[Funland] Hà Nội sắp cấm nhựa dùng một lần ở nhà hàng, cà phê trong Vành đai 1

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
4,111
Động cơ
265,867 Mã lực
Tuổi
49
Cấm hút thuốc là nơi công cộng mà sáng thấy mấy ông phì phèo ngay trong khuôn viên bệnh viện có thấy ai phạt đâu.
 

tuandaiwoo

Xe hơi
Biển số
OF-116352
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
174
Động cơ
873,012 Mã lực
Cốc, hộp giấy thực sự không hoàn toàn "xanh" như nhiều cụ nghĩ đâu:

Sử dụng vẫn cứ phải phủ nylon/nhựa, chứ ko phải giấy 100%:
- Rẻ tiền: Phủ nhựa ko an toàn (mì cốc rẻ tiền, cốc cà phê,...)
- Đắt tiền: Phủ nhựa an toàn (hộp ăn trong Hilton hotel)

Rất khó tái chế:
- Không dễ tách nhựa khỏi giấy
- Cốc hộp bị nhiễm dầu mỡ, đồ bẩn gần như không thể tái chế

Sản xuất:
Nguồn gỗ để nghiền thành bột giấy có độc hay ko?
Hơn nữa lúc sx vẫn phát thải CO2.

Tốn kém hơn nhựa:
Do tính "dùng 1 lần" nên tạo rác khủng khiếp, tính tái sử dụng ko có nên tính chi phí là đắt.
Nhật đã phải hạn chế dùng đũa 1 lần, thậm chí có nơi chính thức cấm.

Xanh phải là cốc, hộp từ thực phẩm: Cỏ, Lá.
Đã có ống hút từ cỏ, nhưng rất đắt.
Các cụ ngày xưa mới là xanh: Lá chuối gói xôi, thìa cốc bằng gáo dừa :D
Bác chuẩn! Rất nhiều người không hiểu biết nên cứ a dua, a tòng hô hào hão! Bổ sung thêm phần sản xuất là trồng cây lấy gỗ có đủ để làm tất cả từ giấy không? hay lại phá rừng???
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,453
Động cơ
340,943 Mã lực
Thủ đô đi đầu trong mọi phong trào, cũng tốt thôi các cụ nhỉ.
====

Hà Nội sắp cấm nhựa dùng một lần ở nhà hàng, cà phê trong Vành đai 1
Từ tháng 10, Hà Nội được yêu cầu thí điểm không dùng nhựa một lần tại cửa hàng đồ uống, quán ăn trong Vành đai 1.

Tại Chỉ thị 20 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ngày 12/7, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội thí điểm không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng đồ uống, quán ăn... nằm trong Vành đai 1. Việc thí điểm sẽ thực hiện từ Quý IV năm nay và nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Vành đai 1 của Hà Nội. Đồ họa: Tiến Thành

Vành đai 1 của Hà Nội. Đồ họa: Tiến Thành

Đây là quy định mới nhất liên quan đến giải pháp ngăn chặn ô nhiễm nhựa tại Hà Nội. Thành phố thể hiện quyết tâm giảm thải vật liệu này trước tình trạng hơn 1.400 tấn rác nhựa thải ra mỗi ngày.

Trước đó hai ngày, HĐND thành phố cũng thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn. Dưới đây là lộ trình cấm cụ thể với từng hoạt động.

Thời gianĐối tượng áp dụngSản phẩm, hoạt động cấm
1/1/2026Khách sạn, khu du lịchCác sản phẩm nhựa một lần gồm bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm bông, mũ tắm, gói nhỏ đựng kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội
1/1/2027Chợ, cửa hàng tiện lợiTúi nilon cấp miễn phí
1/1/2028Cơ quan công quyềnNhựa một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học gồm túi nilon, hộp nhựa xốp đóng gói, đựng thực phẩm
1/1/2031Toàn thành phốXuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa có chứa vi nhựa
Theo Nghị định 08 năm 2022, sản phẩm nhựa dùng một lần gồm khay, hộp đựng thực phẩm, bát, cốc, ống hút, dụng cụ khác có thành phần nhựa, được thiết kế để dùng một lần. Còn bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là các loại làm từ nhựa PE, PP, PS, PVC, PET, thường lâu phân hủy trong môi trường đất, nước, hoặc bãi chôn lấp.


