[CCCĐ] Hành hương miền Trung

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
560
Động cơ
450,548 Mã lực
TungNguyenMD hết rồi à cụ? Em đọc post Ấn Độ và Nam Mỹ của cụ cung bỏ giữa chừng . Ko thấy note mấy cuốn sách anh em đọc?
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,051
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Nhưng đâu đó vẫn còn dấu tích vương giả cũ


20220801_162110.jpg



Hòn non bộ bằng đá nguyên khối


20220801_161630.jpg
Không hiểu sao chính quyền hay tư nhân nào giầu có lại không phục dựng lại rồi bán vé tham quan cụ nhỉ. Em thấy bên TQ có các biệt phủ kiểu này, họ duy trì bảo tồn tốt, khách đông phải xếp hàng. Để hoang phế thế phí quá.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,051
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Xe lại bon bon chạy lên Kontum, chạy qua mấy cái tượng đài chiến thắng... thôi mấy cái đấy các bác cứ mở SGK ra là có đầy đủ thông tin... kiểu gì cũng là ta thắng, địch thua hay ta rút lui chiến thuật còn địch bỏ chạy bán sống bán chết.... Trên đường em kể cho các bác nghe một câu chuyện hay hơn nhiều, đó là câu chuyện một Đại Úy người Pháp, giải ngũ nhưng ham đi phượt đã lên tận cao nguyên này thành lập một vương quốc và làm vua của vương quốc đó trị vì các dân tộc Sedang, Djarai và Bahnar.

David de Mayrena là một sĩ quan người Pháp gốc Do Thái, hắn cũng đã tham gia các chiến dịch của quân viễn chinh đánh Biên Hòa, sau đó giải ngũ về sống cuộc đời yên bình với cô vợ vốn con nhà quý tộc (nam tước) ở ngoại ô Paris.

Nhưng một khi cái máu phượt đã ngấm vào người rồi thì ngồi một chỗ nào có thể yên. Một tay ôm cô vợ mắt xanh da trắng, một tay cầm ly vin hảo hạng nhâm nhi... tưởng cuộc sống như thế đã là viên mãn. Nhưng không, trong đầu Mayrena luôn mơ màng về những cô gái Đông dương với bộ ngực nóng bỏng lấp ló sau chiếc yếm đào, hay những cặp mông đi như nhún nhảy dưới ánh nắng của xứ nhiệt đới... nghĩ vậy nên hắn quyết tâm một lần nữa ra đi.

Sang tới Saigon với vóc dáng điển trai Mayrena căph được ngay với Lê Thị Bên (Ahnaia) là một công chúa Chiêm Thành còn sót lại.
Hằng đêm, Ahnaia kể cho hắn những câu chuyện về đế chế Chiêm Thành đã mất rồi rót mật vào tai hắn về chuyện các bộ tộc trên Tây Nguyên.... Thế là Mayrena nảy ra ý định viết một bài báo chơi chơi về các bộ tộc người Thượng trên Tây Nguyên và làm sao để liên kết họ lại dưới sự bảo trợ của nước mẹ Đại Pháp.

Tưởng chém gió cho vui, ai ngờ ngài Toàn quyền Đông dương lúc bấy giờ là Ernest Constant đọc được bài báo đó (ngày xưa quan còn chịu khó đọc báo) ngài thấy ý tưởng trung hợp với ý tưởng của ngài. Lúc này Pháp mới bình định được VN nhưng trên Cao Nguyên còn đang bỏ trống nên rất cần một nhân vật tin tưởng có thể liên kết được các bộ tộc trên đó. Ngay lập tức ngài vời Mayrena đến phủ Toàn quyền.

Cái bọn phượt thì thằng nào chém gió chẳng giỏi, sau khi uống một vài ly Martell của ngài Toàn quyền mời, Mayrena bắt đầu chém hắn là con rể của Vua Chiêm Thành, rồi nói tiếng Chăm như tiếng Pháp... nếu thêm 2 ly nữa có khi hắn chém là hậu duệ của Hoàng tộc Bourbon chưa biết chừng.

