- Biển số
- OF-594506
- Ngày cấp bằng
- 13/10/18
- Số km
- 677
- Động cơ
- 146,703 Mã lực
Chào các bác ghé thớt, tuần này hầu hết các cháu cấp 2 cấp 3 hoàn thành thi cuối kỳ 2, chuẩn bị kết thúc năm học.
Em xin giới thiệu về trung tâm nhỏ nhỏ của nhà chuyên dạy Toán cấp 2 cấp 3.
Mỗi khối chúng em có tầm chục cháu, cứ đều đều như vậy (đặc thù dạy theo năng lực từng cháu cũng không dạy nhiều quá được). Theo quy định mới từ đầu năm nay em thuê 1 căn ở khối đế chung cư, thành lập hộ kinh doanh, đăng ký thuế... Nơi dạy mới rộng rãi, thoáng sạch, an toàn,... có thêm ít chỗ ngồi nên em làm cái nick tím, mong muốn hữu duyên gặp thêm vài cháu nhà các bác, phù hợp với phong cách dạy của trung tâm.
Cuối tháng 3 em có làm thớt tặng vài suất cấp 2, gặp 2 bạn lớp 7 của các bác OF mình, trộm vía sau 1 tháng cũng cho thấy sự thích học - điều rất vui với người dạy như chúng em.
Trước khi vào thông tin cụ thể, các bác có nhu cầu vui lòng đọc phần dẫn hơi dài một chút, do việc dạy và học là một dịch vụ khá đặc thù, khác biệt, cần sự kết hợp hài hòa từ cả 3 phía: người học, người dạy, phụ huynh học sinh mới mong đạt kết quả khả quan.
Người ta hay ví như đưa một chuyến đò sang sông, nhưng không, việc dạy và học không hề giống việc đưa đò!
Nếu người học giống người ngồi đò, người dạy giống người lái đò thì xem ra người học chỉ việc ngồi lên đò và đợi, kết quả phó mặc cho người lái đò sao?
Nếu cần so sánh có lẽ một ví dụ phù hợp hơn của việc dạy và học là việc bơi qua sông, giáo viên như huấn luyện viên - người dạy bơi, còn người học là vận động viên - người bơi, và theo quan điểm cá nhân, kết quả của quá trình bơi sang bên bờ sông kia thành công hay không phụ thuộc phần nhiều hơn ở người bơi. Huấn luyện viên dạy, hướng dẫn, truyền kinh nghiệm nhưng không thể bơi thay hay giúp sức khi vận động viên đang thi đấu, huấn luyện viên có nỗ lực cách mấy thì kết quả cũng không khả quan nếu tố chất và nỗ lực của vận động viên không đủ.
Quay lại với chủ đề giáo dục, kết quả phần lớn hơn phụ thuộc vào phía người học, cả tố chất và nỗ lực của người học, việc học không phải ngày một ngày hai, nó là sự bồi đắp lâu dài, nhiều gian khó.
Đặc biệt với người học không có tố chất vượt trội (hầu hết người học ở trong nhóm này), thì kết quả học tập tốt hay kém phụ thuộc sự chăm chỉ, kỷ luật trong quá trình luyện tập của bản thân (còn nhóm có tố chất vượt trội có thể có quá trình thay đổi kết quả học tập diễn ra nhanh và bất ngờ hơn nhiều, nhưng không đại diện cho số đông).
Trở lại nhóm người học phổ biến:
NẾU KHÔNG THAY ĐỔI THÁI ĐỘ HỌC TẬP THÌ HẦU NHƯ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI KẾT QUẢ HỌC TẬP.
Với đa phần học sinh, muốn từ trung bình lên khá, từ khá lên tốt bắt buộc phải trải qua quá trình thay đổi về thái độ học tập, thậm chí là sự thay đổi về cả thói quen sống, sinh hoạt thường ngày.
