(Tiếp tục)
Trước hết, Việt nam nên xác định mức thuế suất cao nhất mà việc xuất khẩu sang Mỹ còn có thể duy trì khoảng 70% (là mức mà theo ước tính thì số lượng lao động Việt nam dôi dư khi xuất khẩu sang Mỹ giảm có thể được hấp thụ lại ở các khu vực khác). Chẳng hạn mức đó là 35%, và chuẩn bị ngân sách chi tiền trợ cấp cho các lao động này trong ít nhất 6 tháng để họ tìm việc làm hoặc hướng đi mới.
Thứ nữa là trợ cấp cho các công ty thuần Việt đang xuất khẩu vào Mỹ theo hướng: 1 là trợ cấp tìm thị trường khác, 2 là trợ cấp xuất khẩu sang Mỹ để giữ thị trường. Vì rất có thể thuế Trump sẽ thay đổi khi tác dụng ngược, nên vẫn cần duy trì thị trường Mỹ đợi cơ hội tốt hơn. Nhấn mạnh là trợ cấp này chỉ nên dành cho các công ty thuần Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Không nên và không cần thiết phải bỏ ra hàng chục tỉ đô để mua những thứ thực chất VN không cần, hoặc để nhập thêm hàng Mỹ mà phải ra những quy định ưu đãi quá mức, cuối cùng chỉ có lợi cho Mỹ và các FDI trực tiếp hoặc gián tiếp của chính Mỹ.
Đây sẽ là 1 thử thách vĩ mô rất lớn và rất phức tạp với Việt nam. Nhưng nếu khéo léo và chính trực, Việt nam vẫn có thể vượt qua. Thứ nhất, ngân sách Việt nam hiện không quá thiếu để chi trợ cấp, nhất là trợ cấp bằng VNĐ. Thứ hai, chính sách này của Trump là rất tệ hại nên Chính phủ có thể dễ dàng đạt được ủng hộ và thông cảm của dân chúng. Và thứ ba, vì nó tệ hại với cả thế giới và chính Mỹ nên chắc chắn nó sẽ không thể tồn tại lâu dài.