E ở HCM-2 lên HCM-1 chơi mà mỗi lần đi lại phải đi nhờ qua tỉnh khác cơ cụHôm nọ em được xếp lịch đi cày ở Hải Phòng. Em tưởng Hải Phòng là Hải Phòng thật, hóa ra là Hải Dương. Tý đi nhầm xuống Hải Phòng.
E ở HCM-2 lên HCM-1 chơi mà mỗi lần đi lại phải đi nhờ qua tỉnh khác cơ cụHôm nọ em được xếp lịch đi cày ở Hải Phòng. Em tưởng Hải Phòng là Hải Phòng thật, hóa ra là Hải Dương. Tý đi nhầm xuống Hải Phòng.
Bỏ cấp huyện, mở rộng xã. Hiện chỉ đa số LĐ cấp xã là người huyện. Còn cán bộ trực tiếp xử lý vụ việc thì vẫn là thằng cũ ở huyện xuống hoặc thằng cũ ở xã.Không bỏ cấp xã được, phải nhiều điểm giao dịch cho dân người ta khỏi dồn đống vào chứ cụ
Cụ ở địa phương nào vậy ?Đã 8n kể từ khi sát nhập, đây là bước ngoặc lớn của Đất nước, bản thân em cũng mong nơi mình sinh ra phát triển lên, kinh tế tốt hơn. Nhưng những gì em đang thấy ngược lại cc ạ, có thể là quá sớm để đánh giá tương lai nhưng mà như việc em đang làm đã mất hàng trăm KH .
Em ở 1TP nhỏ, giờ nó thành Phường, trung tâm hành chính được đặt ở Phường khác . Và dĩ nhiên hàng ngàn cán bộ đã phải di chuyển đi kéo theo đó là vk con cũng đi theo, gần như TT hành chính đặt đâu là TT dịch vụ cũng ở đó, gia đình họ xuống đó, nào là dịch vụ chỗ ở tăng, con cái đi học.Rồi ăn uống vui chơi cái gì cũng kéo theo. Giờ chỗ em vắng quán xá ế ẩm hơn, trước đó cũng đã ế giờ còn thảm hơn. Dòng tiền ko còn chảy đều nữa,chưa kể chỗ em xưa giờ ko có điều kiện thuận lợi để phát triển cho lắm.
Dù sao cũng mong tương lai phát triển hơn, đời mình xem như đã quá bán mong đời con cái còn về nơi sinh ra để làm việc, để cống hiến nhưng mà chắc khó
Khác chứ cụ. Ví dụ trước đây trên bảng tên trường là phòng giáo dục... thì bây giờ là UBND phường... chẳng hạn.Em thấy vẫn thế, các trường, bệnh viện không trùng tên mà vẫn đề nghị đổi tên, k hiểu như thế nào
Người nhà em mua xe ô tô và đăng ký xe lần đầu, làm online toàn trình trên cổng dịch vụ công được. Bên CA họ gửi Đăng ký xe và Biển số đến tận nhà.khu em đăng ký xe vẫn còn thấy khó khăn lăm + làm mấy giấy tờ linh tinh cán bộ bảo còn nhiều việc chưa làm gì được.
Tình trạng chung ở những trung tâm quận - huyện, tỉnh - TP cũ bị chuyển đi sau sáp nhập.Cụ cũng chưa ngủ à?
E có cái quán phở, hơn tuần nay doanh thu còn 1/3, e suy nghĩ nát óc còn chưa biết chuyển sang kinh doanh cái gì khác, nên ko của đc cụ ạ.
Quán em ngay cổng ub tỉnh cũ, mấy Sở xung quanh, sáng bán phở, chiều và tối cà phê, giờ cbcc vắng tanh, bi đát quá cụ ạ, không nghĩ cuộc sống gia đình e nó thay đổi nhanh đến thế!
Cụ nói cứ như trợ lý của Tô tổng ấy nhẻCụ ở địa phương nào vậy ?
Trung tâm hành chính chỉ 1 số ít lãnh đạo ngồi đó làm việc thôi. Còn phần lớn các Công chức viên sẽ làm việc ở các VP dịch vụ công được bố trí nhiều địa điểm khắp địa bàn Phường - gọi là "Trung tâm dịch vụ hành chính công " để phục vụ nhân dân.
Em không thấy 1 xáo trộn gì từ sau khi sáp nhập Phường, bỏ Quận ở HN cả.
Em ở HN thì em thấy như vậy, còn không biết các tỉnh thì như nào.
Có vẻ như "chuyển đổi số", "chính quyền điện tử", "dịch vụ công ONLINE"....vẫn là những thứ mà người dân và DN các tỉnh lẻ chưa quen thì phải.