Hãy tưởng tượng hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng (giống nhau hoàn toàn về kiểu gen, về tố chất), mỗi đứa trẻ được nuôi dạy ở một môi trường khác. Một đứa trong gia đình có thói quen sinh hoạt nề nếp, lành mạnh: không đi ngủ muộn, sáng dậy đúng giờ, ăn sáng tử tế, đến trường thảnh thơi kịp giờ; ngồi học tỉnh táo. Đứa trẻ còn lại sống trong gia đình không có thói quen giờ giấc lành mạnh, ổn định: thường xuyên thức khuya, sáng dậy vật vã, lê lết, uống tạm túi sữa thậm chí bụng đói lao đến trường cho kịp, trang phục không chỉn chu, gật gù trên xe, đến lớp mơ màng, thì dù học cùng 1 lớp, cùng dành thời gian thời gian học như nhau, nhưng kết quả chắc chắn khác biệt.
Đọc đến đây các bác cũng hiểu ý em: cần sự phối hợp từ phụ huynh một cách nhuần nhuyễn, lâu dài để có kết quả học tập tốt hơn cho con em mình.
Về phía nơi dạy:
+ hiện tại đang dạy Toán lớp 6 tới lớp 12, đối tượng các cháu đang học phong phú cả công, tư, chuyên: Dịch Vọng, Nghĩa Tân, CNN, ĐTĐ, Lomo, NTT, LTV, SP, Cầu Giấy,...
+ nhiều năm nay không tuyển sinh bên ngoài, học sinh đều là người quen của học sinh cũ, phụ huynh cũ giới thiệu: anh chị học rồi tới em, bạn bè, hàng xóm, họ hàng... các cặp anh chị em, bạn bè đang cùng học khá phổ biến (ưu điểm phụ huynh HS quen lối dạy học, cũng có nhược điểm là vì thân quen nên không từ chối được, VD trường hợp dạy anh chị chăm chỉ, còn em không thích học mấy chẳng hạn
)
+ phương pháp dạy: khối lượng kiến thức tùy theo năng lực mỗi cháu, VD: thậm chí 2 cháu là bạn cùng lớp ở trường, nhưng bạn mới được bạn cũ rủ đến học có trình độ chưa bằng bạn cũ thì cả 2 dù ngồi cạnh nhưng vẫn có những bài tập khác nhau cho tới khi trình độ tương đương.
Phương pháp này người dạy vất vả, mệt hơn (như dịp thi giữa kỳ, cuối kỳ, VD cùng 5 cháu 1 khối ngồi cạnh nhau nhưng mỗi cháu làm 1 đề cương riêng của trường mình, chấm chữa theo đề cương riêng đó và luyện những đề thi năm trước của chính trường mình và các trường tương tự), cũng không thể dạy được nhiều học sinh như phương pháp phổ biến: tất cả các cháu cùng 1 khối dạy chung 1 giáo án, cho làm bài giống nhau, cùng chữa bài trên bảng, cháu nào không theo kịp, rớt lại thì tuyển cháu khác bổ sung. Nhưng cũng chính vì thế mang lại sự gắn kết giữa người dạy và học, học sinh không chỉ đến học kiến thức trong sách, đây còn là nơi học sinh thoải mái kể, chia sẻ với người dạy về tâm trạng, vui buồn trường lớp...
Về phía người học:
+ em tặng mỗi cháu 3 buổi học đầu tiên, sau đó em sẽ cùng gia đình trao đổi cụ thể về trình độ hiện tại của cháu, mong muốn tiếp theo và lộ trình để phát triển việc học Toán của cháu tốt hơn, nếu phù hợp thì tiếp tục đồng hành.
+ sau vài buổi đánh giá năng lực, em sẽ cho các bạn học chương trình của năm học tiếp theo, tới cuối tháng 6 (khi các bạn 12 thi xong) sẽ nghỉ hè tầm 1 tháng, lúc đó có lượng kiến thức nhất định để tháng nghỉ hè có bài tập thỉnh thoảng làm củng cố kiến thức.
