[Funland] Giờ thì mời các vị tìm chỗ học mới cho con của mình. Ồ kế :)

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,062
Động cơ
430,437 Mã lực
Cụ tổ lái vấn đề chính trị vào. Tôi dừng còm với cụ.
Quốc tế không có nghĩa là tốt hay xấu, chấp nhận thì chơi.
Nhiều cụ bất mãn hoặc cứ phải cố tình lôi vấn đề chính trị vào để thể hiện bản thân. Tôi khinh.
Nhảm, trường Dzịt Nôm lại đòi xử quốc tế, để em gọi quốc tế Yeng sari vào xử nhé ;))
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,126
Động cơ
393,311 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Haizza. Chắc cũng muốn tạo sóng, cộng đồng ồ ạt lên tiếng công kích, các ông nghị vào cuộc, các cấp cao nhất điều trần... Kể ra cũng có nhiều nguyên liệu hotkey đấy chứ, nào là cáo chung nền giáo dục, ảnh hưởng con trẻ, giới chủ cậy thế ức hiếp khách hàng, hóng kiện tụng xôm tụ... nghĩa là đủ thứ khả dĩ cho cái bọn chủ, thầy cô, nhà trường vv phải ôm mồm.
Ngặt nỗi sau tỷ lần tẽn tò vì ném đá nhầm chỗ, cư dân mạng đã vượt qua cơn sốc thông tin, có vẻ hơi bình tĩnh hơn trước, cho nên dù vẫn rất dễ bị dắt mũi song ít ra cũng không còn ủng hộ tuyệt đối thói vô pháp, tham lam, lật lọng... Lôi kéo không được số đông, tạo sóng kém hiệu quả, các quý phụ huynh ta rốt cuộc tự ghè chân mình.
Giờ kêu ai? Tôi là nhà trường tôi cũng không cho thành khẩn hồi tâm nữa, quyết không nhận lại. Đó mới là ứng xử chuyên nghiệp
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Quan điểm của em là trường ko sai. Thể loại phụ huynh con học đến lớp 11 rồi mà còn ngu si đi tham gia phản đối Nhà trường thì bị thế là đáng. Yêu trẻ con thì chung chung lắm, ai cũng yêu cả. Nhưng bố mẹ chúng nó phải thương chúng nó đầu tiên chứ đừng mong thiên hạ thương trước.
Vài cụ có vẻ mong đợi các trường quốc tế vừa giáo dục tốt, vừa hành xử nhân văn nhỉ. Xin thưa, các cụ vào trường quốc tế mà mong trường dạy tốt, tôn trọng học sinh, phát triển tự do, cơ sở vật chất hiện đại thì còn được. Chứ mong trường đối xử nhân văn thì thật ngây thơ. Nó chỉ tuyệt khi các cụ có tiền thôi. Còn khi hết tiền á, nó sòng phẳng, rạch ròi gấp mấy lần trường công. Trường công, các cụ nộp tiền muộn, con các cụ vẫn đc học, đc ăn. Trường quốc tế á, các cụ thử nộp muộn quá 1 tháng xem, nó tống cổ thẳng tay. Bản thân em cũng đã từng gọi điện yêu cầu phụ huynh đến đón con về. Cháu bé thì sao? Vâng, bé bỏng, tung tăng đến trường, bị gọi ra khỏi lớp, ngồi đợi dưới phòng hiệu trưởng. Thế đấy, bố mẹ ko thương con thì đòi ai thương. Đừng cụ nào “quốc tế giả cầy mới thế“ nhá, xịn đới, cỡ 500/năm, chứng chỉ đầy đủ.
Cuối năm, trường nó gửi survey, cụ nào chỉ ký xác nhận học tiếp mà ko đóng cọc í hả. Trường gửi thư nhắc 3 lần mà ko đóng, nó sẽ tự động coi là bỏ chỗ. Đến tháng 8 nhập học, lò dò dắt con đến trường, lại lủi thủi đưa nhau về. Thương ko? Thương, nhưng quy định đã vậy, ko làm theo thì đành chịu, biết sao. Thậm chí, trường nó mà gắt, nó yêu cầu đủ 2 chữ ký. Thiếu 1, có đóng cọc nó cũng ko nhận vì mâu thuẫn gia đình, về mà giải quyết trc, nhận con ông/bà vào, nhỡ mấy hôm sau bà/ông kiện vì chưa đồng ý, ai cho nhận thì sao. Đc cái, các cụ ko phải lo học sinh trường quốc tế sang chấn tâm lý vì chuyển trường. Chúng nó chuyển xoành xoạch.
Khó khăn tài chính thì gửi Mail cho nhà trường, trường sẽ hỗ trợ trong khả năng, giữ bí mật chuyên nghiệp để ko ảnh hưởng đến các cháu.
Chi phí vận hành trường rất lớn. Ngoài giáo viên, trường còn phải lo cả người phụ thuộc như vợ con, nhà cửa, vé máy bay... Nên trường tư/quốc tế rất giữ học sinh. VAS chấm dứt 50 học sinh thế này, cỡ 5% doanh thu của họ, tức là họ cũng chịu hết nổi rồi.
Cụ nào nói trường luôn cầm đằng chuôi. Đương nhiên, ko có mà loạn. Trường công thì con bác cứ đi học theo luật trẻ em. Con ko hư, nhưng cứ ì ra, chả đóng tiền, trường nó cũng chả dám “ko tiếp nhận” con cụ. Còn xác định vào trường quốc tế thì con cái là nhóm “tinh hoa” rồi, phụ huynh tự đặt mình vào nhóm khách hàng yếu do chương trình học đặc biệt, nguồn cung ít, thì phải tuân theo luật chơi của nhà trường thôi, ăn vạ ai.
Chất như nước cất, cám ơn cụ/mợ khai sáng cho em về trường quốc tế ở VN :x
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,682
Động cơ
201,723 Mã lực
HĐ giáo dục cũng là 1 dạng hợp đồng dân sự, có gì khó khăn để phân định đâu
Cái này khó đấy.

