[Funland] Hại bệnh nhân bằng kháng sinh mạnh (thừa mức cần thiết)

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
379
Động cơ
211,975 Mã lực
  • Có 9 nhóm kháng sinh tất cả, mọi người có thể google thêm
  • Phân biệt rõ virus và vi khuẩn. Với vi khuẩn thì kháng sinh có tác dụng, virus thì không.
  • Có bệnh viêm họng/ cúm do virus (chưa bội nhiễm) nhưng nếu chẩn đoán nhầm là do vi khuẩn thì sẽ kê kháng sinh (hoặc kê thừa còn hơn thiếu)
  • Bác sĩ cũng như học sinh, có giỏi, có dốt. Nên câu: Phải tin lời bác sĩ thì không phải luôn đúng.
Con chị Thùy thường xuyên bị viêm phế quản. Mỗi lần như thế, chị thường đưa con đi khám ở một phòng mạch tư nhân. Nơi này sử dụng các loại kháng sinh mạnh để bệnh nhân mau khỏi. Kết quả là con chị không còn đáp ứng với những kháng sinh thông thường.

Cuối tháng 8, cậu bé lại nhập viện điều trị gần một tháng vì chứng viêm phế quản. Bệnh không nặng, nhưng điều trị dây dưa vì bác sĩ cho biết vi khuẩn kháng thuốc, phải dùng đến một kháng sinh cực mạnh, bệnh mới hết. Chị phải trả viện phí gần 10 triệu đồng.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho mau hết bệnh đang diễn ra phổ biến, khiến con người mất đi vũ khí phòng thủ sau cùng trong điều trị. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh nhiều nhất khu vực.

Trong cộng đồng hiện vẫn tồn tại quan niệm cho rằng một loại kháng sinh có thể chữa được tất cả các bệnh nhiễm trùng, thậm chí có thể dùng cho cảm cúm thông thường. Vì thế mỗi khi có bệnh, họ thường tự điều trị bằng cách mua một loại kháng sinh nào đó để uống, khi uống thì được chăng hay chớ (nhớ thì dùng, không thì thôi, thấy bớt bệnh liền ngưng thuốc). Uống không hết bệnh, họ nghe lời người quen mách bảo chuyển sang kháng sinh khác.

Dù được quy định là thuốc phải kê toa, nhưng hiện nay kháng sinh được bán rộng rãi, ai mua cũng được với bất kỳ số lượng nào. Ngay cả trong các bệnh viện, phòng khám, tình trạng sử dụng kháng sinh cũng khó quản lý.

Tại các cơ sở y tế ngoài công lập hiện nay, các bác sĩ thường có khuynh hướng chọn kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền để điều trị vì chúng còn nhạy với nhiều vi khuẩn. Làm vậy, bệnh sẽ mau khỏi, bác sĩ lấy niềm tin của bệnh nhân nhiều hơn. Một lý do khác: Khi sử dụng những kháng sinh này, họ được các hãng dược chi hoa hồng rất rộng tay (có thể đến 30% đến 40%).

Ở một bệnh viện nhi có tiếng ở TP HCM, tại phòng khám ngoại trú, nếu thuộc diện bảo hiểm y tế, trẻ chỉ được bác sĩ kê những thuốc kháng sinh thông thường như Ampicilin, Amoxilin. Nhưng nếu thuộc diện khám dịch vụ, bệnh nhi sẽ được kê những kháng sinh mạnh và đắt tiền như Zinnat, Augmentin, Cephaclor!

Bệnh viện của các nước tiên tiến có dược sĩ lâm sàng kiểm soát việc kê toa của bác sĩ (về liều dùng, tương tác thuốc, tính hợp lý của thuốc). Tại Việt Nam, bệnh viện cũng có dược sĩ nhưng vai trò rất mờ nhạt. Do không phải là dược sĩ lâm sàng nên họ không kiểm soát được việc kê toa.