Các bác có nhu cầu vui lòng nhắn em để trao đổi cụ thể nha, chúc các cháu nhà mình 1 mùa hè vui, không quên thi thoảng ngó chút sách vở chuẩn bị cho năm học tới!
Em xin giới thiệu về trung tâm nhỏ nhỏ của nhà chuyên dạy Toán cấp 2 cấp 3.
Mỗi khối chúng em có tầm chục cháu, cứ đều đều như vậy (đặc thù dạy theo năng lực từng cháu cũng không dạy nhiều quá được). Theo quy định mới từ đầu năm nay em thuê 1 căn ở khối đế chung cư, thành lập hộ kinh doanh, đăng ký thuế... Nơi dạy mới rộng rãi, thoáng sạch, an toàn,... có thêm ít chỗ ngồi nên em làm cái nick tím, mong muốn hữu duyên gặp thêm vài cháu nhà các bác, phù hợp với phong cách dạy của trung tâm.
Cuối tháng 3 em có làm thớt tặng vài suất cấp 2, gặp 2 bạn lớp 7 của các bác OF mình, trộm vía sau 1 tháng cũng cho thấy sự thích học - điều rất vui với người dạy như chúng em.
Trước khi vào thông tin cụ thể, các bác có nhu cầu vui lòng đọc phần dẫn hơi dài một chút, do việc dạy và học là một dịch vụ khá đặc thù, khác biệt, cần sự kết hợp hài hòa từ cả 3 phía: người học, người dạy, phụ huynh học sinh mới mong đạt kết quả khả quan.
Người ta hay ví như đưa một chuyến đò sang sông, nhưng không, việc dạy và học không hề giống việc đưa đò!
Nếu người học giống người ngồi đò, người dạy giống người lái đò thì xem ra người học chỉ việc ngồi lên đò và đợi, kết quả phó mặc cho người lái đò sao?
Nếu cần so sánh có lẽ một ví dụ phù hợp hơn của việc dạy và học là việc bơi qua sông, giáo viên như huấn luyện viên - người dạy bơi, còn người học là vận động viên - người bơi, và theo quan điểm cá nhân, kết quả của quá trình bơi sang bên bờ sông kia thành công hay không phụ thuộc phần nhiều hơn ở người bơi. Huấn luyện viên dạy, hướng dẫn, truyền kinh nghiệm nhưng không thể bơi thay hay giúp sức khi vận động viên đang thi đấu, huấn luyện viên có nỗ lực cách mấy thì kết quả cũng không khả quan nếu tố chất và nỗ lực của vận động viên không đủ.
Quay lại với chủ đề giáo dục, kết quả phần lớn hơn phụ thuộc vào phía người học, cả tố chất và nỗ lực của người học, việc học không phải ngày một ngày hai, nó là sự bồi đắp lâu dài, nhiều gian khó.
Đặc biệt với người học không có tố chất vượt trội (hầu hết người học ở trong nhóm này), thì kết quả học tập tốt hay kém phụ thuộc sự chăm chỉ, kỷ luật trong quá trình luyện tập của bản thân (còn nhóm có tố chất vượt trội có thể có quá trình thay đổi kết quả học tập diễn ra nhanh và bất ngờ hơn nhiều, nhưng không đại diện cho số đông).
Trở lại nhóm người học phổ biến:
NẾU KHÔNG THAY ĐỔI THÁI ĐỘ HỌC TẬP THÌ HẦU NHƯ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI KẾT QUẢ HỌC TẬP.
Với đa phần học sinh, muốn từ trung bình lên khá, từ khá lên tốt bắt buộc phải trải qua quá trình thay đổi về thái độ học tập, thậm chí là sự thay đổi về cả thói quen sống, sinh hoạt thường ngày.
