[Funland] Họ có yêu nhau không?

HONEY IN CAR

Xe đạp
Biển số
OF-761661
Ngày cấp bằng
3/3/21
Số km
26
Động cơ
43,160 Mã lực
Bài này dành cho các cụ yêu nhạc Trịnh. :)
Theo các bác họ có yêu nhau không? Em thì tin rằng họ có một mối tình thật đẹp, cách họ yêu cũng thật đẹp và thật trân trọng.
Mỗi câu nói của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Khánh Ly như mỗi câu chốt của các bài hát của ông! ;)


TRỊNH CÔNG SƠN & KHÁNH LY CÓ YÊU NHAU KHÔNG?

Mười giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc ca nô lao hết tốc lực từ cảng Sài Gòn về phía Vũng Tàu trong tiếng pháo và đại bác. Chiếc ca nô ấy chở gần 20 người, chủ yếu phụ nữ và trẻ em. Tất cả đều hoang mang: “Cộng sản vào chưa?”. Đường bộ Sài Gòn – Vũng Tàu khi ấy đã bị cắt. Hai bên sông là những cột khói đen, chiếc ca nô ra tới biển Bà Rịa tầm mười một giờ trưa, hòa vào một quần thể thuyền to, thuyền nhỏ, đích đến là những chiến hạm lớn của Mỹ ở ngoài khơi.

Chiếc ca nô kể trên hướng về một tàu chở hàng của Mỹ tên là Miler. Chiếc Miler có sức chứa 1.500 người, nay phải lèn đến gần 7.000 người. Trong 7.000 con người ấy có một phụ nữ 29 tuổi, da ngăm đen với mái tóc dài đen nhánh. Trên lưng địu một cô gái nhỏ, tay dắt một bé trai khác, vai còn lại quẩy một chiếc túi. Trong cơn hoảng loạn, cô chỉ kịp bỏ vào chiếc túi ấy những thứ quan trọng nhất: mấy bộ quần áo, mấy chỉ vàng và tập nhạc của Trịnh Công Sơn.

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ mấy mẹ con lên ca nô đi lánh bom đạn, khi nào Sài Gòn yên sẽ về. Nào ngờ đó là một màn ly biệt kéo dài mấy chục năm”, người phụ nữ ấy nói.

Một ngày sau, tức ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng cộng sản húc đổ cổng dinh Độc Lập. Mười hai giờ trưa, trong bản tin đầu tiên của Sài Gòn sau sụp đổ, Tổng thổng Dương Văn Minh - với giọng miền Nam - đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng với giọng bắc. Và sau đó là một giọng Huế. Ông nói những lời vô cùng xúc động vì chiến tranh rốt cục đã kết thúc trên quê hương mình trước khi trình bày ca khúc “Nối vòng tay lớn”.

Đó là đoạn khởi đầu, trong một bài viết dài non vạn chữ của phóng viên Hồng Phúc của VnExpress, kể về số phận của hai trong số những nhân vật xuất chúng nhất của văn nghệ Việt Nam trong cuộc đổi dời ngày 30/4.

Người đàn ông ấy là Trịnh Công Sơn và cô gái trên chiếc thuyền Miler, lúc này đã gần đến Phi Luật Tân, là Khánh Ly. Chỉ mới năm ngày trước, họ còn ngồi cạnh nhau, điềm nhiên nhìn đường phố Sài Gòn, hoàn toàn không biết chuyện gì sẽ đến, hoàn toàn không thể ngờ cuộc tao ngộ tiếp theo chỉ diễn ra sau đó 13 năm.

Paris, 1988, Trịnh Công Sơn lần đầu tiên trong đời đặt chân ra khỏi Việt Nam. Hôm ấy, Khánh Ly tình cờ đi theo một tour lưu diễn ở châu Âu. Biết điều này, Trịnh Công Sơn cố liên lạc để tìm cách gặp nhau. Nhưng Khánh Ly làm sao dám gặp, vì hai người giờ đã thuộc về “hai phía”. Nghe thế, Trịnh Công Sơn bật khóc trong điện thoại: “Anh đi nửa vòng trái đất mà chẳng lẽ anh em mình không gặp được nhau, mà nếu bây giờ không gặp thì bao giờ mới gặp?”. Đấy là lần đầu tiên và duy nhất, Khánh Ly thấy Trịnh Công Sơn khóc, bởi “ông Sơn không bao giờ khóc”. Và vì đã nghe tiếng khóc của ông rồi, Khánh Ly bèn “thây kệ ai muốn nói gì nói”. Và họ nói gì sau 13 năm xa cách? Không nhiều.

