[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

.Bo My

Xì hơi lốp
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,742
Động cơ
333,900 Mã lực
Trump lại nói sẵn sàng sang TQ gặp Tập để làm điều mà ai cũng biết là gì, bất kể thể diện ngoại giao là nên gặp ở nước thứ ba hoặc phải được mời trước.

Có lẽ điều cần bàn rất quan trọng, ví dụ như là muốn Tập để yên cho nuốt Can, Green.. hay ít nhất cũng được kênh đào Panama
 
Chỉnh sửa cuối:

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,285
Động cơ
126,859 Mã lực
Tuổi
32
Ngành này cực kỳ ô nhiễm nên bọn Tây nó nhả ra
Nói chung có làm thì có ô nhiễm. Ngành đóng tàu có công đoạn sơn. Tuy nhiên thuế CBAM của châu âu tính điểm rất khắt khe với phát thải Carbon ô xít. Tức đóng tàu có thể dùng biện pháp này nọ hạn chế để qua truông. Riêng CO2 nó soi từ vũ trụ không thoát được.

Túm váy lại: nhà máy điện than vận hành là hàng triệu lao động da giày dệt may đồ gỗ thủy sản mất việc làm vì bị áp thuế cao hơn. Còn điện khí hỗ trợ giảm thuế vào mĩ
 

Bayi 1921

Xe buýt
Biển số
OF-816997
Ngày cấp bằng
4/8/22
Số km
610
Động cơ
19,357 Mã lực
Tuổi
37
Có ai mua nhà máy điện than, hay vay vốn Trung Quốc đâu. Đang nói việc mua thiết bị cơ mà. Trung Quốc không xuất khẩu điện than cả gói, nhưng mua những thiết bị nhỏ lẻ rồi về mình tự lắp thì được. Tóm lại về mặt kỹ thuật là làm được, nhưng sẽ có nhiều yếu tố ngoài kỹ thuật cản trở.
Nhiệt điện khí thì nếu mua khí đốt của Malaysia, Úc thì ok, nếu mua của Mỹ về thì các bác đừng có gào lên tại sao giá điện cao, tại sao giá các mặt hàng đều cao cả, tại sao hàng hóa kém cạnh tranh hơn và tại sao đời sống nghèo đi nhé
ko đc xuất linh kiện thiết bị điện than luôn cụ
đó là cam kết của Mỹ Trung Nhật EU Với nhau
 

.Bo My

Xì hơi lốp
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,742
Động cơ
333,900 Mã lực

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,343
Động cơ
271,969 Mã lực

banhmygoi

Xe tăng
Biển số
OF-877091
Ngày cấp bằng
10/3/25
Số km
1,009
Động cơ
9,915 Mã lực
Tuổi
59

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,285
Động cơ
126,859 Mã lực
Tuổi
32
A Chum tin rằng để trung quốc trở thành công xưởng thế giới là một dạng bỏ trứng vào một giỏ, người tiêu dùng các nước trở thành con tin không chỉ trong cuộc chiến thương mại mà cả cuộc chiến chính trị hay lãnh thổ. Trong lần đàm phán này, những nước hưởng lợi trực tiếp không phải EU, Nhật Bản mà là đồng minh của họ. Bởi các nước G7 không phải đích đến khi chuỗi sản xuất rời khỏi trung quốc. Đối tác của EU Nhật Bản mới là xưởng mới

Về phần trung quốc, bọn họ đang tìm địa điểm di tản chuỗi sản xuất của mình. Cam pu chia, Maroko, Gibuti, Ecuador.... trở thành ứng viên tiềm năng
 
Biển số
OF-818192
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
107
Động cơ
4,151 Mã lực
A Chum tin rằng để trung quốc trở thành công xưởng thế giới là một dạng bỏ trứng vào một giỏ, người tiêu dùng các nước trở thành con tin không chỉ trong cuộc chiến thương mại mà cả cuộc chiến chính trị hay lãnh thổ. Trong lần đàm phán này, những nước hưởng lợi trực tiếp không phải EU, Nhật Bản mà là đồng minh của họ. Bởi các nước G7 không phải đích đến khi chuỗi sản xuất rời khỏi trung quốc. Đối tác của EU Nhật Bản mới là xưởng mới

Về phần trung quốc, bọn họ đang tìm địa điểm di tản chuỗi sản xuất của mình. Cam pu chia, Maroko, Gibuti, Ecuador.... trở thành ứng viên tiềm năng
Ý bác là nhật thay thế tq làm công xưởng để xuất cho G7
 

TQA

Xe buýt
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
599
Động cơ
41,178 Mã lực
Tuổi
47
Bác chả biết gì về ngành đóng tàu mà phán như đúng rồi ấy :))
Lãi hơi bị ngon, và giá phải trả cho môi trường rất lớn.:(
Bác đang nói về ngành đóng tàu ở nước nào? Phương Tây hay Trung Quốc hay Hàn Quốc hay nước nào khác?
 

