàng với Nga để bồi thường thiệt hại về kinh doanh và tài sản ở Crimea sau khi Moscow sáp nhập bán đảo vào năm 2014.

“Số tiền bồi thường sẽ là 1,3 tỷ đô la cộng với lãi suất,” Oschadbank cho biết trong một tuyên bố và nói thêm rằng họ sẽ tìm cách thực thi phán quyết ngay lập tức tại các khu vực pháp lý trên toàn thế giới.

Nhưng hãng thông tấn Nga Interfax đã trích dẫn một tuyên bố từ Bộ Tư pháp Nga hôm thứ Ba cho biết họ không công nhận phán quyết và không tin rằng tòa án có thẩm quyền.

Được hỏi về quyết định hôm thứ Ba, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông không thể bình luận vì không có bất kỳ thông tin nào về nó.

Nga và Ukraine - một quốc gia thuộc Liên Xô cũ - đã bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự trong vài năm. Các thực thể của cả hai quốc gia đang vướng vào một loạt các phiên tòa kéo dài ở một số quốc gia.

Căng thẳng giữa hai nước đã leo thang trong tuần này sau khi Nga bắt giữ các tàu hải quân Ukraine ngoài khơi Crimea.

Oschadbank, công ty cho vay tài sản lớn thứ hai của Ukraine, là công ty nhà nước đầu tiên và là ngân hàng đầu tiên thắng kiện Nga vì những thiệt hại do sáp nhập Crimea.

Công ty luật Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan, đại diện cho Oschadbank trong vụ việc, cho biết trong một tuyên bố qua email, quyết định trao số tiền đã được ba thành viên của Tòa án Trọng tài Thường trực nhất trí.

Alex Gerbi tại Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan cho biết: “Oschadbank đã hoàn toàn được minh oan cho các tuyên bố của mình và ngân hàng sẽ theo đuổi việc thanh toán theo giải thưởng một cách mạnh mẽ,” Alex Gerbi tại Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan cho biết, đồng thời quyết định cũng quy định rằng Nga cũng sẽ phải trả chi phí.

Riêng hôm thứ Ba, công ty cho vay nhà nước Nga VTB cho biết họ có thể bị buộc phải rời khỏi thị trường Ukraine sau khi một tòa án ở Kiev ra lệnh đóng băng tài sản của họ để thực hiện phán quyết chống lại Nga tại tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague vào tháng 9. (Báo cáo của Natalia Zinets ở Kiev, báo cáo bổ sung của Tom Balmforth ở Moscow và Karin Strohecker ở London. Biên tập bởi Jane Merriman).
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực
các anh hùng bàn phím cứ phán theo cảm nghĩ của mình, ở phía đối phương Việt Nam vẫn luôn là một đối thủ khó chơi, một khúc xương khó nuốt, Cá bắt hai tay và là nghệ sĩ đi dây siêu hạng đấy.
Bắt cá 2 tay và đi dây siêu hạng đối với nhiều người là thể hiện sự lèo lá. Có 1 hình ảnh ví von 1 cô gái già anh nào cũng ve vãn và không chịu ngồi vào lòng anh nào. Ngày trước đốt cháy cả dãy Trường Sơn để dành độc lập vì có Liên Xô là đồng Mình. Giờ Việt Nam chỉ có quan hệ làm ăn kinh tế với các nước, nếu chiến tranh nổ ra với TQ Việt Nam thì đồng minh của Việt Nam là ai??? Tại sao lại đi dây để rồi không có đồng minh???

Chúng ta ngồi gõ bàn phím theo cảm hứng, khác với các nhà ngoại giao hay làm chính sách kỳ cựu đã theo đuổi vấn đề này từ đời này sang đời khác. Cá nhân em nghĩ cái máu độc lập tự do nó ngấm vào máu của người VN rồi, nhất là các lờ đờ VN trải qua thời kỳ Pháp, rồi chống Mỹ, chiến tranh biên giới họ không thay máu được đâu. Đến mình còn không muốn làm nô lệ nữa là các cụ ở bên trên !

nguồn tin khác nữa nhưng chẳng biết cụ thể, cũng chưa thể biết đúng sai thế nào, vì đúng hay sai phải căn cứ vào kết quả mới biết được các cụ ạ.