Hợp đồng này phát sinh mấy vấn đề:
- Học online: Hợp đồng là offline, bây giờ chuyển sang online trong 1 giai đoạn. Cái này có hướng dẫn nào không, hướng dẫn có tính pháp lý bắt buộc tuân theo hay chỉ là có tính khuyến khích gợi ý thôi?
- Học đuổi chương trình: Cũng như câu trên, không có trong hợp đồng, vậy có các căn cứ nào?
- Về vấn đề tiền bạc, thì định mức thu 30% cho học online, và phần thu tiền học thêm, học đuổi được tính trên cơ sở nào, căn cứ vào đâu, tính theo khối lượng công việc mà nhà trường đã thực hiện và chi phí hợp lý hợp lệ cho các công việc đó (hiện tại trường tính theo cách này); hay là tính theo lượng giờ học mà học sinh nhận được; quy đổi học online và offline như thế nào (hiện tại phụ huynh tính theo cách này)? Và công việc có văn bản nào hướng dẫn không?

Như vậy thì ra toà cũng có thể cãi nhau được. Chỉ là vấn đề không ký tiếp HĐ thì rõ ràng là không thể ép trường tiếp tục được, thích nghỉ là nghỉ thôi.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Cái này khó đấy.

Hợp đồng này phát sinh mấy vấn đề:
- Học online: Hợp đồng là offline, bây giờ chuyển sang online trong 1 giai đoạn. Cái này có hướng dẫn nào không, hướng dẫn có tính pháp lý bắt buộc tuân theo hay chỉ là có tính khuyến khích gợi ý thôi?
- Học đuổi chương trình: Cũng như câu trên, không có trong hợp đồng, vậy có các căn cứ nào?
- Về vấn đề tiền bạc, thì định mức thu 30% cho học online, và phần thu tiền học thêm, học đuổi được tính trên cơ sở nào, căn cứ vào đâu, tính theo khối lượng công việc mà nhà trường đã thực hiện và chi phí hợp lý hợp lệ cho các công việc đó (hiện tại trường tính theo cách này); hay là tính theo lượng giờ học mà học sinh nhận được; quy đổi học online và offline như thế nào (hiện tại phụ huynh tính theo cách này)? Và công việc có văn bản nào hướng dẫn không?

