[Funland] Hỏi xin những Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Sau khi triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp, thành lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Bước đầu, thực dân Pháp đã ban hành những Nghị định nhằm mục đích tịch thu tất cả những diện tích không phải tài sản của dân bản xứ hay không bị dân bản xứ chiếm hữu.

Nghị định của Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ban hành ngày 20-02-1862.
Nghị định của Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ban hành ngày 16-05-1863.
Nghị định của Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ban hành ngày 22-06-1863.

Sau đó thực dân Pháp tiếp tục thâu tóm những diện tích đang được dân bản xứ chiếm hữu (nhưng không ghi vào địa bộ có sở hữu chủ rõ rệt).

(1) Nghị định của Thống đốc Nam kỳ ngày 29-10-1881.
(2) Nghị định của Thống đốc Nam kỳ ngày 22-08-1882.

Hai cái Nghị định năm 1881, năm 1882, đã làm nảy sinh nhiều tranh chấp đất đai giữa những người dân đang chiếm hữu diện tích đất đai từ nhiều năm (nhưng không ghi vào địa bộ có sở hữu chủ rõ rệt) và những người được Thống đốc Nam kỳ cấp đất theo các Nghị định năm 1881, năm 1882.

-----------

Cháu muốn hỏi xin bác nào có nguồn về hai cái Nghị định (1) & (2). Cháu cảm ơn ạ.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,523
Động cơ
572,214 Mã lực
Chắc trong mấy kho lưu trữ đấy, nhưng mà là tiếng Tây. Nội dung thì trích yếu cũng rõ rồi còn gì. Muốn tìm để hiểu sự ưu việt của luật Tây à! Nói chung trên giấy tờ đều là tự do bình đẳng bác ái, nước Pháp bảo hộ che chở cho Việt Nam. Nhiều người trước cũng đã thử tìm xem trên giấy tờ thì chế độ thuộc địa có bất cập gì mà bị chửi thế. Giấy tờ, hiệp ước rất kín kẽ không có gì khác lạ đâu. Quan trọng ai là thằng cai trị... thôi.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,570
Động cơ
583,359 Mã lực
Tìm án lệ cho việc sáng nay chăng
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Tìm án lệ cho việc sáng nay chăng
Cháu muốn tìm hiểu cách mà Chính quyền thực dân Pháp xử lý như thế nào.

1. Người dân đang chiếm hữu đất đai (nhưng không có địa bộ sở hữu).
2. Chính quyền thực dân Pháp ban hành một văn bản tịch thu đất đai đó cấp cho đối tượng sở hữu mới.
3. Giữa người dân cũ và đối tượng sở hữu mới xảy ra xung đột.
4. Cách xử lý của Chính quyền thực dân Pháp như thế nào ?
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,523
Động cơ
572,214 Mã lực
Cháu muốn tìm hiểu cách mà Chính quyền thực dân Pháp xử lý như thế nào.

1. Người dân đang chiếm hữu đất đai (nhưng không có địa bộ sở hữu).
2. Chính quyền thực dân Pháp ban hành một văn bản tịch thu đất đai đó cấp cho đối tượng sở hữu mới.
3. Giữa người dân cũ và đối tượng sở hữu mới xảy ra xung đột.
4. Cách xử lý của Chính quyền thực dân Pháp như thế nào ?
Quy trình có rồi mà, luật giấy tờ là 1 chuyện, có bằng khoán tạm rồi nhưng thằng khác móc nối với quan vẫn được:
----------------------------
Nhà Hương Chánh Luông khai phá đất[sửa | sửa mã nguồn]
Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương Chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.

Năm 1910, Hương chánh Luông(tức Tám Luông) chính thức làm đơn xin khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Luông bản đồ phần đất.

Năm 1916, Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp đất cho Luông, với lý do Đ. cũng góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.

Âm mưu của Hoa kiều Mã Ngân
Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại thừa kế phần đất trên. Năm 1917, Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai nhà Biện Toại. Là người tinh ranh luật lệ, Bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất anh em Biện Toại đang sử dụng. Bang Tắc biết đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.

Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Viên quan phủ H. ở quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.

Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.

Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán lô đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán lô đất 50 ha cho một người rất quyền lực là bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ H.

Bà Tr (mẹ vợ anh ruột quan phủ H) vào cuộc[sửa | sửa mã nguồn]
Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà ma ní gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, mã tà lại tới, anh em Biện Toại lại kháng cự, mã tà phải rút.

Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng liền tự ý bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự. Bà Luông được thả. Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Út Trong (tức Nguyễn Thị Trong) rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn rút được thăm. Cô nói: "Ông bà đã dạy, em xin liều chết!"
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Quy trình có rồi mà, luật giấy tờ là 1 chuyện, có bằng khoán tạm rồi nhưng thằng khác móc nối với quan vẫn được:
----------------------------
Nhà Hương Chánh Luông khai phá đất[sửa | sửa mã nguồn]
Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương Chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.

Năm 1910, Hương chánh Luông(tức Tám Luông) chính thức làm đơn xin khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Luông bản đồ phần đất.

Năm 1916, Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp đất cho Luông, với lý do Đ. cũng góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.

Âm mưu của Hoa kiều Mã Ngân
Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại thừa kế phần đất trên. Năm 1917, Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai nhà Biện Toại. Là người tinh ranh luật lệ, Bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất anh em Biện Toại đang sử dụng. Bang Tắc biết đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.

Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Viên quan phủ H. ở quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.

Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.

Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán lô đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán lô đất 50 ha cho một người rất quyền lực là bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ H.

Bà Tr (mẹ vợ anh ruột quan phủ H) vào cuộc[sửa | sửa mã nguồn]
Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà ma ní gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, mã tà lại tới, anh em Biện Toại lại kháng cự, mã tà phải rút.

Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng liền tự ý bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự. Bà Luông được thả. Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Út Trong (tức Nguyễn Thị Trong) rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn rút được thăm. Cô nói: "Ông bà đã dạy, em xin liều chết!"
Cháu muốn tìm được nguyên văn hai cái Nghị định năm 1881, năm 1882, của Thống đốc Nam kỳ đã.
Tìm và đọc xong, cháu mới nghiên cứu tiếp các vấn đề khác.
Tìm hiểu vấn đề gì cháu đều muốn tìm cái gốc cơ sở, không nhảy cóc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top