[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

tuan_nguyen261188

Xe container
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
5,004
Động cơ
-103,138 Mã lực
Tuổi
36
Thuế cao -> các DN FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ phải cơ cấu lại sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.
Giá mua điện giảm -> DN FDI lĩnh vực NL cũng rũ áo ra đi.
LNG giá cao nhưng cơ sở hạ tầng phụ trở chưa đủ trong ngắn hạn để có thể xuống tiền đầu tư.
Nhìn đâu cũng ảm đạm quá.
nhà máy điện than là chân ái =))
 

Delta

Xe tăng
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
1,036
Động cơ
786,564 Mã lực
Tôi không bình luận về việc làm của chính quyền Mỹ có lợi hay hại với Mỹ, cũng không phủ nhận nó có thể gây khủng hoảng cho Mỹ hay không, nhưng so sánh với lịch sử này thì khập khiễng, vì Mỹ bây giờ không giống năm 1930. Bối cảnh vĩ mô, cấu trúc kinh tế và cơ chế phản ứng ngày nay đã thay đổi rất nhiều, Mỹ hiện tại có nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro (như chính sách tiền tệ linh hoạt),
Mức độ và phạm vi thuế quan không lớn bằng.

Thời 1930, thực ra đã có dấu hiệu suy thoái từ năm 1929 (Sụp đổ thị trường chứng khoán), trong khi kinh tế Mỹ hiện nay vẫn tăng trưởng khá ổn định trước đó, dù có trục trặc do xung đột Ukraine thì vẫn không có khủng hoảng.
Vai trò của Mỹ trong thương mại toàn cầu lúc đó tuy cũng khá nhưng không có khả năng chi phối, trong khi hiện nay Mỹ là trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cũng góp phần dẫn đến việc thời đó toàn cầu phản ứng Mỹ, trong khi hiện nay phản ứng chủ yếu từ Trung Quốc, ngay cả châu Âu cũng cân nhắc hơn, nhiều nước sẵn sàng đến đàm phán với Mỹ.
Thời đó 1930, chính sách hỗ trợ vĩ mô của Mỹ yếu, do FED thời đó thắt chặt tiền tệ, trong khi hiện nay FED và chính phủ Mỹ thời Trump nới lỏng tiền tệ, chi tiêu tài khóa cao

Đó là còn chưa nói đến chuyện Trump tăng thuế vì cả mục tiêu chiến thuật (mồi nhử để đàm phán), và chiến lược tái cấu trúc thương mại toàn cầu (post trước đã nói) nên không thể ví 2 trường hợp này như nhau được.
Còn dĩ nhiên ý đồ của nhóm Trump là thế, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác, có thành công hay không là chuyện khác
Tất nhiên mọi sự so sánh là khập khiễng, kinh tế 100 năm trước khác bây giờ. Tuy nhiên lịch sử luôn cho chúng ta thấy điều gì đó.

Tác động của thuế quan lên nền kinh tế Mỹ sẽ rất lớn. Giao thương thế giới đã phát triển quá sâu rộng nên hầu hết các doanh nghiệp Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Hiện nay có lẽ không còn sản phẩm gì thuần Mỹ nữa mà đa số sẽ phải dùng các nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất. Đánh thuế tùm lum như này chắc chắn sẽ gây rối loạn chuỗi sản xuất cung ứng Mỹ. Giá bán sẽ cao hơn, cung cấp có thể gián đoạn...

Kinh tế Mỹ tốt hơn, Feds bây giờ có nhiều kinh nghiệm ứng phó khủng hoảng hơn 1930, nhưng điều đó không có nghĩa là Feds có thể chống đỡ dễ dàng. Công cụ chống suy thoái của Feds thường là giảm lãi suất, giảm hết cỡ thì QE. Nhưng do kinh tế Mỹ đang tốt nên Feds sẽ phần nào bị trói tay, nới lỏng sớm sẽ lập tức đẩy lạm phát quay đầu tăng. Thất nghiệp Mỹ đang rất thấp, gần mức lý tưởng, hành động nới lỏng thêm sẽ đẩy thị trường lao động tăng nóng, lương tăng , làm tăng lạm phát trong bối cảnh giá hàng hóa tăng.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
3,691
Động cơ
243,516 Mã lực
Tuổi
39
Tất nhiên mọi sự so sánh là khập khiễng, kinh tế 100 năm trước khác bây giờ. Tuy nhiên lịch sử luôn cho chúng ta thấy điều gì đó.