Đắt tiền chưa chắc đã hay

Một nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2005 cho thấy, các thuốc kháng sinh mới, đắt tiền chưa hẳn cần thiết và tốt hơn kháng sinh cũ, và sự khác nhau về giá cả không cho ra kết quả điều trị khác nhau. Thậm chí kháng sinh cũ còn tốt hơn loại mới có giá gần gấp 4 lần.

Trong điều trị viêm xoang, những nghiên cứu lâm sàng từ năm 1970 đến 1998 cho thấy, 69% bệnh nhân tự khỏi; và việc điều trị bằng các thuốc kháng sinh mới như azithromycin, clarithromycin hay cefixin vẫn mang lại kết quả tương tự thuốc cũ amoxicillin. Với bệnh viêm phổi cấp tính, tính ưu việt của các kháng sinh mới cũng không hơn gì thế hệ cũ. Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc mới tái phát, phải vào viện điều trị còn cao hơn so với dùng kháng sinh cũ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất hợp lý của việc dùng kháng sinh đắt tiền vancomycin trong hơn 10 năm qua: Việc dùng nó như thuốc tiên phong trong bệnh nhiễm khuẩn không mang lại kết quả cao mà còn làm phát sinh các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Tiến sĩ Phạm Hùng Vân, giảng viên bộ môn vi sinh Đại học Y dược TP HCM, cho biết kháng sinh mạnh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm trùng khẩn cấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Theo một báo cáo của Bộ Y tế, hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đã bị kháng từ 30 đến 80%. Một khảo sát mới của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho thấy, vi khuẩn gây viêm phổi đã đề kháng hoàn toàn với những kháng sinh thông thường và đang đề kháng các thuốc thế hệ sau.

1684482729974.png
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,163
Động cơ
132,279 Mã lực
E đang bị viêm amidan mà uống augmentin 1g không thấy xi nhê gì. Chỉ lo thuốc giả. Cắn viên thuốc ra o thấy vị đắng mấy. Haizzz
 

NgangNganh

Xe tải
Biển số
OF-821808
Ngày cấp bằng
1/11/22
Số km
441
Động cơ
509 Mã lực
Tuổi
124
Nơi ở
Hang giữa bờ Háng
Giờ nghề gì chả lạm dụng để moi tiền, hơn nữa còn an toàn cho người làm nghề.
Ngoài bs ra em lấy ví dụ nghề xây dựng: Đổ dầm, đổ cột, xây tường, đặt sắt... bắt tay cùng đội đổ bê tông cứ to, dày gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi cần thiết.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
3,734
Động cơ
319,663 Mã lực
Thớt này chuẩn bị có mấy ông bs rỗi rãi, thừa thời gian thiếu việc làm nhảy vào bem nhau với chủ thớt đây.
 

MuathuHN252

Xe lăn
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
12,063
Động cơ
431,051 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
  • Có 9 nhóm kháng sinh tất cả, mọi người có thể google thêm
  • Phân biệt rõ virus và vi khuẩn. Với vi khuẩn thì kháng sinh có tác dụng, virus thì không.
  • Có bệnh viêm họng/ cúm do virus (chưa bội nhiễm) nhưng nếu chẩn đoán nhầm là do vi khuẩn thì sẽ kê kháng sinh (hoặc kê thừa còn hơn thiếu)
  • Bác sĩ cũng như học sinh, có giỏi, có dốt. Nên câu: Phải tin lời bác sĩ thì không phải luôn đúng.
Con chị Thùy thường xuyên bị viêm phế quản. Mỗi lần như thế, chị thường đưa con đi khám ở một phòng mạch tư nhân. Nơi này sử dụng các loại kháng sinh mạnh để bệnh nhân mau khỏi. Kết quả là con chị không còn đáp ứng với những kháng sinh thông thường.