Như vậy thì ra toà cũng có thể cãi nhau được. Chỉ là vấn đề không ký tiếp HĐ thì rõ ràng là không thể ép trường tiếp tục được, thích nghỉ là nghỉ thôi.
Cụ nên tìm thử 1 bộ hồ sơ nhập học của mấy trường QT thì cụ sẽ hiểu:
1. Chả có cái HĐ nào là học online hay học offline cả. Học là học, on hay off, đuổi hay không thì chương trình và phương thức là theo kế hoạch của trường có sự phê duyệt của Sở GD. Có chuyển sang online hay tăng thời lượng thì trường nó cũng có sở đồng ý hết rồi, nó ko ngu tự bịa ra chương trình học mà ko có phê duyệt đâu.
2. Không có chuyện tiền đóng theo số giờ, số tiết như các vị phụ huynh tưởng tượng ra. Các vị ấy nhập học cho con 100% ký vào là đã đọc và chấp nhận biểu phí và lịch đóng tiền. Phí của các trường nó theo học kỳ, xét về pháp lý trường nó chẳng trả lại đồng nào còn được vì trường vẫn đảm bảo con các vị ấy học đủ chương trình.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,948
Động cơ
799,308 Mã lực
Cái này khó đấy.

Hợp đồng này phát sinh mấy vấn đề:
- Học online: Hợp đồng là offline, bây giờ chuyển sang online trong 1 giai đoạn. Cái này có hướng dẫn nào không, hướng dẫn có tính pháp lý bắt buộc tuân theo hay chỉ là có tính khuyến khích gợi ý thôi?
- Học đuổi chương trình: Cũng như câu trên, không có trong hợp đồng, vậy có các căn cứ nào?
- Về vấn đề tiền bạc, thì định mức thu 30% cho học online, và phần thu tiền học thêm, học đuổi được tính trên cơ sở nào, căn cứ vào đâu, tính theo khối lượng công việc mà nhà trường đã thực hiện và chi phí hợp lý hợp lệ cho các công việc đó (hiện tại trường tính theo cách này); hay là tính theo lượng giờ học mà học sinh nhận được; quy đổi học online và offline như thế nào (hiện tại phụ huynh tính theo cách này)? Và công việc có văn bản nào hướng dẫn không?

Như vậy thì ra toà cũng có thể cãi nhau được. Chỉ là vấn đề không ký tiếp HĐ thì rõ ràng là không thể ép trường tiếp tục được, thích nghỉ là nghỉ thôi.
Cái này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục cụ ạ.
Bộ GD hướng dẫn trường công lập không thu học phí, trường ngoài công lập thu học phí online trên tinh thần đồng thuận với phụ huynh. Việc học bổ sung cũng được thu học phí theo công việc thực tế nhưng tổng tiền không được vượt quá tiền đã niêm yết.
Tổng tiền thu của trường này thấp hơn tiền niêm yết 2 triệu, đạt yêu cầu.
Tiền học online mới chỉ được 90% đồng thuận, chưa đạt yêu cầu Bộ GD đề ra, phạt.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Cái này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục cụ ạ.
Bộ GD hướng dẫn trường công lập không thu học phí, trường ngoài công lập thu học phí online trên tinh thần đồng thuận với phụ huynh. Việc học bổ sung cũng được thu học phí theo công việc thực tế nhưng tổng tiền không được vượt quá tiền đã niêm yết.
Tổng tiền thu của trường này thấp hơn tiền niêm yết 2 triệu, đạt yêu cầu.
Tiền học online mới chỉ được 90% đồng thuận, chưa đạt yêu cầu Bộ GD đề ra, phạt.
Bộ yêu cầu đồng thuận 100% à cụ?! Cái này em ko biết đâu đấy
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,682
Động cơ
201,723 Mã lực
Cụ nên tìm thử 1 bộ hồ sơ nhập học của mấy trường QT thì cụ sẽ hiểu:
1. Chả có cái HĐ nào là học online hay học offline cả. Học là học, on hay off, đuổi hay không thì chương trình và phương thức là theo kế hoạch của trường có sự phê duyệt của Sở GD. Có chuyển sang online hay tăng thời lượng thì trường nó cũng có sở đồng ý hết rồi, nó ko ngu tự bịa ra chương trình học mà ko có phê duyệt đâu.
2. Không có chuyện tiền đóng theo số giờ, số tiết như các vị phụ huynh tưởng tượng ra. Các vị ấy nhập học cho con 100% ký vào là đã đọc và chấp nhận biểu phí và lịch đóng tiền. Phí của các trường nó theo học kỳ, xét về pháp lý trường nó chẳng trả lại đồng nào còn được vì trường vẫn đảm bảo con các vị ấy học đủ chương trình.
Cũng chưa biết, phải nhìn cụ thể hợp đồng. VD như hợp đồng ghi là học tại địa điểm X (địa chỉ nhà trường), giờ học online là không phải địa điểm X rồi.