Các sản phẩm nhựa thường được phân loại theo các mã số nhận dạng, từ 1 đến 7, mỗi loại nhựa có đặc tính và phương pháp tái chế khác nhau. Các mã này thường được in dưới đáy các sản phẩm nhựa.

Bảng phân loại nhựa theo mã số. Đồ họa có sự hỗ trợ từ AI

Bảng phân loại nhựa theo mã số. Đồ họa có sự hỗ trợ từ AI

PET (Polyethylene Terephthalate) - Số 1: Là nhựa phổ biến trong chai nước, đồ uống. Phương pháp tái chế: Nung chảy và đúc khuôn. PET có thể tái chế nhiều lần, dùng để sản xuất các sản phẩm như áo thun, chăn, thảm.

HDPE (High-Density Polyethylene) - Số 2: Chai lọ nhựa sữa, dầu ăn, các sản phẩm gia dụng. Phương pháp tái chế: Nung chảy và đúc khuôn, tái chế cơ học. Nhựa HDPE sau khi tái chế thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như thùng chứa, hộp đựng, đồ gia dụng, hoặc vỉ nhựa.


PVC (Polyvinyl Chloride) - Số 3: Nhựa mềm dùng trong các sản phẩm như đường ống, vỏ điện thoại. Phương pháp tái chế: Tái chế cơ học (hiếm) và phân hủy hóa học. Tuy nhiên, việc tái chế PVC khá phức tạp và ít phổ biến do khó xử lý các chất phụ gia có trong nhựa này.

LDPE (Low-Density Polyethylene) - Số 4: Túi nhựa, vỏ bọc thực phẩm. Có thể tái chế nhưng ít phổ biến.

PP (Polypropylene) - Số 5: Hộp thực phẩm, vỉ nhựa. Dễ tái chế thành các sản phẩm như thùng chứa, nắp chai.

PS (Polystyrene) - Số 6: Cốc nhựa, hộp xốp. Rất khó tái chế và dễ gây ô nhiễm.

Other (Miscellaneous) - Số 7: Nhựa pha trộn khác. Thường không thể tái chế hoặc khó xử lý.

Nhiều tỉnh, thành cũng hướng tới mục tiêu giảm thải nhựa. Trong đó, các khu du lịch đã tiên phong triển khai. Các đảo Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Cô Tô (Quảng Ninh) cấm du khách mang theo túi nilon từ năm 2019 và 2022. Sáu năm trước, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cũng cấm du khách dùng các sản phẩm nhựa một lần như cốc, ống hút, túi nilon. Hồi tháng 5, một tàu du lịch đã bị đình chỉ 7 ngày vì để khách dùng nhựa một lần.

TP HCM cũng đặt mục tiêu xã Thạnh An cùng các điểm du lịch tại Cần Giờ hạn chế sử dụng túi nilon và nhựa một lần đến năm 2030.

Thực tế, hoạt động giảm nhựa đã diễn ra thí điểm tại một chợ Đà Nẵng ba năm trước. Tại chợ Hàn, nhiều tiểu thương sử dụng túi giấy và thu gom túi nilon sạch để tái sử dụng.

Trên bình diện cả nước, theo Nghị định 08/2022, sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp xốp đóng gói, đựng thực phẩm) sẽ không được lưu hành và sử dụng tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch từ sau năm 2025.

Từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ giảm sản xuất, nhập khẩu túi nilon khó phân hủy kích cỡ nhỏ. Sau 2030, Chính phủ đặt mục tiêu dừng hẳn việc sản xuất, nhập khẩu đồ nhựa dùng một lần, các loại túi nilon khó phân hủy và hộp xốp đựng thực phẩm.