Cuối tháng 8, cậu bé lại nhập viện điều trị gần một tháng vì chứng viêm phế quản. Bệnh không nặng, nhưng điều trị dây dưa vì bác sĩ cho biết vi khuẩn kháng thuốc, phải dùng đến một kháng sinh cực mạnh, bệnh mới hết. Chị phải trả viện phí gần 10 triệu đồng.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho mau hết bệnh đang diễn ra phổ biến, khiến con người mất đi vũ khí phòng thủ sau cùng trong điều trị. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh nhiều nhất khu vực.

Trong cộng đồng hiện vẫn tồn tại quan niệm cho rằng một loại kháng sinh có thể chữa được tất cả các bệnh nhiễm trùng, thậm chí có thể dùng cho cảm cúm thông thường. Vì thế mỗi khi có bệnh, họ thường tự điều trị bằng cách mua một loại kháng sinh nào đó để uống, khi uống thì được chăng hay chớ (nhớ thì dùng, không thì thôi, thấy bớt bệnh liền ngưng thuốc). Uống không hết bệnh, họ nghe lời người quen mách bảo chuyển sang kháng sinh khác.

Dù được quy định là thuốc phải kê toa, nhưng hiện nay kháng sinh được bán rộng rãi, ai mua cũng được với bất kỳ số lượng nào. Ngay cả trong các bệnh viện, phòng khám, tình trạng sử dụng kháng sinh cũng khó quản lý.

Tại các cơ sở y tế ngoài công lập hiện nay, các bác sĩ thường có khuynh hướng chọn kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền để điều trị vì chúng còn nhạy với nhiều vi khuẩn. Làm vậy, bệnh sẽ mau khỏi, bác sĩ lấy niềm tin của bệnh nhân nhiều hơn. Một lý do khác: Khi sử dụng những kháng sinh này, họ được các hãng dược chi hoa hồng rất rộng tay (có thể đến 30% đến 40%).

Ở một bệnh viện nhi có tiếng ở TP HCM, tại phòng khám ngoại trú, nếu thuộc diện bảo hiểm y tế, trẻ chỉ được bác sĩ kê những thuốc kháng sinh thông thường như Ampicilin, Amoxilin. Nhưng nếu thuộc diện khám dịch vụ, bệnh nhi sẽ được kê những kháng sinh mạnh và đắt tiền như Zinnat, Augmentin, Cephaclor!

Bệnh viện của các nước tiên tiến có dược sĩ lâm sàng kiểm soát việc kê toa của bác sĩ (về liều dùng, tương tác thuốc, tính hợp lý của thuốc). Tại Việt Nam, bệnh viện cũng có dược sĩ nhưng vai trò rất mờ nhạt. Do không phải là dược sĩ lâm sàng nên họ không kiểm soát được việc kê toa.

Đắt tiền chưa chắc đã hay

Một nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2005 cho thấy, các thuốc kháng sinh mới, đắt tiền chưa hẳn cần thiết và tốt hơn kháng sinh cũ, và sự khác nhau về giá cả không cho ra kết quả điều trị khác nhau. Thậm chí kháng sinh cũ còn tốt hơn loại mới có giá gần gấp 4 lần.

Trong điều trị viêm xoang, những nghiên cứu lâm sàng từ năm 1970 đến 1998 cho thấy, 69% bệnh nhân tự khỏi; và việc điều trị bằng các thuốc kháng sinh mới như azithromycin, clarithromycin hay cefixin vẫn mang lại kết quả tương tự thuốc cũ amoxicillin. Với bệnh viêm phổi cấp tính, tính ưu việt của các kháng sinh mới cũng không hơn gì thế hệ cũ. Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc mới tái phát, phải vào viện điều trị còn cao hơn so với dùng kháng sinh cũ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất hợp lý của việc dùng kháng sinh đắt tiền vancomycin trong hơn 10 năm qua: Việc dùng nó như thuốc tiên phong trong bệnh nhiễm khuẩn không mang lại kết quả cao mà còn làm phát sinh các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Tiến sĩ Phạm Hùng Vân, giảng viên bộ môn vi sinh Đại học Y dược TP HCM, cho biết kháng sinh mạnh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm trùng khẩn cấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Theo một báo cáo của Bộ Y tế, hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đã bị kháng từ 30 đến 80%. Một khảo sát mới của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho thấy, vi khuẩn gây viêm phổi đã đề kháng hoàn toàn với những kháng sinh thông thường và đang đề kháng các thuốc thế hệ sau.

