[Funland] Guardian: 4000 công nhân tử vong trong thời gian xây dựng các công trình phục vụ World Cup 2022

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
1,007
Động cơ
281,172 Mã lực
Xuống sân bay của nó là cái nóng 50 độ nó phả thăng mặt làm mình vô thức lùi lại muốn chui trở lại máy bay. Đúng lễ ramadan nữa, thấy nhân viên sân bay chỉ dám liếm nước chứ ko uống, mà vậy cũng là sai, là bị cấm.
Công nhân làm bên ngoài chắc chết nhất rồi chết luôn vì nóng cũng là thường.
 

cantona

Xe container
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,653
Động cơ
668,263 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Chết thì chôn mai người lại đẻ. Mấy bố báo cứ phóng đại lên. Để iêm cho nước người ta tiếp đón các đoàn, tổ chức thành công kì đại hội WC 2022. Góp phần nâng tầm uy tín-vị thế Qata trên trường quốc tế.
 

conkynhong1998

Xe buýt
Biển số
OF-746343
Ngày cấp bằng
14/10/20
Số km
685
Động cơ
63,266 Mã lực
Tuổi
26
Số liệu có tin được không vậy ? Em ko tin con số tận 4000 người chết. Chết do Covid hay chết do tai nạn lao đông ?

Mà nhìn ảnh chỗ ở của công nhân em thấy không đến nỗi nào, ở công trường thế thôi, không như ở nhà được.
Mà công nhân các nước Ấn độ, Srilanka, Banladesd, Nepal....họ đến Qatar lamg việc còn hơn ở quê nhà họ. :D
Ko rõ có đúng ko?
Thật ra phg Tây tẩy chay giải này từ lâu vì cho rằng FIFA nhận hối lộ
 

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
183
Động cơ
8,314 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Mình nghĩ chết vài ngàn người là báo chí phương Tây chém gió. Còn bàn về đời sống, xã hội của các nước Trung Đông thì phải tốn nhiều giấy mực mới nói hết được. Và tuỳ quan điểm, cách nhìn, văn hoá... mà mỗi người có kết luận riêng cho mình. Đúng sai chỉ là tương đối.

1. Chuyện công nhân khổ cực ở Trung Đông đã lên báo phương Tây nhiều năm rồi. Và các nhà thầu Trung Đông cũng đã khắc phục & tốt hơn xưa rất nhiều. Tất nhiên dưới góc nhìn của người phương Tây, thì công nhân ở các nước Trung Đông vẫn quá khắc khổ, thiếu thốn, bị bóc lột & bị đối xử như nô lệ.

2. Đó là vì các tiêu chuẩn quá khác biệt, ở phương Tây, đi làm bồi bàn, dọn vệ sinh, giúp việc hay bất cứ công việc gì, đều có lương tối thiểu, và sống khá tốt. Cái mặt bằng tối thiểu của phương Tây nó hơn cái chuẩn trung bình của phần còn lại của TG quá nhiều. Nên phương Tây hay áp cái chuẩn này đối với các nước được coi là giàu có (như Trung Đông là Qatar, UAE, KSA, KW, Bahrain, Oman...) và kêu gọi tụi này bọn mày cũng có tiền, cũng giàu thế thì đối xử tử tế & công bằng với dân lao động chút đi...

3. Tuy nhiên ở Trung Đông thì ngoài các nước ở trên ra thì phần còn lại là rất nghèo, thêm các nước châu Phi, Trung Á, Ấn, Pakistan, Bangladesh... dân nghèo & đói ăn, đói mặc, sẵn sàng làm 'nô lệ' để có cái ăn, thì cuộc sống như các bạn thấy trong ảnh là quá tốt (đối với họ rồi). Họ đi làm như vậy thì công ty nuôi ăn, mặc, ở, đi lại. Lương nhận về thì chi tiêu cá nhân một ít còn lại thì gửi về nhà. Tiền lương của họ không nhiều (khoảng 15 - 20 triệu vnd), nhưng nếu gửi về nhà 10 triệu thôi là đủ nuôi bố mẹ & vợ con gia đình cả tháng. Thậm chí tích cóp mua nhà, đất này kia luôn. Nên họ vẫn ổn, họ vẫn okie và chấp nhận vui vẻ sự khổ cực và khắc nghiệt đó. Phương Tây mà kêu gọi thì phải đi so cs hiện tại của họ với cs của họ ở quê nhà, khi đó mới hiểu.