Bốn năm sau, họ tái ngộ tại Montreal. Trịnh Công Sơn sang thăm các em gái đang định cư tai Canada. Ông gọi điện sang Mỹ cho Khánh Ly:

- Mai có sang chơi không? (ông luôn gọi Khánh Ly là Mai, tên thật của bà)

Từ Mỹ sang Canada mà ông nói chuyện nhẹ nhàng như quận 1 sang quận 3. Nhưng trước đó, Khánh Ly biết Trịnh Công Sơn có ý buồn trách mình, bởi trong bài “Yêu dấu tan theo”, ông viết:

“Em theo đời cơm áo
Mai ra cùng phố xôn xao
Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo”

Thế nên dù miệng nói: “Dạ, em không dám hứa” nhưng vừa cúp máy, bà bỏ hết mọi thứ, lật đật book vé máy bay đi gặp “anh Sơn”. Mấy ngày ở cạnh nhau tại Montreal, họ nói với nhau những gì? Không nhiều.

Khánh Ly viết trong hồi ký: “Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lãnh vực nào. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng”.

Càng sống càng thấy: trò chuyện được với nhau đã khó, im lặng được cùng nhau lại càng khó hơn. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã đạt được cảnh giới trò chuyện mà không cần mở miệng. Khánh Ly viết: “Bao nhiêu ngày tháng đã đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước đã không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi… Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra”.

Lần gần nhất Dao Ánh về Việt Nam, tôi có duyên được hầu chuyện với cô. Người con gái đã khiến Trịnh Công Sơn tương tư suốt mấy chục năm, viết hàng trăm bức thư, là một người đẹp trí thức. Vậy hai con người trí thức ấy nói gì vào những giây phút bên cạnh nhau? Không nhiều.

“Hai người cứ ngồi nhìn nhau vậy đó. Bác Sơn cầm tay cô, cho đến khi tay của cô… mềm ra. Bác Sơn biết bác có cô, và cô biết mình có bác. Vậy là đủ rồi”, Dao Ánh nói với tôi. Lúc ấy, tôi thực sự chưa hiểu mấy.

Trịnh Công Sơn kết giao bạn bè đông khủng khiếp. Có thể nói ông chính là người nhiều bạn nhất lịch sử Việt Nam. Ông chơi với cả hai phe hắc bạch, chơi từ cộng hòa đến cộng sản, chơi từ ngài Thủ tướng cho đến anh xe ôm. Nhưng rốt cục Trịnh Công Sơn nói gì với bạn bè trong hàng vạn giờ họ ở cạnh nhau? Không nhiều.

Trịnh Công Sơn vui ở sự hiện diện, vui ở niềm sum họp chứ không phải bản thân câu chuyện. Ông không thích nói xấu ai, lười đưa quan điểm, khen ngay khi có thể và dành thời gian chủ yếu để hát. Khánh Ly kể lại những ngày ở Montreal vào năm 1992: “Tôi thấy anh yêu đời thật sự. Anh cười với ông Phạm Duy, ông Trầm Tử Thiêng, ông Duy Khánh và các bạn. Rồi anh hát và chỉ cho tôi, cắt nghĩa cho tôi những bài hát mới, không quên dặn:

- Nhớ đừng có hát như trả bài nhé.
- Thôi anh hát đi, anh hát hay hơn em
- Anh bao giờ cũng hát hay hơn Mai.

Lời nói đùa ấy kéo cả hai người trở lại những ngày tháng ở Đà Lạt của gần nửa thế kỷ trước. Năm 1964, họ gặp nhau lần đầu tại một phòng trà, nơi Khánh Ly đang còn hát mấy bài nhạc kích động. Khi nàng vừa bước xuống, chàng tới giới thiệu:

- Tôi là Trịnh Công Sơn.

Khánh Ly nhìn thấy “một người đàn ông mảnh khảnh, mặc sơ mi trắng, quần tây vải kaki màu vàng, đi giày tây, tóc cắt gọn gàng, vầng trán cao và cặp kính trắng tròn đang ở hàng ghế gần cửa hộp đêm. Nụ cười tươi với chiếc răng khểnh, thầy giáo 25 tuổi – lúc ấy đang dạy học ở B’lao – chào bằng giọng Huế. Nhưng Khánh Ly nào biết Trịnh Công Sơn là ai.