Hãy tưởng tượng hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng (giống nhau hoàn toàn về kiểu gen, về tố chất), mỗi đứa trẻ được nuôi dạy ở một môi trường khác. Một đứa trong gia đình có thói quen sinh hoạt nề nếp, lành mạnh: không đi ngủ muộn, sáng dậy đúng giờ, ăn sáng tử tế, đến trường thảnh thơi kịp giờ; ngồi học tỉnh táo. Đứa trẻ còn lại sống trong gia đình không có thói quen giờ giấc lành mạnh, ổn định: thường xuyên thức khuya, sáng dậy vật vã, lê lết, uống tạm túi sữa thậm chí bụng đói lao đến trường cho kịp, trang phục không chỉn chu, gật gù trên xe, đến lớp mơ màng, thì dù học cùng 1 lớp, cùng dành thời gian thời gian học như nhau, nhưng kết quả chắc chắn khác biệt.
Đọc đến đây các bác cũng hiểu ý em: cần sự phối hợp từ phụ huynh một cách nhuần nhuyễn, lâu dài để có kết quả học tập tốt hơn cho con em mình.
Về phía nơi dạy:
+ hiện tại đang dạy Toán lớp 6 tới lớp 12, đối tượng các cháu đang học phong phú cả công, tư, chuyên: Dịch Vọng, Nghĩa Tân, CNN, ĐTĐ, Lomo, NTT, LTV, SP, Cầu Giấy,...
+ nhiều năm nay không tuyển sinh bên ngoài, học sinh đều là người quen của học sinh cũ, phụ huynh cũ giới thiệu: anh chị học rồi tới em, bạn bè, hàng xóm, họ hàng... các cặp anh chị em, bạn bè đang cùng học khá phổ biến (ưu điểm phụ huynh HS quen lối dạy học, cũng có nhược điểm là vì thân quen nên không từ chối được, VD trường hợp dạy anh chị chăm chỉ, còn em không thích học mấy chẳng hạn

+ phương pháp dạy: khối lượng kiến thức tùy theo năng lực mỗi cháu, VD: thậm chí 2 cháu là bạn cùng lớp ở trường, nhưng bạn mới được bạn cũ rủ đến học có trình độ chưa bằng bạn cũ thì cả 2 dù ngồi cạnh nhưng vẫn có những bài tập khác nhau cho tới khi trình độ tương đương.
Phương pháp này người dạy vất vả, mệt hơn (như dịp thi giữa kỳ, cuối kỳ, VD cùng 5 cháu 1 khối ngồi cạnh nhau nhưng mỗi cháu làm 1 đề cương riêng của trường mình, chấm chữa theo đề cương riêng đó và luyện những đề thi năm trước của chính trường mình và các trường tương tự), cũng không thể dạy được nhiều học sinh như phương pháp phổ biến: tất cả các cháu cùng 1 khối dạy chung 1 giáo án, cho làm bài giống nhau, cùng chữa bài trên bảng, cháu nào không theo kịp, rớt lại thì tuyển cháu khác bổ sung. Nhưng cũng chính vì thế mang lại sự gắn kết giữa người dạy và học, học sinh không chỉ đến học kiến thức trong sách, đây còn là nơi học sinh thoải mái kể, chia sẻ với người dạy về tâm trạng, vui buồn trường lớp...
Về phía người học:
+ em tặng mỗi cháu 3 buổi học đầu tiên, sau đó em sẽ cùng gia đình trao đổi cụ thể về trình độ hiện tại của cháu, mong muốn tiếp theo và lộ trình để phát triển việc học Toán của cháu tốt hơn, nếu phù hợp thì tiếp tục đồng hành.
+ sau vài buổi đánh giá năng lực, em sẽ cho các bạn học chương trình của năm học tiếp theo, tới cuối tháng 6 (khi các bạn 12 thi xong) sẽ nghỉ hè tầm 1 tháng, lúc đó có lượng kiến thức nhất định để tháng nghỉ hè có bài tập thỉnh thoảng làm củng cố kiến thức.
Các bác có nhu cầu vui lòng nhắn em để trao đổi cụ thể nha, chúc các cháu nhà mình 1 mùa hè vui, không quên thi thoảng ngó chút sách vở chuẩn bị cho năm học tới!