TQA

Xe buýt
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
599
Động cơ
41,178 Mã lực
Tuổi
47
Bác chả biết gì về ngành đóng tàu mà phán như đúng rồi ấy :))
Lãi hơi bị ngon, và giá phải trả cho môi trường rất lớn.:(
Ô nhiễm chỉ là cái cớ nói cho dư luận thôi. Thực sự sản xuất của phương Tây ngày càng thu hẹp trong đủ mọi ngành. Mỹ vẫn còn giữ được một ít, còn ở châu Âu thì ngày càng teo tóp, ngoại trừ Đức vẫn còn giữ được một phần, nhưng kể từ năm 2022 thì hàng loạt nhà máy cơ sở sản xuất đã phải đóng cửa, kể cả những tên tuổi tồn tại hàng trăm năm. Hiện không rõ tương lai thế nào.
Ngành đóng tàu là một ngành khó về mặt công nghệ chứ không dễ, và chi phí đầu tư tốn kém, lợi nhuận cũng không phải cao, nếu không tối ưu hóa được chi phí đầu vào và đảm bảo đầu ra đủ lớn thì lỗ chổng vó hoặc lợi nhuận thấp, với tư duy KPI kiểu tài chính đầu tư của phương tây hiện nay, thì họ sẽ có xu hướng cắt giảm hàng loạt sản xuất. Nhưng ngành đóng tàu thực sự có liên quan đến an ninh quốc gia, lợi về tài chính thì có nguy cơ trả giá về an ninh quốc gia, nên bây giờ Mỹ nó mới muốn kéo lại.
Trả lời tiếp vấn đề của bạn, tôi tập trung vào đóng tàu ở phương Tây

Đúng là ngành đóng tàu có thể sinh lợi, nhưng điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phân khúc thị trường là cực kỳ quan trọng
Đóng tàu quân sự và tàu hạng nặng (như tàu chở LNG, tàu container loại lớn, tàu dầu siêu trọng, tàu khoan, etc.) thường có biên lợi nhuận cao hơn, vì ít cạnh tranh và yêu cầu công nghệ cao.
Đóng tàu thương mại nhỏ (tàu cá, tàu vận tải nội địa) thì cạnh tranh khốc liệt, lợi nhuận thấp hoặc bấp bênh.

Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu của ngành này cực kỳ cao là rõ ràng, nhất là nếu muốn nhắm đến phân khúc tôi nói ở trên. Nhà máy đóng tàu đòi hỏi bến cảng, cần cẩu siêu nặng, hệ thống kéo đẩy, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề,... Mỗi con tàu lớn mất vài tháng đến vài năm để hoàn thành.

Ngành này cũng có thời gian hoàn vốn dài. Đây là ngành có chu kỳ đầu tư – thu hồi vốn rất chậm. Vì vậy, với tư duy "KPI – quý này phải có lãi bao nhiêu..." như ở nhiều công ty tài chính phương Tây, rất dễ bị cắt giảm đầu tư nếu không thấy ngay hiệu quả.

Vấn đề môi trường ở phương Tây là có, nhưng không phải cốt yếu. Nếu thực sự lợi nhuận đủ lớn, các nhà đầu tư sẽ làm ngay, và họ sẽ tìm lý do khác giải thích vì sao phải cần duy trì cho công chúng.

Ở phương Tây, còn có vấn đề cạnh tranh giá từ châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, etc.) quá mạnh, khiến nhiều công ty phương Tây không thể trụ được.

Ngành đóng tàu liên quan đến an ninh quốc gia là rõ ràng. Mỹ, từ sau 2020, đã đẩy mạnh trở lại ngành đóng tàu quân sự, nhất là vì cạnh tranh với Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Việc phụ thuộc vào nước ngoài để đóng tàu hải quân hay tàu hậu cần là nguy cơ chiến lược nghiêm trọng.
Do đó, ngay cả khi ngành này lỗ về tài chính, một số chính phủ vẫn giữ lại dưới dạng trợ cấp hoặc quốc doanh.