Nhưng rồi sau hôm ấy, cuối tuần nào họ cũng gặp nhau ở cà phê Tùng. “Anh Sơn” hát cho Mai nghe những bài anh vừa sáng tác, đầu tiên là “Mưa hồng”, viết cho nàng thơ Dao Ánh mà anh đang tương tư. Vừa nghe là Mai đã bị mê hoặc. Nhưng cô nào biết nhạc lý, làm sao hát được. Hồi nhỏ cô có theo học mấy bà sơ, nhưng bị đánh miết nên bỏ ngang. Sự học dở dang nên “nhạc biết em chứ em không biết nó”. Trịnh Công Sơn - một người đến với âm nhạc cũng không theo một con đường chính quy nào - bảo “Mai cứ hát theo anh”. Rồi hai người cứ thò đầu ra cửa sổ trên lầu của cà phê Tùng mà hát.

Rồi Trịnh Công Sơn rủ Mai về Sài Gòn hát, cô từ chối. Cô yêu Đà Lạt nhiều quá, và cô còn vướng bận quá nhiều. 19 tuổi, Mai đã có hai đứa con và hai đời chồng. Một lần giận người chồng thứ hai, cô vứt nhẫn cưới xuống hồ và cắt phăng mái tóc dài. Thấy cô đến cà phê Tùng, Trịnh Công Sơn đứng dậy bỏ về. Cô chạy theo hỏi nguyên cớ, ông nói:

- Anh không nói chuyện với người điên.

Phải ba năm sau đó, tức 1967, lần đầu tiên người ta mới được nhìn thấy Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đứng chung với nhau một sân khấu. Hôm ấy Khánh Ly đang đi bộ trên đường Lê Thánh Tôn thì nghe tiếng gọi “Mai, Mai”. Nhìn qua bên kia đường, Khánh Ly thấy Trịnh Công Sơn đang ngồi với mấy người bạn ở một bờ tường. Lúc này cô đã gửi hai đứa con nương nhờ bà nội ở đường Phan Thanh Giản, không còn lý do gì để khoái thác lời mời “hát với anh” nữa. Họ lên lịch hát ở quán Văn.

Vào lúc đó, Khánh Ly chưa từng biết mặc áo dài là gì, vì tiền đâu mà may. Nhưng biểu diễn phải tươm tất chứ, cô mới mượn đồ của em gái. Một bộ đồ tây, áo trắng, sơ vin trong váy bó màu hồng phấn. Không phấn son, tóc ngắn, giày cao gót màu đen. Cô đến quán Văn, tá hỏa khi thấy hàng nghìn sinh viên ngồi kín bãi đất trống. Thời ở Đà Lạt, cô hát trong hộp đêm, đông nhất cũng chỉ gần trăm người, vậy mà bây giờ… người không là người.

Trịnh Công Sơn ôm guitar ra trước, hát “Mưa hồng” và thêm vài bài, rồi ông giới thiệu “ca sĩ Khánh Ly tới từ Đà Lạt”. Khánh Ly bước ra, chân muốn sụm vì quá run. Cô để tay lên vai “anh Sơn”. Nhưng “anh Sơn” sợ mấy cô gái đẹp ở dưới nghĩ Khánh Ly là bạn gái mình, gạt luôn tay ra và nói: “Đứng hát cho đàng hoàng”. Nhưng cô run quá, chân đứng không nổi lấy gì mà hát, bèn gỡ luôn đôi giày cao gót ném sang một bên.

Từ ấy, Khánh Ly có luôn có biệt danh là “nữ hoàng chân đất”. Và khi “nữ hoàng chân đất” cất giọng, đám đông chết lặng. Đấy là những thanh âm mà họ chưa từng nghe trong đời. Hoàng Xuân Sơn, chủ quán Văn, nhớ lại: “Đêm ấy, tôi bất chợt nghe được một tiếng hát lạ kỳ: nửa như quyện từ lòng đất âm u, nửa như tự trời thanh cao rót xuống. Một tiếng hát có ma lực cuốn hút người nghe tự buổi đầu hội ngộ (Ngõ ban sơ hạnh ngân dài – Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua – Bùi Giáng )”

Rồi sau đêm ấy, cuộc đời Trịnh Công Sơn và Khánh Ly không bao giờ như cũ được nữa. Nhiều năm sau đó, nàng đứng lên Gọi tên bốn mùa, Gọi tóc em dài đêm thần thoại, Gọi cuộc tình dấu chim bay, Gọi thân hao gầy, Gọi buồn ngất ngây… Nhưng quan trọng hơn, họ cùng nhau kể lể nỗi khổ đau chiến tranh mà quê hương Việt Nam hằng cưu mang. Họ hát cho người nằm xuống, hát cho người già và em bé, hát cho người con gái Việt Nam da vàng, hát cho người mất trí. Giọng Khánh Ly như ma túy, càng nghe càng nghiện. Tiếng ca của một người không biết nhạc, chỉ biết hát theo Trịnh Công Sơn.