Với triết lý "Tiền nhiều để làm gì" Toàn Quyền Ernest Constant cấp ngay tiền bạc binh lính, giáo sĩ cho hắn. Hơn thế nữa ngài còn đánh điện cho Công sứ Pháp ở Quy Nhơn phải đón tiếp nhân vật VIP này một cách cẩn trọng.

Đến Quy Nhơn Mayrena được ngài công sứ tiếp đãi cẩn thận lắm, nào là Champagne chảy như suối, các vũ nữ người Chăm ngực trần lắc lư theo điệu nhạc Apsara... và trong lúc Mayrena đang say đắm theo tiếng nhạc, ngàu Công sứ đến gần hắn hỏi "Ngài cần gì để thực hiện sứ mạng quan trọng cho nước mẹ Đại Pháp"
Tính yêng hùng nổi lên, Mayrena vỗ ngực rằng hắn chẳng cần cái gì cả hắn chỉ cần mấy người dân phu để vác rượu của hắn lên cao nguyên thôi. Thế là vào một ngày đẹp trời trung tuần tháng tư năm 1888 Mayrena cùng với cô bồ nóng bỏng vốin là công chúa người Chăm - Ahnaia cùng 12 dân phu, 10 lính Việt lên đường chinh phục Cao Nguyên


20220802_121404.jpg



20220802_140241.jpg



20220802_140257.jpg
Đọc thớt nào của cụ em cũng ko nhịn được mà phải còm liên tục. Dù một địa điểm quen thuộc nhưng cụ giúp mọi người có cái nhìn mới mẻ, sinh động hơn nhiều nhờ vào hiểu biết văn hoá lịch sử sâu rộng và văn phong quá tuyệt của cụ.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,051
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
"Rừng hoang vu vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
Vạc kêu sương buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường
Đàn đóm vương như bóng ai trong lúc đêm trường về
Rừng trầm cô tịch, đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm, tháng năm buồn ngân
Âm thầm hoà bài hận vong quốc ca"


IMG_20220803_181045.jpg



IMG_20220803_181108.jpg
Cảm ơn cụ Tùng lần nữa về những kiến thức lịch sử quý báu giờ em mới được biết rõ hơn. Trước đây nghe bài hát của Chế Linh mà không rõ nói về giai đoạn lịch sử đau thương nào.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,235
Động cơ
644,740 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em đọc một mạch từ gần trưa đến giờ, quá hay ạ.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,235
Động cơ
644,740 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
TungNguyenMD cụ ơi: người Khơ me và người Chăm có chung nguồn gốc hay họ hàng gì không ạ? Em toàn bị nhầm lẫn 2 cộng đồng này.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
TungNguyenMD hết rồi à cụ? Em đọc post Ấn Độ và Nam Mỹ của cụ cung bỏ giữa chừng . Ko thấy note mấy cuốn sách anh em đọc?
Cám ơn cụ!
Tháng rồi em bận quá, chuyến đi còn rất dài, nhất là dịp quay lakị ăn tết Kate cùng bà con dân tộc Chăm nữa. Em viết tiếp ngay đây

Không hiểu sao chính quyền hay tư nhân nào giầu có lại không phục dựng lại rồi bán vé tham quan cụ nhỉ. Em thấy bên TQ có các biệt phủ kiểu này, họ duy trì bảo tồn tốt, khách đông phải xếp hàng. Để hoang phế thế phí quá.
Như em đã nói do Huế còn quá nhiều di tích chưa phục dựng hết, nên họ chưa quan tâm ưu tiên làm khu này cụ ạ. Riêng cái Đại Nội thôi chắc phải làm cả chục năm nữa chưa xong. Nghĩ cũng buồn, tiền bạc lãng phí vào những thứ ít cần thiết. Nhưng cái hồn cốt của dân tộc mình thì chi nhỏ giọt