4. Luật lao động của Qatar, UAE này kia tính ra rất bảo vệ người lao động, dù là giúp việc hay lao động thì công ty (hay chủ nhà, người thuê lao động) đều phải lo visa, vé máy bay, lo hoặc hỗ trợ ăn ở, đi lại, ngày phép 22 ngày + vé về thăm nhà ít nhất 2 năm một lần (thường các cty sẽ cấp vé 1 năm một lần). Đó là tối thiểu và 'by law'.

5. Người Việt Nam sang Trung Đông làm lao động không theo nổi vì lương thấp, thời tiết khắc nghiệt, vất vả & ko cạnh tranh được với hội châu Phi hay Trung Á này (họ quen rồi) nên người Việt sang đó ko chịu được là về thôi. Và tìm đường sang châu Âu này kia (dù bất hợp pháp) vì vẫn kiếm được nhiều tiền hơn.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Rõ như ban ngày cụ , sân vđ xây xong lâu rồi mà im thin thít lại trọn đúng lúc này . Nếu đấu tranh cho sự công bằng ai lại mưu mô như vậy
Bài báo đăng tháng 2 năm 2021, liên quan đến cấm vận Nga ghê, cụ nhỉ?

Thằng Guardian này đeo bám chủ đề tai nạn lao động tại Qatar từ 2013 nhé
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mình nghĩ chết vài ngàn người là báo chí phương Tây chém gió. Còn bàn về đời sống, xã hội của các nước Trung Đông thì phải tốn nhiều giấy mực mới nói hết được. Và tuỳ quan điểm, cách nhìn, văn hoá... mà mỗi người có kết luận riêng cho mình. Đúng sai chỉ là tương đối.

1. Chuyện công nhân khổ cực ở Trung Đông đã lên báo phương Tây nhiều năm rồi. Và các nhà thầu Trung Đông cũng đã khắc phục & tốt hơn xưa rất nhiều. Tất nhiên dưới góc nhìn của người phương Tây, thì công nhân ở các nước Trung Đông vẫn quá khắc khổ, thiếu thốn, bị bóc lột & bị đối xử như nô lệ.

2. Đó là vì các tiêu chuẩn quá khác biệt, ở phương Tây, đi làm bồi bàn, dọn vệ sinh, giúp việc hay bất cứ công việc gì, đều có lương tối thiểu, và sống khá tốt. Cái mặt bằng tối thiểu của phương Tây nó hơn cái chuẩn trung bình của phần còn lại của TG quá nhiều. Nên phương Tây hay áp cái chuẩn này đối với các nước được coi là giàu có (như Trung Đông là Qatar, UAE, KSA, KW, Bahrain, Oman...) và kêu gọi tụi này bọn mày cũng có tiền, cũng giàu thế thì đối xử tử tế & công bằng với dân lao động chút đi...

3. Tuy nhiên ở Trung Đông thì ngoài các nước ở trên ra thì phần còn lại là rất nghèo, thêm các nước châu Phi, Trung Á, Ấn, Pakistan, Bangladesh... dân nghèo & đói ăn, đói mặc, sẵn sàng làm 'nô lệ' để có cái ăn, thì cuộc sống như các bạn thấy trong ảnh là quá tốt (đối với họ rồi). Họ đi làm như vậy thì công ty nuôi ăn, mặc, ở, đi lại. Lương nhận về thì chi tiêu cá nhân một ít còn lại thì gửi về nhà. Tiền lương của họ không nhiều (khoảng 15 - 20 triệu vnd), nhưng nếu gửi về nhà 10 triệu thôi là đủ nuôi bố mẹ & vợ con gia đình cả tháng. Thậm chí tích cóp mua nhà, đất này kia luôn. Nên họ vẫn ổn, họ vẫn okie và chấp nhận vui vẻ sự khổ cực và khắc nghiệt đó. Phương Tây mà kêu gọi thì phải đi so cs hiện tại của họ với cs của họ ở quê nhà, khi đó mới hiểu.