Ví dụ vì thực lực tác chiến của mình chưa đủ, nên ém mình chờ thời. Truyền thống của quân đội Việt Nam là đánh nhỏ, thọc sâu, lấy chiến tranh nhân dân làm nòng cốt, với phương châm "đã ra quân là dành chiến thắng", "đánh chậm", "đánh chắc" nhưng trong chiến tranh trên biển và chiến tranh hiện đại ngày nay lại khác.

Việt Nam cũng chẳng phải tự nhiên mà lẳng lặng mỗi năm tích một ít đồ, từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, xe tăng hạng nặng, súng bộ binh, viễn thông, viễn thám .... nhưng khi hàng chưa đủ dùng, thì không thể manh động với kẻ thù mạnh hơn gấp bội chúng ta.
Cái sự đi dây của cụ thể hiện ở việc coi kiện một biện pháp giải quyết tranh chấp trong hòa bình là "manh động". Mấy thứ cụ nói sinh viên người ta đặt vấn đề như thế này:

Chắc anh phải biết, trên báo chí người ta dẫn lời các chuyên gia từ trong, ngoài nước đều khẳng định là Trung Quốc sẽ quyết tâm độc chiếm biển Đông cho bằng được. Điều đó không còn là hồ nghi gì cả. Vậy anh nói ...................... có cách rồi, không cần kiện mà vẫn giữ được tất cả, không mất gì cả. Có chuyện đó không? ....................... anh có phép thần gì để làm được như thế?

Thêm nữa, .................... của anh, ......................... đều tham nhũng đầy mình, đều là những bầy sâu nhung nhúc, ăn của dân không chừa thứ gì. Ngay cả đại dịch Covid-19 mới đây, mua cái máy xét nghiệm có 2 tỉ thì kê lên hơn 7 tỉ. Thế thì, với những ............... tham nhũng như …........ những người đó mua tàu ngầm Kilo hay tàu chiến Gerard về, lấy gì để bảo đảm họ không kê giá, không ăn bớt? Và những thứ vũ khí đó, liệu có còn xài được không hay khi chiến sự nổ ra mới hiện nguyên hình là những đống sắt vụn?


Hổ mang chúa Su30 chưa đánh trận nào đã rơi

1598514072378.png


Mắt thần Casa-212 không cứu được phi công nào cũng rớt theo

1598513980316.png


Chưa kể, với những người tham tiền như thế thì Trung Quốc họ thiếu gì tiền, họ tìm cách hối lộ cho các anh hàng tỉ đô la như cái vụ Bô xít Tây nguyên… Lỡ các anh bán nước thì làm sao tụi dân đen như tụi em biết được?
 

August1102

Xe đạp
Biển số
OF-690171
Ngày cấp bằng
20/7/19
Số km
15
Động cơ
102,183 Mã lực
Tuổi
41
Biển Đông dậy sóng: tên lửa và trừng phạt

 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực
- Trung Quốc sẽ trả đũa mà Việt Nam chưa chuẩn bị tốt để chống đỡ lại những phản ứng đó, bởi vì Trung Quốc sẽ trả đũa về mọi mặt, cả về kinh tế, chính trị quan hệ kinh tế, cũng như sức ép về quân sự, quốc phòng.

- vụ Philippines kiện Trung Quốc. Trung Quốc đã trừng phạt Philippines cả về kinh tế, hạn chế số du khách Trung Quốc đến Philippines, ngăn việc nhập khẩu sản phẩm chuối từ Philippines, khiến Philippines gặp khó khăn về kinh tế. Về chính trị thì Trung Quốc cũng đã gây sức ép với Philippines, đe dọa Philippines rất nhiều. Về quan hệ quốc tế thì Trung Quốc cũng đã phủ đầu Philippines trên mọi diễn đàn.
Việt Nam thì sẽ bị trả đũa ghê gớm hơn, vì Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc
.
Kiện thì dàn khoan không bị ảnh hưởng à? Phi kiện thắng đấy cuối cùng có dám tự khai thác không hay là cuối cùng phải hợp tác chia phần với TQ để khai thác?

Tôi im lặng không muốn phản bác nữa vì thấy đối với những kẻ ấu trĩ như cụ hay YP, đến cái tác hại to lớn cả về kinh tế lẫn xã hội nếu VN đối đầu TQ mà còn không chịu nhìn ra cần người khác chỉ tận tay day tận mặt thì không đáng tốn thời gian.