View attachment 7848639
Bài này viết có ý đúng nhưng cũng nhiều điều vớ vẩn lắm. Kháng sinh mạnh với kháng sinh mới nào chiết khấu 30-40%? Ngon lắm đấy, đi làm bs mà kê rồi mà mút.
Các ks mới, đều là hàng brand name của các cty đa quốc gia nghiên cứu ra, mấy cty lớn đó, chẳng có cty nào chiết khấu đồng nào cho bs kiểu bao nhiêu % đơn kê cả.
Cái ý mà bs kê ks mạnh để bệnh nhân mau khỏi là có, nhưng ko fai bs nào cũng vậy. Cũng như bệnh nhân, cũng đầy bệnh nhân yêu cầu luôn bs là: bs kê giúp em loại nào cho nó nhanh khỏi. Hoặc có bệnh nhân mới uống dc 1 2 hôm chưa đỡ ngay thì đã chạy tới xin đổi thuốc hoặc chỉ trích luôn đấy là bs rởm, đi phòng khám khác khám.
Trong bài báo còn có ví dụ kê amoxicicilin
so với augmentin? Augmentin chính là biệt dược của amox thôi. Amoxicilin có cả hàng trăm nghìn biệt dược, từ hàng 1000 2000 1 vỉ 10 viên đến hàng hơn 20k 1 viên, 20k 1 gói cũng có. Bản thân em, nếu con em dùng và em tin ở đây nhiều cụ mợ cũng sẽ ủng hộ bs kê Augmentin thay vì amox mấy k 1 vỉ kia..
Lạm dụng kháng sinh, kháng kháng sinh là vấn đề đáng báo động rất nhiều năm nay rồi, và cta đang dần dần fai trả giá đó ạ.
Các sinh viên Y, dược vẫn đang ngày đêm dc các thầy cô tuyên tuyền về vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý đấy ạ. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ, bản thân mỗi ng cũng hãy cố gắng trở thành ng tiêu dùng thông thái. Đừng đổ tất cả lên đầu bs, đừng đòi vừa nhanh khỏi, vừa rẻ, vừa đừng dùng kháng sinh mạnh nữa.
 