Mấy chục năm sau, Khánh Ly mới… hơi hiểu hiểu những gì Trịnh Công Sơn viết. Nhưng họ đã song hành với nhau như bóng với hình. Khánh Ly là tiếng nói, hay cao hơn, là tiếng lòng của Trịnh Công Sơn. Tiếng hát thấm vào lòng đất, vọng lên trời cao, tan giữa không gian. Họ thân nhau theo một kiểu không gì lý giải được. Một đĩa cơm, một điếu thuốc cũng chia đôi, tối cứ lăn ra sàn mà ngủ, Khánh Ly nằm kế Trịnh Công Sơn, giữa ngổn ngang gạch, đá, giấy báo, vải bạt, ván ép. Họ không hề cảm thấy cái nghèo.

Nhưng cái… đói thì có. Một hôm, đang đói bụng quá mà chưa có tiền ăn cơm, Khánh Ly mới hỏi ông:

- Anh ơi, trong đời sống này mình cần cái gì?

Rồi ông nói ngay:

- Cần một tấm lòng.

Nghe câu trả lời Khánh Ly giãy nãy lên liền. Cô nói: “Mình nghèo chết cha, mình phải cần tiền chớ. Đi hát free mãi không mua nổi một cái áo dài, mãi không mua được một đôi giày. Tôi lại nói với ông:

- Tấm lòng ăn được không anh? Em thấy cần tô cháo lòng nghe còn hợp lý.

Ông nhẹ nhàng nói:

- Mai cứ sống với một tấm lòng đi. Hãy sống thật lòng, sống tử tế với nhau, dù chả để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi.

Khánh Ly nói: Lúc ấy tôi ngu lắm, tôi cũng chưa hiểu đâu. Mãi sau này, tôi mới nhận ra lời ông nói, vì lời của ông nó đã thấm vào người tôi. “Hãy sống tử tế với nhau” có lẽ là câu nói hay nhất mà tôi từng được nghe trong đời.”

Một con người ra đi vào ngày 1/4, như một trò đùa. Một con người đã bị biết bao nhát dao đâm từ phía sau nhưng lúc nào cũng khuyên người ta hãy sống tử tế với nhau dù chỉ “để gió cuốn đi”. Một con người mà trái tim đã bao bận tan nát vì “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” vẫn luôn khuyên mọi người “Hãy yêu nhau đi”.

Còn Trịnh Công Sơn và Khánh Ly có yêu nhau không, với tôi cũng chả còn quan trọng nữa. Vì thứ tình cảm ngồi cạnh nhau hàng giờ mà không cần trò chuyện gì nhiều đã ở một cảnh giới cao hơn ái tình nam nữ bình thường.

Và vì những điều quan trọng nhất, đều là những điều không cần nói ra.

(BBB)
5A770848-E0CE-49D7-AF64-70F2CBDC2AB0.jpeg
 

Chim Trích

Xe tăng
Biển số
OF-413278
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
1,842
Động cơ
241,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà vợ xây
Cứ yêu nhau thôi...

Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi, dòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ
Ngày mãi mong chờ, ngày sẽ thiên thu

Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người

Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui với
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời

Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn
Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm
Hãy yêu nhau đi cho ngày quên tháng
Dù đêm súng đạn, dù sáng mưa bom

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều
 

Argo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-759677
Ngày cấp bằng
10/2/21
Số km
425
Động cơ
49,909 Mã lực
1 đã thăng còn 1 cũng không còn trẻ.
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,824
Động cơ
164,875 Mã lực
Âm nhạc Trịnh được ví là của báu, cần nâng niu gìn giữ.
Nhưng đời tư, sinh hoạt cá nhân, cả những cách co giãn trước thời cuộc của bản thân tác giả, chưa chắc đã là một tấm gương sáng :(
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
11,273
Động cơ
600,488 Mã lực
Bác sơn còi này xơi đc nhiều em phết
 