Tác động của thuế quan lên nền kinh tế Mỹ sẽ rất lớn. Giao thương thế giới đã phát triển quá sâu rộng nên hầu hết các doanh nghiệp Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Hiện nay có lẽ không còn sản phẩm gì thuần Mỹ nữa mà đa số sẽ phải dùng các nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất. Đánh thuế tùm lum như này chắc chắn sẽ gây rối loạn chuỗi sản xuất cung ứng Mỹ. Giá bán sẽ cao hơn, cung cấp có thể gián đoạn...

Kinh tế Mỹ tốt hơn, Feds bây giờ có nhiều kinh nghiệm ứng phó khủng hoảng hơn 1930, nhưng điều đó không có nghĩa là Feds có thể chống đỡ dễ dàng. Công cụ chống suy thoái của Feds thường là giảm lãi suất, giảm hết cỡ thì QE. Nhưng do kinh tế Mỹ đang tốt nên Feds sẽ phần nào bị trói tay, nới lỏng sớm sẽ lập tức đẩy lạm phát quay đầu tăng. Thất nghiệp Mỹ đang rất thấp, gần mức lý tưởng, hành động nới lỏng thêm sẽ đẩy thị trường lao động tăng nóng, lương tăng , làm tăng lạm phát trong bối cảnh giá hàng hóa tăng.
Vừa bầu bì xong là tháng 12 JPo nhắm năm nay chỉ còn 2 thay vì 4 lần cắt. Hơn nữa cắt nhưng vỡn QT 🤔 🤔 🤔 🤔
Nên e thấy dư địa của JPo còn khá nhiều so với BOJ, ECB...
 

odaiba

Xe điện
Biển số
OF-135029
Ngày cấp bằng
18/3/12
Số km
2,136
Động cơ
390,181 Mã lực
Nơi ở
Nippon
nhà máy điện than là chân ái =))
Điện than thì giờ há miệng mắc quai vụ Net Zero rồi.
Chưa kể các bank nó cũng ko cho vay tiền làm điện than; QH Điện 8 lại có nội dung không xây mới nhà máy điện than, nhà máy nào trên 40 năm thì đóng cửa, trên 20 năm thì chuyển đổi đồng đốt, chưa kể giá than nhập thì tăng, than trong nước thì khai thác tới hạn rồi, và cũng ko phù hợp lắm để đốt phát điện.
Đúng là 100 lên cái loạn mẹ sới.
 

deverlex

Xe điện
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
2,289
Động cơ
187,412 Mã lực
Em không nghĩ neo vào Tệ đâu. Ở đây chỉ local currency settlement, currency swap, cross border payment connectivity

Sắp tới lượng Tệ trong thương mại VN sẽ giảm (vì giảm nhập khẩu do giảm xuất khẩu).

Đồng thời mọi gia đình nên thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu, giảm nhập hàng Tq. Điều đó thiết thực hơn là chém gió
Đến hôm nay, không thấy tín hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ gỡ bỏ thuế cho VN, có lẽ bây giờ mọi dn và người dân nên tự xác định mà xoay sở thôi cụ ạ.

