[Funland] Hạnh phúc đôi khi thật giản đơn!

vilexim

Xe container
Biển số
OF-180307
Ngày cấp bằng
10/2/13
Số km
9,011
Động cơ
414,282 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
dantri.com.vn
Sáng nay rảnh, em mất dạy (em là thày giáo làng ạ) rảnh ngồi lướt facebook thấy bài này được đăng trên FPages Otofun, đọc thấy chạnh lòng nên vác về đây cho cccm đọc ạ!

4h30', bãi xe bus vang lên tiếng nổ máy, đèn sáng từ xe số 19, bên trong, một cặp vợ chồng tháo võng, cuốn chiếu dựng vào góc.

Họ nhanh chóng cầm bộ đồng phục, bàn chải đánh răng hướng về toilet cuối bãi ở trong Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn, quận 1.

Đúng 5 giờ, người chồng ngồi vào vị trí ghế lái, người vợ cầm xấp vé, đứng ở cửa xe sẵn sàng lăn bánh chuyến đầu tiên. Trong bãi, nhiều tuyến xe khác cũng nổ máy.

7 tháng rồi vợ chồng tài xế Bùi Thái Phương (41 tuổi) và tiếp viên Nguyễn Thị Kim Loan (29 tuổi) ăn, ngủ trên chính chiếc xe ngày ngày đi làm.
Anh Phương nên duyên với vợ cũng từ những chuyến xe bus, khi ngày ấy chị Loan là công nhân, còn anh là tài xế. Sau khi cưới, chị chuyển sang làm cùng xí nghiệp với chồng. "Trước đó tôi chạy tuyến có lịch trình khá căng. Một lần tan làm lúc nửa đêm, do quá buồn ngủ nên tôi gặp tai nạn", anh Phương nhớ lại.

Sau tai nạn đó, anh mới xin chuyển sang tuyến 19 đỡ vất vả hơn. Chị Loan cũng xin thuyên chuyển để được đồng hành cùng chồng. Từ khi làm chung, chiếc xe này trở thành "nhà" của họ. "Ở lại trên xe sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi và bớt được một khoản thuê nhà", anh Phương nói. Từ lúc đó, bé Noel, con anh chị, buộc phải gửi bà nội.

Xe bus 19 có lộ trình từ Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn đến Đại học quốc gia. Cả đi và về hết 42 km, tương đương 3 tiếng di chuyển. Mỗi ngày xe chạy 4-5 vòng.

Gần 11 giờ trưa, khi sắp kết thúc vòng thứ 2, anh Phương cho xe dừng trước một tiệm cơm. Chị Loan xuống xe, rồi nhanh chóng trở lại với 2 phần cơm hộp. Đi được một đoạn, anh chị lại dừng trước một cái chợ nhỏ, mua con cá diêu hồng bỏ vào thùng xốp trên xe.

Tranh thủ 10 phút nghỉ ở bến, chị Loan lấy ít gạo trong thùng đồ dùng trên xe và nước từ bình bên cạnh vo gạo. Xong xuôi, chị xách nồi cơm chạy xuống hiên nhà điều hành, đặt nồi xuống đất cắm. Con cá mua không kịp làm, chị gửi nhờ tủ lạnh của bến xe. Người phụ nữ mảnh khảnh vẫn còn 3 phút mở hộp cơm ra ăn.

Chồng chị trở ra từ nhà vệ sinh của bến, hỏi vợ: "Còn mấy phút nữa?". Miệng đang nhai cơm, chị Loan ú ớ: "Còn 2 phút thôi, anh không ăn cơm hả?". Anh nổ máy, quay vô lăng, rồi mới nói: "Ăn gì kịp nữa".

