[Funland] Gs. Nguyễn Lân Dũng: Không ăn tôm càng đỏ

hoasuu88

Xe tăng
Biển số
OF-35083
Ngày cấp bằng
11/5/09
Số km
1,312
Động cơ
482,542 Mã lực
Nghe gì cái tay dớ dẩn đấy nói nhăng cuội. Giờ nhân vụ tôm đất lại đổ lỗi vụ ốc bươu vàng là do để ốc bươu vàng lọt ra ngoài thiên nhiên nên ốc bươu vàng mới gây hại. Bố tiên sư, tốt nhất là nhà lão đấy đừng nói thêm gì nữa và bọn nhà báo đừng bới cứt ra ngửi.
cả gia tộc nguyễn lân, từng ông một đều có 1 đóng góp dạng như siêu phẩm ốc bươu vàng cho lĩnh vực các ông tham gia! thật tuyệt vời, thật không thể tin được!!!
 

hoasuu88

Xe tăng
Biển số
OF-35083
Ngày cấp bằng
11/5/09
Số km
1,312
Động cơ
482,542 Mã lực
Cá dọn bể nướng lên ngon bá chấy cụ ạ. Vỏ cứng thôi. Thịt ngon lắm.
đặc sản ở mộc hoá long an, khách quý mới được mời ăn đấy ag! cá nướng nguyên con, thịt trắng và thơm hơn thịt gà
 

aloeveravn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,287
Động cơ
362,010 Mã lực
đặc sản ở mộc hoá long an, khách quý mới được mời ăn đấy ag! cá nướng nguyên con, thịt trắng và thơm hơn thịt gà
sông Nhuệ sông Đáy ở Hà nội cả đống có con vài kg dân vớt lên cho chết thối làm phân
 

Sắn phệ

Xe buýt
Biển số
OF-541320
Ngày cấp bằng
13/11/17
Số km
677
Động cơ
170,036 Mã lực
Tuổi
113
Nơi ở
Ha noi
Không ăn sao diệt được nó cccm nhỉ? Cụ nào ko ăn đưa em nhậu
 

xetaudoidau

Xe tăng
Biển số
OF-107576
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
1,601
Động cơ
391,034 Mã lực
Em chưa được ăn, cụ nào ăn rồi có thấy ngon không ạ, nhìn trên youtube bọn tây nó ăn ngon thế.
Mà bảo con này đào hang trong đất có hại, thì con cua đồng nhà mình đào hang cả ngàn năm nay rồi có thấy thủng đê điều gì đâu, bảo con này ít thịt thì con cua đồng của mình không giã nhỏ ra lọc lấy nước thì cũng có ăn được đâu, bảo con này ăn tạp thì con cua đồng nhà mình cũng ăn đủ thứ luôn.
Ấy là em nghĩ vậy chứ các nhà khoa học bảo cấm thì chắc phải nguy hiểm mới cấm.
Ăn nó như tôm nhà mình thôi Cụ. Có điều hơi ít thịt vì chỉ có tí chỗ thân nó thôi. Chiều bọn em cbi đi làm túi về chén. Bên này rẻ lắm :)
 

Kairos

Xe đạp
Biển số
OF-738250
Ngày cấp bằng
4/8/20
Số km
34
Động cơ
64,216 Mã lực
Tuổi
31
Em xem được video này trên youtube, sao có cụ bảo con này nó ăn hết lúa mà bên mỹ họ nói nuôi con này kết hợp vs trồng lúa :D Hay tụi này nông dân nên ngu hơn GS Lân Dũng nhà mềnh
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
6,874
Động cơ
301,608 Mã lực
Còn món chuột lão ý lên ti vi giới thiệu mô hình, quảng cáo cho thằng bán chuột đa cấp. Dân cả 1 vùng điêu đứng có người mất vài trăm triệu "Đầu tư" ạ.
Em nhớ là hót véo von về con Hải Ly phải ko cụ ?
 