Những gì Trump làm là muốn kéo sx về Mỹ chứ k chỉ nhắm riêng vào TQ hay VN, nên có lẽ tự xác định bằng nội lực, tự phát triển thị trường nội địa, giảm bớt sử dụng dịch vụ nước ngoài, tập trung khai thác trong nước.
 

tuan_nguyen261188

Xe container
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
5,004
Động cơ
-103,138 Mã lực
Tuổi
36
Điện than thì giờ há miệng mắc quai vụ Net Zero rồi.
Chưa kể các bank nó cũng ko cho vay tiền làm điện than; QH Điện 8 lại có nội dung không xây mới nhà máy điện than, nhà máy nào trên 40 năm thì đóng cửa, trên 20 năm thì chuyển đổi đồng đốt, chưa kể giá than nhập thì tăng, than trong nước thì khai thác tới hạn rồi, và cũng ko phù hợp lắm để đốt phát điện.
Đúng là 100 lên cái loạn mẹ sới.
Giờ còn Net Zero gì nữa cụ. Hết xanh rùi…
Than Việt ai mang đi đốt lò phát điện bao giờ.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,953
Động cơ
589,260 Mã lực

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,776
Động cơ
36,131 Mã lực
Thuế cao -> các DN FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ phải cơ cấu lại sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.
Giá mua điện giảm -> DN FDI lĩnh vực NL cũng rũ áo ra đi.
LNG giá cao nhưng cơ sở hạ tầng phụ trở chưa đủ trong ngắn hạn để có thể xuống tiền đầu tư.
Nhìn đâu cũng ảm đạm quá.
Kiểu gì cũng có cách cả cụ ạ. Chỉ nhờ các cụ cho phép và kiến tạo cho tư nhân phát huy hết động lực sáng tạo.

Ví dụ cho đầu tư điện than.
 

deverlex

Xe điện
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
2,289
Động cơ
187,412 Mã lực
Kiểu gì cũng có cách cả cụ ạ. Chỉ nhờ các cụ cho phép và kiến tạo cho tư nhân phát huy hết động lực sáng tạo.

Ví dụ cho đầu tư điện than.
mình có mấy mỏ khí ở ngoài khơi Quảng Nam, bọn TQ không phá thì mình khai thác đưa vào phát điện được vài chục năm ấy chứ
 

Palisade

Xe buýt
Biển số
OF-673482
Ngày cấp bằng
17/6/19
Số km
582
Động cơ
110,855 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không hiểu mỹ áp thuế cao hàng hóa đắt đỏ thì dân mỹ sẽ sống kiểu gì nhỉ
 

nguyentruongto

Xe buýt
Biển số
OF-612355
Ngày cấp bằng
28/1/19
Số km
523
Động cơ
135,898 Mã lực
Tuổi
55
Website
apaxlearning.com
Kèn trumpet lắc lư với bất hòa lớn.
Thỏa thuận bị phá vỡ: ngửa mặt lên trời:
miệng đẫm máu sẽ bơi trong máu;
mặt thoa dầu với sữa và mật ong nằm trên mặt đất
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,776
Động cơ
36,131 Mã lực
mình có mấy mỏ khí ở ngoài khơi Quảng Nam, bọn TQ không phá thì mình khai thác đưa vào phát điện được vài chục năm ấy chứ
Giữa mình với Exxon ko đẩy được chứ đâu phải Tq phá nhỉ? bây giờ Mỹ và Trung "li hôn" rồi thì Exxon ngại gì?
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
3,691
Động cơ
243,516 Mã lực
Tuổi
39
Không hiểu mỹ áp thuế cao hàng hóa đắt đỏ thì dân mỹ sẽ sống kiểu gì nhỉ
Mổi người chỉ bỏ thêm tầm $800/ năm thôi. Trc đó cần lao mainstreet thì sẽ đc giảm thuế, no tax on tip or OT 😅 😅 😅 😅 .
 