4. Luật lao động của Qatar, UAE này kia tính ra rất bảo vệ người lao động, dù là giúp việc hay lao động thì công ty (hay chủ nhà, người thuê lao động) đều phải lo visa, vé máy bay, lo hoặc hỗ trợ ăn ở, đi lại, ngày phép 22 ngày + vé về thăm nhà ít nhất 2 năm một lần (thường các cty sẽ cấp vé 1 năm một lần). Đó là tối thiểu và 'by law'.

5. Người Việt Nam sang Trung Đông làm lao động không theo nổi vì lương thấp, thời tiết khắc nghiệt, vất vả & ko cạnh tranh được với hội châu Phi hay Trung Á này (họ quen rồi) nên người Việt sang đó ko chịu được là về thôi. Và tìm đường sang châu Âu này kia (dù bất hợp pháp) vì vẫn kiếm được nhiều tiền hơn.
Cụ nhìn nguồn của Guardian, BBC

Capture.JPG


 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,904
Động cơ
357,315 Mã lực
Sao giờ vẫn chưa thấy động tĩnh gì của wc thế nhỉ
 

Eagleny

Xe máy
Biển số
OF-773317
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
80
Động cơ
40,888 Mã lực
Tuổi
46
Trong OF có bác nào làm ở Công ty Đại Dũng chắc có nhiều chuyện kể về thi công ở Quatar. Công ty Đại Dũng trúng thầu cung cấp kết cấu thép cho 2 sân vận động ở Quatar 2022.
 

Mabamon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801860
Ngày cấp bằng
1/1/22
Số km
535
Động cơ
19,916 Mã lực
Tuổi
24
Ko rõ có đúng ko?
Thật ra phg Tây tẩy chay giải này từ lâu vì cho rằng FIFA nhận hối lộ
Bọn này quá nhiều tiếng xấu mà chưa thấy cải tổ lại nhỉ, không biết thằng nào chống lưng (chắc không phải Mẽo vì Mẽo không coi trọng môn này), có lẽ VN nên vận động các nước khác lập ra 1 tổ chức bóng đá toàn cầu thứ 2 để đối trọng với thằng FIFA này, cứ độc quyền là nát hết.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
CafeF xào lại từ media PT từ 2014 nhé, không mấy quạt Nga lại bảo liên quan đến cấm vận :-??


Thảm họa Wolrd Cup Qatar: 1.200 lao động nhập cư tử vong vì một 'chế độ nô lệ mới'

Báo cáo gần đây của Liên minh Công đoàn Quốc tế (ITUC) cho biết có tới 1.200 người lao động nhập cư từ Ấn Độ và Nepal đã chết tại Qatar kể từ khi quốc gia này được đăng cai World Cup 2022.

Báo cáo của ITUC cũng trùng khớp với số lao động tử vong được Ấn Độ và Nepal công bố gần đây.

Đại sứ quán Nepal tại Qatar cho biết, đã có 400 người lao động Nepal thiệt mạng khi làm việc tại các dự án phục vụ World Cup kể từ khi dự án được khởi động vào năm 2010. Đại sứ quán Ấn Độ thì cho hay, 500 lao động Ấn Độ tại Qatar đã thiệt mạng kể từ năm 2012.

Theo thống kê của ITUC, hiện có khoảng 1,4 triệu lao động nhập cư tại Qatar, phần nhiều trong số họ lao động trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup.

ITUC ước tính, tổng số lao động nhập cư thiệt mạng tại Qatar cho tới World Cup 2022 có thể lên tới 4.000 người.

"Cho dù nguyên nhân tử vong được xác định là tai nạn lao động, đau tim, hay nơi sống tồi tàn, nguyên nhân gốc rễ vẫn là một - đó là điều kiện làm việc.", báo cáo của ITUC nhận định.

Mặc dù vậy, Ủy ban Tổ chức World Cup của Qatar lại không chấp nhận những nhận định từ báo cáo của ITUC. Ủy ban này đã trả lời tờ WSJ như sau:

Việc ITUC cho rằng tiêu chuẩn làm việc của chúng tôi không có một cơ chế đáng tin cậy là chưa chính xác và gây hiểu nhầm. Chúng tôi đều biết là có vấn đề ở đây. Tuy nhiên, quá trình thay đổi không thể diễn ra chỉ trong một đêm, chúng tôi hiện đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề đó".