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,168
Động cơ
384,155 Mã lực
Về Ốc bươu vàng thì không phải do nhà cụ NLD đâu


Kinh nghiệm SX
Ốc bưu vàng

I. NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ TÁC HẠI CỦA ỐC BƯƠU VÀNG
1. Trên thế giới
Ốc bươu vàng (OBV) có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon Nam Mỹ (Edra.1989). Từ Achentina và Brazin (OBV) lan đến Florida rồi nhanh chóng xâm nhập vào các bang khác của Mỹ. Sau đó OBV lan sang châu Âu và châu Á.
Từ Achentina, OBV vào Trung Quốc và Đài Loan 1980, vào Nhật Bản 1981. Ở Đài Loan, sau 2 năm 1980-1982, OBV đã lan ra hại 17.000 ha lúa; sau 4 năm 1982-1946 đã lan ra diện tích gấp hơn 10 lần: 171.524 ha, trong đó có 103.350 ha bị hại nặng, chính phủ đã phải chi 30,9 triệu USD để phòng trừ. Ở Nhật, năm 1986, OBV hủy diệt 174 ha lúa, phải chi 64.285 USD để thanh toán OBV trên diện tích đó. Từ Florida, OBV được đưa vào Philippin năm 1980 để cơ quan nghiên cứu sinh học Petshop Inc. lai tạo ra giống ốc sinh trưởng nhanh.
Tiếp đó 1982-1984, OBV đưa từ Đài Loan vào Philippin để nuôi. Đến 1986, ở Philippin OBV đã lan ra 30.000 ha lúa, trong đó có 80.000 ha lúa bị hủy diệt. Đến năm 1989 thì diện tích lúa bị nhiễm OBV đã lên tới 400.000 - 500.000 ha. Năm 1991, Bộ nông nghiệp Philippin và FAO đã thực hiện "Chiến lược phòng chống OBV ở Philippin" có kết quả tốt. Diện tích lúa được tưới tiêu còn bị OBV hại là 255.000 ha (15% diện tích), trong đó có 100.000 ha bị hại nặng. Ở Indonesia đã cấm nuôi và bán OBV. Ở Lào, OBV cũng mới xâm nhập, cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1994 đã phá hại hàng chục ha lúa mùa non ở các huyện ngoại thành Viên Chăn, cũng là một vấn đề thời sự, đã cuốn hút bà con nông dân vào "chiến dịch diệt ốc cứu lúa" do thành phố phát động nhằm chặn đứng không để ốc lan tràn. (Theo số liệu của Cục bảo vệ thực vật).
2. Ở Việt Nam
OBV được đưa vào Việt Nam bằng nhiều đường không chính thức, thông qua kiểm dịch từ Mỹ, Pháp, Philippin, ẤN Độ, Đài Loan... lúc đầu do một vài người mang từ nước ngoài về 2-3 đôi, nhiều lắm là vài chục đôi, cũng để thử nuôi trong bể xi măng, ao hồ nhỏ rồi chuyển cho người khác nuôi nhân cá thể. Từ khi được một số người khuyến cáo về lợi ích của OBV thì xuất hiện thêm những hộ nuôi OBV giống để kinh doanh.
Trước năm 1992, ở một số tỉnh, mới chỉ nuôi ở dạng phân tán cá thể. Từ năm 1992 có thương nhân Đài Loan đầu tư liên kết với cơ sở Kiên Hùng (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) và cơ sở ở huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) để nuôi công nghiệp và chế biến OBV tại Việt Nam. Tại Kiên Hùng và Củ Chi, phong trào nuôi OBV đã lan nhanh chóng ra các vùng phụ cận nhờ đặc điểm dễ nuôi, đẻ nhiều, nhanh thu hồi vốn.
Những thương nhân Đài Loan còn có ý định mở rộng quy mô sản xuất OBV hơn nữa và định triển khai thêm một cơ sở ở An Giang. Nhưng rất may là Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở nông nghiệp An Giang đã kiên quyết không chấp thuận việc này.
Tính đến 20.6.1995, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có mặt của OBV ở mức độ khác nhau. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay đã có 309 huyện thị đã nhiễm OBV trên tổng số 534 huyện thị cả nước. Có 31.000 ha lúa nhiễm OBV, trong đó nhiều nơi đã gây hại nặng cho sản xuất nông nghiệp như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang...
Nhiều diện tích lúa gieo phải sạ đi sạ lại 2-3 lần, nhiều diện tích rau muống bị mất 50-60% năng suất. Nhà nước đã phải chi đột xuất hàng tỷ đồng để diệt OBV.
3. Ở tỉnh Lâm Đồng