YP chỉ là loại đã ấu trĩ lại còn tự huyễn hoặc bản thân thôi, ai care.
Cụ chỉ copy với paste Trung Quốc trừng phạt Phlippiines để bảo vệ quan điểm Việt Nam không nên kiện Trung Quốc. Copy paste cho cụ thấy Philippines dù bị trả đũa đã phản ứng ra sao:

Tiếp theo vụ Ukraina tìm kiếm việc thực thi phán quyết của tòa về việc Nga phải bồi thường $ 1.1 tỷ USD cho Oschadbank Ukraina,

Tháng 4 2020, Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros đã đệ trình lên Thượng viện Philippines một dự luật đòi Trung Quốc bồi thường khoảng 200 tỉ peso (khoảng 4 tỉ USD).

Tháng 6-2020: Cựu ngoại trưởng Albert del Rosario đã đề xuất tịch thu các tài sản của Nhà nước Trung Quốc tại Philippines để bồi thường cho việc đã ngang nhiên xây đảo nhân tạo khiến Biển Đông bị tàn phá. Số tiền "nợ" có thể lên trên 10 tỉ USD

Tháng 7-2020: Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. hôm nay khẳng định phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực là "không thể thương lượng".
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,188
Động cơ
200,741 Mã lực

"Động thái mới đây của Việt Nam góp phần khiến những suy đoán về khả năng Việt Nam khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia về luật biển quốc tế nhận định rằng còn quá sớm để nói về kịch bản trên.

GS.TS James Kraska (Trung tâm luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) cho rằng Việt Nam, cũng như toàn bộ các bên đã ký UNCLOS 1982, có thể đề cử trọng tài viên nhằm lựa chọn cho một vụ kiện trong tương lai. Tuy nhiên, "thực tế là việc Việt Nam chỉ định một nhóm trọng tài không nhất thiết phải ngầm hiểu rằng họ đang khởi kiện ngay, mà đây đơn giản chỉ là việc thực thi quyền của mình trên tư cách một thành viên UNCLOS", ông bình luận với Tuổi Trẻ."
 

binhnq2

Xe tăng
Biển số
OF-668
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
1,821
Động cơ
584,706 Mã lực
Mình thắng thì tranh thủ lúc TQ chia năm xẻ bảy năm 21xx thì mình nhảy ra chiếm đảo, kiểu thế!
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực

11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính

Tác giả:
Dương Danh Huy

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

1600490016853.png

Trung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam – Bản đồ Phan Van Song


Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác.
Năm 2017 và 2018 Trung Quốc đã gây áp lực khiến Việt Nam phải ngưng Repsol hoạt động trong các lô 07-03 và 136-03 gần đó, và năm 2012, để trả đũa việc Việt Nam ban hành luật biển, Trung Quốc đã rao thầu cho 160.000 km² trong EEZ của Việt Nam, trong đó có các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157, mà họ gọi là RJ03 và RJ27. Dĩ nhiên động thái mới của Trung Quốc là những bước tiến trong một quá trình có chủ đích và sẽ không phải là những bước cuối cùng.

1600490065896.png


Các lô 05-2, 05-3, 06-1, 07-3, 136-3, công ty dầu khí từng và đang bị đe dọa – Bản đồ MM Marine

Ngày xưa, Trần Hưng Đạo thấy “sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ; ỷmệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau“, làm ông “thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Ngày nay, Việt Nam lại đứng trước tình trạng “hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau” và Bắc Kinh lại uốn tấc lưỡi bảo Việt Nam phải “ứng xử cho đúng”, “tôn trọng chủ quyền Trung Quốc” và “đừng làm phức tạp tình hình”.

Chúng ta không sánh được với người hùng anh xưa, nhưng may mắn được sống trong một thế giới có những biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền lợi của đất nước. Nếu bỏ phí cả những biện pháp đó thì “chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc… há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS

Bài viết này sẽ cố gắng, qua các câu hỏi và trả lời, cung cấp thông tin về một trong những biện pháp văn minh nhất, bình đẳng nhất, với nó chí nhân có thể thay cường bạo như Nguyễn Trãi đã viết. Đó là kiện Trung Quốc.