Còn hướng dẫn của sở, cũng còn tuỳ loại hướng dẫn, tính pháp lý mạnh đến đâu. Không phải cái gì sở phê duyệt rồi làm theo cũng đã đúng ngay được, vì sở không phải là cơ quan ban hành VB QPPL mà chỉ thực hiện các VB QPPL sẵn có thôi.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,948
Động cơ
799,308 Mã lực
Bộ yêu cầu đồng thuận 100% à cụ?! Cái này em ko biết đâu đấy
Bộ quen kiểu bỏ phiếu là 100% tán thành rồi nên công văn ghi là đồng thuận.
Mà đồng thuận có nghĩa là 100% đấy cụ ạ.
Nhà trường theo em nên trả 30% này cho những ai phản đối rồi tiễn khách.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Cũng chưa biết, phải nhìn cụ thể hợp đồng. VD như hợp đồng ghi là học tại địa điểm X (địa chỉ nhà trường), giờ học online là không phải địa điểm X rồi.

Còn hướng dẫn của sở, cũng còn tuỳ loại hướng dẫn, tính pháp lý mạnh đến đâu. Không phải cái gì sở phê duyệt rồi làm theo cũng đã đúng ngay được, vì sở không phải là cơ quan ban hành VB QPPL mà chỉ thực hiện các VB QPPL sẵn có thôi.
Thế em mới nói cụ cứ đi tìm 1 cái hồ sơ nhập học của trường QT rồi xem đi, đừng đoán.
Con nhà em học trường QT từ mẫu giáo, có học tạm VAS 1 năm luôn, và em tin các trường này nó rất chặt chẽ về giấy tờ pháp lý.
Ví dụ ngay việc dùng hình ảnh trẻ con trên các tài liệu giới thiệu hay các ấn phẩm... nó cũng yêu cầu phụ huynh ký đồng ý từ đầu năm. Tránh việc bị kiện khi cho ảnh trẻ con lên tạp chí chẳng hạn. Hoặc trẻ con đi dã ngoại hay thăm quan nó chả bắt ký 2-3 tờ miễn trừ trách nhiệm...

Còn sở phê duyệt nội dung và chương trình thì theo em hiểu là được quy định trong luật đấy, ko phải tự nhiên các trường lại phải trình lên đâu
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,682
Động cơ
201,723 Mã lực
Cái này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục cụ ạ.
Bộ GD hướng dẫn trường công lập không thu học phí, trường ngoài công lập thu học phí online trên tinh thần đồng thuận với phụ huynh. Việc học bổ sung cũng được thu học phí theo công việc thực tế nhưng tổng tiền không được vượt quá tiền đã niêm yết.
Tổng tiền thu của trường này thấp hơn tiền niêm yết 2 triệu, đạt yêu cầu.
Tiền học online mới chỉ được 90% đồng thuận, chưa đạt yêu cầu Bộ GD đề ra, phạt.
Ý cụ là 1 loạt các Công văn của Bộ GD đấy chứ gì?