Ở các nước châu Á, phân khúc đóng tàu thương mại nhỏ (tàu cá, tàu vận tải nội địa) thì cạnh tranh khốc liệt, lợi nhuận có thể tốt hơn và vì vậy họ duy trì được, đặc biệt trong các nước có bờ biển dài và kinh tế hàng hải phát triển (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, etc.). Chi phí lao động thấp, các xưởng đóng tàu nhỏ (thậm chí là tư nhân) có thể tự tổ chức sản xuất linh hoạt, tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng nhu cầu nội địa. Tàu hỏng phải thay, sửa hoặc đóng mới định kỳ. Các nước như Philippines, Bangladesh thậm chí còn có các mạng lưới vận tải nội địa bằng tàu nhỏ (sông biển, liên đảo) rất phát triển, duy trì nhu cầu ổn định. Một số chính phủ còn xem đây là giải pháp tạo việc làm vùng ven biển, nên bảo hộ ngành đóng tàu nhỏ ở mức vừa phải.
Tuy thế, tôi nói rõ đây phân khúc này không hẳn lợi nhuận cao, nó vẫn không đủ lớn để thoả mãn các nhà đầu tư phương Tây, nhưng ở châu Á, họ chấp nhận biên lợi nhuận thấp, bù lại quy mô lớn, quay vòng nhanh. Nói cách khác, lợi nhuận tính trên mỗi tàu thấp, nhất là khi đóng theo đơn hàng nhỏ lẻ, nhưng họ chủ yếu sống nhờ khối lượng lớn và quan hệ khách hàng lâu năm. Rủi ro tài chính cao chứ không thấp (khách hàng nợ tiền, biến động giá thép, sơn, máy móc...) khiến nhiều cơ sở phải đóng/mở luân phiên.

Ngoài ra, yếu tố xã hội như đã nói (chính phủ xem đây là giải pháp tạo việc làm vùng ven biển) nên vẫn cần phải duy trì và hỗ trợ. Trong các nước châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng không tập trung nhiều vào tàu nhỏ, họ đầu tư nhiều vào phân khúc dạng tàu cỡ lớn biên lợi nhuận cao, trong khi Việt Nam hay Indonesia lại gắn kết khá nhiều vào những lĩnh vực này.

Còn Trung Quốc thì chơi tất cả mọi dạng tàu. Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt trong ngành đóng tàu thế giới. Không giống như Hàn Quốc (tập trung vào phân khúc cao cấp) hay Việt Nam/Indonesia (tập trung vào phân khúc tàu nhỏ), Trung Quốc “chơi tất” – tức là họ bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị, từ tàu cá nhỏ ven biển đến siêu tàu container và cả tàu quân sự công nghệ cao. Lý do là vì Trung Quốc có đủ nhu cầu trong nước để sản xuất mọi loại tàu, không phụ thuộc vào xuất khẩu. Và vì Trung Quốc có công nghiệp chuỗi khép kín, không nước nào sánh được, họ sản xuất được hầu hết linh kiện, vật tư, thép chuyên dụng, từ động cơ diesel, hệ thống điều khiển, đến radar, vũ khí. Chưa nói đến chuyện ở Trung Quốc, đóng tàu là “ngành chủ đạo chiến lược”, được nhà nước Trung Quốc đầu tư và bảo hộ. Họ đặt mục tiêu không cần ngành này phải có lợi nhuận cao ngay, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn, vì mục tiêu là chiếm lĩnh thị phần toàn cầu và chủ quyền công nghệ.

Tóm lại, tôi có thể đồng ý với bác rằng ngành này phù hợp với nước ta, nhưng lý do bác nói vì môi trường mà phương Tây phải tống nó đi là không đúng, nó chỉ đúng một phần và không phải bản chất, nó đúng ở khía cạnh PR, là cái mà phương Tây muốn người ta tin là đúng, trong khi lý do bản chất nằm ở cấu trúc và tư tưởng kinh tế của họ. Bây giờ chính quyền Donald Trump muốn thay đổi điều này và khôi phục ngành đóng tàu, để xem thế nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top