1. Kiện Trung Quốc về điều gì?

Việt Nam cần kiện Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

2. Nếu Trung Quốc không chấp nhận ra tòa?

UNCLOS, trong Phần XV và các Phụ lục liên quan, quy định về một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Cơ chế này cho phép các thành viên kiện nhau về các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải và áp dụng Công Ước, trong đó có tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Với cơ chế này, dù Trung Quốc không chấp nhận ra tòa cũng không ngăn cản được vụ kiện. Trung Quốc cố ý không giải quyết tranh chấp một cách công bằng, và mục đích của cơ chế này chính là để cho các thành viên UNCLOS có thể thoát khỏi những sự cố ý tồi tệ như thế.

Tuy cơ chế này cần hội tụ đủ một số điều kiện và có một số hạn chế, thí dụ như trong Điều 297 và 298, việc vụ kiện Phi-Trung 2013-2016 được thụ lý cho thấy khả năng là nếu Việt Nam kiện và Trung Quốc không chấp nhận ra tòa thì tòa cũng sẽ thụ lý.

3. Sao không kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa?

Bản chất của tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa là tranh chấp chủ quyền, không phải là diễn giải và áp dụng UNCLOS.

Cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS không bao gồm những tranh chấp mà bản chất là tranh chấp chủ quyền. Tòa án Công lý Quốc tế cũng không có thẩm quyền để xử tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa cho đến khi mọi bên trong tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa bằng một trong những hình thức trong Điều 36 và 37 của Quy chế của Tòa, và hiện nay điều kiện đó chưa được đáp ứng.

4. Tòa nào sẽ xử?

Điều 287 của UNCLOS cho phép các bên trong tranh chấp tuyên bố chọn phương tiện phân xử, thí dụ như Tòa án Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), nhưng phương cách mặc định là một Hội đồng Trọng tài (HĐTT) lâm-cấp thời (ad hoc) được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS.

Hội đồng bao gồm năm trọng tài: mỗi bên được chọn một và các bên cùng nhau chọn số còn lại. Nếu không đủ năm trọng tài vì các bên không đồng ý với nhau, hay có bên không chọn, thì Chủ tịch Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển sẽ chọn. Chính một HĐTT như thế đã phân xử vụ kiện Phi-Trung Philippines chọn một trọng tài, nhưng Trung Quốc không tham gia, và Chủ tịch ITLOS Shunji Yanai chọn bốn trọng tài còn lại.

5. Hội đồng Trọng tài không phải là Tòa án Công lý Quốc tế, phán quyết của họ có ý nghĩa gì không?

Phán quyết của HĐTT được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS hoàn toàn có tính ràng buộc giữa các quốc gia trong vụ kiện, đối với các quốc gia này thì không khác gì Tòa án Công lý Quốc tế đã xử. Thí dụ, phán quyết 2016 có tính ràng buộc giữa Philippines và Trung Quốc, dù Trung Quốc không công nhận.

Tuy nhiên, phán quyết đó không có tính ràng buộc giữa các quốc gia đó và các bên thứ ba.

6. Phán quyết 2016 đã bác bỏ Đường Chữ U rồi, kiện nữa làm gì?

Phán quyết đó chỉ có tính ràng buộc giữa Philippines và Trung Quốc. Nếu Việt Nam muốn có một phán quyết có tính ràng buộc giữa mình và Trung Quốc, Việt Nam phải kiện Trung Quốc.

Lợi ích và khả năng thắng

7. Kiện có ích gì khi Trung Quốc sẽ không tuân thủ?

Chắc chắn Trung Quốc sẽ không tự nguyện tuân thủ phán quyết, cũng như họ đã không tuân thủ phán quyết 2016 về vụ kiện Phi-Trung.

Nhưng một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, sẽ vô cùng hữu ích trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Các nước khác, đặc biệt là Mỹ, có thể ủng hộ Việt Nam một cách danh chính ngôn thuận, không thể bị cho là thiên vị một bên trong tranh chấp và sự ủng hộ của họ sẽ có nhiều trọng lượng hơn.

Trung Quốc sẽ không thể ngụy biện rằng họ đang giải quyết và quản lý tranh chấp với các nước nhỏ một cách tốt đẹp, các nước ngoài khu vực không nên xen vào. Các nước khác có thể lên tiếng bảo vệ các công ty dầu khí của họ khi các công ty này làm việc với Việt Nam, Trung Quốc không thể yêu cầu họ rút ra khỏi “vùng tranh chấp”.