Bảo Bảo
Đáng lý cơ quan công quyền phải làm đầu tiên, thì lại đi áp chót, thế có nực cười không?
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,975
Động cơ
542,852 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Cái làng này hôm rồi cụ tổng có nhắc đến tên thế mà em vẫn thấy hoạt động tấp nập lắm, bao nhiêu năm cả nước biết mà chả dẹp nổi.

Vụ này chủ ý chắc dãn dân vành đai 1 thôi, bà con khó sống phải ra ngoài cho dễ thở
Quê cụ ấy cũng có những địa phương làm hàng giả mà khi bọn em đề cập thì lãnh đạo cấp xã (cũ) bảo đấy là nguồn thu ns chính đới, để yên đê! 😅
 

Tung Anh 1401

Xe tải
Biển số
OF-856102
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
377
Động cơ
7,658 Mã lực
Tuổi
39
Em ủng hộ làm nhanh, làm mạnh, làm quyết liệt vụ đồ nhựa dùng 1 lần này. Từ HN rồi cả nước, chứ rác thải nhựa quá khủng khiếp đặc biệt là vùng biển. Nhà em nhiều năm nay ngoài cái túi ni long đựng rác ra thì hầu như không có dùng đồ nhựa 1 lần.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
7,193
Động cơ
114,571 Mã lực
Không phân loại rác tại nguồn thì mọi cấm hay hạn chế ko xử lý được vđề nilon phế thải túi đựng đi chợ hàng ngày thải ra
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,932
Động cơ
589,044 Mã lực
Đáng lý cơ quan công quyền phải làm đầu tiên, thì lại đi áp chót, thế có nực cười không?
Thực ra có trong danh sách đã là mừng rồi cụ ạ, em tưởng còn không nhắc đến cơ :)).
Ra đường thì biết, thấy xe biển xanh đỏ hay NG...cứ né cho lành.
 

kongbuii

Xe hơi
Biển số
OF-885538
Ngày cấp bằng
14/7/25
Số km
151
Động cơ
1,541 Mã lực
Thủ đô đi đầu trong mọi phong trào, cũng tốt thôi các cụ nhỉ.
====

Hà Nội sắp cấm nhựa dùng một lần ở nhà hàng, cà phê trong Vành đai 1
Từ tháng 10, Hà Nội được yêu cầu thí điểm không dùng nhựa một lần tại cửa hàng đồ uống, quán ăn trong Vành đai 1.

Tại Chỉ thị 20 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ngày 12/7, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội thí điểm không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng đồ uống, quán ăn... nằm trong Vành đai 1. Việc thí điểm sẽ thực hiện từ Quý IV năm nay và nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Vành đai 1 của Hà Nội. Đồ họa: Tiến Thành

Vành đai 1 của Hà Nội. Đồ họa: Tiến Thành

Đây là quy định mới nhất liên quan đến giải pháp ngăn chặn ô nhiễm nhựa tại Hà Nội. Thành phố thể hiện quyết tâm giảm thải vật liệu này trước tình trạng hơn 1.400 tấn rác nhựa thải ra mỗi ngày.

Trước đó hai ngày, HĐND thành phố cũng thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn. Dưới đây là lộ trình cấm cụ thể với từng hoạt động.

Thời gianĐối tượng áp dụngSản phẩm, hoạt động cấm
1/1/2026Khách sạn, khu du lịchCác sản phẩm nhựa một lần gồm bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm bông, mũ tắm, gói nhỏ đựng kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội
1/1/2027Chợ, cửa hàng tiện lợiTúi nilon cấp miễn phí
1/1/2028Cơ quan công quyềnNhựa một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học gồm túi nilon, hộp nhựa xốp đóng gói, đựng thực phẩm
1/1/2031Toàn thành phốXuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa có chứa vi nhựa
Theo Nghị định 08 năm 2022, sản phẩm nhựa dùng một lần gồm khay, hộp đựng thực phẩm, bát, cốc, ống hút, dụng cụ khác có thành phần nhựa, được thiết kế để dùng một lần. Còn bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là các loại làm từ nhựa PE, PP, PS, PVC, PET, thường lâu phân hủy trong môi trường đất, nước, hoặc bãi chôn lấp.