Những lúc đường thoáng, xe chạy đến bến đúng giờ thì anh kịp ăn cơm, mua mớ rau còn kịp nhặt. Nhưng hôm nay thì không, nên bữa trưa cứ dời lại từ bến này đến bến khác. "Cái nghề chạy xe bus sợ nhất là kẹt xe. Lỡ hôm nào trời nắng, uống nước nhiều, giữa đường mắc đi vệ sinh là mệt à", anh Phương cười.
Chiều thứ 7 hằng tuần, anh chị sẽ đón con trai lên xe bus ở cùng mình cho đến chiều chủ nhật thì gửi lại bà nội. Từ 4 giờ chiều, chị Loan đã thấp thỏm, liên tục nhìn qua ô cửa kính khi xe bắt đầu đến quốc lộ 13 (quận Thủ Đức). Tại một trạm, cậu bé đứng cạnh bà đã vẫy rối rít từ xa. Chị Phương bước nhanh xuống, nhấc bổng con lên xe.

Cậu bé 5 tuổi được mẹ đưa vào một ghế trống cuối xe, xoa đầu, thơm má hỏi "Heo con của mẹ mấy bữa nay học có ngoan không?". Mới ôm con được chốc lát, chị lại chạy lên bán vé khi có 3 người khách vừa lên.

Giờ tan tầm, khách đông kín xe, chị Loan đứng đầu xe thi thoảng lại nói "chờ mẹ chút", khi nghe tiếng gọi "mẹ ơi" từ cuối xe. Cả đoạn đường dài chị nói với con hàng chục lần như thế, nhưng tới cuối bến, chị mới được gần con.

Hơn 7 giờ tối, xe đỗ xịch trong bến Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn. Anh Phương mở thùng xốp lấy ra chén đũa, bếp ga mini, rồi chiên cá ở góc sân trong bãi. Nồi cơm cắm bữa trưa, giờ thành bữa tối.

Trên xe, Noel nằm chơi trên ghế được lót tấm chăn mỏng. Bé ngước nhìn người mẹ đang ghì tay lau sàn xe. Sàn xe sạch bóng, bữa cơm trên những tờ giấy báo của gia đình nhỏ rộn tiếng cười. Thi thoảng "nhà có khách", là những đồng nghiệp cũng ngủ lại trên xe ghé thăm.

"Nghề này bác tài, tiếp viên ngủ lại xe là bình thường, cũng để đảm bảo sức khỏe cho hôm sau chứ nhà xe không cấm. Nhưng cả hai vợ chồng cùng ở lại thì chỉ có anh Phương, chị Loan", anh Nguyễn Thanh Tường, nhân viên điều phối xe bus số 19 chia sẻ.
Những ngày đầu mới sống trên xe là khoảng thời gian khó khăn với cả hai vợ chồng, mỗi khi đến giờ phải xa con. "Đêm đầu tiên thằng bé khóc đòi mẹ, còn mẹ thì khóc nhớ con", chị buồn nói. Nay đã quen, cả nhà đều mong đến cuối tuần để được bên nhau. Cậu bé Noel ví, những ngày này như là được đi du lịch.

Hơn 10 giờ tối, chị Loan trải thêm chiếu nhỏ ra khoảng rộng nhất trên xe, bởi đêm nay sẽ được ôm con trai ngủ. Còn chỗ nằm của anh Phương là trên chiếc võng mắc giữa hai thanh sắt.


Điện tắt, chị Loan trách chồng "anh đậu xe ngay cái đèn đường sáng quá sao mà ngủ". Anh Phương nằm trên võng đáp lại: "Để anh chạy xe dời sang chỗ khác". Chị Loan nói: "Thôi khỏi", rồi ôm con quay lưng ngủ để tránh ánh điện đường.


Nguồn: Theo VnExpress







 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Cứ giữ thế này thì HP.

Nếu có tiền xe vào, có nhà có xe, là có chuyện, tan đàn xẻ nghé, he he....
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,697
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dài quá em chờ cao nhân tóm tắt ý chính.
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,113
Động cơ
537,135 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sáng nay rảnh, em mất dạy (em là thày giáo làng ạ) rảnh ngồi lướt facebook thấy bài này được đăng trên FPages Otofun, đọc thấy chạnh lòng nên vác về đây cho cccm đọc ạ!