Nếu trong tương lai Việt Nam phải đưa tranh chấp ra LHQ, vì chắc chắn là Trung Quốc sẽ leo thang lấn lướt, nếu có trong tay một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, Việt Nam sẽ được nhiều phiếu ủng hộ hơn.

Ngoài ra, phán quyết của HĐTT UNCLOS sẽ xứng đáng với chính nghĩa của Việt Nam hơn là cử người phát ngôn BNG, thậm chí cử ngoại trưởng, ra lặn ngụp trong cù nhầy với các tương nhiệm Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh càng ngày càng lấn tới.

8. Lập luận của Việt Nam sẽ là gì?

Lập luận của Việt Nam có thể là:
  1. Các lô 05, 06, 07, 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156, 157 và một phần của bãi Tư Chính nằm trong EEZ tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.
  2. Phần còn lại của bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.
  3. Các khu vực này nằm dưới mặt nước, do đó không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với chúng. Bất cứ nước nào, tối đa cũng chỉ có các loại quyền chủ quyền và quyền tài phán (khác với chủ quyền) dựa trên nguyên tắc đất thống trị biển và UNCLOS.
  4. Các khu vực này không thể nằm trong EEZ hay thềm lục địa của bất cứ đảo nào đang bị tranh chấp (tức là các đảo thuộc quần đảo Trường Sa). (Lý do là theo Điều 121(3) UNCLOS không đảo nào được hưởng quy chế vùng EEZ hay thềm lục địa, như HĐTT 2016 đã khẳng định).
  5. Trung Quốc không thể có quyền lịch sử đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam. (Lưu ý HĐTT 2016 đã khẳng định rằngTrung Quốc vừa không hề có quyền lịch sử đối với vùng biển và đáy biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý, vừa không thể bắt cá hai tay, một mặt thì đòi tự do tiền-UNCLOS trong việc họ khai thác bên trong EEZ của các nước khác, một mặt thì không chấp nhận tự do tự do tiền-UNCLOS của các nước khác khai thác bên trong EEZ của họ. Việc phê chuẩn UNCLOS có nghĩa phải bỏ cả hai sự tự do này).
  6. Vì vậy các khu vực này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. (Lưu ý đây là những quyền có hạn chế được UNCLOS quy định, khác với chủ quyền mà không nước nào có thể có).
  7. Trung Quốc đã vi phạm các quyền này của Việt Nam và phải ngưng vi phạm.
9. Khả năng Việt Nam thắng là bao nhiêu?

Để thắng, Việt Nam phải vượt qua ba thử thách: Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền hay không (vấn đề jurisdiction), vụ kiện có thể được chấp nhận hay không (vấn đề admissibility), và các lập luận của Việt Nam có đúng hay không (vấn đề merit). Ba thử thách này dựa trên cùng các nguyên tắc trong vụ kiện Trung-Phi.

Tuy HĐTT mới không bị phán quyết 2016 bắt buộc phải xử Việt Nam thắng, khả năng là Việt Nam cũng sẽ thắng.

Thử thách thứ nhất tương đương với trong vụ kiện Trung-Phi, và khả năng là HĐTT mới cũng sẽ kết luận rằng họ có thẩm quyền.

Các luật gia ủng hộ Trung Quốc có thể cho rằng cả hai nước đều đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa như một đơn vị bao gồm các thực thể và các vùng nước, do đó tranh chấp là tranh chấp chủ quyền và nằm ngoài thẩm quyền của HĐTT. Nhưng yêu sách của bất cứ nước nào cũng phải dựa trên nguyên tắc đất thống trị biển, và thêm vào đó các vùng biển trong vụ kiện nằm quá xa quần đảo để bất cứ nước nào có thể đòi chủ quyền với chúng như một đơn vị với quần đảo, cho nên lập luận đó sẽ bị bác bỏ.

Trong thử thách thứ nhì, Việt Nam có một điểm mà Philippines không có, đó là bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa” ngày 11/10/2011, trong đó có câu “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”.