Những công nhân ở công trình Luisail City đã từng kể với tờ Guardian rằng chủ của họ giữ lại một phần tiền lương, bắt họ làm việc giữa thời tiết nóng bức mà không được nghỉ ngơi, thậm chí còn giữ lại hộ chiếu của họ để khiến họ không thể trở về nước.

Bị bóc lột cùng với điều kiện sống nghèo nàn, nhiều người nói xã hội Qatar giống như "CHẾ ĐỘ NÔ LỆ THỜI HIỆN ĐẠI".

Trong tháng 2, Ủy ban tổ chức World Cup của Qatar đã công bố những điều lệ mới nhằm tăng cường tiêu chuẩn sống và mức lương cho công nhân.

Về phí Fifa, đại diện tổ chức này cho biết, Fifa sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này và làm việc với Qatar để tìm ra giải pháp.

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Xuống sân bay của nó là cái nóng 50 độ nó phả thăng mặt làm mình vô thức lùi lại muốn chui trở lại máy bay. Đúng lễ ramadan nữa, thấy nhân viên sân bay chỉ dám liếm nước chứ ko uống, mà vậy cũng là sai, là bị cấm.
Công nhân làm bên ngoài chắc chết nhất rồi chết luôn vì nóng cũng là thường.
Lao động nhiêu giờ dưới nắng nóng gây chết người nhưng không được thống kê là tai nạn lao động tại Qatar theo nội dung bài báo sau


Qatar bị cáo buộc về nạn nô dịch phục vụ World Cup

Qatar đang ráo riết xây dựng hạ tầng kiến trúc và những sân vận động khổng lồ để chuẩn bị cho World Cup 2022. Nhưng làn sóng người lao động nước ngoài đổ xô đến đã phải chịu đựng những điều kiện làm việc khắc nghiệt không khác gì nô lệ thời Trung cổ.

Những người cùng phòng không còn nhớ đến họ của ông, chỉ mơ hồ biết rằng ông tên là Perumal, 40 tuổi, đến từ miền Nam Ấn Độ. Ông Perumal đến từ tháng 6, nghỉ tại Al-Khor gần sa mạc. Suốt mùa hè, những người này lao động 11 giờ mỗi ngày và 6 ngày mỗi tuần trên một trong vô số công trường mọc lên từ khi Qatar giành được quyền đăng cai tổ chức World Cup 2022.
"Chủ không cho chúng tôi nghỉ theo luật từ 11 giờ 30 phút đến 15 giờ suốt 2 tháng nóng nhất trong năm với nhiệt độ đến 500C" - một công nhân kể lại.

Dù có muốn đi nữa, Perumal cũng không thể thay đổi công việc hay trở về quê hương. Tại Qatar, quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất thế giới (110.000 đôla/năm), nguyên tắc của người sử dụng lao động cấm công nhân nước ngoài hủy bỏ hợp đồng nếu không có sự đồng ý của người bảo lãnh (thường là ông chủ). Một ngày giữa tháng 9, khi trở về phòng sau một ngày mệt nhoài, mọi người nhìn thấy Perumal đang nằm trên giường, cơ thể cứng đờ.

"Buổi sáng ông ta than bị sốt và không chịu đi xe buýt đến công trường. Tôi đã đưa ông ta vào bệnh viện, ở đấy người ta cho ông một vỉ thuốc rồi tôi đưa ông ta trở về trại. Khi chúng tôi trở về vào buổi tối, ông ta đã chết vì đau tim”.

Một cái chết thầm lặng, gần như là lệ thường. Mỗi năm có hàng trăm công nhân gốc Đông Nam Á rời Qatar trong chiếc quan tài. Họ đã kết thúc cuộc đời tại đất nước mà họ tin rằng sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, bị kiệt quệ bởi điều kiện lao động nghiệt ngã.