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, tại một số nơi nuôi OBV có quy mô lớn (5-6 bể xây xi măng) như nhà dòng Châu Sơn (Đơn Dương) và một vài gia đình ở thị trấn Liên Nghĩa thì OBV được đưa vào tỉnh Lâm Đồng năm 1992 từ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Hà Bắc, Kiên Giang... Lúc đầu cũng chỉ vài ba kg mua hoặc xin về cho nuôi thử, sau đó do tốc độ sinh sản nhanh, đem lại lợi ích kinh tế và tiện cho việc cải thiện bữa ăn nên số ao hồ của các gia đình lân cận và một số huyện bạn đã nhanh chóng đem về nuôi ở quy mô khác nhau. Tính đến 20.6.1995, tại tỉnh Lâm Đồng đã có 6 huyện có OBV trên tổng số 11 huyện thị của toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 54,6%. Cụ thể các huyện có OBV là:
1. Huyện Đức Trọng
2. Huyện Đơn Dương
3. Huyện Lâm Hà
4. Huyện Bảo Lâm
5. Huyện Đạ Huoai
6. Huyện Cát Tiên
Trong đó 2 huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương được coi là vùng trọng điểm OBV của tỉnh với tổng số diện tích lúa nhiễm OBV là 190 ha/ 191,5 ha nhiễm OBV của toàn tỉnh và 61 hồ có OBV/65 hồ có OBV toàn tỉnh; có 12 km kênh mương sông suối nhiễm OBV/tổng số 12,5 km kênh mương sông suối nhiễm OBV của toàn tỉnh.
Về tác hại của OBV đối với sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng, qua kết quả điều tra 191,5 ha lúa bị nhiễm OBV ở mật độ 2-3 con ốc/m2 và 0-1 ổ trứng/1m2, chúng tôi chưa thấy chân ruộng nào bị gây thiệt hại, giảm năng suất do OBV gây ra, kể cả vùng rau muống, xà lách xoong hay ruộng củ năng ở 2 huyện trọng điểm Đức Trọng và Đơn Dương, đó là điều đáng mừng. Nhưng điều lo lắng nhất là làm thế nào để diệt trừ được tận gốc OBV trong thời gian ngắn nhất để tránh hậu họa sau này.
II. ĐẶC TÍNH SINH VẬT CỦA OBV
OBV có tên khoa học Pomacea caniculata. OBC có đặc điểm tương tự giống ốc bươu ta, nhưng đặc điểm khác biệt nhất là màu vỏ và ruột đều vàng hơn ốc ta, vỏ mỏng, ổ trứng mầu hồng tươi, ốc sinh sản nhiều và phát triển nhanh. Trứng được đẻ thành từng ổ ở trên bẹ lá lúa trên mực nước từ 0,3-0,5 m hoặc trên các cọc tre, thân cây dọc theo bờ ruộng, mương nước hay các vật cứng, bờ cột xi măng... Điều đó cho ta thấy giá thể để cho ốc đẻ rất phong phú.
OBV cái có đặc điểm là vành miệng rộng và sâu hơn ốc đực.
OBV cái có thể đẻ 1.000 trứng trong 1 tháng. Một ổ trứng OBV có thể có từ 25-500 trứng. Tỷ lệ trứng nở trong tự nhiên rất cao (trên 80%). Sau khi đẻ 7-14 ngày, trứng bắt đầu nở ra OBV con. Chỉ sau 2 ngày nở, OBV có vỏ cứng lại và nhanh chóng di chuyển bằng nhiều cách như trôi nổi theo dòng nước hoặc bò để tự kiếm thức ăn. OBV ăn rất tạp, hầu hết những cây trồng trong nước, cỏ nước đều là thức ăn cho OBV. Tuy vậy, OBV vẫn thích nhất là những mầm non của cây trồng hoặc cỏ cây như mạ non mới gieo, lúa cấy tuổi non hoặc rau muống. Ở Lâm Đồng còn có cây củ năng lúc mới trồng là những thức ăn rất thích hợp cho OBV.
OBV ăn cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn từ 41-85 ngày là OBV đã lại tiếp tục giao phối và đẻ trứng. Người ta ước tính với mức độ tăng theo cấp số nhân, từ 1 cặp ốc bố mẹ sau 1 năm sẽ cho ra đời 40 triệu con OBV.
OBV có thể sống tới 3 năm. Nó thích sống trong nước nhưng nếu gặp điều kiện khô hạn thì nó chui sâu xuống bùn khô và sống ở đó trong 6 tháng. Như vậy, ở những ruộng sau khi cày ải phơi đất và đưa nước vào để gieo trồng vụ sau, người ta lại thấy OBV giống như tự nhiên được sinh ra. OBV thích nhiệt độ ấm, trời mát, tuy nhiên nếu nhiệt độ xuống thật thấp (dưới 15oC và trên 38oC), OBV vẫn sinh sản và sống được.
Những đặc điểm của OBV là: ăn tạp, ăn nhiều suốt ngày đêm, chóng lớn, đẻ khỏe, sống lâu và chịu được những điều kiện khí hậu môi trường bất thuận. Cũng nhờ những đặc điểm này mà những nhà kinh doanh OBV đã cố gắng khai thác triệt để nhằm thu lại lợi nhuận cao. Đồng thời, cũng vì những đặc điểm này, OBV đã trở thành đối tượng kiểm dịch của nước CHXHCN Việt Nam và một số nước khác. OBV đã làm thiệt hại rất lớn cho nền sản xuất nông nghiệp là mối lo lắng cần giải quyết của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là dân trồng lúa, trồng rau muống.
Nguồn tin:KS. TRẦN THỊ VÂN
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng
Nguồn: Thông tin khoa học, công nghệ, số 4.1995