Các luật gia ủng hộ Trung Quốc có thể khai thác câu này, diễn giải rằng nó đã loại cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS. Tuy nhiên, lập luận của HĐTT của vụ kiện Phi-Trung trong phán quyết về thẩm quyền, đoạn 222-225, tuy là về DOC, cho thấy khả năng là diễn giải đó cũng sẽ bị HĐTT mới bác bỏ.

Thử thách thứ ba có hai phần: bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử đối với EEZ và thềm lục địa”, và chứng minh “không có EEZ có thể thuộc Trường Sa phủ trùm lên các khu vực trong vụ kiện.”

HĐTT 2016 đã bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử đối với EEZ và thềm lục địa” một cách vững chắc, và khả năng là HĐTT mới sẽ công nhận lập luận đó.

Điểm “không đảo nào trong quần đảo Trường Sa có EEZ” là điểm có thể bị tranh cãi nhiều nhất, và khó có thể chắc chắn 100% rằng HĐTT mới cũng sẽ công nhận điểm đó.

May mắn cho Việt Nam, giả sử như HĐTT mới không công nhận điểm đó đi nữa, ba đảo lớn nhất, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc đều nằm xa các khu vực trong vụ kiện.

Giả sử các đảo này được cho là có EEZ đi nữa, EEZ tối đa của chúng chỉ trùm phủ lên một diện tích nhỏ của các khu vực trong vụ kiện. Nếu các luật gia ủng hộ Trung Quốc đưa ra lập luận kiểu quần đảo Trường Sa và vùng nước lân cận là một đơn vị chủ quyền thì cũng vô ích, vì nếu đã là “vùng nước lân cận” thì không thể lan ra đến các khu vực trong vụ kiện. Do đó, khả năng Việt Nam thắng kiện còn lớn hơn khả năng Philippines thắng khi họ đưa Trung Quốc ra tòa.

Rụt rè và lỡ cơ hội

10. Nếu Trung Quốc rút ra khỏi UNCLOS thì sao?

Đây là một câu hỏi quan trọng cho Việt Nam. Nếu Trung Quốc rút ra khỏi UNCLOS trước khi Việt Nam nộp đơn kiện, HĐTT sẽ không còn thẩm quyền để xử, Việt Nam sẽ không còn cơ chế để đưa Trung Quốc ra Tòa.

Năm 2006 Trung Quốc đã vận dụng Điều 298 cho phép họ tuyên bố rút ra khỏi một phần của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS, phần liên quan đến phân định ranh giới biển. Với tuyên bố đó, Trung Quốc đã đi trước một bước và làm cho Việt Nam mất đi cửa ngõ rộng nhất để kiện những bước kế tới của họ: đuổi BP năm 2007, đuổi Exxon Mobil năm 2008, phản đối đệ trình của Việt Nam về thềm lục địa năm 2009, và hàng loạt những hành động lấn lướt khác.

Nếu Việt Nam để cho Trung Quốc đi bước trước lần nữa, Việt Nam sẽ mất đi cửa ngõ duy nhất còn lại để kiện họ. Có thể Trung Quốc sẽ đi bước này trước khi họ bắt đầu một giai đoạn mới để tước đoạt từ Việt Nam.

11. Vậy tại sao Việt Nam không kiện?

Đây cũng là câu hỏi quan trọng cho Việt Nam. Có thể là Việt Nam quá rụt rè, không làm điều tối ưu, không tận dụng các phương tiện hòa bình để tự vệ, không có một chiến lược tổng thể và lâu dài, có thể sẽ lỡ cơ hội.

Có điều đáng lưu ý là khi Philippines còn bị lấn lướt ít hơn Việt Nam thì họ đã khởi kiện Trung Quốc rồi (năm 2013), và khi đó họ không thể biết nhiều về thắng-thua như ta biết hiện nay.

Điều thứ nhì là khi họ kiện thì Bắc Kinh đã nổi giận nhưng không trả đũa.

Điều thứ ba là mặc dù Tổng thống Duterte có chính sách thân-sợ-thua Trung Quốc, gác phán quyết sang một bên, họ có sự lựa chọn gác hay không – Việt Nam không có sự lựa chọn đó.