gnud_ht

Xe buýt
Biển số
OF-393148
Ngày cấp bằng
21/11/15
Số km
526
Động cơ
241,546 Mã lực
E đang bị viêm amidan mà uống augmentin 1g không thấy xi nhê gì. Chỉ lo thuốc giả. Cắn viên thuốc ra o thấy vị đắng mấy. Haizzz
Em bị viêm A mạn tính. Tháng trc có đau rát họng và có đờm, sốt nhẹ. Ra hiệu thuốc mua kháng sinh. Chị bán thuốc bẩu:
- em bị sao mà mua kháng sinh
- em bị viêm A
- đã bị mấy ngày rồi?
- mới 2 ngày chị ah
- thế thôi đừng uống kháng sinh nhé. Chị bán cho em viên ngậm này.
Hộp thuốc ngậm 18k (Aliricin) mà có tác dụng luôn sau khi em ngậm 2 viên cụ ah.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,098
Động cơ
223,514 Mã lực
Tuổi
48
Bài này viết có ý đúng nhưng cũng nhiều điều vớ vẩn lắm. Kháng sinh mạnh với kháng sinh mới nào chiết khấu 30-40%? Ngon lắm đấy, đi làm bs mà kê rồi mà mút.
Các ks mới, đều là hàng brand name của các cty đa quốc gia nghiên cứu ra, mấy cty lớn đó, chẳng có cty nào chiết khấu đồng nào cho bs kiểu bao nhiêu % đơn kê cả.
Cái ý mà bs kê ks mạnh để bệnh nhân mau khỏi là có, nhưng ko fai bs nào cũng vậy. Cũng như bệnh nhân, cũng đầy bệnh nhân yêu cầu luôn bs là: bs kê giúp em loại nào cho nó nhanh khỏi. Hoặc có bệnh nhân mới uống dc 1 2 hôm chưa đỡ ngay thì đã chạy tới xin đổi thuốc hoặc chỉ trích luôn đấy là bs rởm, đi phòng khám khác khám.
Trong bài báo còn có ví dụ kê amoxicicilin
so với augmentin? Augmentin chính là biệt dược của amox thôi. Amoxicilin có cả hàng trăm nghìn biệt dược, từ hàng 1000 2000 1 vỉ 10 viên đến hàng hơn 20k 1 viên, 20k 1 gói cũng có. Bản thân em, nếu con em dùng và em tin ở đây nhiều cụ mợ cũng sẽ ủng hộ bs kê Augmentin thay vì amox mấy k 1 vỉ kia..
Lạm dụng kháng sinh, kháng kháng sinh là vấn đề đáng báo động rất nhiều năm nay rồi, và cta đang dần dần fai trả giá đó ạ.
Các sinh viên Y, dược vẫn đang ngày đêm dc các thầy cô tuyên tuyền về vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý đấy ạ. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ, bản thân mỗi ng cũng hãy cố gắng trở thành ng tiêu dùng thông thái. Đừng đổ tất cả lên đầu bs, đừng đòi vừa nhanh khỏi, vừa rẻ, vừa đừng dùng kháng sinh mạnh nữa.
Mấu chốt vấn đề lạm dụng ở các phòng khám sau khi chứng kiến từ thực tế thì anh thấy là thế này:
Người nhà đưa con em tới khám, kê đúng loại thì cần đủ thời gian mới khỏi, nhưng thấy lâu sốt ruột chê bs kém, tìm mới khác kê kháng sinh mạnh uống phát khỏi luôn, thế là tin chỗ mới..
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
2,992
Động cơ
534,431 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Giờ bác sỹ nhi em thấy cũng thích kê kháng sinh. Trẻ ho, sốt tý là dùng kháng sinh ngay nên dễ dẫn đến nhờn kháng sinh và càng ngày càng phải dùng loại mạnh hơn, liều cao hơn.
 

MuathuHN252

Xe lăn
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
12,063
Động cơ
431,051 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Mấu chốt vấn đề lạm dụng ở các phòng khám sau khi chứng kiến từ thực tế thì anh thấy là thế này:
Người nhà đưa con em tới khám, kê đúng loại thì cần đủ thời gian mới khỏi, nhưng thấy lâu sốt ruột chê bs kém, tìm mới khác kê kháng sinh mạnh uống phát khỏi luôn, thế là tin chỗ mới..
Thì thế, nên bs áp lực bỏ xừ ra. Em ko fai bs nên e ko bênh. Mà thực trạng nó vậy. Bản thân lão ck em, em đi mua kháng sinh, em đã mua đủ 5 ngày. Bảo uống hết cho em, nhưng dc 2 ngày đỡ thì vứt đó, vk thậm chí nhắc nhở phân tích nói đến vde kháng kháng sinh còn cáu, Chẳng chịu uống.
Vde của kháng kháng sinh hôm nay là trách nhiệm, hậu quả của cả xã hội. Chứ chả fai mỗi mình bs đâu
 