Vấn đề là công văn chỉ là công văn thôi, không phải luật. Đã không phải luật thì tự nó không bắt buộc thi hành, mà phải xem các VB QPPL chống lưng cho nó. Nếu như chẳng có VB QPPL nào có thể vận dụng được, thì vụ kia sẽ xử lý theo pháp luật về hợp đồng, phải xác định khối lượng thực hiện...
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có lẽ không cần phải phán xét việc đúng sai hay lý tình ở đây. Trường hợp mà cụ gặp phải đã chứng mình một điều là ở Việt Nam ngay cả trong môi trường giáo dục chất lượng cao xưng danh quốc tế thì người ta cũng hành xử một cách vô giáo dục nhất. Đồng ý là người ta mở trường để kinh doanh nhưng ít nhất với lĩnh vực Giáo dục thì đó là con người, liên quan đến tương lai của một con người thì chúng ta cũng cần hành xử một cách có nhân tính hơn. Chắc chắn với 40 trường hợp của 40 gia đình mà nhà trường không thể tiếp tục cho con em họ học nữa (thực chất là đuổi học) nó không chỉ là việc đưa gia đình họ vào thế bị động tìm trường lớp cho con vào thời điểm cận kề năm học mới mà còn là sự ảnh hưởng đến tương lai của 40 em học sinh. Cách hành xư trả thù hèn hạ này là hành xử của những kẻ lưu manh.

con tôi học trường Quốc tế St. Paul School Hanoi. Suốt trong thời kỳ dịch Covid các cháu vẫn học online và chúng tôi cảm thấy các thầy cô còn vất vả hơn bởi gần như 1 kèm 1, nhà trường liên hệ với chúng tôi thường xuyên để lắng nghe những phản hồi về phương pháp giảng dạy. Con tôi cũng tiếp cận rất tốt với phương pháp giảng dạy mới. ngay khi cháu được phép đi học trowr lại nhà trường đã chủ động thanh toán lại toàn bộ những chi phí dịch vụ mà các con không sử dụng đông thời trả lại số tiền tương đương 1.000USD kèm theo đó nhà trường cam kết sang năm mới sẽ không tăng học phí cho tất cả các lợp học cho dù ở cấp nào. Ở đây không kể chuyện tiền bạc những cháu nhà tôi là những năm cuối cấp nên phải tham dự một số bài thi theo chương trình chính quốc (Thi online với học sinh chính quốc) và cháu đã đạt được điểm tối đa. Nhóm phụ huynh hộc sinh của chúng tôi cảm thấy rất cảm động trong khi ảnh hưởng của dịch bênh nhà trường cũng hết sức khó khăn nhưng họ sẵn sàng làm hết sức mình vì sự học hành của con mình. Thật may mắn khi chọn được cho con mình một môi trường nhân văn.
tôi xin chia sẻ với các cụ, các mợ về ý kiến của mình và trường hợp cụ thể của con tôi cũng với mong muốn các gia đình cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc chọn trường cho con mình. Ơ Việt Nam tiêu chuẩn chất lượng thật giả lẫn lộn cũng không có gì kiểm chứng bảo đảm ngay cả trong môi trường giáo dục
Cụ nhiệt tình nên viết dài, dưng mà đoạn 1 với đoạn 2 nó chả ăn nhập gì cả, em thật ;;)
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,682
Động cơ
201,723 Mã lực
Thế em mới nói cụ cứ đi tìm 1 cái hồ sơ nhập học của trường QT rồi xem đi, đừng đoán.
Con nhà em học trường QT từ mẫu giáo, có học tạm VAS 1 năm luôn, và em tin các trường này nó rất chặt chẽ về giấy tờ pháp lý.
Ví dụ ngay việc dùng hình ảnh trẻ con trên các tài liệu giới thiệu hay các ấn phẩm... nó cũng yêu cầu phụ huynh ký đồng ý từ đầu năm. Tránh việc bị kiện khi cho ảnh trẻ con lên tạp chí chẳng hạn. Hoặc trẻ con đi dã ngoại hay thăm quan nó chả bắt ký 2-3 tờ miễn trừ trách nhiệm...