Điều thứ tư đáng lưu ý là khi tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines thì người dân Philippines phản ứng mạnh mẽ, và Trung Quốc chỉ lấp liếm đó là tai nạn, tàu của họ định cứu các ngư dân Philippines bị nạn, nhưng do bị tám tàu cá Philippines bao vây nên phải bỏ đi – khác hẳn khi tàu Trung Quốc đâm chìm rất nhiều tàu cá Việt Nam và không mảy may đếm xỉa đến các phản ứng ngoại giao của chính phủ Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một nhà nghiên cứu hiện đang sống và làm việc tại Anh Quốc.

Tác giả cảm ơn Thái Văn Cầu, Nguyễn Lương Hải Khôi, Phan Văn Song, Dự Văn Toán và Lê Vĩnh Trương đã góp ý cho nội dung bài viết.
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực
Philippines đưa phán quyết về Biển Đông ra Liên Hợp Quốc
Thứ tư, 23/09/2020 - 06:40

https://www.otofun.net/javascript%3Avoid(0);
Dân trí Phát biểu tại cuộc họp Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực năm 2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines đưa phán quyết về Biển Đông ra Liên Hợp Quốc - 1


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: UN)

"Phán quyết này đã trở thành một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp, vượt ra ngoài tầm của các chính phủ để có thể giảm nhẹ hay bác bỏ”, hãng tin Inquirer dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bài phát biểu trực tuyến tại kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 22/9.

Người đứng đầu chính phủ Philippines nhấn mạnh: "Chúng tôi kiên quyết phản đối các nỗ lực phá hủy phán quyết này".

Mặt khác, ông Duterte cũng cảm ơn các nước đã ủng hộ phán quyết, ủng hộ chiến thắng này của Philippines. “Chúng tôi hoan nghênh việc ngày càng có nhiều quốc gia ủng hộ phán quyết, điều đó cho thấy sự chiến thắng của lý trí trước sự hấp tấp, của luật pháp trước sự rối loạn", ông nói.
Gần đây, Anh, Pháp và Đức đã cũng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để khẳng định Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển), đồng thời bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về "đường chín đoạn" ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 22/9 đã hoan nghênh động thái này của 3 nước châu Âu. "Chúng tôi hoan nghênh Anh, Đức và Pháp bác bỏ các yêu sách hàng hải trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông tại Liên Hợp Quốc. Trung Quốc phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi cùng các quốc gia đồng minh bác bỏ quan điểm cho rằng chân lý thuộc về kẻ mạnh", ông Pompeo viết trên Twitter.

Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực quốc tế là chiến thắng dành cho Philippines sau khi theo đuổi vụ kiện Trung Quốc vì yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" (hay đường chín đoạn) phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là "đường chín đoạn".

Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không công nhận phán quyết. Chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng từng phát tín hiệu gác phán quyết sang một bên khi ông muốn Philippines xích lại gần Trung Quốc trong khi xa rời dần đồng minh truyền thống, Mỹ.
 

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
388
Động cơ
382,559 Mã lực
Theo quan điểm của mình thì VN nên ngồi lại cùng mấy ông đang cùng tranh chấp ở biển Đông là Malay, Phil, Brunei, gọi cả anh Mỹ vào cùng nữa, để thống nhất là giờ giữ nguyên hiện trạng, đảo của ông nào người ấy giữ, không ông nào được tuyến bố cả cái quần đảo này của mình nữa, vì chả có ai trên thế giới này công nhận việc đó cho ông cả. Nhất là cái ông VN lúc nào cũng to mồm kêu cả quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của mình thì có khi còn bị ghét. Lãnh đạo cũng nên tuyên truyền cho người dân biết về cái thực tế đó. Em thấy lãnh đạo ta ra quốc tế cũng chỉ yêu cầu các nước ủng hộ UNCLOS, chứ đâu có yêu cầu họ công nhận HS - TS của VN đâu.

Điều quan trọng nhất lúc này là không cho ông Tầu khựa có 200 hải lý đặc quyền kinh tế quanh mấy cái đảo mà nó chiếm được. Mà điều này thì đang được nhiều nước lớn ủng hộ quan điểm của ta.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,584
Động cơ
530,574 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Rất nhiều Khựa nô vào thớt này để ngấm ngầm phản bác quyết định của Chính phủ VN, vì thế các cụ phải cảnh giác cao độ.
Mong Mỹ ra đòn mạnh hơn với bọn Khựa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top