MuathuHN252

Xe lăn
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
12,063
Động cơ
431,051 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Giờ bác sỹ nhi em thấy cũng thích kê kháng sinh. Trẻ ho, sốt tý là dùng kháng sinh ngay nên dễ dẫn đến nhờn kháng sinh và càng ngày càng phải dùng loại mạnh hơn, liều cao hơn.
Ko fai bs nào cũng giống bs nào ạ. Em đã gặp rất nhiều bs, đi khám nếu bs bảo sốt virus hoặc cúm thì sẽ ko kê ks. Có bs thì kê kiểu bao vây, có bs cẩn thận thì cho xét nghiệm, test 1 loạt để xác định chính xác là sốt do gì. Có bs thì nhìn triệu chứng cơ bản họ đã biết sốt do virus hay vi khuẩn rồi.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,760
Động cơ
26,998 Mã lực
E đang bị viêm amidan mà uống augmentin 1g không thấy xi nhê gì. Chỉ lo thuốc giả. Cắn viên thuốc ra o thấy vị đắng mấy. Haizzz
Úi dà, Augmentin 1000 mà không ăn thua thì hơi căng rồi bác.
Còn cái sự Đắng thì không có ý nghĩa mấy.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
553
Động cơ
18,094 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đến phòng khám tư có 2 dạng chủ yếu. Một là nhà có điều kiện, thương con, cứ hắt hơi sổ mũi là ra bác sĩ ngay, nhìn con ho 1 tiếng mà cả ông bà lẫn bố mẹ đứt ra đến từng khúc ruột. 2 hôm không khỏi là phải tìm bác sĩ khác ngay. Dạng thứ 2 là có chút hiểu biết, cũng đã thử đủ thứ từ viên ngậm, siro, các bài chữa dân gian cho tới những loại kháng sinh mua theo "đơn kê lần trước của bác sĩ" trong nhiều ngày không khỏi, nên bác sĩ mà không kê được bài thuốc nào ngon hơn họ tự kê thì cũng phải tìm bs khác ngay.

Áp lực các bác sĩ phải có đơn thuốc khỏi ngay và luôn khiến họ nhắm mắt bịt tai kê kháng sinh liều cao, thế hệ mới nhất. Các BS cạnh tranh nhau, thi đấu nhau bằng số ngày khỏi tính từ ngày gặp bác sĩ. BS nào muốn tử tế, khuyên người nhà kiên trì để các cháu tự khỏi là bị văng khỏi cuộc chơi ngay Chả ai kịp tra cứu lại lịch sử thuốc thang các cháu những năm qua, cái nào bị kháng rồi, cái nào hợp ko rối loạn tiêu hoá hay dị ứng, cứ phang luôn cái mạnh nhất có thể, chắc cú cho bản thân. Gia đình tự mà nhớ con bị dị ứng hay phản ứng với dòng nào mà báo cho BS biết.

Thế là các cháu nhà ta trở thành con chuột bạch để cả bố mẹ lẫn BS thử nghiệm các loại thuốc kháng sinh cho đến khi nào khỏi thì thôi. Đang uống dở nửa đợt ko đỡ là dừng đổi thuốc khác. Đang theo BS này chạy theo BS khác. Cứ thế, các loại vi khuẩn có cơ hội tập huấn với các dòng kháng sinh.

Trong hoàn cảnh như vậy, chuyện kháng kháng sinh là đương nhiên.

 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,358
Động cơ
57,320 Mã lực
Có mấy vấn đề
1. Bác sĩ lạm dụng kháng sinh. Có (không hẳn để cắt % mà còn vì bệnh nhân muốn khỏi nhanh).
2. Tình trạng tự ý dùng kháng sinh. Có, cực khổ biến. Ốm ra ngoài hiệu thuốc được cho mấy viên, nghe nhau uống cái này khỏi.
3. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Có. Cực nghiêm trọng không nói nhiều.
4. Bệnh nhân được kê nhưng không uống đủ liều khi đỡ gây kháng sinh. Có, vô cùng phổ biến.
....
Cho nên nó là tai họa xã hội do xã hội cùng gây ra và sẽ cùng chịu hậu quả.
 