4h30', bãi xe bus vang lên tiếng nổ máy, đèn sáng từ xe số 19, bên trong, một cặp vợ chồng tháo võng, cuốn chiếu dựng vào góc.

Họ nhanh chóng cầm bộ đồng phục, bàn chải đánh răng hướng về toilet cuối bãi ở trong Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn, quận 1.

Đúng 5 giờ, người chồng ngồi vào vị trí ghế lái, người vợ cầm xấp vé, đứng ở cửa xe sẵn sàng lăn bánh chuyến đầu tiên. Trong bãi, nhiều tuyến xe khác cũng nổ máy.

7 tháng rồi vợ chồng tài xế Bùi Thái Phương (41 tuổi) và tiếp viên Nguyễn Thị Kim Loan (29 tuổi) ăn, ngủ trên chính chiếc xe ngày ngày đi làm.
Anh Phương nên duyên với vợ cũng từ những chuyến xe bus, khi ngày ấy chị Loan là công nhân, còn anh là tài xế. Sau khi cưới, chị chuyển sang làm cùng xí nghiệp với chồng. "Trước đó tôi chạy tuyến có lịch trình khá căng. Một lần tan làm lúc nửa đêm, do quá buồn ngủ nên tôi gặp tai nạn", anh Phương nhớ lại.

Sau tai nạn đó, anh mới xin chuyển sang tuyến 19 đỡ vất vả hơn. Chị Loan cũng xin thuyên chuyển để được đồng hành cùng chồng. Từ khi làm chung, chiếc xe này trở thành "nhà" của họ. "Ở lại trên xe sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi và bớt được một khoản thuê nhà", anh Phương nói. Từ lúc đó, bé Noel, con anh chị, buộc phải gửi bà nội.

Xe bus 19 có lộ trình từ Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn đến Đại học quốc gia. Cả đi và về hết 42 km, tương đương 3 tiếng di chuyển. Mỗi ngày xe chạy 4-5 vòng.

Gần 11 giờ trưa, khi sắp kết thúc vòng thứ 2, anh Phương cho xe dừng trước một tiệm cơm. Chị Loan xuống xe, rồi nhanh chóng trở lại với 2 phần cơm hộp. Đi được một đoạn, anh chị lại dừng trước một cái chợ nhỏ, mua con cá diêu hồng bỏ vào thùng xốp trên xe.

Tranh thủ 10 phút nghỉ ở bến, chị Loan lấy ít gạo trong thùng đồ dùng trên xe và nước từ bình bên cạnh vo gạo. Xong xuôi, chị xách nồi cơm chạy xuống hiên nhà điều hành, đặt nồi xuống đất cắm. Con cá mua không kịp làm, chị gửi nhờ tủ lạnh của bến xe. Người phụ nữ mảnh khảnh vẫn còn 3 phút mở hộp cơm ra ăn.

Chồng chị trở ra từ nhà vệ sinh của bến, hỏi vợ: "Còn mấy phút nữa?". Miệng đang nhai cơm, chị Loan ú ớ: "Còn 2 phút thôi, anh không ăn cơm hả?". Anh nổ máy, quay vô lăng, rồi mới nói: "Ăn gì kịp nữa".

Những lúc đường thoáng, xe chạy đến bến đúng giờ thì anh kịp ăn cơm, mua mớ rau còn kịp nhặt. Nhưng hôm nay thì không, nên bữa trưa cứ dời lại từ bến này đến bến khác. "Cái nghề chạy xe bus sợ nhất là kẹt xe. Lỡ hôm nào trời nắng, uống nước nhiều, giữa đường mắc đi vệ sinh là mệt à", anh Phương cười.
Chiều thứ 7 hằng tuần, anh chị sẽ đón con trai lên xe bus ở cùng mình cho đến chiều chủ nhật thì gửi lại bà nội. Từ 4 giờ chiều, chị Loan đã thấp thỏm, liên tục nhìn qua ô cửa kính khi xe bắt đầu đến quốc lộ 13 (quận Thủ Đức). Tại một trạm, cậu bé đứng cạnh bà đã vẫy rối rít từ xa. Chị Phương bước nhanh xuống, nhấc bổng con lên xe.