Cụ Dũng chỉ quảng bá về hải ly năm 2000 sau khi đi TQ về

Ông Hưởng kể, đó là ông chỉ là nuôi thử nghiệm thôi. Số là năm ngoái, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, người dạy ông Hưởng làm nấm, đi Quảng Tây (Trung Quốc), thấy bên đó người ta nuôi hải ly nhiều quá. Về nước ông viết trên báo bài "Nuôi hải ly - một cách làm giàu thật dễ dàng". Ông Dũng là chủ nhiệm chương trình nhà nước "Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân" nên đi đâu thấy cái gì có vẻ hay, có lợi cho nông dân ông cũng chú ý quan sát.
 

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
6,712
Động cơ
406,166 Mã lực
Huyền Chip em cũng khá thích em nó đấy.

Em cũng là một trong số những người bảo vệ cho em nó.


Em thích những thanh niên trẻ nên đi thật xa , hiểu thật nhiều , va chạm các nền văn hóa, tôn giáo

Để nơi nào cũng sống tốt nhưng trong lòng vẫn có duy nhất 1 quê hương.

P/s Tất nhiên ngoại trừ việc em nó ( trốn vé hoặc vi phạm Luật )
đi xa thì is good các cụ trên ni ghét là chị ấy bốc phét thôi. Mà huyền chip đi xa sao bằng e sao nhiều bằng e sao sớm bằng e được nhỉ :)) thua xa lắc xa lơ :)) với lại đi xa đâu có đồng nghĩa là hiểu nhiều đâu :)
 

Demchinhhang.net

Xe container
Người OF
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
7,704
Động cơ
556,574 Mã lực
Em chưa được ăn, cụ nào ăn rồi có thấy ngon không ạ, nhìn trên youtube bọn tây nó ăn ngon thế.
Mà bảo con này đào hang trong đất có hại, thì con cua đồng nhà mình đào hang cả ngàn năm nay rồi có thấy thủng đê điều gì đâu, bảo con này ít thịt thì con cua đồng của mình không giã nhỏ ra lọc lấy nước thì cũng có ăn được đâu, bảo con này ăn tạp thì con cua đồng nhà mình cũng ăn đủ thứ luôn.
Ấy là em nghĩ vậy chứ các nhà khoa học bảo cấm thì chắc phải nguy hiểm mới cấm.
Kiểu ăn theo mốt, tuổi tí so với tôm sông nhà mềnh rang ăn cơm
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,161
Động cơ
470,544 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Siêu thị thấy có bán. Hôm trước vk e mua ăn thử của Tàu. Về làm nóng lên là ăn, có nhiều vị. Thịt tôm thì có tẹo nhấm nháp vs bia rượu thì được.
 

lum_dong_tien

Xe tăng
Biển số
OF-113295
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
1,061
Động cơ
395,937 Mã lực
Cứ động viên ăn nhiều vào rồi sẽ hết. Loại nào không ngon, không con gì ăn thì mới sợ. Chẳng hạn như cá dọn bể, không con nào ăn nên bây giờ ở đây cũng có, nặng cả kg chứ không nhỏ.
bắt làm thức ăn chăn nuôi càng tốt chứ cụ nhỉ.
 