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,983
Động cơ
260 Mã lực
Với KL thì ko rõ còn với TCS thì hoàn toàn ko có t/y với KL. Khi TCS đã nổi danh thì KL mới bắt đầu bước vào sự nghiệp có lẽ TCS lúc đó đã có những bóng hồng khác :(
"Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào phục vụ thanh niên xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966.Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Ông kể: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly", còn Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 1960 ấy: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn"
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Công_Sơn
 

ly xây chừng

Xe tải
Biển số
OF-726188
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
488
Động cơ
78,250 Mã lực
Trinh công Sơn thì cháu hầu như không nghe, ngoài 2 bài Ướt mi và Thương 1 người do c s Thanh Thúy trình bày.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,226
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Âm nhạc Trịnh được ví là của báu, cần nâng niu gìn giữ.
Nhưng đời tư, sinh hoạt cá nhân, cả những cách co giãn trước thời cuộc của bản thân tác giả, chưa chắc đã là một tấm gương sáng :(
Thì cứ để gió cuốn đi, có hề chi
 

troc

Xe tăng
Biển số
OF-42110
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,298
Động cơ
621,635 Mã lực
Cũng là đc sống trong thời khắc của lịch sử!
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,533
Động cơ
472,783 Mã lực
Bác sơn còi này xơi đc nhiều em phết
Xơi bằng gì? Không quá đáng chứ người mẫn cảm não bộ như cụ Sơn nhẽ gặp giai nhân sẽ tiêu tiền hết sớm đó. Mà gái gặp ông Sơn còn xin ông xơi cho lên số ấy chứ.
 

Vinacosa

Xe đạp
Biển số
OF-773247
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
14
Động cơ
39,840 Mã lực
Tuổi
51
Về âm nhạc, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đều còn xa lắm mới bước chân vào được Top 10 nhạc sĩ và ca sĩ xuất sắc nhất nền Tân Nhạc Việt (cảm nhận cá nhân em thôi nhé nhé!). Không hiểu sao thiên hạ nâng tầm cặp này quá mức?!
Về nhân cách, hai người này khá giống nhau là sống tùm lum mặt và cho nên trở mặt nhanh như lật bánh tráng!
 

Beu 4x4

Xe điện
Biển số
OF-98137
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
3,011
Động cơ
408,312 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
1 người có tí tài nhạc nhẽo n nhạt nhoà và yếu đuối. Sống trong thời loạn n dấu ấn lạc lõng và ít nhạc lời lẽ triết lý vụn giai điệu đa số rên rỉ rền rĩ.
Trai thời chiến súng ko bắn 1 viên, chính kiến thì gió chiều nào che chiều ấy.
Đeo kính hút thuốc lá và có nhiều đàn bà.
Ngày xưa còn trẻ em cứ lo mình ko thích nhạc Trịnh ko biết có “quê” ko. Sau nhớn mới thấy may
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,298
Động cơ
467,778 Mã lực
Sao ông ấy ko đẻ mấy đứa con nhỉ, như Phạm Duy chẳng hạn.
 

scorp8x

Xe container
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
8,908
Động cơ
499,183 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Về âm nhạc, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đều còn xa lắm mới bước chân vào được Top 10 nhạc sĩ và ca sĩ xuất sắc nhất nền Tân Nhạc Việt (cảm nhận cá nhân em thôi nhé nhé!). Không hiểu sao thiên hạ nâng tầm cặp này quá mức?!
Về nhân cách, hai người này khá giống nhau là sống tùm lum mặt và cho nên trở mặt nhanh như lật bánh tráng!
Lạ nhỉ :) Bác quen họ & tiếp xúc trực tiếp với họ bao lần để nhận xét. Tôi thì ko phải fan cụ Sơn & Khánh Ly nhưng tôi ko nghe nói hay phán về người khác tôi ko biết rõ
 

Vinacosa

Xe đạp
Biển số
OF-773247
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
14
Động cơ
39,840 Mã lực
Tuổi
51
Lạ nhỉ :) Bác quen họ & tiếp xúc trực tiếp với họ bao lần để nhận xét. Tôi thì ko phải fan cụ Sơn & Khánh Ly nhưng tôi ko nghe nói hay phán về người khác tôi ko biết rõ
Thôi thì kệ tôi; thế thì kệ bác!
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,982
Động cơ
367,009 Mã lực
Em thích nghe KL hát nhạc trịnh, nhưng bản thân em lại ko có thiện cảm với 2 con người này.
 

Fall&Rise

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-387942
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
1,299
Động cơ
252,890 Mã lực
Nghe nhạc Trịnh được vài bài đầu. Thêm vài bài là cháu thấy ngán, không nghe nổi nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top