Cậu bé 5 tuổi được mẹ đưa vào một ghế trống cuối xe, xoa đầu, thơm má hỏi "Heo con của mẹ mấy bữa nay học có ngoan không?". Mới ôm con được chốc lát, chị lại chạy lên bán vé khi có 3 người khách vừa lên.

Giờ tan tầm, khách đông kín xe, chị Loan đứng đầu xe thi thoảng lại nói "chờ mẹ chút", khi nghe tiếng gọi "mẹ ơi" từ cuối xe. Cả đoạn đường dài chị nói với con hàng chục lần như thế, nhưng tới cuối bến, chị mới được gần con.

Hơn 7 giờ tối, xe đỗ xịch trong bến Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn. Anh Phương mở thùng xốp lấy ra chén đũa, bếp ga mini, rồi chiên cá ở góc sân trong bãi. Nồi cơm cắm bữa trưa, giờ thành bữa tối.

Trên xe, Noel nằm chơi trên ghế được lót tấm chăn mỏng. Bé ngước nhìn người mẹ đang ghì tay lau sàn xe. Sàn xe sạch bóng, bữa cơm trên những tờ giấy báo của gia đình nhỏ rộn tiếng cười. Thi thoảng "nhà có khách", là những đồng nghiệp cũng ngủ lại trên xe ghé thăm.

"Nghề này bác tài, tiếp viên ngủ lại xe là bình thường, cũng để đảm bảo sức khỏe cho hôm sau chứ nhà xe không cấm. Nhưng cả hai vợ chồng cùng ở lại thì chỉ có anh Phương, chị Loan", anh Nguyễn Thanh Tường, nhân viên điều phối xe bus số 19 chia sẻ.
Những ngày đầu mới sống trên xe là khoảng thời gian khó khăn với cả hai vợ chồng, mỗi khi đến giờ phải xa con. "Đêm đầu tiên thằng bé khóc đòi mẹ, còn mẹ thì khóc nhớ con", chị buồn nói. Nay đã quen, cả nhà đều mong đến cuối tuần để được bên nhau. Cậu bé Noel ví, những ngày này như là được đi du lịch.

Hơn 10 giờ tối, chị Loan trải thêm chiếu nhỏ ra khoảng rộng nhất trên xe, bởi đêm nay sẽ được ôm con trai ngủ. Còn chỗ nằm của anh Phương là trên chiếc võng mắc giữa hai thanh sắt.


Điện tắt, chị Loan trách chồng "anh đậu xe ngay cái đèn đường sáng quá sao mà ngủ". Anh Phương nằm trên võng đáp lại: "Để anh chạy xe dời sang chỗ khác". Chị Loan nói: "Thôi khỏi", rồi ôm con quay lưng ngủ để tránh ánh điện đường.


Nguồn: Theo VnExpress







Vừa đọc cái này hôm qua trên FB, nhưng giản đơn hơn thì hôm nào gọi con pain qua lão làm ly rượu :))
 

Zai nắng

Xe điện
Biển số
OF-700704
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
2,562
Động cơ
121,288 Mã lực
Cảm giác trả bài gấu trên xe uýt ko phải ai cũng có số hưởng đâu :))
 

vieteuro

Xe lăn
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
10,497
Động cơ
576,425 Mã lực
Mất vs bỏ mịa, ko toon trọng khách hàng đi ze bus
Thuê cái nhà mà ở cho đnầng hoàng
 

Matiz 1.0

Xe điện
Biển số
OF-83101
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
3,086
Động cơ
436,742 Mã lực
Khó khăn cs thì ai cũng hiểu..nhưng nhiều doanh nghiệp sẽ ko cho tận dụng ntn!
Chưa nói ngoài ăn, ngủ thì..chuyện tế nhị sinh hoạt v ck trên xe có hay ko?! Cần thì quỹ phúc lợi, phát động công đoàn, ae trong công ty ủng hộ..thuê cái nhà trọ. Chứ ntn...
 