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
669
Động cơ
111,900 Mã lực
Tuổi
36
Điện than thì giờ há miệng mắc quai vụ Net Zero rồi.
Chưa kể các bank nó cũng ko cho vay tiền làm điện than; QH Điện 8 lại có nội dung không xây mới nhà máy điện than, nhà máy nào trên 40 năm thì đóng cửa, trên 20 năm thì chuyển đổi đồng đốt, chưa kể giá than nhập thì tăng, than trong nước thì khai thác tới hạn rồi, và cũng ko phù hợp lắm để đốt phát điện.
Đúng là 100 lên cái loạn mẹ sới.
Giờ còn xanh gì nữa, trc đây mỹ ép mình xanh để bán đc hàng qua nó. Giờ nó chơi bẩn thì việc gì phải làm theo ý nó. Bản thân 100 cũng bảo mỹ bỏ xanh rồi, thằng đầu sỏ bỏ rồi còn cớ gì ép mình nữa
 

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,639
Động cơ
501,585 Mã lực
dịch: Thịnh vượng của Đức đến từ đâu
Tác giả: Tử Nhậm, Thạc sĩ khoa kinh tế đại học nhân dân Trung Quốc

Mùa đông 2019 tôi đã có một chuyến đi đến Iceland, sau khi xem cực quang thì quá cảnh ở Munich, Đức, tiện thể đi gặp một người bạn cũ.

Anh ấy đang học ở Đại học Kỹ thuật Munich, đã sống ở đó mấy năm rồi, có thể xem như là một nửa ‘người Đức’. Ban đầu tôi chỉ định nhờ anh ấy mời một bữa cơm, không ngờ sau chuyến đi này, tôi lại có cái nhìn mới về cách vận hành của cả châu Âu.

Vừa chập tối, đường phố đã yên ắng đến lạ, các cửa hàng đóng cửa sớm, nhà hàng cũng đúng giờ là đóng, thậm chí quán cà phê cũng lười hoạt động. Xe điện vẫn chạy đúng giờ, mọi người làm việc theo đúng trình tự, tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp, thậm chí có cảm giác hơi buồn tẻ.

Bạn tôi cười hỏi: ‘Cảm giác thế nào?’ Tôi nói: ‘Người Đức sống nhàn thật đấy, chẳng mấy khi tăng ca, cửa hàng đóng còn sớm hơn cả mấy tiệm tiện lợi ở quê mình, hiệu suất làm việc liệu có thấp quá không?’

Bạn tôi nói, hồi mới đến anh ấy cũng không quen. Ở trong nước, môi trường làm việc là ‘làm nhiều được nhiều’, ai cũng cố gắng tăng ca, cạnh tranh nhau. Nhưng ở Đức, không ai muốn làm thêm giờ, đến 5 giờ là tan làm, người ra về còn nhanh hơn cả sếp.

Dù cho đơn hàng của nhà máy có đầy ắp đi nữa, cũng chẳng ai chủ động tăng ca, mà sếp cũng không yêu cầu nhân viên tăng ca, Điều kỳ lạ hơn là, thu nhập của một kỹ sư bình thường cũng không chênh lệch bao nhiêu so với một kỹ thuật viên lành nghề có thâm niên – làm nhiều hay không làm nhiều, chênh lệch thu nhập cũng rất hạn chế.

Nhưng vấn đề là, kinh tế Đức vẫn rất mạnh, ngành sản xuất vẫn đứng hàng đầu thế giới. Người Đức trông có vẻ “Phật hệ” (tức là sống thảnh thơi, không bon chen), vậy tiền của họ rốt cuộc đến từ đâu?

Sau này anh ấy tìm hiểu, mới phát hiện ra sự phồn vinh của châu Âu không phải là do tự họ cố gắng làm ra, mà phần lớn dựa vào sự phân công chuỗi giá trị toàn cầu – hút máu từ các nước khác.

Ngành công nghiệp sản xuất của Đức nhìn thì rất mạnh, nhưng thực chất là dựa vào việc bóc lột các nước Đông Âu. Những quốc gia như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary... đảm nhận phần lớn các công đoạn sản xuất giá rẻ, lương công nhân chỉ bằng một phần hai hoặc 1 phần 3 ở Đức. Nhưng các linh kiện sản xuất ra lại được gửi về Đức lắp ráp, dán nhãn “Made in Germany”, sau đó bán ra toàn thế giới với giá trị cao.