Còn sở phê duyệt nội dung và chương trình thì theo em hiểu là được quy định trong luật đấy, ko phải tự nhiên các trường lại phải trình lên đâu
Em chả việc gì em phải đi tìm cả. Cụ từng cho con học VAS, chắc phải biết rõ hơn em chứ?

Em chỉ bảo là vụ này kiện thì vẫn có thể được đấy, còn tuỳ hợp đồng viết cái gì. VAS có đội ngũ luật sư, đương nhiên là lợi hại, nhưng cũng là con người thôi, ai cũng có thể thiếu sót, không ai chắc cú lường trước mọi tình huống, đặc biệt là với tình huống Covid vô cùng đặc biệt, chưa từng có tiền lệ này.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Ý cụ là 1 loạt các Công văn của Bộ GD đấy chứ gì?

Vấn đề là công văn chỉ là công văn thôi, không phải luật. Đã không phải luật thì tự nó không bắt buộc thi hành, mà phải xem các VB QPPL chống lưng cho nó. Nếu như chẳng có VB QPPL nào có thể vận dụng được, thì vụ kia sẽ xử lý theo pháp luật về hợp đồng, phải xác định khối lượng thực hiện...
Khối lượng công việc ở đây chính là việc dậy cho đủ chương trình học chứ ko phải là dạy bao nhiêu giờ. Vì biểu phí khi nhập học ko phải thu theo số giờ học (trừ khi trường VAS mới đổi nội dung) mà là thu theo học kỳ
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Em chả việc gì em phải đi tìm cả. Cụ từng cho con học VAS, chắc phải biết rõ hơn em chứ?

Em chỉ bảo là vụ này kiện thì vẫn có thể được đấy, còn tuỳ hợp đồng viết cái gì. VAS có đội ngũ luật sư, đương nhiên là lợi hại, nhưng cũng là con người thôi, ai cũng có thể thiếu sót, không ai chắc cú lường trước mọi tình huống, đặc biệt là với tình huống Covid vô cùng đặc biệt, chưa từng có tiền lệ này.
Vâng cụ, em biết và em tin trường chẳng ngại gì kiện tụng cả. Cứ chờ kq thôi.
Còn nhãn tiền các vị cứ tìm trường cho con luôn đi, kiện tụng cũng phải dăm bảy tháng
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,776
Động cơ
1,357,120 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Treo băng rôn, giơ khẩu hiệu, biểu tình, phản đối .. giờ thì được cái gì và mất cái gì, các vị là người thấm hơn ai hết
--------
-----------
Loạt học sinh đang theo học bất ngờ bị Trường Việt Úc từ chối tiếp nhận, phụ huynh "sốc"
loat-hoc-sinh-truong-quoc-te-viet-uc-bat-ngo-bi-buoc-thoi-hoc-phu-huynh-soc-khi-nhan-thu-1-159...jpg
loat-hoc-sinh-truong-quoc-te-viet-uc-bat-ngo-bi-buoc-thoi-hoc-phu-huynh-soc-khi-nhan-thu-untit...jpg
Chẳng có gì mà thấm hay ko thấm cả. 2 bên quan hệ là cung ứng dịch vụ giáo dục. Ai ko hài lòng thì có thể chấm dứt theo quy định của hợp đồng. Cứ đúng pháp luật mà làm.
 

Kẻ ế vợ

Xe tăng
Biển số
OF-81546
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,064
Động cơ
424,383 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nên tìm thử 1 bộ hồ sơ nhập học của mấy trường QT thì cụ sẽ hiểu:
1. Chả có cái HĐ nào là học online hay học offline cả. Học là học, on hay off, đuổi hay không thì chương trình và phương thức là theo kế hoạch của trường có sự phê duyệt của Sở GD. Có chuyển sang online hay tăng thời lượng thì trường nó cũng có sở đồng ý hết rồi, nó ko ngu tự bịa ra chương trình học mà ko có phê duyệt đâu.
2. Không có chuyện tiền đóng theo số giờ, số tiết như các vị phụ huynh tưởng tượng ra. Các vị ấy nhập học cho con 100% ký vào là đã đọc và chấp nhận biểu phí và lịch đóng tiền. Phí của các trường nó theo học kỳ, xét về pháp lý trường nó chẳng trả lại đồng nào còn được vì trường vẫn đảm bảo con các vị ấy học đủ chương trình.
Đây là biên bản làm việc có thể sẽ trở thành một phần hồ sơ kiện tụng:

Theo đó sẽ nhà cơ sở và lập luận của nhà trường và yêu cầu của phụ huynh.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,682
Động cơ
201,723 Mã lực
Khối lượng công việc ở đây chính là việc dậy cho đủ chương trình học chứ ko phải là dạy bao nhiêu giờ. Vì biểu phí khi nhập học ko phải thu theo số giờ học (trừ khi trường VAS mới đổi nội dung) mà là thu theo học kỳ
Theo như em đọc ở trên kia (cái biên lai/bảng kê tính tiền), thì VAS tính tiền theo đơn vị là "tuần". Học kỳ chỉ là gói các tuần vào nhau để phân chia thời điểm thanh toán mà thôi.

Câu hỏi vẫn thế, "tuần" là gì, có định nghĩa ở đâu trong hợp đồng hay các VB nào khác không, có tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng giờ giảng... nào hay không? Nếu như có thì VAS đã làm đúng hay chưa? Nếu không có định nghĩa thì toà sẽ áp dụng định nghĩa như thế nào (theo trình tự là Điều ước quốc tế - VB QPPL - Tập quán - Luật tương đương - Nguyên tắc cơ bản, án lệ và lẽ công bằng), Và như vậy là vẫn có thể cãi nhau được.

Đối với em đi giảng ở bậc đại học, thì công việc được tính theo "tiết"; mỗi môn có X tiết, mỗi tiết "50 phút", địa điểm học, thời gian học nhất nhất đầy đủ thì mới được thanh toán. Không rõ VAS thì thế nào.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Đây là biên bản làm việc có thể sẽ trở thành một phần hồ sơ kiện tụng:

Theo đó sẽ nhà cơ sở và lập luận của nhà trường và yêu cầu của phụ huynh.
Cái này có giá trị gì thì em nhường ls, em ko bình luận được.
Mà em thấy cơ bản nội dung kết luận là 2 bên không đồng ý với nhau là chủ yếu, hình như ko thống nhất đữo nội dung gì 😅
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
710
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Theo như em đọc ở trên kia (cái biên lai/bảng kê tính tiền), thì VAS tính tiền theo đơn vị là "tuần". Học kỳ chỉ là gói các tuần vào nhau để phân chia thời điểm thanh toán mà thôi.

Câu hỏi vẫn thế, "tuần" là gì, có định nghĩa ở đâu trong hợp đồng hay các VB nào khác không, có tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng giờ giảng... nào hay không? Nếu như có thì VAS đã làm đúng hay chưa? Nếu không có định nghĩa thì toà sẽ áp dụng định nghĩa như thế nào (theo trình tự là Điều ước quốc tế - VB QPPL - Tập quán - Luật tương đương - Nguyên tắc cơ bản, án lệ và lẽ công bằng), Và như vậy là vẫn có thể cãi nhau được.

Đối với em đi giảng ở bậc đại học, thì công việc được tính theo "tiết"; mỗi môn có X tiết, mỗi tiết "50 phút", địa điểm học, thời gian học nhất nhất đầy đủ thì mới được thanh toán. Không rõ VAS thì thế nào.
Thường hồ sơ đầu năm sẽ có ghi rõ học kỳ x từ ngày abc đến ngày xyz cụ ạ.
Và thường nó cũng có ghi chú là chương trình học có thể thay đổi tuỳ vào tình hình thực tế.

Nói tím lại kiện thì các vị ấy cứ kiện, em ko thấy các vị ấy nghĩ gì đến con cái ngoài việc đòi tiền cả.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top