TungNguyenMD cụ ơi: người Khơ me và người Chăm có chung nguồn gốc hay họ hàng gì không ạ? Em toàn bị nhầm lẫn 2 cộng đồng này.
Người Kh'me là người Cambodia cụ ạ. Người Chăm là người ở vùng đất miền trung nước mình
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,235
Động cơ
644,740 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Cảm ơn cụ đã rep còm của em. Mấy hôm nay rảnh là em lại vào đọc các chuyến đi của cụ, kiến thức của cụ thật phi thường, cách viết thì lôi cuốn. Em chúc mừng bà xã của cụ.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Vâng! Chỉ mất hơn 1h bay là từ hai đầu đất nước chúng ta có thể tới với Đà Nẵng, từ DN đi xe mất chưa đến 1h là có thể tới được Mỹ Sơn - Thánh địa của người Chăm. Nhưng do số lượng người Chăm bây giờ cũng không có nhiều, cùng với chuyện cúng bái của họ cũng không được nâng lên tầm lễ hội, nên chúng ta bỏ qua và ít chú ý đến nó. Dù nơi đây là một trong những công trình vĩ đại và có tuổi đời cổ kính nhất VN ta.



20220805_130309.jpg



20220805_130448.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mua vé vào cổng qua khỏi cổng bên tay phải là cái bưu điện, các cụ có thể thắc mắc: "Bưu điện để giữa chốn hoang vu này làm gì?" Thật sự là ở các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới họ thường để cái Bưu Điện. Khách du lịch vào đó mua cái bưu thiếp gửi ngay tại chỗ cho người thân or cho chính mình như thể check in bằng điện thoại bây giờ vậy. Hôm em đến đây khách du lịch cũng vắng nên bưu điện còn vắng hơn. Mà bây giờ điện thoại tiện quá rồi, đi đâu cũng chụp được nên cái bưu điện như thế này chắc chỉ còn để cho mấy người già hoài cổ


20220805_143655.jpg



20220805_131600.jpg



20220805_131936.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đi qua Bưu điện là bảo tàng Mỹ sơn, muốn biết về một nơi nào đó tốt nhất là đọc sách về nó và đến bảo tàng để kiểm tra với những gì mình đã đọc trước khi khám phá phải không các cụ?


20220805_131517.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mặc dù Mỹ Sơn nằm ngay trên đất của VN ta, nhưng bản thân chúng ta thời trước cũng không quan tâm đến nó mấy. Hơn nữa thời đó chúng ta không có ngành khảo cổ học... nên trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm Mỹ sơn nằm yên giiuwã rừng hoang vu như "Người đẹp ngủ trong rừng" vậy. Chỉ đến khi người Pháp thành lập Viện Viễn đông Bác cổ thì họ mới vào rừng, khai quật và nghiên cứu văn hóa của dân tộc chúng ta. Một loạt các nhà khoa học đến và nghiên cứu làm cho di tích này ngày càng sáng tỏ và nó mở ra một trang huyền sử của dân tộc. Cùng với nó những điều chúng ta chưa biết về dân tộc Chăm bắt đầu lộ ra


Các cột đá được lấy từ cổng các tháp Chăm


20220805_130853.jpg



20220805_130911.jpg



20220805_130919.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Và đây được gọi là "Bảo vật quốc gia" đó là Mukha Linga (hình Linga có đầu người). Như ta đã biết Linga là biểu tượng của vị thần Shiva - vị thần phá hủy và rất quan trong trong Tam thần Hindi. Và đầu người ở đây là biểu tượng cho vua Chăm, ý nghĩa của nó là sự liên hệ chặt chẽ giữa thần quyền và vương quyền. Nói đơn giản hơn vua được coi là con của thần Shiva - người thay mặt cho thần Shiva cai quản con người vậy.


20220805_130932.jpg


Đây là đỉnh tháp góc bằng đá sa thạch được lấy ở đền Mỹ sơn A1được cho là xây dựng vào thế kỷ thứ X. (Ở quần thể phức hợp Mỹ sơn này có rất nhiều đền thờ, nên các nhà khảo cổ đánh dấu theo A, B, C cho dễ nhận biết)


20220805_130937.jpg

Đây là con bò thần Nadin của thần Shiva cưỡi, chính vì thế mà chúng ta có thể thấy người theo đọa Hindi họ không ăn thịt bò và coi bò như một vị thần