Các chuyên gia của Liên hiệp Công đoàn Quốc tế (CSI) đã đến Doha để điều tra và tính toán rằng, nếu tử suất không giảm từ nay đến năm 2022, sẽ có ít nhất 4.000 công nhân nước ngoài phải trả giá cho World Cup 2022 bằng sinh mạng của mình. "Sẽ có nhiều người chết trong lúc xây dựng các hạ tầng kiến trúc hơn cả số cầu thủ sẽ chơi trên những sân vận động đó" - Tổng thư ký Sharan Burrow của CSI cho biết.

Vì danh tiếng, các tập đoàn xây dựng đa quốc gia tỏ ra rất quan tâm đến điều kiện an toàn trong lao động. Khi vào công trường người ta phải đội mũ bảo hộ, mặc áo có sơn phản quang và mang giày bốt. Trong thời gian thanh tra, phái đoàn CSI không tìm thấy vi phạm nào về an toàn lao động cả. Khi có những phái đoàn nước ngoài đến thanh tra, các tập đoàn như Vinci Construction (Pháp), Brookfield (Úc) hay CH2M Hill (Mỹ) luôn tự hào về "hàng triệu giờ lao động mà không hề có tai nạn".

Họ mở cửa những căn lán kiểu mẫu, nơi tất cả được làm để giải khuây cho công nhân sau ngày lao động: đá bóng, bida, thi thể hình, hát karaoke… "Một công nhân hạnh phúc là một công nhân có năng suất lao động cao" - đó là khẩu hiệu của các trại, thậm chí họ có cả bác sĩ tâm thần để chăm sóc cho công nhân hay đốc công "bị nỗi buồn xa xứ".

Nhưng khi đi xuống dưới dây chuyền thuê lại, những sự lạm dụng bắt đầu xuất hiện. Salaheddin, một công nhân Ấn Độ 40 tuổi làm việc tại công trường The Pearl, biết rõ điều đó hơn ai hết. Sau 5 tháng làm việc tại Qatar, công ty sử dụng ông vẫn chưa cấp giấy phép cư trú cho ông.

"Không có giấy phép đó, người ta không thể gửi tiền ra nước ngoài hay chữa trị tại bệnh viện công. Mỗi tháng công ty đưa chúng tôi đến Dubai để gia hạn visa. Chúng tôi có thể bị cảnh sát bắt bất cứ lúc nào" - ông thổ lộ trong căn phòng 15m2 mà ông sống cùng 7 đồng nghiệp khác. Như đa số các công ty Qatar khác, công ty của ông đã vi phạm luật quy định mỗi phòng ngủ chỉ được chứa 4 công nhân mà không có giường tầng.

"Họ buộc chúng tôi phải mua chăn của họ và không cấp nước sinh hoạt. Có hôm chúng tôi than phiền, ông chủ đã bảo hãy uống nước toilette đi" - Salaheddin buồn bã kể lại.

Vô số điều tủi nhục để nhận mức lương chết đói 180 euro, tối đa là 243 euro/tháng nhờ những giờ làm thêm. "Tôi đã gặp nhiều công nhân chen chúc 10 người trong phòng, những người khác ký hợp đồng với mức lương chỉ 40 euro/tháng mà còn bị chậm lương. Thật ra luật lao động là đúng đắn, chỉ có việc áp dụng luật là có vấn đề. Số lượng thanh tra lao động quá ít và sự chậm chạp của luật pháp đã khuyến khích những sự vi phạm" - Rajiv Sharma, thành viên của CSI, cho biết.

Đại sứ quán Ấn Độ tính ra có 237 người chết trong năm 2012, trong 9 tháng qua 159 người đã thiệt mạng và đạt đỉnh cao trong tháng 8 với 27 ca tử vong do nghề nghiệp. Trong cộng đồng lao động Nepal (400.000 người), con số tử vong cũng đáng sợ: mỗi năm 200 người.

"Tử vong do tai biến tim mạch chiếm từ 50 đến 60%, tiếp đến là tai nạn giao thông và tai nạn nghề nghiệp chiếm 15%" - một nguồn tin giấu tên cho biết. Nhiều người am hiểu cho rằng các công nhân chết do kiệt sức, thân nhiệt tăng cao và mất nước, tai họa chính ở các công trường.

