Cái trò ra rả ô nhiễm là trò của phương Tây, bắt các nước đang phát triển phải bỏ phí cực cao để bảo vệ môi trường từ đó mãi mãi không phát triển kinh tế được.
Cho nên các cái app đo ô nhiễm và những thằng như thớt là những con rối mà phương Tây tạo ra.
Không phải vô cớ mà nước thải nhiều CO2 nhất nhưng lại chẳng bao giờ có tên
Tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris, Tổng thống Donald Trump tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết”, để lại một tương lai bất định cho nỗ lực lớn nhất của thế giới chống lại biến đổi khí hậu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump: “Để thực hiện nhiệm vụ cao cả bảo vệ đất nước và người dân Mỹ, tôi quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu” - Ảnh: Reuters
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu 2015 (COP 21) ở Paris (Pháp), tổng cộng 195 nước đã đồng ý thỏa thuận biến đổi khí hậu với mục tiêu chung duy trì nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng từ 2°C trở xuống tính tới hết thế kỷ này.
Trong tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris tại Nhà Trắng hôm 1-6,
ông Trump khẳng định các thỏa thuận này thiếu công bằng và làm tổn hại nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống Mỹ nói rằng để giảm khí thải, Mỹ phải giảm sản xuất, đóng cửa bớt nhà máy, người dân mất việc làm, doanh nghiệp tốn thêm chi phí và Mỹ sẽ tiêu tốn “hàng tỉ, hàng tỉ, hàng tỉ USD” trong khi “chúng ta còn nợ công 20.000 tỉ USD”.
Thực tế việc rút khỏi Thỏa thuận Paris (mà tổng thống Obama ký tham gia năm 2005) là lời hứa của ông Trump trong cuộc bầu cử 2016. Ông đã chỉ trích thỏa thuận này là “trò lừa đảo”, và rằng tại sao Mỹ phải trả tiền cho một thỏa thuận không có tính ràng buộc.