Các sản phẩm nhựa thường được phân loại theo các mã số nhận dạng, từ 1 đến 7, mỗi loại nhựa có đặc tính và phương pháp tái chế khác nhau. Các mã này thường được in dưới đáy các sản phẩm nhựa.

Bảng phân loại nhựa theo mã số. Đồ họa có sự hỗ trợ từ AI

Bảng phân loại nhựa theo mã số. Đồ họa có sự hỗ trợ từ AI

PET (Polyethylene Terephthalate) - Số 1: Là nhựa phổ biến trong chai nước, đồ uống. Phương pháp tái chế: Nung chảy và đúc khuôn. PET có thể tái chế nhiều lần, dùng để sản xuất các sản phẩm như áo thun, chăn, thảm.

HDPE (High-Density Polyethylene) - Số 2: Chai lọ nhựa sữa, dầu ăn, các sản phẩm gia dụng. Phương pháp tái chế: Nung chảy và đúc khuôn, tái chế cơ học. Nhựa HDPE sau khi tái chế thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như thùng chứa, hộp đựng, đồ gia dụng, hoặc vỉ nhựa.


PVC (Polyvinyl Chloride) - Số 3: Nhựa mềm dùng trong các sản phẩm như đường ống, vỏ điện thoại. Phương pháp tái chế: Tái chế cơ học (hiếm) và phân hủy hóa học. Tuy nhiên, việc tái chế PVC khá phức tạp và ít phổ biến do khó xử lý các chất phụ gia có trong nhựa này.

LDPE (Low-Density Polyethylene) - Số 4: Túi nhựa, vỏ bọc thực phẩm. Có thể tái chế nhưng ít phổ biến.

PP (Polypropylene) - Số 5: Hộp thực phẩm, vỉ nhựa. Dễ tái chế thành các sản phẩm như thùng chứa, nắp chai.

PS (Polystyrene) - Số 6: Cốc nhựa, hộp xốp. Rất khó tái chế và dễ gây ô nhiễm.

Other (Miscellaneous) - Số 7: Nhựa pha trộn khác. Thường không thể tái chế hoặc khó xử lý.

Nhiều tỉnh, thành cũng hướng tới mục tiêu giảm thải nhựa. Trong đó, các khu du lịch đã tiên phong triển khai. Các đảo Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Cô Tô (Quảng Ninh) cấm du khách mang theo túi nilon từ năm 2019 và 2022. Sáu năm trước, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cũng cấm du khách dùng các sản phẩm nhựa một lần như cốc, ống hút, túi nilon. Hồi tháng 5, một tàu du lịch đã bị đình chỉ 7 ngày vì để khách dùng nhựa một lần.

TP HCM cũng đặt mục tiêu xã Thạnh An cùng các điểm du lịch tại Cần Giờ hạn chế sử dụng túi nilon và nhựa một lần đến năm 2030.

Thực tế, hoạt động giảm nhựa đã diễn ra thí điểm tại một chợ Đà Nẵng ba năm trước. Tại chợ Hàn, nhiều tiểu thương sử dụng túi giấy và thu gom túi nilon sạch để tái sử dụng.

Trên bình diện cả nước, theo Nghị định 08/2022, sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp xốp đóng gói, đựng thực phẩm) sẽ không được lưu hành và sử dụng tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch từ sau năm 2025.

Từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ giảm sản xuất, nhập khẩu túi nilon khó phân hủy kích cỡ nhỏ. Sau 2030, Chính phủ đặt mục tiêu dừng hẳn việc sản xuất, nhập khẩu đồ nhựa dùng một lần, các loại túi nilon khó phân hủy và hộp xốp đựng thực phẩm.