Hôm 17/11, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng về các điều kiện lao động đáng báo động của những công nhân nước ngoài ở Qatar, quốc gia chủ nhà của World Cup 2022. Kết luận của báo cáo là kết quả của một cuộc điều tra công phu, cho thấy "mức độ khai thác đáng báo động trong lĩnh vực xây dựng" và nhấn mạnh rằng "sự khai thác công nhân giống như lao động khổ sai" - Tổng thư ký Salil Shetty của tổ chức này cho biết.

"Quả thật không thể tha thứ khi quá nhiều công nhân nước ngoài bị khai thác một cách đáng thương và không được trả lương tại một trong các quốc gia giàu nhất thế giới" - ông Shalil Shetty nhận định. Tổ chức cũng yêu cầu FIFA gây áp lực với Chính phủ Qatar để cải thiện điều kiện làm việc của các công nhân nước ngoài.

Trong báo cáo, tổ chức Ân xá Quốc tế nêu ra nhiều điều lạm dụng đối với các lao động nước ngoài tại Qatar, trong đó có "việc không trả lương, điều kiện làm việc khắc nghiệt và nguy hiểm, điều kiện ăn ở tồi tệ đến mức đáng lên án", đôi khi không có máy điều hòa dưới nhiệt độ nóng bức ngột ngạt”. Ông Shetty nêu tên một nhóm 70 công nhân Nepal, Sri Lanka và nhiều quốc tịch khác "đang làm việc cho một công ty chuyên xây các tòa tháp hùng vĩ tại Doha nhưng không được trả lương từ 9 đến 10 tháng, và không còn gì để ăn cả".

Theo lời ông, một viên chức tại bệnh viện Doha cho biết rằng "hơn 1.000 công nhân đã nhập viện trong năm 2012 tại khoa chấn thương do tai nạn lao động". Trong số đó có 10% bị thương tật và tỉ lệ tử vong cũng đáng kể.

Qatar từng bị chỉ trích nhiều lần về các điều kiện lao động, đặc biệt là tại những công trường xây dựng. Vào tháng 10 năm nay một phái đoàn của CSI đã yêu cầu chính phủ phải cải thiện tức khắc các điều kiện lao động của công nhân công trường. Mới đây, LHQ cũng đã yêu câu điều đó và nói rõ rằng các biện pháp đã được áp dụng theo chiều hướng đó.

Cuối tháng 9 tờ "The Guardian" của Anh đã đăng tải một kết quả điều tra về 44 cái chết từ tháng 6 đến tháng 8 trên một công trường ở Qatar, nhưng giới chức chính quyền Qatar đã hoàn toàn phủ nhận

 

Mabamon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801860
Ngày cấp bằng
1/1/22
Số km
535
Động cơ
19,916 Mã lực
Tuổi
24
Cháu quyết định tẩy chay gí kak vào xem cái WC lần này.
 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
40,030
Động cơ
883,654 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Cứ đọc chút ít tin khác về lao động nhập cư Quatar để có một cách nhìn bớt phiến diện hơn.
 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
40,030
Động cơ
883,654 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
40,030
Động cơ
883,654 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.

Quakhoang

Xe buýt
Biển số
OF-799220
Ngày cấp bằng
3/12/21
Số km
887
Động cơ
30,634 Mã lực
Tuổi
31
E search thông tin vụ xây đập của bác. Họ thông tin là không có vụ công nhân nào bị chôn sống trong bê tông.
Ồ, quan điểm cuả người châu Âu là search cũng phải có kiến thức bác ạ, và cũng tùy nơi thì Google sẽ cho bác kiến thức như nào nữa. Nếu không bác sang bất kỳ thư viện nào của Mỹ để tìm sách về lịch sử Colorado đọc.

Tuy nhiên bác có thể dùng một cách gần miễn phí và rẻ khác là xem bộ phim trên Discovery về vấn đề này có phụ đề cho dễ hiểu, Discovery thì là Mỹ chính thống rồi phải không nào? Tên phim thì bác có thể vận dụng một chút kiến thức về chuyên ngành của bác....như thế sẽ hay hơn và Discovery không có nhiều chương trình về xây dựng và kiến trúc. Chắc chắn là vậy rồi.
 

chanthat123

Xe tăng
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
1,823
Động cơ
536,892 Mã lực
BBC giờ đói, giống đám phóng tinh viên ở xứ mình đi bóc phốt dn cắn tiền thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top