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
6,712
Động cơ
406,166 Mã lực
Gia tộc Nguyễn Lân này cũng danh giá sao CCCM nhà mình dị ứng vl thế nhỉ. Hôm nào rảnh tìm hiểu kỹ mới được :)
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,570
Động cơ
189,357 Mã lực
Tuổi
44
Gia tộc Nguyễn Lân này cũng danh giá sao CCCM nhà mình dị ứng vl thế nhỉ. Hôm nào rảnh tìm hiểu kỹ mới được :)
Dạ

Chân thành khuyên nhủ bác rằng thì là mà đang nghĩ danh giá thế nào thì cứ nghĩ thế cho thấy đời nó tươi. Đừng tìm hiểu gì cả.
Người ta còn cố ước mơ có "một vé đi về tuổi thơ", giờ trong vấn đề này bác đang ở "tuổi thơ" rồi thì đừng cố tìm hiểu để lại mất công ước có vé về ạ.
 

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
6,712
Động cơ
406,166 Mã lực
Dạ

Chân thành khuyên nhủ bác rằng thì là mà đang nghĩ danh giá thế nào thì cứ nghĩ thế cho thấy đời nó tươi. Đừng tìm hiểu gì cả.
Người ta còn cố ước mơ có "một vé đi về tuổi thơ", giờ trong vấn đề này bác đang ở "tuổi thơ" rồi thì đừng cố tìm hiểu để lại mất công ước có vé về ạ.
Đầu tuần vả e cái còm khó hiểu thế.
 

kubi82

Xe điện
Biển số
OF-79292
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
2,424
Động cơ
917,795 Mã lực
Nơi ở
Nhà viết báo cho Cô
Gia tộc Nguyễn Lân này cũng danh giá sao CCCM nhà mình dị ứng vl thế nhỉ. Hôm nào rảnh tìm hiểu kỹ mới được :)
Thực phẩm biến đổi gene có thể gây Ung thư mà cụ ấy vẫn phát biểu ăn được bình thường, cả 2 vợ chồng cụ đều bị Ung thư.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
2,808
Động cơ
488,647 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Sang Myanmar rẻ thối, em đưa quân em đi toàn bảo đấy là tôm hùm. Phiền cái là dân này ko chế biến từ động vật tươi sống, nên cứ chết thì nó mới chế biến cho.
 

onghabeo

Xe tăng
Biển số
OF-61820
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,923
Động cơ
451,360 Mã lực
Em chưa được ăn, cụ nào ăn rồi có thấy ngon không ạ, nhìn trên youtube bọn tây nó ăn ngon thế.
Mà bảo con này đào hang trong đất có hại, thì con cua đồng nhà mình đào hang cả ngàn năm nay rồi có thấy thủng đê điều gì đâu, bảo con này ít thịt thì con cua đồng của mình không giã nhỏ ra lọc lấy nước thì cũng có ăn được đâu, bảo con này ăn tạp thì con cua đồng nhà mình cũng ăn đủ thứ luôn.
Ấy là em nghĩ vậy chứ các nhà khoa học bảo cấm thì chắc phải nguy hiểm mới cấm.
Thấy bọn Mỹ nó luộc với chanh rồi chấm với cái nước chấm thần thánh gì đó nhìn ăn rất ngon , nó có cả hội chợ ăn tôm này và tổ chức rất nhiều cuộc thi trong các trường học bên Mỹ , e thấy lạ là bên đó tôm bình thường , cua , và cả tôm hùm dân bên đó rất thờ ơ nhưng lại thích tôm đất , trước e mua thử 3 con ở chỗ bán cá cảnh về nuôi nhưng khoog dám ăn , nó có mầu rất đẹp và dễ sống , nhiều hôm e về thấy nó còn trèo lên đỉnh của bể cá giơ càng dọa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top