Bảo Bảo
Vấn đề này em nghĩ là khẩn cấp, nên hạn chế toàn diện.
Bố mẹ em đi chợ ở quê thấy mang làn, rổ tre/nhôm/inox lót lá chuối, lá dong thay thế cho túi nilon, hộp xốp lâu rồi.
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
6,058
Động cơ
1,144,326 Mã lực
Em thì cũng chưa triệt để lắm, vẫn còn dùng túi nilon.
Nhưng hàng ngày, nếu không thực sự cần thiết, khi mua đồ em sẽ không lấy túi nilon.
Những túi đã lấy, nếu còn khô ráo, sạch sẽ thì em giữ lại trong ngăn tủ để tái sử dụng lần 2, lần 3.
Còn túi nào bị ướt, bẩn hoặc rách thì em đành phải bỏ vào thùng rác.
 

Huynam14

Xe máy
Biển số
OF-883905
Ngày cấp bằng
22/6/25
Số km
58
Động cơ
524 Mã lực
Tuổi
36
Nhiều chính sách mới quá, toàn những chính sách thay đổi quay cuồng luôn, không biết con dân thích nghi thế nào đây ạ
 

Mô kích 50

Xe buýt
Biển số
OF-11921
Ngày cấp bằng
6/12/07
Số km
567
Động cơ
533,580 Mã lực
cái này cần phải làm mạnh tay hơn cả cấm xe máy xăng, đặc biệt là với bao bì bán đồ ăn sẵn.
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
7,069
Động cơ
982,576 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Vụ cấm nhựa sử dụng 1 lần này em nghĩ phải cấm từ đầu nguồn, nghĩa là cấm dần từ khâu sản xuất, phân phối các sản phẩm này. Người tiêu dùng không có ắt sẽ phải tìm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
6,058
Động cơ
1,144,326 Mã lực
Vụ cấm nhựa sử dụng 1 lần này em nghĩ phải cấm từ đầu nguồn, nghĩa là cấm dần từ khâu sản xuất, phân phối các sản phẩm này. Người tiêu dùng không có ắt sẽ phải tìm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo em thì không nên cấm, mà miễn thuế cho sản phẩm thân thiện môi trường và đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nhựa.
 

Đại Bàng Xuống Núi

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-523982
Ngày cấp bằng
28/7/17
Số km
1,701
Động cơ
205,598 Mã lực
Tuổi
23
Cái làng này hôm rồi cụ tổng có nhắc đến tên thế mà em vẫn thấy hoạt động tấp nập lắm, bao nhiêu năm cả nước biết mà chả dẹp nổi.

Vụ này chủ ý chắc dãn dân vành đai 1 thôi, bà con khó sống phải ra ngoài cho dễ thở
E xây nhà bán khu này mấy năm biết rõ lắm, bánh kẹo bim bim, nước ngọt, kem, .... kinh khủng khiếp cái mùi làm e ngạt thở
Giữa thủ đô chứ xa j, cạnh bệnh viên nhi to đùng mấy chục tầng vừa xong
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,642
Động cơ
796,023 Mã lực
Em ủng hộ 2 tay. Quan trọng là nói được phải làm được cơ, chứ nói cho vui thì...
Có mỗi cái vỉa hè mà hết chiến dịch này đến chiến dịch nọ xong lại nguyễn y vân.
 

Hazelnut

Xe tải
Biển số
OF-841538
Ngày cấp bằng
11/10/23
Số km
404
Động cơ
535,506 Mã lực
Nhà tôi vợ đi chợ về thì túi nylong cái nào khô để riêng còn dùng lại.
cái nào ướt thì hai đứa nhà tôi sẽ rửa sạch rồi để dùng lại. Thôi cố dùng đc thêm vài lần cũng tốt hơn là vo vứt vào thùng rác các bác ạ.
 

mycamel

Xe hơi
Biển số
OF-20010
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
196
Động cơ
1,186,123 Mã lực
Nơi ở
Khâm Thiên
Website
www.raybanvietnam.com
Em tư vấn thêm là cần cấm cả bao cao su nữa. Bao cao su đều sử dụng một lần, có chứa chất bôi trơn gốc dầu và hương liệu rất lâu phân huỷ, gây hại môi trường. Trước mắt là cần cấm sử dụng bao cao su trong vành đai 1. Sau đó sẽ nhân rộng mô hình ra cả nước. Một công đôi việc, vừa tăng, trẻ hoá dân số, vừa bảo vệ môi trường các cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top