Em rất cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của Cụ bởi nó giúp em có cái nhìn đa chiều hơn về vđ tái hôn. Tuy nhiên, em xin phép phản biện các ý dưới đây với đk hoàn cảnh và trải nghiệm của riêng em:
1. Những người em biết thì Singlemom nhiều hơn đáng kể những người Singledad, thậm chí em hiện tại còn không biết ai mà em quen là Singledad luôn trong khi Singlemom thì gần 10
=> Về logic khi 1 cuộc hôn nhân tan vỡ thì kiểu gì chả có 2 ng độc thân (1 single mom và 1 single dad) tuy nhiên tỉ lệ đàn ông tái hôn luôn sẽ thường cao và diễn ra chóng vánh hơn PN vì họ quen có người chăm sóc, phục vụ. Thêm nữa, nhu cầu của ĐÔ cũng cao hơn, họ sống bản năng hơn ĐB. XH VN dù có Tây hóa, có pt nhưng ít nhiều vẫn thiên vị ĐÔ, ánh mắt dành cho PN ly hôn vẫn còn phân biệt kì thị nên cửa của các single dad vẫn rộng. NGoài ra, PN sau ly hôn thường phải mất tg dài để xốc lại tinh thần, họ suy sụp quá nhiều, còn ĐÔ đa phần nhanh lao vào thú vui khác như bia rượu, bài bạc, gái mú... nên họ chả có thay đổi khác biệt so với trc kia. Họ biết cách che giấu kiểm soát cảm xúc tốt hơn nữ giới. Vậy nên Cụ ko biết ko có nghĩa họ ko là Single dad, và ngược lại!
2. Nếu không có con thì tuổi như mợ em nghĩ chỉ đâu đó gần 20 năm nữa hết hạn sử dụng (nói hơi thô) trong khi thằng chồng còn sử dụng được đến lúc 2 năm mươi thì lúc đó không có con thì thằng đàn ông nó lại phải chia tay, lấy cô khác hoặc nó phải ra Trần Duy Hưng à mợ? Có con thì nó còn tiếp tục sống cùng chứ không có thì có lẽ giải tán cao
=>>> Việc xđ có con hay ko thì phải lên dây cót nói rõ quan điểm từ đầu chứ ko tặc lưỡi làm liều. Hơn nữa, việc có con chung nó tạo nên sự gắn kết, ràng buộc TỰ NGUYỆN giữa 2 cá thể chứ số lượng con chung nó ko tỉ lệ thuận với sự đảm bảo hòa hợp về sex giữa 2 vk ck. Cái này cần phải nhìn nhận cho chính xác bởi đầy ông có vợ con đàng hoàng sao vẫn ra ngoài tòm tem? Tiếp nữa, cứ vợ ko đáp ứng được thì lại bỏ để cưới cô khác à? Vậy chứng tỏ ô này sống quá bản năng, bị phần con lấn át quá nhiều trong khi đáng lẽ càng có tuổi con người sẽ giác ngộ, sẽ tiến hóa ở mức cao hơn chứ nên với những phần tử này, mất ko hề tiếc! Có con với họ khéo lại là bất hạnh thêm vì họ tham quá! Muốn có con có vợ về mặt danh nghĩa lại còn đòi hỏi phải thỏa mãn khoản kia cơ =>> Chê nha!!!!!!
3. KHông có con chung thì trong đầu thằng đàn ông nó sẽ nghĩ là chưa chắc đã có trách nhiệm, nghĩa vụ với bên chồng - mợ có nghĩ thằng chồng nó không nghĩ đến trường hợp này không?
=>> Cái chỗ xanh xanh này cần ghi chi tiết bên chồng bao gồm những ai ạ? Ý là bên nội và các thành phần râu ria đính kèm? hay chỉ mình ông ck thôi? Tâm lý chung của những bác thế hệ zà tầm 5x thì luôn coi trọng giá trị gđ, luôn bị ràng buộc và hãnh diện bởi 2 từ trách nhiệm và họ sẽ quàng cái đó lên đối tác của mh, mong vk trân quý và thực hành nghĩa vụ đó. Nhưng cs có đi có lại, đàng nhà ck đã làm được gì cho tôi chưa mà có tư cách đòi hỏi trách nhiệm thế? Nên nhớ, trách nhiệm đi kèm với quyền lợi. Ko có trao đổi nào là vô điều kiện hết mà đối tượng luôn đòi hỏi ng khác phải có trách nhiệm trc với mình thì nên xem xét lại. Đó là thể loại ích kỷ, sống chỉ biết tới bản thân mình, chỉ muốn nhận, ko muốn cho; sống với họ khổ 1 đời chứ báu gì!
4. Bao nhiêu thằng đàn ông khi ở cái tuổi nhỏ hơn 50 xác định lấy vợ mà không sinh con => với em thì tỷ lệ này rất ít.
=> Chỗ tím kia tùy tư duy mỗi người, tùy xem họ đã từng KH, từng có con chưa chứ ko nên chủ quan duy ý chí. Và cho dù có con thì anh đủ tư cách và sẵn sàng tâm thế làm cha chưa? Hay thấy buồn đẻ đứa cho vui cửa vui nhà? Hoặc tính sở hữu cao, muốn đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, ràng buộc vợ sợ ng khác chiếm mất nên phải xích lại?
5. Chưa kể ai lấy mợ thì sống cùng mợ - phần nào đó nuôi con mợ, có thể mợ chả cần nhưng thằng đàn ông nó không thích điều này là cái chắc. Hơi đâu nó đi nuôi con thằng khác! Còn các mợ thì em biết ở với con chồng chả vấn đề.
=> Nói thẳng ra thì con tôi đẻ ra ko bao giờ phản tôi hay bỏ tôi chứ ông thì mưa lúc nào mát mặt lúc ý nên phải tự biết mình là ai, có vị trí ntn với đối tác. Anh chấp nhận tôi thì phải chấp nhận những thứ liên quan tới tôi, ngược lại cũng vậy. Tôi có thể bỏ a chứ con tôi thì ko bao giờ, ngc lại con a cũng thế thôi. Chính vì lẽ này nên em mới nói tính cách bao dung nó cần thiết ntn.
Chốt lại, mọi sự vẫn là tùy duyên thôi Cụ ạ! Cái j đến thì mình sẽ hoan hỉ đón nhận. Vợ chồng là duyên phận, ko cưỡng cầu được đâu.