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
875
Động cơ
201,272 Mã lực
Báo chí thế này thì chết, mấy loại như Zinnat, Augmentin, Cephaclor như bài báo viết thì bình thường, làm gì đến mức mạnh và đắt tiền???
 

piston

Xe container
Biển số
OF-12752
Ngày cấp bằng
18/1/08
Số km
6,062
Động cơ
570,740 Mã lực
Giờ nhiều thuôc chứ trc chỉ có teta với ăm bi, gì cũng táng hết :@)
 

trasuanong

Xe tải
Biển số
OF-135779
Ngày cấp bằng
24/3/12
Số km
347
Động cơ
355,312 Mã lực
Trước con e sốt đến ngày thứ 3 đưa đi khám, bs bảo viêm tai, cho uống ks, nhưng về con e nó ko uống, cho uống cái nhổ ra ngay, kết quả hôm sau con khỏi sốt và chả làm sao cả.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,313
Động cơ
773,418 Mã lực
Có mấy vấn đề
1. Bác sĩ lạm dụng kháng sinh. Có (không hẳn để cắt % mà còn vì bệnh nhân muốn khỏi nhanh).
2. Tình trạng tự ý dùng kháng sinh. Có, cực khổ biến. Ốm ra ngoài hiệu thuốc được cho mấy viên, nghe nhau uống cái này khỏi.
3. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Có. Cực nghiêm trọng không nói nhiều.
4. Bệnh nhân được kê nhưng không uống đủ liều khi đỡ gây kháng sinh. Có, vô cùng phổ biến.
....
Cho nên nó là tai họa xã hội do xã hội cùng gây ra và sẽ cùng chịu hậu quả.
đo đỏ: em đây, dù hiểu biết xã hội khá cao nhưng toàn dính cái này.
Cách đây 20 năm em làm cho công ty liên doanh, phía nn họ cử cả bs sang. Có lần em bị ngã, lười không mua thuốc ngoài uống nên xuống phòng của bs tây. Ông này cho thuốc xong, ngày nào cũng mò lên phòng em hỏi mày đã uống thuốc tao kê chưa, chúng mày hay bỏ liều lắm.
Mà đúng đó là lần duy nhất em uống đủ liều.
Giờ cứ ho, sốt, sổ mũi gì đấy cũng ra tiệm thuốc tây tự khai bệnh rồi mua thuốc. Thuốc uống toàn 1 nửa, thấy ổn ổn là vứt thuốc không uống nữa. THÓI QUEN KHÓ BỎ
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,181
Động cơ
606,661 Mã lực
Thực ra là vấn đề đến từ cả 2 phía. Bệnh nhân, nhất là nhỏ tuổi thì người nhà, gia đình hay sốt ruột, muốn uống thuốc là khỏi nhanh. Bác sĩ thì lo bệnh nhân không khỏi nhanh sẽ không tín nhiệm nên cũng tăng liều hoặc thậm chí kết hợp 2 loại kháng sinh cho nó chắc.
Bản thân người dân nhiều khi cũng tự ý mua kháng sinh về uống. Trong nhóm này cực nhiều người uống một hai hôm thấy đỡ là dừng, chứ không tiếp tục cho hết liều. Từ đó dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc.
Một việc cần làm là các nhà thuốc giờ chỉ được bán thuốc có đơn của bác sĩ. Cái này ai cũng biết mà xem ra chẳng biết đến bao giờ mới làm nghiêm chỉnh được.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,471
Động cơ
512,556 Mã lực
Giờ nghề gì chả lạm dụng để moi tiền, hơn nữa còn an toàn cho người làm nghề.
Ngoài bs ra em lấy ví dụ nghề xây dựng: Đổ dầm, đổ cột, xây tường, đặt sắt... bắt tay cùng đội đổ bê tông cứ to, dày gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi cần thiết.
Chắc cụ thuê ks dởm.
Đời em 20 năm làm chỉ thấy chủ nhà muốn to dầy, nhiều thép. Cố can ko được, câu cửa miệng: chú cứ làm chắc vào, anh ko thiếu gì xiền.
Mà ko hiểu ý cụ sao, làm to dầy anh ks ko được thêm tiền , tổ đội nhân công cũng ko, mất thêm công vì toàn làm khoán mà. Ăn chia với bên cc vật liệu thì ăn chia phần dôi mấy đồng- ko đúng :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top