Còn mô hình của Pháp thì lại khác, nước này dựa vào châu Phi. Rất nhiều quốc gia ở Tây Phi đến nay tiền tệ vẫn bị Ngân hàng Trung ương Pháp kiểm soát. Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản, nông sản liên tục được chuyển về Pháp, trong khi doanh nghiệp Pháp lại nắm độc quyền các ngành như ngân hàng, viễn thông, giao thông ở các quốc gia đó. Nhìn bề ngoài, Pháp không có nền công nghiệp mạnh như Đức, nhưng thực chất họ vẫn nuôi dưỡng một loạt “thuộc địa”, nắm giữ toàn bộ huyết mạch kinh tế trong tay.

Còn về Vương quốc Anh, cốt lõi của nền kinh tế nước này là tài chính. London là trung tâm lưu chuyển vốn toàn cầu, chỉ cần dòng vốn từ khắp nơi trên thế giới vận hành theo các quy tắc do Anh đặt ra, thì họ có thể thu lợi nhuận.

Thụy Sĩ thậm chí còn là thiên đường trốn thuế nổi tiếng toàn cầu, với các ngành ngân hàng, dược phẩm và hàng xa xỉ phát triển mạnh mẽ, duy trì sự giàu có dựa vào dòng chảy của vốn toàn cầu.

Toàn bộ châu Âu nhìn qua giống như một xã hội trật tự, nơi ai cũng được hưởng phúc lợi cao, nhưng thực chất, những ngày tháng tốt đẹp ấy được xây dựng dựa trên nền tảng của sự phân công sản xuất toàn cầu.

Họ không cần phải "cày cuốc", bởi vì cả thế giới đang "cày" thay họ.

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp nhận sự chuyển dịch ngành sản xuất từ châu Âu và Mỹ, dựa vào lao động giá rẻ để duy trì ngành công nghiệp sản xuất, còn phần lợi nhuận có giá trị gia tăng cao thì để lại cho các nước phương Tây.

Công nhân Trung Quốc làm việc cật lực, tăng ca không ngừng, lợi nhuận nhà máy lại rất mỏng. Các doanh nghiệp lớn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhà nước thì đầu tư mạnh cho nghiên cứu công nghệ, chấp nhận thua lỗ để nâng cao trình độ sản xuất.

Thế nhưng, sau chặng đường dài đó, hệ thống công nghiệp của Trung Quốc đã được hoàn thiện. Và một khi đã xây dựng được hệ thống công nghiệp toàn diện, nó trở thành một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Khi các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu thách thức châu Âu và Mỹ trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, sản xuất công nghệ cao; khi vốn đầu tư Trung Quốc bắt đầu đổ vào Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh để xây dựng chuỗi cung ứng riêng; khi Trung Quốc triển khai hệ thống thanh toán quốc tế của riêng mình để tránh phụ thuộc vào đồng USD; và khi ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán thương mại — thì châu Âu và Mỹ bỗng nhận ra rằng, những quy tắc toàn cầu mà họ dựa vào để tồn tại đang bị tái định hình.

Đây không còn là cạnh tranh thị trường đơn thuần nữa, mà là một cuộc chuyển giao quyền lực cấp thế giới.
Trước kia, các quốc gia phương Tây có thể tùy ý điều phối tài nguyên toàn cầu, đặt ra luật chơi và buộc các nước khác hoạt động theo hệ thống của họ.

Hiện nay, Trung Quốc không chỉ không muốn tiếp tục làm "công nhân toàn cầu", mà còn muốn tự thiết lập luật chơi, tái cấu trúc lại trật tự kinh tế toàn cầu. Chuỗi cung ứng của phương Tây đang dần bị Trung Quốc lấn chiếm, thị phần thị trường cũng đang bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lấy. Những công cụ kiểm soát thế giới trước đây của họ — như tài chính, quân sự, văn hóa — đang từng bước mất hiệu lực.