Nếu các tỉnh mà lãnh đạo làm kém, để gây ra nhiều xáo trộn cuộc sống của dân sẽ bị thay lãnh đạo trong Mùa đầu tiên.![]()
Thực đây là tình trạng chung nhất là những ngày đầu mới sắp xếp lại bộ máy. Chỗ cụ UB mới chuyển sang tỉnh khác à. Có thể nói đây là đợt thuyên chuyển quân lớn nhất trên toàn quốc. Cán bộ công chức chuyển sang công việc với môi trường mới, địa điểm mới, con người mới, công việc mới kéo theo sự thay đổi của các thành phần liên quan. Vc f1 kêu công việc nhiều, Xe cũng đành phải trả lại ta xi xanh với đánh giá sàng lọc qua kpi thì cán bộ cũng bớt tình trạng la ca hàng quán, sáng cắp ô đi, tối cắp về.Cụ cũng chưa ngủ à?
E có cái quán phở, hơn tuần nay doanh thu còn 1/3, e suy nghĩ nát óc còn chưa biết chuyển sang kinh doanh cái gì khác, nên ko của đc cụ ạ.
Quán em ngay cổng ub tỉnh cũ, mấy Sở xung quanh, sáng bán phở, chiều và tối cà phê, giờ cbcc vắng tanh, bi đát quá cụ ạ, không nghĩ cuộc sống gia đình e nó thay đổi nhanh đến thế!
Mấy trụ sở UBND quanh khu tôi đều khá rộng. Các tòa nhà 3 tầng, diện tích sử dụng thoải mái, bãi đỗ xe máy cũng rất thuận tiện. Những địa điểm này đều đã được ghi nhận trong sổ theo dõi quỹ đất. Hiện tại, nên tận dụng để cho các trung tâm như Ngoại ngữ, Tin học… thuê làm nơi dạy thêm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, hay các kỹ năng tin học – vốn có rất nhiều nội dung hữu ích. Như vậy vừa giúp bảo quản cơ sở vật chất, tránh xuống cấp, vừa tạo nguồn thu và mang lại giá trị xã hội. Kể cả việc cho thuê để dạy các môn năng khiếu như vẽ, đàn… cũng là một phương án tốt.Những tỉnh bị di rời đi tỉnh khác thị xác định những ngành nghề phục vụ cbcc sẽ bị phá sản, chứ không chỉ móm đâu cụ ạ, khoảng 3 năm nữa toàn bộ trụ sở của TTHC cũ khi không có người ở sẽ xuống cấp, hoang tàn, mà giờ này bảo dùng để đầu tư làm việc khác cũng chả ma nào dán đầu tư (đất tư nhân giao bản rẻ còn 2/3 còn chả ai bắt nhời) nên xác định những khu vực này sẽ tiêu điều đi nhiều đấy ạ.
Cụ nói ý đó ( dòng bôi đậm ) thì em là càng tin tưởng vào Cuộc CM tinh giản bộ máy CQ mà Đ ảng và NN làm là quá đúng đắn.Cụ nói cứ như trợ lý của Tô tổng ấy nhẻ
Cụ so với HN thì thật là kệch cỡm. Người ta ở tỉnh lẻ, các cơ quan đầu não ở tỉnh chuyển sang trụ sở mới ở tỉnh khác thì tỉnh cũ tiêu điều là đúng rồi.
Còn các TTDVHCC cấp phường thì chủ yếu là đám cc xã, phường, huyện cũ làm. Mà đám đó thường ít ăn nhậu hơn đám quan tỉnh![]()
Em làm mấy BV tỉnh, mà ý e bảo CV của em ko thay đổi, chỉ có em đổi cty thôi, nếu e ko đổi ở cty cũ thì Cv gần như 99% vẫn thế,Y dược công có thay đổi chứ
Y tế xã cấp thuốc bhyt nhiều hạng mục hơn
Nhiều BV tự sắp xếp trong nội bộ
Y dược xã hội cũng rùng mình rất mạnh
Bọn tpcn co vòi vào nhiều lắm, có thể gọi là đa số nằm im
Nhà thuốc nhỏ lẻ "ngoan" hơn
Quảng cáo dược trên tv bớt nhiều
Thế chỗ cụ không có các DN tư nhân và DN nước ngoài sao ?Sướng nhất mấy ông làm biển quảng cáo, tha hồ nhận đơn sửa thông tin.
Anh em công chức di chuyển về trung tâm tỉnh mới thì trung tâm tỉnh cũ tiêu điều là đúng rồi. Phần lớn tiêu dùng, tiếp khách, ăn nhậu, cafe là anh em công chức. Nay ae đi rồi, hàng quán bán cho ma.
Bà con dân dã, mấy ai đi nhậu đều, nhậu hoành tráng, nhậu nhiều tăng như các anh em.