tuongbminh

Xe buýt
Biển số
OF-185245
Ngày cấp bằng
13/3/13
Số km
954
Động cơ
340,680 Mã lực
Thấy gợn gợn. Ở SG không mướn chỗ này mướn chỗ khác, giá này giá khác, giá nào cũng có. Nơi làm việc lại ăn uống (và có thể phụt phập ) trên ấy. Đành là yêu nhau này kia nhưng cũng nên hiểu là xe bus là phương tiện làm việc của cty
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,123
Động cơ
519,274 Mã lực
Em cũng thấy là không ổn, về mặt vệ sinh thì ở như vậy là không đảm bảo cho gia đình này và cho hành khách khi họ ăn uống, sinh hoạt trên xe.
 

Aiknow

Xe hơi
Biển số
OF-611111
Ngày cấp bằng
22/1/19
Số km
180
Động cơ
240,710 Mã lực
Bài này như kiểu bài báo điểm nhân ngày truyền thống ngành bus.
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,691
Động cơ
348,177 Mã lực
Chịch choạc, tắm rửa, giặt rũ, phơi phóng,... thì như thế nào nhể ? tóm lại mô hình này không nên nhân rộng
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,936
Động cơ
402,902 Mã lực
Cái này gọi là tiện thể. Nhưng ngẫm ra thì nó ko ổn cho lắm.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,538
Động cơ
174,436 Mã lực
Mới đọc thấy cũng tình cảm, nhưng càng nghĩ càng thấy ... sai sai, 2 vc cùng làm, ngày 4,5 chuyến x3h/chuyến = 12-15h/ ngày, nhân với 7 ngày/ tuần, wow , 84 - 105h/ tuần, vi cmn phạm luật lao động rồi, lái xe đâu đó 8h/ ngày thôi chứ nhỉ, chưa kể như mấy cụ nói còn sinh hoạt trên xe nữa, quả này a giám đốc lại mệt rồi he he, bố tổ sư mấy bạn lều báo
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,411
Động cơ
291,729 Mã lực
Đù mẹ....nhiều ông chỉ nghĩ đc đến phụt,phập là hết nhỉ?
Tôi hỏi nhỏ nhé! Các ông lao động với tần xuất như thế hỏi 1 tuần các ông phập đc mấy nhát?
Chả có lẽ lúc thèm phập,cần phụt các ông không ra nhà nghỉ????
Chán.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,145
Động cơ
2,086,899 Mã lực
Cs thật khó nói và lựa chọn. Để yên thì ko sao chứ cứ lên báo thành khổ chủ.
 

lamhoangvan87

Xe lăn
Biển số
OF-358721
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
10,371
Động cơ
1,118,325 Mã lực
Nơi ở
Nhổn
Đang nhân văn thì lại quay sang nhân giống.
Đến ạ các cụ.
 

linkkaka

Xe buýt
Biển số
OF-57244
Ngày cấp bằng
20/2/10
Số km
628
Động cơ
451,688 Mã lực
Mất vs bỏ mịa, ko toon trọng khách hàng đi ze bus
Thuê cái nhà mà ở cho đnầng hoàng
Người ta không phải tự nhiên mà thích rồng rắn cả nhà lên xe ở thế đâu Cụ, cũng vì hoàn cảnh, miếng cơm manh áo mà thôi. Cá nhân Em nghĩ là họ ở trên đấy có khi giữ vệ sinh còn tốt hơn là không có người ở đấy, em không thấy có gì là không tôn trọng khách hàng ở đây cả!
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
4,242
Động cơ
523,854 Mã lực
Em coi thế này cũng là một dạng tham nhũng.
 

tôi yêu ô tô

Xe container
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
8,071
Động cơ
441,885 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Hạnh phúc cái gì? tôi chưa thấy điều gì ở đây dc coi là hạnh phúc cả. Có chăng nó chỉ là cố gắng mà sống thôi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top