Dĩ nhiên, phương Tây không thể khoanh tay đứng nhìn.

Những năm gần đây, họ đã áp dụng ngày càng nhiều biện pháp quyết liệt hơn để kiềm chế Trung Quốc: từ phong tỏa công nghệ, cắt đứt chuỗi cung ứng, trừng phạt tài chính, đến bôi nhọ trên truyền thông, thậm chí là tạo ra các căng thẳng địa chính trị. Mục tiêu là buộc Trung Quốc phải quay về làm “công xưởng thế giới” một cách ngoan ngoãn, đừng mơ đến việc “lên bàn ngồi ăn cùng”.

Nhưng họ đã đánh giá thấp ý chí của Trung Quốc.

Ngày xưa, Trung Quốc có thể đứng dậy từ hai bàn tay trắng và hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong vài chục năm. Giờ đây, với hệ thống công nghệ, thị trường, vốn, và chuỗi cung ứng đã hoàn thiện, Trung Quốc sẽ không dễ dàng bị khuất phục trước sự bao vây.
Phương Tây muốn dùng tư duy Chiến tranh Lạnh để phong tỏa Trung Quốc, nhưng thực tế là kinh tế toàn cầu giờ đây không thể tách rời Trung Quốc. Ai rời xa Trung Quốc, kẻ đó sẽ mất đi không gian tăng trưởng trong tương lai.

Cuộc đối đầu này là không thể tránh khỏi.

Phương Tây vẫn mơ rằng họ có thể duy trì thời kỳ hoàng kim bằng cách đè nén Trung Quốc, nhưng thực tế là họ đã rơi vào trì trệ, trong khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng tốc. Thế giới tương lai sẽ không còn là một hệ thống đơn cực do phương Tây chi phối, mà là một trật tự mới do Trung Quốc dẫn dắt.

Vì vậy, sự rạn nứt giữa Trung Quốc và phương Tây là điều tất yếu, và cuộc đối đầu này cũng là điều không thể tránh khỏi.

Nó không nhất thiết phải là một cuộc chiến bằng súng đạn, nhưng chắc chắn sẽ là một cuộc cạnh tranh toàn diện trên các mặt trận: kinh tế, công nghệ, văn hóa, tài chính, và chuỗi cung ứng...

Nhưng Trung Quốc đã sẵn sàng.

Cơn bão chắc chắn sẽ ập đến, nhưng lần này, Trung Quốc không còn là kẻ đứng bên lề tìm chỗ trú mưa — mà trực tiếp đương đầu với cơn bão
Ông này viết khá đúng về kinh tế. Nhưng vị thế 1 quốc gia đâu chỉ dựa vào kinh tế mà còn chính trị văn hóa.
TQ đã mạnh lên vì kinh tế. Nhưng hình ảnh TQ trên quốc tế và đặc biệt trong khu vực xấu đi nhiều.
Mới mạnh lên 1 chút đã thể hiện tham vọng bành tr.ướng. Nên cuộc đối đầu này TQ khả năng cao sẽ đứng 1 mình, các nươc sẽ có thỏa thuận nhưng chỉ những điều khoản tối thiểu để vượt qua khó khăn trước mắt chứ ko thể có hợp tác chiến lược với TQ.
Ngoài ra, hệ thống kinh tế thì hoàn thiện nhưng tổ chức hệ thống xã hội còn nhiều bất cập. TQ là người khổng lồ về kinh tế. Nhưng thiếu sự hoàn thiện về cấu trúc xã hội nội tại và quan hệ quốc tế thì như người khổng lồ mới lớn, cơ thể thì to lớn mà cấu trúc ko vững, nhiều điểm yếu, dễ bị sụp đổ hơn Mỹ hay Nga trong cuộc chiến này.
100 chính xác lại đang chơi cờ vây với TQ và 1 loạt các tài phiệt Mỹ thân Trung, đội back up cho Biden, ám sát 100. Chơi bằng thuế thì TQ phải đánh thuế lại vào đúng đội đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top