20220805_131044.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Người thao đọa Hindi/ Hindu/ Ấn độ giáo (tùy cách gọi) họ thờ Tam thần Hindi (Bác nào muốn biết thêm vui lòng đọc bài "Ấn độ - Đại lục tinh thần" của em). Trong đó đặc biệt với người Chăm thì thần Shiva là thần quan trọng nhất, theo truyền thuyết thì ông thần này xuất hiện trong một cột lửa - tượng trưng cho dương và sự sinh sản. Nhưng cũng trong thần thoại Ấn đọ thì ông này giới tính không rõ ràng. Lúc thì ông ta xuất hiện với hình thể nam thần cường tráng với cơ bụng 6 múi.... nhưng đùng một cái ông sang Thái phẫu thuật giới tính rồi lại xuất hiện dưới hình hài một phụ nữ sexy với ngực nở, mông cong, chân dài.... rồi ông còn có vợ... nữa. Nói chung là chẳng hiểu sao, nhưng đã là thần thánh thì không gì không thể làm được đúng không các bác?
Chính vì thế người Chăm thôi thì thờ ông dưới cả hai giới tính cho lành. Và họ thờ dưới các biểu tượng đó là Linga - tượng trưng cho dương vật của đàn ông và Yoni tượng trưng cho âm hộ của người phụ nữ.

Ngày nay ta vào các ngôi tháp Chăm, thấy bên trong thường trống không. Nhưng ở bảo tàng thì người ta phục dựng như thế này. Bên trong tháp người ta làm một cái nhà bằng gỗ, che cho biểu tượng Linga và Yoni để thờ cúng


20220805_130946.jpg



20220805_130952.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Người Chăm có cái khá hay là người ta hay khắc các sự kiện như xây tháp, vua nào xây.... lên bia đá. Tất nhiên nó bằng tiếng Phạn và đây là thứ tiếng khá phổ thông chứ không có gì là huyền bí khó giải nghĩa. Nên khi khai quật bia đá người ta có thể đọc được những dòng lịch sử của họ chứ không như sách vở thì đã bị đốt sạch từ lâu.
Những bia đá được tìm thấy sớm nhất ở Mỹ sơn này từ thế kỷ thứ V và muộn nhất vào khỏang thế kỷ X, XI. Sau đó do bị Đại Việt xâm chiếm nên người ta lùi dần vào phía nam và dựng lên các tháp mới ở đó.


20220805_131200.jpg



20220805_131222.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ngoài ra trong bảo tàng này còn chứa những mảnh phù điêu từ các đền tháp trong khu phức hợp Mỹ sơn này. Do nơi đây chỉ là bảo tàng về Mỹ sơn - Nơi thờ cúng của người Chăm nên họ chỉ trưng bày những cái đó. Còn những đồ dùng của người Chăm cũng như phong tục tập quán của họ thì họ trưng bày ở bảo tàng Bình Thuận, em sẽ đến và kể sau với các bác


20220805_131455.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thăm quan bảo tàng thế thôi vì chiều hôm đó còn khá nhiều điểm phải đến, nhất là đi về với vợ để còn đóng thuế rồi còn có cơ sở xin visa đi tiếp :))

Thôi tiếp tục đi vào trong tham quan Mỹ Sơn nào

20220805_132238.jpg



20220805_132242.jpg



20220805_132245.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đầu tiên đi vào em gặp ngay tháp nhóm K. Nhóm tháp này được cho là xây dựng vào thế kỷ thứ 11 thờ nữ thần Brahmi không phải là vợ của thần sáng thế Brahma đâu các bác nhé, mà chính là ông thần Brahma biến thể thành nữ. Nói chung trong thần thoại Ấn độ các thần phẫu thuật giới tính liên tục, nay phẫu thuật thành nam, mai phẫu thuật thành nữ không biết đâu mà lần. Có lẽ các thần chsinh là nhưunxg người cổ vũ cho phong trào LGBT chăng? :))



20220805_132341.jpg



20220805_132450.jpg



20220805_133249.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em hay đi vào các di tích, phế tích... mà còn khó có thể tưởng tượng ra ngày xưa nó như thế nào. Đọc trong các tài liệu thì hoành tráng lắm.... nhưng thật sự đến đây chỉ thấy đổ nát và phải tưởng tượng thật nhiều.


20220805_133305.jpg



20220805_133308.jpg



20220805_133318.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top